Đề tài Phương hướng nâng cao kết quả công tác đào tào và phát triền nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

PHẦN I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 3

1. Khái niệm về nguồn nhân lực 3

2. Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3

3. Lý do, mục đích và vai trò, ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 7

1. Yêu cầu đặt ra khi đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 7

2. Quan điểm về hiệu quả công tác đào tạo và nguồn nhân lực. 7

3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo và phát triển. 8

4. Đánh giá hiệu quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo. 10

5. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển theo trình độ. 10

6. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra. 12

7. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển thông qua một số biện pháp khác. 14

8. Nhận xét rút ra từ việc đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 14

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 15

3.1.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 15

3.2.Những điều kiện đảm bảo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 16

3.2.1. Cơ sở vật chất, quản lý và con người cho kinh doanh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 17

3.2.2.Đào tạo và phát triển với vấn đề quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. 19

IV. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. 24

4.1. Những điểm quyết định nhu cầu và mục tiêu là: 24

4.2. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 25

PHẦN II: HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. 27

I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN. 27

1 . Quá trình xây dựng và phát triển của công ty. 27

2 . Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 27

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thịnh Phát những năm gần đây. 32

II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. 34

1.Về tổ chức quản lý đào tạo 34

2 . Đối với công tác đào tạo trong nước. 37

3 . Đào tạo ngoài nước. 40

4 . Quỹ đào tạo và tình hình sử dụng quỹ đào tạo. 40

III .ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. 41

1.Đánh giá chung về chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Thịnh Phát. 41

2. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty TNHH Thịnh Phát. 42

3. Những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty TNHH Thịnh Phát 42

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. 44

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM. 44

1 . Phương hướng phát triển chung. 44

2 . Nhu cầu đào tạo của công ty TNHH Công ty TNHH Thịnh Phát . 45

II. PHƯƠNG HƯỚNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 46

1.Quan điểm, định hướng, chiến lược về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 46

2. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 47

3.Các giải pháp chính để thực hiện mục tiêu công tác đào tạo và phát triển. 48

PHẦN KẾT LUẬN 52

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng nâng cao kết quả công tác đào tào và phát triền nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp. Sơ đồ 2: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực với đào tạo và phát triển. Chiến lược sản xuất kinh doanh Các mục tiêu cần đạt tới Kế hoạch hóa nguồn nhân lực Dự báo nhu cầu về nhân lực So sánh giữa nhu cầu và khả năng sẵn có Khả năng sẵn có về nhân lực Bố trí sắp xếp lại lao động Đào tạo và phát triển Tuyển dụng từ thị trường lao động Xác định những thiếu hụt về số lượng và chất lượng lao động * Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với vấn đề sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Người lao động sau khi tham gia các chương trình đào tạo họ được nâng cao trình độ kỹ năng hoặc có được những kiến thức và kỹ năng mới để sẵn sàng đảm nhận những công việc mới đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao hơn. Tuy nhiên, khả năng đóng góp của họ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác. Để những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực sự có ý nghĩa với hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề sử dụng lao động nói chung và sử dụng sau đào tạo nói riêng lại cực kỳ quan trọng đối với hiệu qủa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nếu không làm rõ được tình hình sử dụng lao động thì không thể đánh giá được hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, ử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực luôn là vấn đề mới mẻ và phức tạp có liên quan đến hàng loạt vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và dịch vụ và tạo động lực trong lao động, cải thiện điều kiện lao động, tình hình thiết bị và thương mại, .. vì vậy khó có chỉ tiêu nào phản ánh đầy đủ hiệu quả sử dụng lao động. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động xã hội trong một năm người ta thường sử dụng chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động xã hội như: Thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm bình quân trong năm hay số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian bình quân trong năm. Chỉ tiêu này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. Sản lượng (hay doanh thu) trong năm bình quân đầu người, chỉ tiêu này có thể áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhiềulại sản phẩm khác nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống (lao động các nhân) trong năm, người ta thương sử dụng chỉ tiêu chi phí tiền lương trên một đầu người, hoặc lợi nhuận bình quân đầu người trong năm. Chỉ tiêu này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không bị chi phối bởi các quy chế quản lý tiền lương của nhà nước = Tiền lương bình Tổng doanh thu trong năm quân đầu người Số lao động bình quân trong năm = Tiền lương bình Tổng tiền lương doanh nghiệp chi ra trong năm quân đầu người Số lao động bình quân trong năm = Lời nhuận bình Tổng lợi nhuận bình quân trong năm quân đầu người Số lao động bình quân trong năm Chỉ tiêu (1) phản ánh năng suất lao động bình quân đạt được trong năm do Ban tổ chức cán bộ – lao động nguyên nhân chủ yếu sau: 1 – Các yếu tố gắn liền với việc sử dụng tư liệu sản xuất như: trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thông tin liên lạc. 2 – Các yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên và xã hội như: Khí hậu, mức độ rủi ro, ưu thế thương mại, … 3 – Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người như: Trình độ chuyên môn của người lao động, trình độ tổ chức lao động, khuyến khích động viên người lao động. Như vậy chỉ có nhóm yếu tố 3 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động sống mà thôi. Vì vậy chỉ tiêu này được sử dụng rất hạn chế. Chỉ tiêu (2) và (3) phản ánh năng suất lao động sống (hay năng suất lao động cá nhân) do ba nguyên nhân chủ yếu sau. +) Các yêu tố gắn liền với bản thân người lao động như : Kỹ năng và kỹ xảo, cường độ làm việc, tình trạng sdức khoẻ, tinh thần trách nhiệm ,… của người lao động. +) Các yếu tố gắn liền với quản lý con người như: phân công hiệp tác lao động tạo động lực trong lao động, bầu không khí của tổ chức, … +) Các yếu tố gắn liền với điều kiện lao động như: an toàn lao động, chiếu sáng, tiếng ồn, độ rung, thẩm mỹ, … Như vậy, cả ba nhóm yếu tố này đều thuộc về vấn đề sử dụng lao động sống trong doanh nghiệp . Vì vậy, người ta sử dụng chỉ tiêu tiền lương hay lợi nhuận quân đầu người để tránh đánh giá (hay hiệu quả ) sử dụng lao động sống trong doanh nghiệp. Tiền lương một mặt thể hiện một phần của chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặt khác tốc độ tăng tiền lương, mức tiền lương cũng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thật vậy, những doanh nghiệp làm ăn có lãi thì có điều kiện để tăng lương, tăng thưởng, tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ cho người lao động, ngược lại doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không những không có điều kiện tăng lương, tăng các khoản chi cho phúc lợi, dịch vụ còn có thể bị thu hẹp lại. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào năng suất lao động hay hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp. Do đó kiến thức và kỹ năng của người lao động có đóng góp được và kết quả sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp. Như vậy ta thấy tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và cũng thể hiện được mức độ phát huy các kiến thức và kỹ năng của người lao động. Vì vậy tiền lương là yếu tố trung tâm phản ánh được sự ảnh hưởng của tình trạng sử dụng lao động đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Như vậy ta thấy tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp và cũng thể hiện đưọc mức độ phát huy các kiến thức và kỹ năng của người lao động. Vì vậy tiền lương là yếu tố trung tâm phản ánh được sự ảnh hưởng của tình trạng sử dụng lao động đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. IV. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP. Yêu cầu đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bước đầu tiên trong chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, cần phải xác định nhu cầu đào tạo và phát triển. Thật vậy, các chi phí cho đào tạo và phát triển tương đối lớn, do đó cần đào tạo một cách hợp lý, đúng mức với nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu đào tạo không hợp lý dẫn đến bỏ ra chi phí đào tạo lớn, không đem lại kết quả khả quan gì. Bên cạnh đó, nếu đào tạo không đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp cho người lao động sẽ gây nên lãng phí và tác động tiêu cực đối với người lao động, không khuyến khích họ lao động. Khi tiến hành đào tạo phải nắm được nhu cầu đào tạo, xác định được 4 mục tiêu và xây dựng được chương trình đào tạo thực tế trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động cần phải nghiên cứu đánh giá những kết quả đào tạo và có được thông tin phản hồi để kiểm tra các chương trình st ( theo sơ đồ sau) Nắm được nhu cầu đào tạo Xây dựng chương trình đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Thực hiện việc đào tạo đánh giá kết quả đào tạo Thông tin phản hồi Nguồn “phát huy nguồn nhân lực – yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh” Tác giả: Đặng Vũ Chư - Nguyễn Văn Quế. 4.1. Những điểm quyết định nhu cầu và mục tiêu là: Thu nhập càng nhiều thông tin dữ liệu phân tích về nguồn lao động càng tôt: Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu về cá nhân người lao động trong doanh nghiệp để kiểm tra khả năng thực hiện công việc của họ. Qua đó biết được ai thực sự là người cần được đào tạo và có nhu cầu đào tạo. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo có thể cung cấp những thông tin có ích giúp cho việc phân bố chi phí đào tạo có hiệu quả và đưa ra những phương pháp đào tạo có hữu ích. Xem xét đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp việc xem xét đó có thể đo lường thông qua chi phí lao động, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sự bảo quản máy móc, tai nạn lao động, doanh thu thông qua việc đánh giá những tiêu thức này, doanh nghiệp có thể hiểu được những khó khăn trên cơ sở những kết quả của quá trình khác. Phân tích hoạt động của doanh nghiệp: việc phân tích hoạt động có thể đưa ra tất cả các kỹ năng, và hành vi cần phải có cho công việc và tiêu chuẩn để thực hiện công việc một cách thích hợp. Giá trị của việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu đào tạo đồng thời cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả chương trình đào tạo. Dự đoán những thay đổi trong tương lai liên qua đến sự phát triển kỹ năng và trình độ của người lao động. Áp dụng những yếu tố cần thiết cho đào tạo trên cơ sở kết quả đã phân tích. 4.2. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Bất kỳ kiểu cơ cấu nào về tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiêu chuẩn chính phải thoả mãn là: Phải góp phần một cách hiệu quả vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu nàu doanh nghiệp càng phải xây dựng lại một chương trình đào tạo và phát triển thích hợp nhất với người nhân lực của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp nào thích ứng được với tiến trình đào tạo và phát triển một cách năng động linh hoạt thì doanh nghiệp đó dễ thành công nhất. Quá trình đào tạo và phát triển với sự thay đổi gồm các bước sau đây: PHẦN II HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN. 1 . Quá trình xây dựng và phát triển của công ty. - Tên công ty: Công ty TNHH Thịnh Phát. - Tên tiếng Anh: Thinh Phat company liabitity limited. - Tên viết tắt: THỊNH PHÁT CO.,LTD. - Địa chỉ: Bảo Tháp – Kim Hoa – Mê Linh – Hà Nội. - Số điện thoại: 04.60278890 – 098.570.4641. - Mã số thuế : 0103477517. - Tài khoản : 10201.0000.763501 tại ngân hàng công thương khu CN Quang Minh. Công ty TNHH Thịnh Phát có giấy kinh doanh số : 0102037739 do sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 02/03/2001. Trụ sở của công ty hiện nay Bảo Tháp – Kim Hoa – Mê Linh – Hà Nội. Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng. Người đại diện : Giám đốc: Nguyễn Văn Bảy. 2 . Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty . Với đội ngũ cán bộ và công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm chuyên môn, được trang bị máy móc và phương tiện thi công hiện đại – sẵn sàng đảm nhiệm tất cả các hạng mục bao gồm: 1 – Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng. 2 – Xây dựng công trình giao thông , thủy lợi , hạ tầng . 3 – Nhận thầu san lấp – nạo vét – bồi đắp mặt bằng công trình – thi công cá loại nền móng công trình. 4 – Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô tải . 5 – Bưu chính viễn thông . 6 – Thi công các công trình điện cấp thoát nước . 7 – Dịch vụ tuyển dụng lao động trong nước . 8 – Mua bán xăng dầu , khí đốt , gas . 9 – Mua bán vật liệu xây dựng . 10 – Mua bán , cho thuê máy móc thiết bị . 11 – Thiết kế – thi công hoàn thiện xây dựng và trang trí nội thất, ngoại thất các công trình. Là một doanh nghiệp trẻ với những khó khăn chồng chất công ty TNHH Thịnh Phát dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, các cấp lãnh đạo công ty...đã chủ động kết hợp cùng với sự hăng say, thi đua lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đà phát triển để đảm bảo sự tồn tại và không ngừng phát triển của công ty. Những công trình thi công đạt chất lượng cao của công ty trong thời kỳ này tiêu biểu như Uỷ ban tỉnh, nhà văn hóa tỉnh, trung tâm điều hành thông tin di động VMS, Thư viện Quốc gia Hà nội, trường cao đẳng kinh tế Vĩnh Phúc, bưu điện Phủ Lý, dự án thoát nước tỉnh Vĩnh Phúc,... Với hàng chục công trình đạt huy chương vàng chất lượng là bằng chứng khẳng định vị trí và sự phát triển của công ty trong thời kỳ mới. Công ty TNHH Thịnh Phát đã được Đảng, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ xây dựng, Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam, Thành phố Hà nội tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quý cho công ty và các cá nhân của đơn vị cụ thể như: 03 Huân chương độc lập Hạng Ba 05 Huân chương lao động các hạng Nhiều Bằng khen, cờ thưởng luân lưu, bằng chứng nhận của Chính phủ, Bộ xây dựng, Tổng liên đoàn Lao động, các tỉnh thành phố trực thuộc tặng . 2.2. Bộ máy tổ chức của công ty . Khái niệm cơ cấu tổ chức: Là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện các chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung. Tổ chức bao hàm một chỉnh thể hoạt động độc lập, có chính danh và tôn chỉ mục đích hoạt động . Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thịnh Phát . GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GĐ KT PHÓ GĐ TT PHÓ GĐ KD PHÒNGKHKT PHÒNG TCHỨC PHÒNG KTOÁN VĂN PHÒNG PHÒNG KTTT PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG TCÔNG CÁC XÍ NGHIỆP CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC Ta có thể thấy cơ cấu của công ty TNHH Thịnh Phát được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức khá hợp lý và có khoa học phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của công ty.Cơ cấu tổ chức này có ưu điểm là để đảm bảo được tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phong ban. Tuy nhiên cơ cấu này lại bộc lộ những nhược điểm là: chức năng quản lý không được chuyên môn hoá nên không có điều kiện để đi sâu thực hiện từng chức năng một, không tận dụng được đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và dễ dẫn đến tình trạng quá tải về công tác đối với người lãnh đạo. 2.2.1. Giám đốc công ty (GĐCT). GĐCT là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng và có tránh nhiệm cao nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng pháp luật. Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo một số công tác: Công tác sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức cán bộ. Công tác tài chính, thống kê, kế toán. Công tác kiểm tra, thanh tra. Công tác đối ngoại. Công tác thương mại gồm: Xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải hàng hoá, vật liệu nổ công nghiệp quá cảnh. Công tác đầu tư liên doanh cà hợp tác sản xuất kinh doanh với nước ngoài. Quan hệ với các đoàn thể trong công ty. Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng Công ty. Trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức cán bộ, Phòng kiểm toán nội bộ- thanh tra, phòng thống kê - kế toán, tài chính, phòng thương mại. Sinh hoạt hành chính tại phòng tổ chức cán bộ. 2.2.2. Phó giám đốc: Là người giúp việc giám đốc công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền thực hiện. 2.2.3. Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, thực hiện công tác hạch toán kế toán , thống kê, tài chính của công ty. Kế toán trưởng thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ Kế toán trưởng. 2.2.4. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn của công ty. Khối văn phòng cơ quan công ty là khối bao gồm các phòng ban nghiệp vụ để tham mưu, giúp giám đốc công ty trong việc thực hiện các chức năng quản lý của công ty theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Khối văn phòng ban công ty bao gồm các phòng ban sau : Phòng kỹ thuật thi công Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức lao động Phòng dự án Ban bảo hộ lao động Công ty Văn phòng Công ty Phòng kinh tế thị trường. Là phòng tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty nhằm triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện về lĩnh vực tiếp thị, các hợp đồng kinh tế trong và ngoài công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm, báo cáo thống kê theo quy định, công tác đầu tư của toàn công ty và thực hiện ISO 9001-2000. Chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác: Công tác kế hoạch và quản lý kinh tế. Công tác Marketing Công tác đầu tư Phòng kỹ thuật thi công. Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và lãnh đạo Công ty triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các công trình trực thuộc Công ty và các đơn vị trực thuộc về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai việc thực hiện ISO 9001 - 2000 của Công ty. Giúp Công ty thực hiện các mặt công tác: - Công tác thi công - Công tác khoa học kỹ thuật c. Phòng tài chính kế toán. Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty để triển khai tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế toàn Công ty, đồng thời kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính của Công ty . Chỉ đạo nghiệp vụ các mặt công tác: - Công tác tài chính - Công tác kế toán d. Phòng tổ chức lao động Là phòng tham mưu giúp Giám đốc và lãnh đạo Công ty tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ trương đường lối của lãnh đạo Công ty đối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, dân quân tự vệ và các chế độ khác đối với CBCNV. Thực hiện ISO 9001 – 2000. Các mặt công tác mà phòng thực hiện: Công tác tổ chức Công tác lao động Công tác định mức lao động Công tác đào tạo, thi đua khen thưởng Phòng dự án Công ty Là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác đấu thầu, kiểm soát công tác đấu thầu và đề xuất việc thực hiện sau đấu thầu trong toàn Công ty. Chức năng nhiệm vụ của phòng là: Mua hồ sơ thầu và nghiên cứu hồ sơ dự thầu; Chủ trì thực hiện việc lập Hồ sơ dự thầu bao gồm: Tất cả các công việc cần thiết đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật và giá dự thầu. Giải quết các vướng mắc liên quan đến Hồ sơ dự thầu. Đối với các dự án do các xí nghiệp lập: Phòng có chức năng cung cấp tài liệu pháp lý cho các đơn vị, có thể tham gia thực hiện một phần hoặc chủ trì thực hiện dự án khi cần thiết. Kiểm soát việc thực hiện công tác đấu thầu trên toàn Công ty bao gồm: Việc đăng ký hồ sơ dự thầu của các đơn vị, kiểm soát các tài liệu pháp lý của hồ sơ dự thầu. Văn phòng Công ty Là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty để tổ chức triển khai tình hình hoạt động của Công ty, nắm bắt thông tin, phản ánh của các đơn vị , công tác hành chính, quản trị để thực hiện các hoạt động tác nghiệp , quản lý đất đai các khu tập thể của Công ty hiện đang quản lý và thực hiện ISO 9001 – 2000. Phòng khoa học kỹ thuật Giúp Giám đốc quản lý, hướng dẫn công tác khoa học kỹ thuật và tiếp thu công nghệ mới; Phổ biến áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đề xuất vận dụng khoa học tiên tiến vào SXKD; Chủ trì nghiên cứu phương án đầu tư chiều sâu; Phối hợp với phòng tổ chức lao động xây dựng chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân… 3.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thịnh Phát những năm gần đây. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty TNHH Thịnh Phát đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng được năng lực cơ sở sản xuất mới. Các cơ sở hạ tầng, nơi làm việc, phương tiện vận tải được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và đầu tư mới, hoạt động kinh doanh ngày một phát triển, đời sống tinh thần và thu nhập của người lao động ngày càng tăng. Bảng số 1: Kết quả sản xuất của công ty TNHH Thịnh Phát trong những năm gần đây : Δ: chỉ số so sánh giữa các năm. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Δ % Δ % 1.GTSXKD 861135 904191 1412305 43056 4,99 508114 56,19 2.Doanh thu 576000 578724 610348 2724 0,47 31624 5,46 3.Lợi nhuận 3500 4250 5380 750 21,43 1130 26,59 4.Số lao động (người) 6418 6498 6679 80 1,25 181 2,78 5.Quỹ tiền lương 101220 117480 133305 16260 16,06 15825 13,47 6.Nộp ngân sách 1980 2250 2415 270 13,64 165 7,33 7.Thu nhập bình quân 1,600 1,750 1,950 0,15 9,375 0,2 11,43 8.TLBQ 15,77 18,08 19,96 2,31 14,65 1,88 10,40 9.NSLĐ bình quân 134,17 139,15 211,45 4,98 3,71 72,3 51,96 Nguồn: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thịnh Phát . Theo bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thịnh Phát ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua rất tốt, giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng lên đáng kể qua các năm. Đặc biệt là thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên từ 1.600.000 đồng năm 2008 lên 1.950.000 đồng năm 2010 ( tăng 21,87 % ) góp phần cải thiện đời sống của CBCNV, khuyến khích họ tích cực cống hiến vì sự ổn định và phát triển của Công ty. Ta thấy TLBQ cũng tăng lên đáng kể, cụ thể tăng từ 18,08 ( tr.