Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM 3

I-/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG. 3

1-/ Khái niệm về hoạt động ngoại thương. 3

2-/ Cơ sở của hoạt động ngoại thương. 4

2.1. Lợi thế tuyệt đối của A.Smith. 4

2.2. Lợi thế tương đối của D.Ricacdo. 5

3-/ Cơ sở ngoại thương của Việt Nam. 7

II-/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: 9

1-/ Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 9

2-/ Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế. 9

III-/VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU

CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM. 10

1-/ Sơ lược sự hình thành và phát triển của cây cà phê. 10

2-/ Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam. 12

3-/ Sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê

trong giai đoạn hiện nay. 14

IV-/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ GIẢI PHÁP ĐẨY

MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 15

1-/ Brazil 15

2-/ Colombia. 16

3-/ Indonesia. 17

PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 18

I-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

TRÊN THẾ GIỚI. 18

2-/ Tình hình tiêu thụ cà phê. 19

2.1. Tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu thành viên ICO 20

2.2. Tiêu thụ cà phê ở các nước sản xuất. 20

3-/ Tình hình xuất nhập khẩu. 21

3.1. Tình hình xuất khẩu. 21

3.2. Tình hình nhập khẩu. 23

II-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 24

1-/ Tình hình sản xuất và chế biến. 24

1.2. Tình hình chế biến. 26

2-/ Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian qua. 27

2.1. Chất lượng và chủng loại cà phê xuất khẩu. 27

2.2. Giá cả và sản lương cà phê xuất khẩu. 29

2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 33

3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động

xuất khẩu cà phê Việt Nam. 37

3.1. Cung cà phê thế giới. 37

3.2. Cầu cà phê thế giới. 37

3.3. Hệ thống tổ chức xuất khẩu cà phê. 38

3.4. Công tác chế biến sản phẩm cà phê. 38

4-/ Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA với xuất khẩu

cà phê của Việt Nam 38

4.1. Đánh giá chung về sản xuất trong nước

trong quan hệ CEPT/AFTA 38

4.2. Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA

với xuất khẩu cà phê. 39

III-/ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 40

1-/ Thành tựu đạt được. 40

2-/ Những vấn đề tồn tại: 43

2.1. Việc quy hoạch sản xuất cà phê còn thiếu đồng bộ

và lỏng lẻo. 43

2.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. 44

2.3. Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu

cà phê còn thiếu. 44

2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu cà phê còn

yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả. 45

2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu

còn chưa phát huy tác dụng. 46

PHẦN THỨ BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010 48

I-/ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH

CÀ PHÊ VIỆT NAM. 48

1-/ Căn cứ vào xu thế phát triển của thị trường thế giới. 48

1.1. Triển vọng về cung cầu. 48

1.2. Xu hướng biến động của giá cả. 50

1.3. Ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới đến Việt Nam. 50

2-/ Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng. 51

II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH

CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010. 53

2-/ Mục tiêu: 56

III-/NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010. 59

1-/ Những giải pháp nhằm phát triển sản xuất

cà phê xuất khẩu. 59

1.1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt,

năng suất cao. 59

1.2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có. 59

