Đề tài Phương pháp tài khoản kế toán và việc vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán

A.PHẦN MỞ ĐẦU.

B. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN.

 

Chương 1 : PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN . . .7

 1. NỘI DUNG, Ý NGHĨA, CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN .

 2. NỘI DUNG, KẾT CẤU, TÍNH KHOA HỌC CỦA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 7

 3. NỘI DUNG, TÍNH KHOA HỌC CÁCH GHI CHÉP TRÊN

 TÀI KHOẢN KẾ TOÁN .

Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN - KẾ TOÁN ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN - KẾ TOÁN

 1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

 2. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ĐÃ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.

 3. MỘT SỐ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN KHÁC

 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀO TRONG DOANH NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ.

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 1.GIÁO TRÌNH. NGUYÊN LÝ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN - TRƯỜNG ĐHTC-KT 1978

 2. GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT HẠCH TOÁN KẾ TOÁN - NXBTK 1994.

 3. GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT HẠCH TOÁN KẾ TOÁN - NXBTC. 2000

 4. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN THỐNG NHẤT .

 NXBTK. 1989,1995,2000

 5. KẾ TOÁN ĐẠI CƯƠNG- TS.TRẦN ĐÌNH THÙNG NXBTK

 6.LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH -

 NGYỄN VĂN CÔNG. NXBTC.

 7. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỸ VÀ PHÁP . NXBTK.

 

 8.TẠP CHÍ KẾ TOÁN.