đ ) năm 2009 lên 19,96 ( tr.đ ) năm 2010, tức là tăng 1,88 ( tr.đ ), tương ứng tăng 10,40 %. Điều này rất hợp với quy luật phát triển, sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả hơn. NSLĐ bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 4,98 (tr.đ), tương ứng tăng 3,71%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 72,3 (tr.đ), tương ứng tăng 51,96%. Điều này phản ánh lên rằng trong năm 2010 là một năm phát triển vượt bậc. Nguyên nhân là do trong năm 2010, công ty đã có những thay đổi hợp lý trong quản lý, chất lượng nguồn nhân lực cũng được cải thiện rõ rệt… So sánh tốc độ tăng NSLĐ bình quân với tốc độ tăng TLBQ ta thấy NSLĐ bình quân tăng nhanh hơn TLBQ. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất của công ty. Những kết quả mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh những năm qua là khá cao. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Công ty cần phải năng động hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, công tác đào tạo và phát triển phải luôn bám sát mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, đào tạo sâu về kiến thức quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp. Tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi đã tạo điều kiện cho công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Nguồn kinh phí đào tạo tăng lên qua các năm do được trích từ lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó, với những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã tạo dựng được lòng tin và sự ủng hộ, đầu tư ngày càng lớn của Nhà nước. Vì thế, nguồn kinh phí đào tạo do Nhà nước cấp ngày càng tăng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty có nhiều thuận lợi. II.TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY TNHH THỊNH PHÁT. 1.Về tổ chức quản lý đào tạo Tổ chức công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát phụ thuộc vào tổ chức bộ máy hành chính của công ty. khối quản lý hành chính sự nghiệp, khối sản xuất kinh doanh (xí nghiệp, tổ thi công, …) Về quan điểm chủ trương : Các công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được quản lý thống nhất trong toàn côngty và tổ chức thực hiện theo phân cấp, trong đó ban giám đốc là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp. Phòng tổ chức là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ này. Các đơn vị thuộc khối quản lý và sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo và cf kế hoạch đào tạo lược lượng lao động đáp ứng yêu cầu công tác và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua được tổ chức thực hiện như sau: Về mặt hình thức: Công ty đã tiến hành thực hiện theo các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như: đào tạo cơ bản dài hạn, đào tạo cơ bản ngắn hạn, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ các chuyên ngành với quy mô toàn công ty và quy mô từng đơn vị, ở cả trong nước và ngoài nước. Bảng số 2: Kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực quý I của năm 2010. Đơn vị : Nghìn đồng / Người TT Chức danh nghề Tổng số CBCNV hiện có Nhu cầu sử dụng Tuyển mới Kế hoạch đào tạo Số lượng Thời gian Kinh phí Tổng cộng 195 306 74 I CB QL KT 29 25 9 1 CB QL 4 5 2 2 1 6000 2 CB KT 10 5 3 3 CBNV 15 10 4 II Công nhân KT 129 234 55 25 1 50.000 1 CNXD 54 102 32 15 1 30.000 Nề 12 25 8 Mộc 15 22 5 Sắt 10 20 7 Bê tông 17 35 12 2 CN cơ giới 45 90 15 7 San , ủi , gạt 6 12 6 3 1 1500 Xúc đào 3 9 6 4 1 1500 Cần trục 9 12 3 Vận hành máy XD,ép cọc 13 27 14 Lái xe ôtô 14 30 16 3 CN cơ khí 30 42 8 Hàn 3 9 6 3 2 3000 Sửa chữa 8 13 5 Tiện 1 1 0 Điện 18 19 1 III CNKT khác 12 17 5 IV L/động 25 30 5 Nguồn: Tình hình đào tạo và sử dụng nhân lực của công ty TNHH Thịnh Phát quý I năm 2010. Qua số liệu trên ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của công ty đến nay là còn thiếu rất nhiều mới chỉ có 195 người trong khi có nhu cần sử dụng lao động năm nay của công ty là cần 306 người, như vậy thiếu 111 người. Toàn công ty hiện nay công nhân đều thiếu kể cả công nhân kỹ thuật, đến công nhân cơ khí thợ hàn, thợ tiện, … Do đó công ty cần bổ sung những cán bộ, công nhân trong năm nay để đúng với yêu cầu đề ra. Cụ thể năm nay công ty sẽ đào tạo trước mắt cán bộ quản lý, cho 2 người đi học với thời gian 1 tháng và kinh phí cho đợt này là 6000.000đ. Ngoài ra công ty còn đào tạo thêm công nhân kỹ thuật là 30 người (công nhân xây dựng 15 người, công nhân cơ giới 7 người trong đó: 3 thợ ủi, san, gạt và 4 thợ xúc, đào đất) đều đào tạo trong 1 tháng với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thịnh Phát.DOC
Tài liệu liên quan