1.3. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất. 61

2-/ Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

cà phê Việt Nam. 62

2.1. Giải pháp về Marketing mở rộng thị trường. 62

2.2. Giải pháp về chế biến, nâng cao chất lượng

cà phê xuất khẩu. 64

2.3. Giải pháp về vốn hỗ trợ xuất khẩu. 66

2.4. Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu. 66

2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý

hoạt động xuất khẩu cà phê. 67

IV-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2002-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lên đến 2.400-2.500 USD/tấn FOB, nhưng lượng cà phê còn lại không đáng kể. Giá cả là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cà phê của ta, làm cho kim ngạch thu được hàng năm không ổn định. So với các loại cây trồng khác, thì cà phê tuy là cây công nghiệp dài ngày nhưng cũng rất nhạy bén với yếu tố giá cả. Giá cà phê trong nước chịu ảnh hưởng lớn với giá cà phê thế giới. Những năm qua giá cà phê trên thế giới biến động mạnh đã có thời kỳ giá cà phê thế giới lên đến 4.000 USD/tấn nhân (năm 1996) và có thời điểm chỉ còn 600-700 USD/tấn và giá cà phê trong nước có lúc chỉ còn dưới 10 nghìn đồng/Kg (như hiện nay 3/200). Giá cà phê trên thị trường thế giới biến động không giống như các mặt hàng nông sản khác. Nó khác ở chỗ là các mặt hàng nông sản chỉ biến động trong một khoảng thời gian nhất định, còn giá cà phê biến động linh hoạt từng ngày, có những ngày đến ba, bốn giá vì thị trường luôn bị biến động bởi những luồng thông tin khác nhau, mang tính chiến thuật phục vụ cho mục đích đầu cơ hoặc giải phóng tồn kho. Những tác động trên thị trường cà phê thế giới gây bất lợi lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta vốn chậm nắm bắt những thông tin về thị trường thế giới, các doanh nghiệp chưa quen với những dạng thông tin mang tính chiến thuật nên rất dễ bị bán hớ làm cho người xuất khẩu cà phê bị động, thua thiệt do thiếu thông tin thường xuyên không cập nhật. Biến động giá cả lớn có tác động mạnh mẽ đối với người sản xuất và thu gom cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thông tin về thị trường và giá cả bên ngoài còn hạn chế và khó tiếp cận như hiện nay. Những biến động giá cả lớn gây tâm lý dao động trong ngường sản xuất và tạo cơ hội để người thu mua cà phê gây sức ép với người sản xuất. Còn một thực trạng nữa cũng rất đáng quan tâm đó là không chỉ khi giá xuống thấp thì mới đáng lo ngại mà cả khi giá lên cao thì các nhà xuất khẩu cũng không lãi được bao nhiêu thậm chí còn thua lỗ. Điển hình là vụ cà phê 19996/1997, chúng ta được cả về sản lượng và giá cả xuất khẩu, ai cũng nghĩ rằng vụ mùa này người trồng cà phê và các nhà doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải có lãi những thực tế thì hầu hết các đơn vị có lãi không đáng kể thậm chí có đơn vị mất hàng tỷ. Vậy tại sao có tình trạng này? Tìm hiểu cho thấy, khi giá xuất khẩu cao thì kinh doanh cà phê càng cần nhiều vốn trong khi đó tổng vốn lưu động của hầu hết các doanh nghiệp lại nhỏ bé. Vì vậy muốn thu gom cà phê các doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền lớn, có những doanh nghiệp chỉ riêng trả lãi cho ngân hàng vụ đó đã là 6 tỷ đồng do vậy làm cho tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ khi giá cà phê càng cao. Bên cạnh đó vì xuất khẩu được giá lên trong thời gian đầu các công ty bỏ vốn ra tranh nhau thu mua cà phê với giá cao để xuất khẩu. Nhưng khi thu gom xong cà phê thì giá đã chững lại rồi tụt xuống thời cơ đã trôi qua và không bao giờ quay trở lại, do đó nhiều doanh nghiệp đã lỗ nặng do không bán kịp. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng vấn đề của ngành kinh doanh cà phê không chỉ là thông tin nhanh nhậy, tận dụng đúng thời cơ mà đó còn là vấn đề thiếu vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thiếu vốn nghiêm trọng và thiếu thông tin nhạy bén về thị trường thế giới vẫn luôn là lực cản to lớn làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam. 2.3. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, sản xuất cà phê của Việt Nam là để xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân như hiện nay trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu á về xuất khẩu cà phê và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu trước 1992 cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ và một lượng rất ít sang Singapore và Hongkong thì đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục đặc biệt là Mỹ. Điều này cho thấy Việt Nam thực sự là nước cung cấp cà phê Robusta chủ yếu trên thế giới. Bảng 11: Xuất khẩu cà phê Việt Nam vụ 1999/2000 STT Thị trường Khối lượng (tấn) Giá trị kim ngạch (1.000 USD) Thị phần (%) 1 Mỹ 83.361 123.405 21,88 2 Đức 69.980 105.612 18,69 3 Italia 34.312 53.135 8,67 4 Tây Ban Nha 31.880 48.933 8,06 5 Anh 31.689 49.413 8,01 6 Pháp 22.000 33.166 5,56 7 Phần Lan 17.794 26.219 4,50 8 Nhật Bản 14.458 23.011 3,65 9 Hàn Quốc 14.046 21.744 3,55 10 Bỉ 12.885 19.654 3,26 11 Hà Lan 10.986 16.774 2,78 12 úc 9.038 13.805 2,28 13 Các nước khác 42.990 64.997 10,83 Tổng cộng 395.419 599.868 100 Nguồn: VICOFA * Một số thị trường tiêu thụ cà phê chủ yếu. Mặc dù 5 năm qua cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và thị trường Châu Âu, thị trường Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, nhưng thị trường Nga, Đông Âu và Trung Quốc vẫn chưa được khai thông. Trong thời gian tới nếu quan hệ với các nước này được xác lập thì cà phê Việt Nam sẽ lưu thông tốt hơn. Một số thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thế giới. - Thị trường Mỹ. Mỹ là nước có dân số đông, là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên tốc độ gia tăng rất chậm trong nhiều năm nay, trong khi đó các nước nhập khẩu khác tăng đáng kể. Năm 1947 Mỹ chiếm 69% thị trường nhập khẩu, thì đến 1992 chỉ còn 24%. Tổng lượng nhập khẩu vào Mỹ cao nhất vào năm 1968 là 25,4 triệu bao (chiếm 44%) và sau đó giảm xuống còn 18-20 triệu bao/năm. Theo số liệu thống kê thì lượng tiêu thụ ở Mỹ dao động trong khoảng 18 triệu bao/năm. Mức tiêu thụ đầu người cũng giảm từ 7.7 kg/người năm 1995 xuống còn 4,5 kg/người vào những năm 1980 và hiện nay còn 4,0kg/người/năm. Nhưng tiêu thụ cà phê toàn bộ thị trường Mỹ ước khoảng 8,7 tỷ USD/năm. Thị trường Mỹ đòi hỏi loại cà phê đặc biệt đầu bảng, đặc biệt là cà phê hoà tan chiếm tới 24% thị phần. Có khoảng 80% kho cà phê dự trữ đóng gói bị chi phối bởi giá bán lẻ của các công ty Kuft-creneral food, Proton & Gramble, và Nestle, họ chiếm tới 70% thị trường Mỹ. Trong mấy năm lại đây cà phê Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và số lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên nhanh chóng, với 83.361 tấn, đạt kim ngạch 123,5 triệu USD chiếm 21% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2000/2001. - Thị trường Tây Âu: lượng tiêu thụ cà phê tính theo đầu người của Tây Âu tăng từ 3,48 kg/người/năm 1992 lên 5,8 kg/người/năm 1993. Nhưng nó dừng lại ở đó do giá cà phê cao và giới trẻ có xu hướng ít uống cà phê hơn. Tuy nhiên, cà phê vẫn là loại đồ uống quan trọng nhất được tiêu dùng ở Châu Âu. Tây Âu vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị cà phê quốc tế lần thứ VII tại Beclin (6/1992), các nguồn tin thương mại đã dự đoán tiêu thụ cà phê ở các nước EU tiếp tục tăng, có thể đến 7kg/người/năm 2002. Điều này làm