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp tài khoản kế toán và việc vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền gửi ngoại tệ). Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm Số dư cuối kỳ: Số tiền mặt ngoại tệ vàng ,đá quý hiện còn gửu tại ngân hàng ở thời điểm cuối kỳ hạch toán Kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn vốn kinh doanh. Tài khoản: Nguồn vốn kinh doanh Số phát sinh giảm: - Phản ánh số nguồn vốn kinh doanh giảm trong kỳ. Số dư đầu kỳ: (Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có đầu kỳ). Số phát sinh tăng: - Phản ánh số nguồn vốn kinh doanh tăng trong kỳ. Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm Số dư cuối kỳ: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có cuối kỳ. Ví dụ: Kết cấu của tài khoản “Tài khoản vay ngắn hạn ”. Tài khoản 311 Số phát sinh giảm: - Số tiền đã trả về khoản vay ngắn hạn trong kỳ. - Số tiền giảm nợ vay do tỷ giá hối đoái giảm(Nợ ngoại tệ). Số dư đầu kỳ: Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả ở đầu kỳ hạch toán. Số phát sinh tăng: - Số tiền vay ngắn hạn phát sinh trong kỳ. - Số tiền tăng nợ vay do tỷ giá hốiđoái tăng(Nợ ngoại tệ). Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm Số dư cuối kỳ : Số tiền còn nợ về khoản vay ngắn hạn chưa trả ở thời điểm cuối kỳ hạch toán . Số dư cuối kỳ của cả hai loại tài khoản trên được tính như sau: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng – tổng số phát sinh giảm. Sở dĩ hai loại tài khoản này có kết cấu như trên vì những nguyên nhân sau: Do vốn và nguồn vốn là hai mặt biểu hiện khác nhau của tài sảnở đơn vị, do vậy kết cấu phản ánh hai đối tượng kế toán vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh phải ngược nhau để phản ánh rõ các đối tượng kế toán nào thuộc vốn kinh doanh hay thuộc nguồn vốn kinh doanh. Số dư đầu kỳ của tài khoản vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh phản ánh số hiện có của hai đối tượng này ở thời điểm đầu kỳ vì kết cấu của hai loại tài khoản này ngược nhau nên số dư đầu kỳ của chúng phản ánh ở hai bên khác nhau. Nếu số dư tài khoản vốn kinh doanh phản ánh ở bên nợ thì số dư của tài khoản nguồn vốn ở bên có. Theo quy ước hiện nay, số dư đầu kỳ của tài khoản vốn ở bên Nợ, còn số dư tài khoản Nguồn vốn ở bên có. Số dư cuối kỳ này là số dư đầu kỳ sau nên số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ được phản ánh cùng bên. Số phát sinh tăng trong kỳ làm cho số dư của tài khoản vốn kinh doanh (hay tài khoản Nguồn vốn kinh doanh tăng lên) do đó để dễ nhận biết thì nó cùng phản ánh cùng với bên số dư. Số phát sinh giảm làm cho số dư giảm đi, đồng thời nó là sự vận độngđối lập với số phát sinh tăng, nên nó được phản ánh khác bên với số phát sinh tăng và số dư. Tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh. Nợ Có - Phản ánh chi phí phát sinh - Phản ánh thu phát sinh - Lãi - Lỗ Ví dụ: Kết cấu tài khoản – Doanh thu bán hàng. Tài khoản – Doanh thu bán hàng - Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trêndoanh thubán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ bằng kế toán . - Trị giá hàng hoá bị trả lại kết chuyển cuối kỳ . - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. - Kết chuyển doanh thu vào tài khoản “xác định kết quả kinh doanh” - doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán . Do đối tượng kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản đó trong đơn vị nên kết cấu của tài khoản kế toán phải được xây dựng dựa trên nội dung và đặc điểm của từng đối tượng hạch toán kế toán. Mặt khác tài sản trong đơn vị bao gồm nhiều loại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp, mỗi đơn vị kinh doanh khác nhau thì số tài sản cần thiết sử dụng cũng khác nhau , do đó cần tổ chức nhiều hệ thống tài khoản khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, tiện lợi cho việc hạch toán hàng ngày cũng như quyết toán định kỳ. Đối với một số tài khoản kế toán chi tiết cần nắm số dư thường xuyên liên tục thì kết cấu tài khoản có thể xây dựng gồm 3 phần để phản ánh thường xuyên số hiện có và hai mặt vận động của đối tượng kế toán . Ví dụ: tài khoản chi tiết “phải thu khách hàng”. Diễn giải Số phải thu Số đã thu Số còn phải thu Số Ngày Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cộng phát sinh Dư cuối kỳ 2.3 Tính khoa học của tài khoản kế toán. Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện, là công cụ của phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp tài khoản có phát huy được hiệu quả của mình là phản ánh các đối tượng kế toán, ghi chép, kiểm tra một cách thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm cung cấp thông tin đầy đủ có hệ thống kịp thời phục vụ công tác quản lý, tất cả các yếu tố đó đều phụ thuộc vào việc xây dựng kết cấu tài khoản một cách hợp lý. Có nghĩa là phải đảm bảo tính khoa học của tài khoản kế toán. Tính khoa học của tài khoản thể hiện cụ thể ở các mặt như sau: + Tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể trong mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán với nhau một cách có hệ thống, thường xuyên liên tục, toàn diện. Đây là một trong những ưu điểm của phương pháp tài khoản kế toán so với phương pháp chứng từ kế toán. + Kết cấu của tài khoản kế toán thể hiện tính khoa học của tài khoản kế toán vì thông qua kết cấu này, tài khoản kế toán được chia làm hai bên do đó phản ánh được sự vận động của đối tượng kế toán theo hai mặt đối lập (tăng và giảm, thu va chi, nhập và xuất ) giúp cho việc ghi chép phản ánh số liệu của đối tượng kế toán ở mọi thời điểm cần thiết, thuận tiện khi tổng hợp số liệu. + Qua việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tài khoản kế toán cho phép nhận biết được số hiện có của đối tượng kế toán cụ thể ở từng thời điểm. Số phát sinh trong kỳ cho phép thấy được sự vận động của đối tượng kế toán. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ cho biết tình hình hiện có của đối tượng kế toán ở các thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán. Đồng thời qua việc ghi chép một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản có liên quan tới nó, ta thấy được mối quan hệ lẫn nhau giữa các đối tượng kế toán. 3 .Cách ghi chép trên tài khoản kế toán và tính khoa học của cách ghi chép trên tài khoản kế toán . 3.1 Nội dung của cách ghi chép trên tài khoản kế toán . Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh ở các chứng từ gốc, kế toán sử dụng phương pháp tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính đó vào các tài khoản kế toán.Cách ghi chép trên tài khoản kế toán là một trong những hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán. Có hai cách ghi phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vao tài khoản kế toán đó là : cách ghi đơn và cách ghi kép. + Cách ghi đơn: Cách ghi đơn là cách ghi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến đối tượng kế toán cụ thể nào thì ghi vào tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán cụ thể đó một cách độc lập, không có quan hệ với đối tượng kế toán cụ thể khác. Cùng với sự phát triển của sản xuất, cách ghi đơn của hạch toán kế toán được tiến hành lần đầu vào thời kỳ nên kinh tế xã hội đang ở hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, sau đó nó ngày càng được cải tiến hợp lý hơn. Trong các doanh nghiệp cách ghi đơn được sử dụng phổ biến để ghi chép các hoạt động sản xuất, buôn bán, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ít. Ví dụ: Số dư đầu kỳ nguyên hiện vật hiện là 200 Xuất kho nguyên vật liệu 50 Nhập kho nguyên vật liệu 100 Các nghiệp vụ đó phản ánh vào Tài khoản “Nguyên liệu- Vật liệu” bằng cách ghi đó: Tài khoản 152 200. (2)100 50(1) 100 50 250 Trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp hiện nay ghi đơn được thực hiện trong các trường hợp sau: - Ghi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản chi tiết nhằm cụ thể hoá số liệu đã ghi ở tài khoản tổng hợp. Ví dụ: Một doanh nghiệp tạm ứng cho cán bộ X 200.000 bằng tiền mặt, nợ tài khoản “tạm ứng” : 200.000 Sổ chứng từ : Tạm ứng cho cán bộ X * * * (1)200.000. ………. - Ghi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản ngoài bảng các hoạt động kinh tế tài chính cóliên quan tới tài sản của các đơn vị khác mà đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng. Ví dụ: Thuê ngoài một thiết bị trị giá 100 (đơn vị triệu đồng) phản ánh vào tài khoản ngoài bảng đó là tài khoản “tài sản thuê ngoài”. + Cách ghi kép: Ghi kép là ghi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cùng một lúc vào các tài khoản có liên quan theo đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán mà nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến. Có các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chủ yếu sau: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng một loại vốn này và làm giảm một loại vốn khác. Ví dụ: Chuyển tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 100 triệu. Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng một loại nguồn vốn này và làm giảm một loại nguồn vốn khác. Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 20 triệu. Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng một loại vốn này đồng thời làm tăng một nguồn vốn cụ thể khác. Ví dụ: Nhà nước cấp một tài sản cố định trị giá 500 triệu làm tăng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm giảm một loại vốn này đồng thời làm giảm một nguồn vốn cụ thể khác. Ví dụ: Trích tiền mặt trả lương công nhân 1triệu Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm giảm nguồn vốn này nhưng không tăng nguồn vốn khác và cũng không giảm vốn khác. Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng hết 100 triệu trả tiền ngay được giảm 5 triệu đphát sinh thu nhập vì làm giảm khoản phải trả người bán, không tăng nguồn vốn khác, không giảm vốn khác. Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tài sản này không làm giảm tài sản khác,hay làm tăng khoản nợ phải trả khác. Ví dụ: Lãi do tiền gửi ngân hàng 3 triệuđphát sinh thu nhập do làm tăng tiền gửi ngân hàng trong khi không làm giảm tài sản khác hay làm tăng khoản nợ phải trả khác. Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm tăng khoản nợ phải trả nhưng không làm giảm khoản nợ phải trả khác hay tăng tài sản khác . Ví dụ: Doanh nghiệp mua hàng nhưng trả trong thời gian 1năm do đó số tiền thực tế phải trả lớn hơn số tiền mua hàng hoá trả tiền ngay là 1 triệu đphát sinh chi phí vì khoản phải trả chongười bán hàng tăng Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm giảm tài sản này nhưng không làm tăng tài sản khác, không giảm khoản nợ khác Ví dụ: Lấy tiền mặt trả công cho người làm thuê 500 nghìn đphát sinh chi phí. Nội dung của cách ghi sổ kép là: Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến tài sản của đơn vị bao giờ cũng đượcghi vào ít nhất 2 tài khoản kế toán có liên quan. Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh bao giờ cũng đượcghi Nợ vào tài khoản này ghi Có vào tài khoản khác. Số tiền ghi vào bên Nợ và số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản do nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến bao giờ cũng bằng nhau Cơ sở để thực hiện việc ghi chép trên tài khoản là nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành ghi nợ vào tài khoản nào và ghi có vào tài khoản nào và số tiền ghi vào mỗi bên . Công việc nàyđược gọi là định khoản kế toán. Có 2 loại định khoản kế toán là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp Định khoản kế toán giản đơn là định khoản kế toán liên quan ít nhất đến 3 tài khoản tổng hợp Định khoản kế toán phức tạp có các dạng sau: ghi nợ 1 tài khoản này, ghi có nhiều tài khoản khác ghi có 1 tài khoản này, ghi nợ nhiều tài khoản khác ghi nợ nhiều tài khoản đồng thời ghi có nhiều tài khoản khác do cùng một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến. Ví dụ: Trích tiền gửu ngân hàng trả vay ngắn hạn 50 triệu, chuyển sang quỹ tiền mặt 10 triệu. Nợ tài khoản 311: 50 triệu Nợ tài khoản 111: 10 triệu Có tài khoản 112: 60 triệu Với cách đơn trên tài khoản kế toán chỉ phản ánh, kiểm tra, giám sát được sự vận động độc lập, riêng rẽ của bản thân từng đối tượng kế toán cụ thể. Nó chỉ phản ánh sự vận động nội tại bên trong đối tượng kế toán chứ không phải phản ánh được sự vận động của đối tượng kế toán trong mối liên hệ biện chứng với sự vận động của đối tượng kế toán. Nhưng với cách ghi kép đã khắc phục được những nhược điểm này, trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới hiện tồn tại tác động qua lại lẫn nhau, và các đối tượng của hạch toán, kế toán không nằm ngoài các quy luật đó. Ghi kép trên tài khoản kế toán giúp phản ánh và kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế tài chính một cách khoa học chính xác do cách ghi chép này đã phản ánh được mối liên hệ giữa các đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh . 3.2 Tính khoa học cách ghi chép trên tài khoản kế toán. Cách ghi chép trên tài khoản kế toán chính là một hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và kinh tế chính trị học, kế toán tiến hành việc tiến hành việc ghi chép trên tài khoản kế toán một cách khoa học hợp lý: Do mỗi sự vật hiện tượng không thể tồn tại độc lập một mình mà nó luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với các sự vật hiện tượng khác do đó giữa các đối tượng kế toán cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau, với cách ghi chép trên tài khoản kế toán đã đáp ứng được yêu cầu này Mặt khác căn cứ vào cách ghi chép trên tài khoản, cụ thể là thông qua việc ghi số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, số phát sinh phản ánh vào tài khoản kế toán giúp người cần thông tin có thể nắm bắt được số liệu kế toán ở các thời điểm khác nhau. Ngoài ra cách ghi chép này còn giúp phản ánh đối tượng kế toán ở cả trạng thái tĩnh và động với tính khoa học này giúp cho tài khoản kế toán được sử dụng làm sổ để ghi chép các bảng cân đối kế toán, do bảng tổng hợp cân đối chi phản ánh tổng quát tài sản ở đơn vị tại một thời điểm nhất định. Chương II Vận dụng phương pháp tài khoản kế toán để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán. 1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán. Theo liên đoàn quốc tế về kế toán: “kế toán là nghệ thuật ghi chép phân loại và tổng hợp theo một cách riêng có bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải thích kết quả của nó” theo cách định nghĩa này tính nghệ thuật của kế toán thể hiện kế toán không chỉ sử dụng một số phương pháp khoa học mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và nănglựccủa người sử dụng nó mặt khác đối tượng của hạch toán ở đây là tài sản và sự vận động của tài sản đó trong quá trình hoạt động của đơn vị, phương pháp tài khoản kế toán đã sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh kiểm tra một cách thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể’. Một cá nhân muốn hiểu được kế toán và vận dụng phương pháp tài khoản kế toán nhằm phát huy chức năng và vai trò của nó thì vấn đề quan trọng là phải biết và hiểu rõ được các tài khoản kế toán. Bởi vì tài khoản kế toán chính là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán. Các tài khoản kế toán sử dụng được sắp xếp và hệ thống hoá theo một trình tự khoa học được thể hiện qua hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, góp phần phát huy tác dụng của phương pháp tài khoản kế toán. Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán là danh mục các tài khoản kế toán mà đơn vị (tổ chức) phải sử dụng đủ để phản ánh toàn bộ tài sản của đơn vị và sự vận động của tài sản đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí, đủ để cung cấp được số lượng để lập được các báo cáo tài chính. Do quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng rất khác nhau cho nên loại tài khoản và số lượng tài khoản mà các doanh nghiệp sử dụng để phản ánh tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh ở đơn vị cũng rất khác nhau. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do nhà nước ban hành, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn những loại tài khoản thích hợp để vận dụng vào trong công tác kế toán sao cho phù hợp với tình hình hoạt động và đặc điểm của doanh nghiệp. Các tài khoản kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để vận dụng tạo thành hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp.ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, hệ thống tài khoản kế toán kho bạc, hệ thống tài khoản kế toán các đơn vị hành chính sư nghiệp. Muốn xây dựng được hệ thống tài khoản kế toán cần phải tiến hành lựa chọn và sắp xếp các tài khoản kế toán hợp lý. Mà để có thể thực hiện được việc đó cần phải nắm được nội dung và nguyên tắc ghi chép phản ánh của từng tài khoản kế toán. Mỗi tài khoản kế toán có những đặc trưng riêng do đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán phản ánh là rất khác nhau. Đặc trưng của tài khoản kế toán được thể hiện : Nội dung phản ánh của tài khoản :Nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh ở các tài khoản khác nhau thì khác nhau Mỗi tài khoản kế toán có một công dụng nhất định và kết cấu của chúng cũng rất khác nhau. Mức độ phản ánh của tài khoản kế toán tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán phản ánh .Tuỳ theo yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn và đặc trưng của đối tượng kế toán mà đối tượng kế toán đó có thể xây dựng một hay một số tài khoản để phản ánh đối tượng kế toán. Tuỳ thuộc vào phạm vị mà tài khoản được sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản chi phí, thu nhập tính toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ tổng quát hay tính toán kết quả từng hoạt động, từng loại sản phẩm ..Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý, tổ chức của doanh nghiệp. Ví dụ : Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp, gồm tiền mặt tại, tiền gửi ở các Ngân hàng, kho bạc nhà nước và các khoản tiền đang chuyển, bằng phương pháp tài khoản kế toán người ta đã xây dựng các tài khoản sau: Tài khoản “Tiền mặt” dùng để phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm : Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Tài khoản “Tiền gửi ngân hàng”phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. Tài khoản “Tiền đang chuyển ”để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước đã gửi cho bưu điện để chuyển cho ngân hàng, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ, hay bản sao kê của ngân hàng. Hệ thống tài khoản kế toán được coi là một bộ phận quan trọng của chế độ kế toán. ở mỗi quốc gia khác nhau tồn tại nhiều hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp,tuy nhiên việc sử dụng thống nhất hệ thống tài khoản do nhà nước ban hành và việc sử dụng hệ thống tài khoản đó phải tuân thủ nguyên tắc sau: +> Trước hết, khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp phải dựa trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán, phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ có tính phổ biến của kế toán các nước có nền kinh tế phát triển. +>Thứ hai là, khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính. +> Các tài khoản được mã hoá, thuậntiện choviệc hạch toán và xử lý thông tin cũng như thu thập thông tin. Mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với đối tượng kế toán phản ánh ở tài khoản và được đánh số hiệu riêng, giúp cho người làm kế toán và cán bộ quản lý lựa chọn được nghiệp vụ theo từng chỉ tiêu, tạo điều kiện rễ ràng cho việc tập hợp các mục, khoản mụcđể lập báo cáo tài chính. Cụ thể là : Số hiệu tài khoản cấp I được ký hiệu bằng ba chữ số; Chữ số đầu chỉ loại tài khoản, Chữ số thứ hai chỉ nhóm tài khoản trong loại đó, Chữ số thứ ba chỉ tài khoản trong nhóm. Với một số doanh nghiệp cần phải mở tài khoản cấp hai nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. Tài khoản cấp hai được ký hiệu bằng bốn chữ số: Ba chứ số đầu mởtk cấp I, chữ số thứ tư chỉ tài