Đề tài Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4

I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 4

1.Khái niệm về xuất khẩu 4

2. Các hình thức xuất khẩu 5

2.1. Xuất khẩu trực tiếp 5

2.2. Xuất khẩu gia công uỷ thác 5

2.3. Xuất khẩu uỷ thác 5

2.4. Buôn bán đối lưu 6

2.5. Xuất khẩu tại chỗ 6

2.6. Gia công xuất khẩu 6

2.7. Tạm nhập, tái xuất 6

3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 6

3.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước 6

3.2. Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 7

3.3. Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân 8

3.4. Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại 8

3.5. Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên 8

II. Đặc điểm của ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam 8

1. Đặc điểm của ngành dệt may xuất khẩu 8

1.1. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ 9

1.2. Đặc điểm về thị trường 10

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12

I. Khái quát chung về thị trường Mỹ và Eu 12

1. Đặc điểm thị trường Mỹ 12

1.1. Đặc điểm thị trường Mỹ 12

1.1.1. Vài nét về thị trường Mỹ 12

1.1.2. Tập quán thị hiếu người tiêu dùng 12

1.1.3. Kênh phân phối 12

2. Đặc điểm của thị trường EU 14

2.1. Đặc điểm thị trường EU 14

2.1.1. Thị trường EU 14

2.1.2. Tập quán thị hiếu người tiêu dùng 14

2.1.3. Kênh phân phối 14

II. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU 15

1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

sang thị trường EU 15

1.1. Thời kỳ trước 1990 15

1.2. Thời kỳ 1990 đến nay 16

1.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 16

1.4. Chủng loại hàngg may mặc được tập trung xuất khẩu 17

1.5. Hình thức xuất khẩu chủ yếu 18

2. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 18

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU 23

I.Triền vọng phát triển hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU 23

1. Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến 2010 23

2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010 24

3. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 25

4. Triển vọng phát triển cây bông - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may Việt Nam 25

II. Các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU 26

A. Các giải pháp đối với doanh nghiệp - Biện pháp vi mô 26

1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm - Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 26

2. Sử dụng phương pháp thâm nhập thị trường EU có hiệu quả thông qua các hình thức 27

3. Tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba 27

4. Phát triển thương mại thông qua Internet 29

5. Để phát triển cây bông Việt Nam, cần áp dụng một số biện pháp sau 29

B. Kiến nghị đối với Nhà nước - Biện pháp vĩ mô 30

1. Củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho các doanh nghiệp 30

2. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thương mại và tổ chức quản lý 32

3. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ và EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam 33