cho nhu cầu cà phê nhân của EU từ 70-42 triệu bao, chiếm 40% của năm 1992 lên 60% lượng nhập khẩu cà phê của thế giới vào cuối thập kỷ này. Nhu cầu cà phê tiếp tục tăng. + Cộng hoà LB Đức: Đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nước EU. Mức tiêu thụ của Đức thống nhất là 9,7 triệu bao năm 1992. Từ 1995 trở lại đây lượng tiêu thụ cà phê ở Đức bắt đầu giảm, tuy nhiên tổng kim ngạch của ngành cà phê Đức năm 1997 là 5,37 tỷ USD tăng so với năm trước đó 0,3 tỷ USD. Đây là thị trường cà phê lớn đặc biệt là cà phê pha nhanh. Thị hiếu truyền thống ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt. Trong những năm lại đây, nhu cầu cà phê trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì giá thấp hơn, được phổ biến với người tiêu dùng Đông Đức. Cà phê Việt Nam xuất sang Đức với sản lượng 34.312 tấn, kim ngạch 105,6 triệu USD chiếm 17,69% thị phần niên vụ 1999/2000. + Pháp: là thị trường lớn thứ 2 trong các nước EU, với khối lượng nhập khẩu trên 6 triệu bao/năm trong những năm gần đây, Pháp là nước nhập khẩu cà phê Robusta trong thời gian dài chủ yếu là của các nước Châu Phi, nhưng hiện nay cà phê rang 100% loại Arabia rất được yêu chuộng. Cà phê Robusta từ 75% thị phần năm 1980 giảm xuống còn 49% vào những năm đầu thập kỷ 90. ở Pháp có 95% số dân ở tuổi trưởng thành uống cà phê hàng ngày. Thị trường cà phê ở Pháp trong những năm gần đây tương đối ổn định, rất ít có khả năng gia tăng, tuy nhiên trong dài hạn, người ta hy vọng mức tiêu thụ tăng 1%/năm. Cà phê Việt Nam xuất sang Pháp 22.000 tấn, đạt 32,2 triệu USD, với tỷ trọng chiếm trên 5,5% thị phần niên vụ 1999/2000. + Tây Ba Nha: là nước nhập khẩu cà phê đưng thứ 4 trong các nước EU. Thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu là Arabica, nhưng hiện nay có xu hướng giảm từ 72% năm 1985 xuống còn 53% năm 1992, trong khi đó nhập khẩu cà phê Robusta tăng đáng kể. Tây Ba Nha là thị trường mới đầy hấp dẫn, cà phê Việt Nam xuất sang Tây Ba Nha tăng chiếm 8,6% thị phần năm 1999 với số lượng 32.000 tấn, kim ngạch 49 triệu USD, lượng tiêu thụ cà phê ở Tây Ba Nha theo đầu người tăng đáng kể từ 2,7kg/năm năm 1985 lên 4,2kg vào đầu thập kỷ 90 và vẫn duy trì. + Italia: lượng nhập khẩu của Italia là 4,6 triệu bao, đứng thứ 3 trong các nước EU, Italia nhập khẩu cả 2 loại Arabica và Robusto tương đương nhau. Tuy nhiên Arabica có xu hướng tăng. Nguồn cung chủ yếu là các nước Brazil. Tiêu thụ cà phê ở Italia chủ yếu là loại không có cafein. Cà phê Việt Nam hiện nay được xuất sang Italia với số lượng ngày càng tăng. Niên vụ 1999/2000 Italia nhập 34.312 tấn cà phê, với kim ngạch 53,2 triệu USD từ Việt Nam. + Anh, Hà Lan: là những nước lượng tiêu thụ có giảm nhưng cà phê vẫn là đồ uống phổ biến, đặc biệt là các loại cà phê pha nhanh. Niên vụ 1999/2000 Anh và Hà Lan nhập khẩu 34.000 tấn cà phê Việt Nam, với kim ngạch 66 triệu USD. - Thị trường Đông Âu: Đây là khu vực có sự biến động mạnh mẽ về chính trị và kinh tế. Việc nhập khẩu cà phê cũng như các ngành thương mại khác đang bị ảnh hưởng bởi những điều kiện thay đổi và bất ổn định. Tiêu thụ cà phê ở các nước Đông Âu có tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng còn thấp do thu nhập chưa cao. Năm 1997 Đông Âu nhập khẩu khoảng 6,5 triệu bao. Hungary và Ba Lan là 2 nước tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Đông Âu riêng Ba Lan năm 1997 đã nhập khẩu khoảng 2,5 triệu bao. Tuy nhiên người dân Trung và Đông Âu rất thích cà phê và họ dùng nhiều hơn nếu như mức sống tăng lên và đủ lượng cà phê cung ứng. Nhu cầu về chất lượng cà phê ở khu vực này không cao lắm. Triển vọng thị trường Đông Âu cần phụ thuộc vào sự phát triển của các nước đó. Đến nay cà phê Việt