khoản cấp II của tài khoản cấp I đó: +> Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phảicăncứ vào yêu cầu, trình độ quản lý kinh tế tài chính ở các đơn vị,các nghành trong nền kinh tế và trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên kế toán sao cho việc ghi chép trên các tài khoản được nhanh gọn tăng hiệu suất công tác kế toán. Ví dụ: - Tài khoản 111 là tài khoản “Tiền mặt”. Tài khoản 1111 là tài khoản “Tiền Việt Nam”. Tài khoản 1112 là tài khoản “Ngoại tệ”. Tài khoản 1113 là tài khoản “Vàng bạc,kim khí quý,đá quý ”. Việc thực hiện các nguyên tắc trên có ý nghĩa hết sức quản trọng, là cơ sở để xay dựng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Với một hệ thống tài khoản thống nhất giúp cho đơnvị vận dụng chế độ kế toán một cách thống nhất và thuận tiện trong việc xác định tài khoản cần mở, tổ chức ghi chép, hạch toán theo chế độ quy định. Đồng thời giúp cho nhà nước tổ chức và chỉ đạo thống nhất công tác kế toán ở các đơn vị cơ sở, là căn cứ để nhà nước kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán cũng như chế độ quản lý ở đơn vị. 2. Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội qua các hình thái kinh têax hội khác nhau, yêu cầu đối với các hoạt động tổ chức và quản lý cũng ngày càng được nâng cao tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. ở mỗi quốc gia, cơ chế quản lý kinh tế tài chính phải được đổi mới lien tục một cách linh hoạt nhằm tạo ra hệ thống pháp luật tài chính, lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động kinh tế tài chính tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế. Trong bối cảnh đó hệ thống tài khoản ở Việt Nam cũng được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn. 2.1. Giai đoạn trước năm1989. Cùng với sợ ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền kinh tế tài chính của nước ta cũng dần dần được thiết lập và kế toán được sử dụng như mộtcông cụ quản lý kinh tế tài chính.Trong thời kỳ này nhà nước ta thực hiện hủ trương từng bước hạch toán xã hội chủ nghĩa. Năm 1957, Nhà nước đã ban hành chế độ kế toán thống nhất cho hai nghành là công nghiệp và xây dựng cơbản, bước đầu chúng ta đã có một chế độ kế toán thống nhấtvà hệ thống tài khoản thống nhất cho hai nghành trên. Sau nhiều lần bổ sung tới năm 1970 nhà nước ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các đơn vị trong nghành kinh tế quốc dân bao gồm 16 tài khoản. Nói chung hệ thống tài khoản này còn hết sức sơ sài và đơn giản, tuy nhiên với đặc điểm của nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp, sản xuất còn chưa phát triển tồn tại duy nhất một thành phần kinh tế là thành phần kinh tế quốc doanh, nên hệ thống tài khoản này phần nào cũng đáp ứng được yêu cầu quản lý tổ chức. 2.2Giai đoạn từ năm 1989 tới nay. Đây là giai đoạn đánh dấu sự đổi mới của nền kinh tế nước ta. Chúng ta chuyể từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trong tình hình đó đáp ứng yêu cầu mới hệ thống tài khoản kế toán đã được đổi mới từng bước cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. + Năm 1989 theo quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 do bộ tài chính ban hành, hệ thống tài khoản mới đã được thiết lập bao gồm 9 loại với 41 tài khoản và 8 tài khoản ngoài bảng. Đặc điểm của hệ thống tài khoản được lý luận bằng hai con số; các loại tài khoản được sắp xếp theo thứ tài sản cố định; dự trữ sản xuất kinh doanh, chi phí tiêu thụ và kết quả; vốn bằng tiền; thanh toán, thu nhập ; nguồn vốn tự có; nguồn vốn liên doanh. Hệ thống tài khoản kế toán năm 1989 đã có nhiều bước tiến so với năm 1970. Xuất hiện nhiều tài khoản mới phục vụ cho quá trình hạch toán như tài khoản “Mua hàng”. Trong những năm gần đây, quá trình đổi mới tác động ngày càng rõ rệt tới nền kinh tế nước ta đồng do ảnh hưởng của xu thế mở cửa, toàn cầu hoá nên đòi hỏi các chính sách này cũng phải thay đổi một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ yêu cầu đó,tất yếu phải xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán mới. +> Năm 1995 theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của bộ trưởng bộ tài chính hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế ở nước tahiện nay ra đời, bao gồm 71 tài khoản cấp I trong bảng và 7 tài khoản ngoài bảng đủ để các doanh nghiệp phản ánh được toàn bộ sự hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiệp. Trong thời kỳ này số liệu tài khoản cấp I được ký hiệu băng ba con số. Trong đó chữ số đầu chỉ loại tài khoản, chữ số thứ hai chỉ nhóm tài khoản, chữ số thứ ba chỉ tài khoản trong nhóm. Từ năm 1995 tới năm 1999, nền kinh tế nước ta có những bước ngoặt lớn.Việt Nam đã tham gia vào một số tổ chức quốc tế cũng như khu vực, như ASEAN, ADEC. Tiếp đó nhà nước ban hành thêm một số chính sách mới như thi hành luật thuế giá trị gia tăng. Do đó tối 3/9/1999 Bộ tài chính bổ sung thêm 3 tài khoản mới vào hệ thống tài khoản năm 1995 đó là: Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1169.doc
Tài liệu liên quan