Đề tài Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy - Môn thể dục

Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của giáo viên hàng đầu vào vạch  chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu.

.Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên.

.Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau.

Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy - Môn thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñeà taøi: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT DẠY - MÔN THỂ DỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Lý do chọn đề tài: T rò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta. “Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học” vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên tuổi đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được vui chơi, giải trí mà đã chơi thì rất đam mê. Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này: là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất. Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Ở trong phân phối chương trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy nếu giáo viên nào chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả. Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ tầm quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học nên tôi đã chú ý tìm tòi chọn lọc và tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy của mình. Trong mấy năm gần đây tôi nhận thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn. Biện pháp này thật sự không khó, không mất nhiều thời gian. Song vì nhiều giáo viên chưa chú trọng đến nó nên chưa thực hiện được tốt. Tôi mạn phép đưa ra những biện pháp mà tôi đã thực hiện đối với vấn đề nêu trên để các đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý xây dựng, để chúng ta cùng nhau đưa chất lượng giảng dạy môn thể dục càng ngày càng đi lên. II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP 1. Thực trạng của đề tài: 2.1. Trong tình hình chung hiện nay, đa số giáo viên và học sinh chưa coi trọng chất lượng của tiết học thể dục: - Tất cả đều cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần hằng năm huấn luyện đội tuyển (một số em) để tham dự Đại hội TDTT hoặc HKPĐ có thành tích xếp hạng là được. Như vậy vô hình chung giáo viên chỉ chú trọng đến một số em có năng khiếu. - Do điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, đồ dùng học tập) còn nhiều hạn chế nên sự đánh giá chất lượng tiết dạy chưa đòi hỏi cao. Thể hiện ở chỗ: Số lượng giáo viên môn thể dục đăng ký tham gia thi giáo viên giỏi vòng tỉnh hàng năm còn rất hạn chế, có thi thì chất lượng cũng chư cao (theo đánh giá của chuyên môn). Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi. 2.2. Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp: - Nhiều tiết dạy trong PPCT có ghi “TT tự chọn”, giáo viên có chọn và tổ chức trò chơi cho có lệ. Họ chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ yếu. 2.3. Qua ba năm công tác, bản thân tôi đã được dự giờ rất nhiều. Đồng nghiệp dạy thể dục trong trường, trò chuyện và tiếp xúc với rất nhiều đồng nghiệp ở các trường khác và đã nắm được tình hình chung như trên (Tất nhiên đây không phải giáo viên nào cũng thế, mà đây là đánh giá một cách tổng thể). * Từ đầu năm học: 2010-2011 tôi đã chú ý nghiên cứu các phương pháp làm sao để tiết dạy có chất lượng hơn. * Tìm hiểu sự ham thích học, luyện tập thể dục qua các trò chơi: Thông qua các trò chơi các em được gì? trong mục tiêu của tiết dạy. a)Khởi động thư giãn. b) Luyện tập các động tác đã học. c) Thư giãn cuối giờ d) Rèn kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục truyền thống. * Tìm trò chơi, nhất là những trò chơi dân gian do ông cha ta để lại, tự sáng tạo các trò chơi mới, hoặc cải biến những trò chơi tương tự khi những trò chơi đã biết không phù hợp tiết dạy. Từ đầu năm học cho đến nay bản thân tôi đã áp dụng vào tiết dạy thấy kết quả rất khả quan. 2. Cơ sở lý luận. Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT . Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ đối với học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn. 3.Cơ sở thực tiễn . Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và làm hứng thú cho tiết học. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển trũ chơi cho học sinh THPT, vừa có thể lực tốt vừa có hứng thú cho tiết dạy. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến: “Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng môn thể dục.” Trong quá trình viết có thể còn do hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả nhiều hơn. 4. Cách chơi và tổ chức trò chơi: Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được: * Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân…). *Không gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại. Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút. Như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết). Phân loại trò chơi: *Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh. -Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi. - Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi. *Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng: - Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo. - Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước. - Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học. * Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thị chọn trò chơi theo mục đích. 4.1. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ hoặc giữa giờ (đầu phần mới). - Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải. * Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài. Ví dụ: Tiết 12 (thể dục 10) nội dung chạy nhanh. . Ôn: chạy nâng cao đùi (tiết 40) . Học mới: Đứng tại chỗ đánh tay. Đi chuyển sang chạy nhanh (20-30) - Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo viên có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi”. Trò chơi này dựa trên trò chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết. - Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác theo quy định: * Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe nhàng. * Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn. * Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn nữa. * Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải. Để gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh. Những học sinh làm không đúng các động tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay. Trò chơi này chỉ cần thực hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện. Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy nâng cao đùi. Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài tập ôn luyện phần trước. 4.2. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP LUYỆN: Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản. Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với chương trình lớp 10, 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10). Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả. Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác thế nào để chọn trò chơi có tính chất luyện những động tác đó. Ví dụ: Ở chương trình thể dục 10. a. Môn chạy nhanh: Từ tiết 2 cho đến tiết 12, với trò chơi chạy tiếp sức mà trong chương trình đã giới thiệu (tiết 37) thì chỉ dùng luyện chạy nhanh xuất phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên từ đặt tên). Trò chơi 1: (H1) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau từ 2-3cm và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội. Khi giáo viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua. m m m m m m m m m m 20m 3m 20m (H1) Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của giáo viên hàng đầu vào vạch m chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu. .Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên. .Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau. Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao. *Tác động: - Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp dụng từ tiết 2-8. Những tiết từ 8-12, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn (tương trự trò chơi của phần khởi động đã giới thiệu) với bộ môn chạy, nếu là xuất phát thấp nên cải biến trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng bật chạy nhanh nhẹn. 20m m m m m m m m m m m m m Hình 2 Trò chơi 3: (H3) Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một vòng tròn lớn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy. Thùy theo sân bãi mà vòng tròn lớn hay nhỏ. Chia vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm trong vòng nhỏ bỏ một số vật (cái cờ nhỏ, cái khăn,…) Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 1à2. Khi có hiệu lệnh những em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ. Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì…). * Tác động: Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể đoàn kết tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của tiết dạy. m * * Hình 3 b.Môn bật nhảy: Từ tiết 38 đến tiết 53. Ngoài ba trò chơi mà trong chương trình đã giới thiệu: “Nhảy ô tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức, giáo viên tự chọn trò chơi khác sinh động hơn, tôi xin giới thiệu cải biến một trò chơi như sau: Ở trò chơi rèn luyện chạy nhanh xuất phát thấp mà tôi đã giới thiệu ở trên, có thể thay đổi một số chi tiết bằng cách: Cho vòng tròn lớn có bán kính khoảng 12m, cách tâm (vòng tròn nhỏ) khoảng 3m vẽ một vòng tròn nữa tại đó. Cách chơi: Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vòng tròn lớn, khi có hiệu lệnh, các em mang số 1 sẽ chạy (xuất phát cao) đến vòng tròn thứ hai rồi chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy mẫu vật trong vòng tròn này, khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới chạy về đưa cho bạn thứ hai * mmo * Tác động: - Với trò chơi này giáo viên tổ chức chơi như trò chơi ở chạy nhanh xuất phát thấp, nên khi giới thiệu trò chơi cho các em không mất nhiều thời gian, cách chơi cũng dễ mà huy động được 100% các em tham gia trò chơi. c. Môn đá cầu: Từ tiết 38-48. Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên. Trò chơi 5: (hình 5) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá. Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích” 1,50m mmmmm mmmmm 4 m Hình 5 * Tác động: Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi. Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, là msao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có tác dụng lớn đối với học tập TDTT đối với các em học sinh THCS. 4.3. NẾU TRÒ CHƠI CÓ TÍNH THƯ GIẢN ĐƠN THUẦN: thì thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. * Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy bền. Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ. III. KẾT LUẬN: 1. Kết quả đạt được: Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2010-2011 đến nay: - 100% học sinh thích các tiết học có trò chơi. - 97% học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết dạy này. - Số học sinh trốn tiết và nghỉ học môn thể dục giảm 70% so với những năm học trước. 2. Bài học kinh nghiệm: 2.1. Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2. Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề. 2.3. Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết cho các em học sinh. 2.4. Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học”. 2.5. Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo làm thế nào để các em học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên. 3.Kết luận và kiến nghị: 3.1. Kết luận: Môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại. Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trũ chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học . Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí , thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn. 3.2. Kiến nghị: Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với các cấp Uỷ Đảng địa phương, lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo đặc biệt là việc cấp thêm diện tích đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các em niềm đam mê hứng thú trong tập luyện. Thuận An, ngày 04 tháng 04 năm 2010 NGƯỜI VIẾT Trần Đình Phụng ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GD- ĐT THỪA THIÊN HUẾ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MUÏC LUÏC I. ÑAËT VAÁN ÑEÀ Trang 1-2 IINỘI DUNG Trang 3-9 III. KEÁT LUAÄN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 10-11 VI. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 12 tµi liÖu tham kh¶o 1.Lý luËn vµ ph­¬ng ph¸p TDTT. (NguyÔn To¸n - Ph¹m Danh Tèn - NXB TDTT - 1995) 2. Sinh lý häc TDTT. ( L­u Quang HiÖp - NXB TDTT - 1993) 3. TuyÓn tËp nghiªn cøu khoa häc gi¸o dôc søc khoÎ thÓ chÊt trong tr­êng häc c¸c cÊp. ( NXB TDTT - 1993) 4. S¸ch gi¸o khoa thÓ dôc líp 10 – 11 – 12. ( NhiÒu t¸c gi¶ - NXB GD - 1992) 5. Ph­¬ng ph¸p to¸n häc thèng kª. (NguyÔn §øc V¨n - TDTT - 1987)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy - môn thể dục.doc
Tài liệu liên quan