Nam đã được các nước Đông Âu nhập khẩu ngày càng tăng, niên vụ 1999/2000 Việt Nam xuất sang Ba Lan, 18 nghìn tấn, Rumani 3.200 tấn, cộng hoàng Séc & Xlovakia 3.200 tấn,... + LB. Nga: Mặc dù thức uống nóng chính ở LB. Nga là trà nhưng cũng có dấu hiệu nhu cầu cà phê tăng trong dài hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng và mức độ tiêu thụ đầu người đang ở mức thấp. Việc thay thế trà bằng cà phê là một quá trình lâu dài và rất phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, giá cả và thị hiếu. - Thị trường Nhật Bản: ở Nhật Bản, không chỉ tăng nhanh về tỷ lệ tiêu thụ cà phê mà còn ảnh hưởng lớn đến thị trường khác trên thế giới, với sự phát triển cà phê lon và cà phê lạnh. Đó là các ngành sôi động và phát triển nhanh nhất với tiềm năng đáng kể lượng cà phê tiêu dùng theo đầu người tại Nhật Bản tăng nhanh từ 1,7 kg năm 1980 lên 1 kg năm 1997. Vụ cà phê 1997/1998 Nhật Bản đã đạt 5,9 triệu bao. Dự báo khả năng tăng hàng năm 2,4% cà phê rang xay tại Nhật Bản. Lượng nhập khẩu cà phê nhân của Nhật Bản chủ yếu từ Brazil, Colombia, Indonexia,... sản phẩm cà phê Việt Nam được xuất sang Nhật Bản trong niên vụ 1999/2000 là 14,5 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 3,65% sản lượng cà phê xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản đặc biệt khó tính đối với chất lượng, do vậy sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường này phải đạt chất lượng cao. - Thị trường Châu á: Đáng chú ý tại thị trường Châu á là thị trường Trung Quốc với tiềm năng dân số đông 1,2 tỷ người. Trung Quốc là nước có lịch sử văn hoá trà lâu đời nên mức tiêu thụ cà phê mới chỉ có 200.000 bao/năm. Xu hướng kinh tế phát triển và dân số đông thị trường Trung Quốc có thể trở thành nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. 3-/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam. Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê là rất quan trọng nó cho phép ta có thể chủ động được trong các quyết định có nên giữ sản lượng cà phê xuất khẩu lại chờ giá cao xuất khẩu ồ ạt làm sao với hiệu quả kinh tế cao nhất. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét một số yếu tố chủ yếu. 3.1. Cung cà phê thế giới. Sản lượng cà phê được cung cấp trên thế giới ở trên 50 quốc gia, trong đó Brazil chiếm khoảng 30%. Do đó sự giao động về cung cà phê của Brazil có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu cà phê của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ba nước dẫn đầu về cà phê thế giới là Brazil, Colombia và Indonexia chiếm trên 40% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Khi các nước này bị mất mùa do thiên tai thì lập tức cung cà phê thế giới giảm đi rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới tăng vọt lên do sự mất cân bằng giữa cung - cầu. Do vậy mà giá xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện hơn khi mà các nước này được mùa thì lập tức cung cà phê thế giới tăng lên rõ rệt và tất nhiên là giá cà phê lại giảm. Hiện nay do sản lượng bội thu của các nước này tăng lên làm cho cung lớn hơn cầu dẫn đến sự giảm giá chưa từng có trong vòng 7 năm qua. 3.2. Cầu cà phê thế giới. Do đặc điểm của ngành cà phê Việt Nam là trên 90% sản lượng cà phê sản xuất dùng để xuất khẩu nên cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng chung là cầu cà phê sẽ quyết định mức cung cà phê sản xuất và xuất khẩu (cả về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã cà phê). Theo dự báo thì nhu cầu cà phê thế giới sẽ tăng 1%/năm trong những năm tới. Hiện nay nhu cầu cà phê thế giới đối với cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua. 3.3. Hệ thống tổ chức xuất khẩu cà phê. Ngày 18/3/1998, chế