4. Cải tiến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 33

5. Tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp 34

KẾT LUẬN

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lứa tuổi này rất chú trọng đến những loại quần áo thời trang và “đồ hiệu”. Đồng thời, họ cũng rất nhanh chóng thích ứng với kiểu bán hàng mới trên mạng, tạo ra cơ hội cho các Công ty bán hàng qua Internet. Lứa tuổi từ 45 trở nên chiếm 34% tổng dân số, và dự toán sẽ tăng lên 38% vào năm 2005. Những người thuộc lứa tuổi này có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho mua nhà, chi phí học đại học cho con cái, và các khoản tiết kiệm khi về hưu. Sự cắt giảm tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm quần áo buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm một mặt vẫn đáp ứng được những giá trị mà họ mong muốn và phải phù hợp với khoản tiền đã dự định chi tiêu. Mặc dù vậy, họ vẫn là nhóm người chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng mức tiêu thụ quần áo. Sự gia tăng số lượng người ở lứa tuổi 65 trở lên cũng là một dấu hiệu tốt cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Nhóm người tiêu dùng này ít quan tâm đến thời trang và chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện dụng, phù hợp với lối sống và hoạt động của họ. 1.1.3 Kênh phân phối Nói đến hệ thống phân phối ở Mỹ, người ta thường hay nghĩ ngay đến hệ thống siêu thị hiện đại với các cửa hàng tự phục vụ. Có thể nói lịch sử hình thành siêu thị bắt đầu từ nước Mỹ và cho đến nay nó vẫn được duy trì như một phương pháp bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, với sự phát triển của thương mại điện tử ở Mỹ đã hình thành một loạt các công ty bán hàng qua mạng (dot.com). Một công ty không cần thiết phải có cửa hàng, siêu thị mà chỉ cần một kho chứa hàng và một Website, khách hàng muốn mua gì chỉ cần vào Website rồi gọi đến Công ty, sẽ có người đem hàng ở kho đến giao tận nhà. Bảng 1: Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ Mặt hàng Thuế suất % Nếu có MFN Không có MFN Quần áo bằng vải Coton 10 45 Bộ thể thao 8.6 90 Áo sơmi 20.6 45 Áo T – Shirts 19.6 90 Jackets 15.5 90 Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế - Bộ Thương mại Mỹ 2. Đặc điểm của thị trường EU 2.1. Đặc điểm thị trường EU 2.1.1. Thị trường EU EU là một thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với 386 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép lưu thông tự do người; hàng hoá , dịch vụ và vốn giữa các thành viên, thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn với 386 triệu người tiêu dùng. 2.1.2. Tập quán thị hiếu người tiêu dùng Đây là một thị trường khá khó tính và có chọn lọc, đặc biệt là đối với hàng dệt may. Ngành dệt may của Châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các nước khác có giá nhân công rẻ (các nước đang phát triển) nên thị trường này có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng dệt và may mặc. Để đảm bảo cho người tiêu dùng EU kiểm tra ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động về chất lượng hàng hoá giữa các nước trong khối. Hiện nay ở Châu Âu có 3 tiêu chuẩn định chuẩn là Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử; Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm để có thể bán ở thị trường này đều phải đảm bảo thực hiện tiêu chuẩn chung EU. EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. Nhu cầu tiêu dùng là tìm kiếm những thị trường có mặt hàng rẻ, đẹp song cũng đảm bảo chất lượng họ yêu cầu. 2.1.3. Kênh phân phối Hệ thống phân phối EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong 3 khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn và chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn. II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU Bảng 2 : So sánh quy mô ngành dệt may Việt Nam với các nước trong khu vực Tên nước Sản lượng sợi (1.000 tấn) Sản lượng vải lụa (1 triệu m2) Sản phẩm may (1 triệu sp) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000 India 2.100 23.000 - 12.500 Bangladesh 200 1.800 - 4.000 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 Indonesia 1.800 4.400 3.000 8.000 Việt Nam 85 304 400 2.000 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt nam Vinatex 1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 1.1. Thời kỳ trước 1990 Trước năm 1990 kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam - EU hết sức nhỏ bé do quan hệ giữa hai bên chưa được bình thường hoá. Từ năm 1980 Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Anh, Hà Lan...Song kim ngạch xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Và chỉ từ sau Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam - EU được ký kết ngày 15/12/1992 thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mới đặc biệt phát triển. 