độ đầu mối xuất khẩu cà phê đã được bãi bỏ. Trong một vài tháng đầu, tình hình vẫn khả quan, cuối liên kết vẫn được duy trì từ nhưng tới tháng 6/2000 thì Câu lạc bộ cà phê Đắc lắc, và sau đó là cả Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đã có văn bản đề nghị áp dụng trở lại chế độ đầu mối đối với kinh doanh xuất khẩu cà phê bởi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, cho người nước ngoài núp bóng mua hàng. Nhập khẩu cà phê kém chất lượng về pha trộn với cà phê Việt Nam,... đã bắt đầu xuất hiện, đe doạ phá vỡ các thành quả về giá và uy tín đã thu được trong các năm vừa qua. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn có những yếu kém về sự năng động và khả năng nắm bắt và xử lý thông tin. Họ không có hệ thống các kho bãi dự trữ đảm bảo đủ cà phê xuất khẩu khi giá tăng và giữ lại cà phê xuất khẩu khi giá quá thấp. 3.4. Công tác chế biến sản phẩm cà phê. Khâu chế biến cà phê có tác động trực tiếp đến chất lượng cà phê xuất khẩu. Chất lượng là khâu then chốt quyết định kết quả xuất khẩu của tất cả các mặt hàng với cà phê thì chất lượng lại càng có ý nghĩa hơn vì cà phê là thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Hiện nay, ngành cà phê chưa có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cơ bản như: thiếu máy móc, thiết bị, lò sấy, sân phơi,... nên những đợt mưa giữa mùa thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê. Vì vậy trong nhiều năm qua ta chỉ bán chủ yếu là cà phê loại II và đây chính là một thiệt hại rất lớn cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 4-/ Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA với xuất khẩu cà phê của Việt Nam 4.1. Đánh giá chung về sản xuất trong nước trong quan hệ CEPT/AFTA Khi tham gia vào hội nhập AFTA, chúng ta phải tiến hành giảm thuế quan và bỏ các rào cản phi thuế quan. Điều này tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng cũng khó khăn cho các doanh nghiệp nếu khả năng cạnh tranh yếu sẽ mất thị trường, ngay cả ở nội địa. Thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất cà phê Việt Nam hiện nay có sự lạc hậu trong các trang thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất, vốn đầu tư cũng như trình độ quản lý. Các doanh nghiệp có định hướng phát triển xuất khẩu hoặc nếu có thì chỉ là những chỉ tiêu xuất khẩu dựa trên quan hệ về số lượng so sánh với dự kiến về kế hoạch tiêu dùng trong nước mà không có những phântích so sánh cụ thể dựa trên tiêu chí về giá thành, chất lượng, khả năng tiêu thụ hay những định hướng cụ thể về các biện pháp điều chỉnh sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và cạnh tranh trong điều kiện không còn hàng rào bảo hộ của Nhà nước khi Việt Nam tham gia vào qua trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện AFTA. Tuy nhiên, cũng có một số ngành trong nước thực sự có tiềm năng cạnh tranh, một số doanh nghiệp đã phần nào nắm bắt được những thay đổi trong môi trường kinh doanh theo cơ chế mới đã kịp đầu tư công nghệ mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế. Đối với những ngành này cần có những định hướng đúng đắn và thích hợp sẽ có khả năng phát triển sản xuất xuất khẩu. Việt Nam tham gia hội nhập AFTA đồng thời chủ động đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phù hợp với các lợi thế tương đối của Việt Nam trong thời gian so sánh với các nước ASEAN. Tập trung phát triển nanh những ngành có lợi thế, đồng thời tiếp tục bảo hộ và duy trì có thời hạn hoặc theo những mức độ khác nhau cho phần lớn các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân để có thể phát triển được một trình độ phát triển nhất định trước khi mở cửa thị trường trong nước theo CEPT, chỉ hạn chế một số ít ngành mà Việt Nam hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh. Tiến trình giảm thuế sẽ chỉ được thực hiện nhanh cho các ngành có lợi thế cạnh tranh mạnh, còn chủ yếu sẽ giảm với tiến trình chậm đối với phần lớn các ngành còn lại. 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của hội nhập AFTA với xuất khẩu cà phê. Tham gia thực hiện CEPT, cà phê Việt Nam có những lợi thế và năng suất nhờ giống, đất, khí hậu, lao động rẻ kinh nghiệm trồng, thuế đất thấp, chất lượng cà phê ngon, và Việt Nam có khả năng mở rộng diện tích cà phê chè. Nhưng Việt Nam cũng có những bất lợi về chất lượng sản phẩm cà phê sơ chế và tinh chế chưa cao. Theo APEC: một số nước đề nghị giảm thuế nhanh nhưng chưa toàn diện, đặc biệt ưu tiên đối với một số hàng thực phẩm, trong đó có cà phê. Tiến trình giảm thuế đối với sản phẩm cà phê Năm Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Sơ chế 15% 15% 15% 10% 10% 5% - - - Thành phẩm 45% 35% 25% 20% 20% 20% 15% 10% 5% 4.2.1. Cà phê sơ chế. Việt Nam không nhập cà phê hạt mà đang xuất khẩu do đó sản xuất cà phê ít bị ảnh hưởng bởi việc hội nhập quốc tế do hiện tại đang có ưu thế về năng suất, giá cả so với thế giới. Hội nhập là cơ hội mở rộng thị trường và thị phần, nâng cao uy tín chất lượng sơ chế tốt hơn. Tiến trình cắt giảm thuế cơ bản mang lại thuận lợi cho người trồng và xuất khẩu cà phê. 4.2.2. Cà phê thành phẩm. Loại cà phê chế biến hòa tan và không hòa tan chiếm 45% tổng số cà phê các loại (riêng cà phê hòa tan đa số xuất khẩu). Vì vậy việc cắt giảm thuế từ 25% xuống còn 5% vào năm 2008 theo CEPT sẽ làm thu hẹp lại thị phần của các doanh nghiệp chế biến cà phê trong nước và gián tiếp ảnh hưởng xấu đến người trồng cà phê. Tuy nhiên lợi ích đem lại là người sản xuất được tiếp xúc trực tiếp với thị trường bên ngoài, cạnh tranh để nâng cao hiệu quả, từ đó đi đến quyết định đầu tư sáng suốt hơn. III-/ Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua. 1-/ Thành tựu đạt được. Sau nhiều cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê cùng với sự ưu đãi thiên nhiên đến nay ngành cà phê đã đạt được nhiều tiến bộ có bước phát triển cả về diện tích, năng suất, chất lượng lẫn khối lượng. So với năm 1989, diện tích trồng cà phê đã tăng lên gấp đôi, sản lượng tăng hơn 9 lần, năng suất cà phê Việt Nam từ chỗ chỉ đạt 0,78tấn/ha (1980) lên 2,18tấn/ha 1997 và năm 1992 bình quân 1,75tấn/ha thuộc vào một trong những nước có năng suất cao nhất thế giới. Trong những năm qua ngành cà phê đã đem lại cho ngân sách 1 khoản ngoại tệ lớn, đồng thời phát triển đưa cây cà phê lên trở thành một trong những cây nằm trong chiến lược khai thác xuất khẩu của đất nước cùng với gạo và dầu thô. Việc sớm xác định được vị trí quan trọng của cây cà phê trong số những cây công nghiệp dài ngày đã mang lại hiệu quả cao. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã phát huy được vai trò to lớn trong việc quy hoạch sản xuất cho từng vùng, nghiên cứu cơ bản về điều kiện thổ nhưỡng mở rộng diện tích trồng cà phê ở cả 2 miền Nam-Bắc. Tổng công ty cà phê Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn kỹ thuật từ chọn giống, làm đất, chăm sóc nuôi cây đến chế biến, phân loại và tiêu thụ sản phẩm,.... Việc chuyển đổi cơ chế khoán về trồng và chăm sóc cà phê, giao cà phê cho các hộ gia đình, bán vườn cây, đa dạng hóa quyền sở hữu vườn cà phê đã mang lại sự thành công đáng kể cho ngành cà phê về năng suất và sản lượng cà phê. Sự tiến bộ này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Theo Dowjous 4 tháng đầu tiên của niên vụ 2001/2002 xuất khẩu cà phê của Việt Nam, chủ yếu là cà phê Robusta đã tăng kỷ lục, tăng 57,6% và đưa Việt Nam vượt qua Colombia trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil. Bảng 12: Sản lượng xuất khẩu cà phê của nhóm xuất khẩu lớn nhất thế giới Đơn vị: 1.000 bao STT Nước 10/2000-1/2001 10/2001-1/2002 Toàn thế giới 25.144,71 27.299,76 1 Brazil 17.334,77 7.152,72 2 Việt Nam 2.734,48 4.324,12 3 Colombia 4.064,73 3.465,90 4 Indonexia 1.559,94 1.467,00 5 Mexico 1.032,70 1.449,78 6 Ugauda 1.237,61 1.030,68 7 Guatemela 1.080,56 1.137,70 8 ấn Độ 398,25 667,01 9 Peru 357,96 650,3 10 Bờ biển Ngà 373,40 578,00 Điều này cho thấy cà phê của Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới trong việc điều hoà cung cầu và giá cả cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có những cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Từ chỗ chúng ta chỉ quan hệ với số bạn hàng thuộc các nước Đông Âu và Liên Xô cũ thì hiện nay đã xuất khẩu cho trên 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là một trong những thành công lớn của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển. Trong giai đoạn tới chúng ta sẽ tiếp tục đà thành công mở rộng thị trường mới theo chủ trương giảm dần các thị trường trung gian, tăng dần các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu chúng ta có những bước tiến vượt bậc. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 11,2 lần chỉ trong vòng 6 năm từ 1989 đến 1997 và tăng gấp đôi trong vòng 1 năm từ 1996-1997. Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng tăng cao, từ chỗ không có gì (trước năm 1989) thì đến nay đã chiếm 20,75%. Bảng 13: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê trong kim ngạch xuất khẩu nông sản Đơn vị: triệu USD, % Năm 1998 1999 2000 2001 DK 2002 Giá trị kim ngạch nông sản xuất khẩu 2.373 2.457 2.602 2.819 3.200 Giá trị kim ngạch cà phê xuất khẩu 336,8 497,5 594 585 600 Tỷ trọng 14,19 20,25 22,83 20,75 18,75 Nguồn: Vụ KHTK - Bộ Thương mại. Để có được những thành quả đáng ghi nhận như trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: * Về mặt khách quan: - Chúng ta có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý. Việt Nam nằm trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 nên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê, vì thế dù nước thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn có lợi thế vì gần biển nên việc vận chuyển cà phê đã giảm đi được rất nhiều chi phí. - Lợi thế về nguồn nhân lực. Với 80 triệu dân trong đó trên 70% là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, tiền công lao động thấp do vậy làm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh về giá với các nước khác. * Về mặt chủ quan: - Được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, coi cây cà phê là mặt hàng sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhân dân ta đã khai thác tốt vùng đất Bazan rộng lớn để trồng cà phê bởi đây là vùng đất rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. - áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong nước và quốc tế trong công tác trồng mới, chăm sóc, chọn giống, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,... Do vậy, năng suất cà phê Việt Nam đứng hàng đầu thế giới. - Việt Nam có tổ chức chuyên ngành cà phê là Tổng công ty cà phê vn Việt Nam (Vinacafe) và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với các địa phương chăm lo phát triển thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng, quan hệ với các nước để thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Hiện nay, tình hình thị trường cà phê thế giới đang có những biến động rất lớn, ngành cà phê Việt Nam đang lâm vào tình cảnh rất khó khăn, giá thành xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0556.doc
Tài liệu liên quan