1.2. Thời kỳ từ 1990 đến nay Kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu vào ngày 22/12/90 ký tắt hiệp định buôn bán dệt may với Liên minh Châu Âu vào 15/12/1992...thì quan hệ Việt Nam-EU không ngừng phát triển. Đây chính là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng Việt Nam nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng sang EU phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. 1.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Là một thị trường đầy tiềm năng với sức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới: 17kg/người/năm. EU thực sự trở thành thị trường rộng lớn. Vì vậy nhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU luôn là vấn đề cần thiết. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới trong đó xuất khẩu sang các nước EU chiếm 34-38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam & E Đơn vị: triệu USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. XK của Việt Nam sang EU 729 642 584 752 882 1245 Nguồn : Số liệu thống kê của trung tâm tin học & thống kê - Tổng cục Hải quan Qua các số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU luôn tăng lên nhanh chóng nhưng thị phần chiếm lĩnh được lại quá nhỏ bé. Một phần là do hàng dệt may phải chịu mức hạn ngạch quá thấp. Mặt khác là còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng các công ty may vẫn chưa sản xuất vì họ đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã trong khi đó yêu cầu về trang thiết bị để sản xuất chủng loại hàng này hầu như không đáp ứng được, trình độ công nhân lành nghề chưa cao sản xuất không đúng theo các chỉ số tiêu chuẩn đề ra cũng như khả năng sử dụng và vận hành máy móc có hiệu quả. Chính vì vậy mà chất lượng còn non kém và không thâm nhập được sâu hơn vào thị trường này. Đây thực sự là vấn đề nan giải đối với các công ty may trong việc mở rộng tiếp cận sâu hơn thị trường này. Bảng 4 : Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước trong EU Đơn vị: triệu USD Quốc gia NK 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Đức Pháp Anh Hà Lan Bỉ Italia Tây Ban Nha Thuỵ Điển Đan Mạch Áo Phần Lan Bồ Đào Nha 165 32 32 43 18 27 14 11 6 236,288 68,433 47,152 51,107 24,358 30,274 25,03 12,674 10,913 3,304 6,2 0,639 288,5816 86,5626 51,9388 32,4352 45,4486 23,8356 27,712 13,8016 4,4266 6,1248 2,6348 0,3146 328,370 73,266 58,193 70,029 32,198 40,205 27,379 15,486 20,009 11,206 4,840 3,212 334,413 70,697 63,274 85,960 49,090 40,971 38,322 21,864 19,101 13,248 5,096 3,270 330,678 65,243 76,151 80,579 45,676 40,202 39,680 20,006 15,980 11,708 4,670 5,266 Nguồn : Vụ Thương mại & Dịch vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.4. Chủng loại hàng may mặc được tập trung xuất khẩu. Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ dàng, các mã hàng nóng như: áo jacket, áo sơmi, áo váy... Cụ thể tỷ trọng xuất khẩu sang EU là: jacket (51,7%), áo sơ mi (11%), quần âu (5%), áo len và áo dệt kim (3,9%), quần áo (3,5%), T Shirt và Polo Shirt (3,4%), quần dệt kim (2,7%), bộ quần áo bảo hộ lao động (2,1%), áo khoác nam (1,8%) và áo sơmi nữ (1,4%) - Trong đó đặc biệt loại được xuất khẩu chủ yếu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU là mặt hàng áo jacket 2 hoặc 3 lớp. Năm 2003 Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11,7 triệu chiếc, tăng gần 5 triệu chiếc (hay 72%) so với năm 2002, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. 1.5. Hình thức xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo hình thức gia công (chiếm tỷ trọng 80%), vì thế hiệu quả thực tế là rất nhỏ. Hiện có tới 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU thông qua các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Các nước này thường là nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công rồi tái xuất sang thị trường EU. Chính điều này đã tạo nên sự bất cập đối với các công ty dệt may Việt Nam, bởi như vậy họ không tự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường mà lại phải ẩn sau nhãn mác của một hãng nước ngoài, họ không có khả năng cũng như luôn bị thụ động trong việc thực hiện hoạt động sản xuất của mình về mẫu mã, chủng loại. Đặc biệt là gía cả được trả rất thấp, điều đó làm khả năng kinh doanh lợi nhuận không cao và như vậy vốn đầu tư cho thiết bị không có thì chất lượng thấp, khả năng sáng tạo mẫu mã kém không tiêu thụ được. Và cứ như vậy nó sẽ luôn tạo nên một vòng luẩn quẩn cho các công ty dệt may Việt Nam. 2. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trường hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (hàng năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 45 - 60 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Mỹ. Sau khi Mỹ quyết định huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam (3/2/1994), tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam ) lên nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam ). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển hàng sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ của Việt Nam được vào cảng của Mỹ (nhưng còn phải hạn chế xin phép trước 3 ngày). Ngay từ khi chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập mà các nước phát triển cam kết dành cho các nước đang phát triển (GSP), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu được với thị trường Mỹ. Quyết định huỷ bỏ cấm vận này chính là tiền tệ, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hàng dệt may của Việt Nam với ưu thế giá rẻ, chất lượng được đánh giá là khá cao và thời hạn giao hàng được xếp vào loại tốt nhất Châu Á đã từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy rẫy những khó khăn này. Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được thị trường Mỹ là cả một sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn gặp rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trưởng khá cao. Bảng 5: Quan hệ buôn bán Việt - Mỹ Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Vụ Thương mại & Dịch vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Việt Nam xuất sang Mỹ 48 975 1974 2474 2603 3045 Bảng 6 : Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 - Hàng dệt - Hàng may 5,326 20,602 5,053 21,347 2,47 7,53 2,58 47,9 1,44 47,9 10,5 965 Cộng 25,928 26,4 30 49,87 49,34 975,5 Nguồn: Vụ Thương mại & Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 7 : Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ Đơn vị : Triệu USD Cat Tên hàng Năm 2005 Năm 2006 Thế giới V.Nam % Thế giới V.Nam % Toàn bộ 71691,5 49,865 0,07 70238,8 49,335 0,07 340 Sơ mi nam không DK cotton 2423,0 13,268 0,55 2122,8 10,515 0,5 338 Sơ mi nam, bé trai DK cotton 4719,2 6,943 0,15 4664,6 10,063 0,22 339 Sơ mi nữ, bé gái DK cotton 4359,7 5,733 0,13 4616,7 8,002 0,17 331 Găng tay cotton 120,6 5,425 4,5 111,8 4,706 4,21 648 Quần nữ, bé gái vải tổng hợp 1760,3 1,933 0,11 1720,0 4,064 0,24 641 Sơ mi nữ không DK vải tổng hợp 845,9 0,393 0,05 839,0 1,781 0,21 348 Quần nữ, bé gái cotton 4860,8 1,337 0,03 5117,6 1,546 0,03 647 Quần nam vải tổng hợp 1765,6 3,427 0,02 1827,6 0,598 0,03 347 Quần nam, bé trai cotton 5014,5 1,442 0,03 4608,7 0,733 0,02 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam - Vinatex Việt Nam xuất khẩu một số các mặt hàng dệt thoi như: găng tay, sơ mi trẻ em... (chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ) và mặt hàng dệt kim như: sơ mi trẻ em; sơ mi nam, nữ; găng dệt kim... Hàng may mặc dệt thoi thường chiếm phần lớn trong giá trị xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc dệt kim lại cao hơn. Thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng dệt kim, nhưng sở dĩ Việt Nam chưa xuất khẩu sang Mỹ được nhiều sản phẩm dệt kim trong những năm qua do mức chênh lệch thuế như đã nói ở trên là rất cao. Mặt khác, do có sự khác biệt trong tiêu chuẩn về sợi dệt và quy trình ráp sản phẩm, người tiêu dùng Mỹ thường ưa thích các sản phẩm áo pull liền tay (không ráp tay) nên yêu cầu khổ vải để sản xuất phải là vải khổ rộng (2,2 mét). Trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đã tăng rất nhanh, đạt 976 triệu USD. Mỹ vươn lên dẫn đầu, là nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn nhất. Lý do chính là Hiệp định Thương mại đã đi vào hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam cũng phải chịu hạn ngạch trong thời gian này. Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán thương mại của Mỹ, Mỹ thường giao dịch theo giá FOB trong khi Việt Nam lại chủ yếu gia công xuất khẩu. Chính phủ luôn có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ. Nhưng do có quá nhiều khó khăn (điều này sẽ được phân tích kỹ ở phần những hạn chế và thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ) nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Sơ đồ: Kênh phân phối hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ Nhà sản xuất Việt Nam Quốc gia thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông) Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ Người tiêu dùng Mỹ (1) (3) (2) Nhà sản xuất Mỹ Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua kênh (1) và (2) là rất ít, mà chủ yếu là qua kênh (3), nước thứ 3 như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông... Sau khi đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu thật rõ đâu là thời cơ thuận lợi cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này hiện nay và đâu là những khó khăn, thách thức, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục giải quyết để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU 1. Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam dến 2010. Ngày 4/9/1998 Chính phủ đã có quyết định 161/QĐ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010. Bảng 8 : Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 2010 1- Sản xuất - Vải lụa Tr. mét 1330 2000 - SP dệt kim TR. SP 150 210 - SP mẫu (quy chuẩn) TR. SP 780 1200 2- Kim ngạch XK TR. USD 3000 4000 - Hàng dệt TR. USD 800 1000 - Hàng may TR. USD 2200 3000 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 - Bộ Công nghiệp Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt nam năm 2007 là hướng ra xuất khẩu, nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, tái sản xuất mở rộng, từng bước xây dựng ngành dệt may Việt Nam trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, chủ lực, chiếm lĩnh thị trường thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thực hiện triệt để đường lối Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu này, từ nay tới năm 2010 ngành dệt may phải có mức tăng trưởng bình quân 23% / năm, từ năm 2007 tăng trưởng 20% / năm.Đến năm 2010 là 5 tỷ mét vải các loại, dùng bông Việt Nam khoảng 60 - 70%, xuất khẩu khoảng 4 -5 tỷ USD tăng 2,5 lần so với năm 2006, sản phẩm xuất khẩu bằng vải Việt Nam chiếm 60 - 70%, thoả mãn 30 - 50% nhu cầu bông cho sản xuất và theo dự kiến có thể sản xuất trên 100 ngàn tấn bông xơ, 8 - 10 ngàn tấn tơ tằm phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời đảm bảo đến năm 2010 công nghệ sản xuất sẽ tương đương Hồng Kông, Thái Lan, tạo việc làm cho khoảng 2,76 triệu người (gồm lao động dệt, may, sản xuất bông vải và dâu tăm tơ) với mức thu nhập bình quân trên 100 USD/người/tháng. Mặt khác ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tập trung phát triển ở 3 vùng lớn: Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội. 2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2010. EU là một bạn hàng truyền thống và lâu đời của Việt Nam, Chính vì thế các DNVN cần phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường này để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. Với cơ cấu kinh tế hoàn toàn bổ sung cho nhau môi trường quốc tế thuận lợi, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU sẽ có bước chuyển biến vượt bậc và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm đầu thế kỷ mới. Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này sẽ được mở rộng tương xứng với tiềm lực kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU. EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam vào những năm tới. dự kiến tăng tới 6 tỷ USD vào năm 2010 3. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Hàng dệt may là một trong số những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD trong năm 2002 (đứng thứ hai sau dầu thô) và sẽ là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong 10 năm tới, dự kiến tăng tới 8 tỷ USD vào năm 2010. Trong khi đó, M Triển vọng ỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2002, Mỹ nhập khẩu gần 70 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu hàng dệt may của toàn thế giới. Với Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, thuế nhập khẩu trên hàng dệt may sẽ giảm đáng kể và có mặt hàng giảm đến 10 lần. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh ngay trong năm 2008 (khoảng 100 - 200%) và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Do đã vào được thị trường EU và Nhật Bản - những thị trường đòi hỏi cao không kém thị trường Mỹ, nên triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. 4. Triển vọng phát triển cây bông - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may Việt Nam. Các chỉ tiêu cụ thể về sản xuất từ nay đến năm 2010 Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loại 300.000 tấn, vải lụa thành phẩm 1.400 triệu mét vuông; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm quy chuẩn. Phát triển mạnh cây bông so với hiện nay: Tăng gấp 7 lần về diện tích, năng suất tăng hơn 60% và sản lượng bông tăng hơn 13 lần, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt, tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu từ 25% lên 75% (bông thiên nhiên, xơ nhân tạo, vải, phụ liệu) để được hưởng các ưu đãi trong thương mại quốc tế. Dự kiến vốn đầu tư cho khâu này vào khoảng 1.505 tỷ đồng. Trong số đó, hơn 600 tỷ đồng sẽ được dành cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khuyến nông và xây dựng cơ sở hạ tầng, khoảng 900 tỷ đồng đầu tư cho công nghệ chế biến, sản xuất. Bảng 9 : Triển vọng phát triển cây bông đến năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2010 - Diện tích trồng bông CN 1.000 ha 60,0 150,0 - Năng suất bông hạt Tạ/ha 14,0 18,0 - Sản lượng bông hạt 1.000 tấn 84,0 270,0 - Sản lượng bông xơ 1.000 tấn 30,0 80,0 - Nhu cầu bông xơ toàn ngành 1.000 tấn 97,0 130,0 - Đáp ứng yêu cầu ngành dệt % 30,0 61,0 Nguồn : Tạp chí Phát triển Kinh tế II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU. A. Các giải pháp đối với doanh nghiệp – Biện pháp vi mô 1. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm - Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bất cứ một sản phẩm nào muốn tồn tại và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh đều phải đáp ứng được ba điều kiện cần thiết: chất lượng cao, giá thành hạ và giao hàng đúng thời hạn. Riêng với sản phẩm may mặc, ba yếu tố này càng trở nên càn thiết và quan trọng hơn, nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà giá nhân công ở một số nước châu Á đang ngày càng hạ. Để làm được điều này nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng EU, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường này cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: * Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. * Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, đủ trình độ, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, chủ động trong sản xuất. * Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phấn đấu sản xuất nguyên phụ liệu nội địa đảm bảo yêu cầu chất lượng. Nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ vật liệu nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm để hạ giá thành sản phẩm và được hưởng ưu đãi về thuế quan, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. * Đồng thời phải thu thập và nắm bắt, xử lý thông tin kịp thời để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. 2 Sử dụng phương thức thâm nhập thị trường EU có hiệu quả thông qua các hình thức - Xuất khẩu trực tiếp. - Thực hiện liên doanh. - Thực hiện đầu tư trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập vào thị trường EU hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhưng với các công ty may Việt Nam thì hình thức này hầu như chưa được áp dụng mà chủ yếu thường thông qua trung gian. Chính vì vậy Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời tới các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể chuyển nhanh từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu trực tiếp 3. Tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba. * Để đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu: - Sản phẩm ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may. Thành lập bộ phận chuyên trách nắm nhu cầu của ngành may để đặt hàng cho ngành dệt có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý. - Phát triển hệ thống công ty sản xuất phụ liệu may trong nước với công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp cho xuất khẩu. - Có chính sách khuyến khích phát triển nguyên phụ liệu trong nước với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm may. Ước tính phụ liệu chiếm 15% hoặc 25 - 35% giá thành sản phẩm may. Việc hạ chi phí về phụ liệu đem lại hiệu quả trong việc giảm giá thành sản phẩm may. - Có chiến lược đồng bộ cho việc phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành dệt, tận dụng phế liệu dệt để sản xuất sợi không dệt, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sức cạnh tranh về giá cả cho sản xuất. * Tạo lập tên tuổi, khẳng định uy tín trên thị trường EU. Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẩu mã vải, sản phẩm may. Tổ chức công tác tiếp thị, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá . Có kế hoạch hợp tác với các viện mốt, hay thuê chuyên gia thiết kế mốt của nước ngoài để nhanh chóng hoà nhập vào thị trường thế giới. Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài nguyên chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhập khẩu đại diện của các mạng lưới phân phối tại các nước thuộc EU. Khi chưa có tên tuổi, hình ảnh trên thị trường này thì cách tốt nhất để thâm nhập vào thị trường trong giai đoạn đầu là mua nhãn hiệu, bằng sáng chế của các công ty nước ngoài để làm ra các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn . * Tăng cường công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng, bằng nhãn hiệu của mình . Đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm . Việc nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp cần chú trọng. Thật vậy trong vài năm tới, Việt Nam vẫn gia công h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1955.doc
Tài liệu liên quan