Đề tài Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới .Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Xuất phát từ quan điểm cho rằng bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều phải là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới. Vì vậy, việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nước ta phải được phát triển từng bước theo dịnh hướng XHCN.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển và xây dựng đất nước ngày càng giaù mạnh, văn minh, xem đó như là một biện pháp tích cực để đất nước yên bình và ổn định, lòng dân đã thực sự tin tưởng vào Đảng. Muốn vậy chúng ta phải kiên định theo chủ nghĩa Mac - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay đất nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa .Quá trình đó đã đặt ra những nhiệm vụ kinh tế cơ bản. Chúng ta đã tạo ra được một lực lượng sản xuất đồng đều, nền kinh tế hàng hoá làm cho xã hội phát triển nhanh chóng, tạo lên sự cạnh tranh hàng hoá về số lượng, chất lượng và đó là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản ở nước ta vẫn gặp những cản trở trên quan điểm nhận thức cũng như trong chỉ đạo thực tiễn. Qua đó chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa. Nội dung chính I. Nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỡ cải tạo cỏch mạng xó hội tư bản chủ nghĩa thành xó hội xó hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp cụng nhõn giành được chớnh quyền và kết thỳc khi xõy dựng xong cỏc cơ sở của chủ nghĩa xó hội. Đặc trưng kinh tế của thời kỡ này là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt Đại hội Đảng lần thứ VI thực sự là Đại hội của những quyết sách lớn nhằm xoay chuyển tình hình và tạo ra một bước ngoặt cho sụ phát triển của đất nước ta. Đây chính là con đường phát triển “ rút ngắn” lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về chính trị, bỏ qua chế độ TB là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế, bỏ qua chế độ TB là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội, tức là rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ nghĩa tư bản đã có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hoá lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Quá trình này đã diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỉ cùng với những đau khổ đối với con người. Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát triển rút ngắn, phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội, tránh cho nhân dân ta những đau khổ của con đường tư bản chủ nghĩa. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế Nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện thành công với điều kiện chính quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhận thức đầy đủ rằng sự rút ngắn ở đây không phải là công việc có thể làm nhanh chóng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”. “chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa còn có nghĩa là những quá trình kinh tế có tính quy luật để phát triển lực lượng sản xuất xã hội thì không được bỏ qua: + Cần thực hiện cách mạng kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất xã hội nhưng khoảng thời gian cách mạng kinh tế phải rút ngắn laị. + Phải phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. + Phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. + Phương thức quản lý kinh tế của nền Đại công nghiệp. + Kỉ luật lao động của nền Đại công nghiệp. II- Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam 1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ khi hoà bình được lập lại năm 1954, miền bắc nước ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH với đặc điểm như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CHXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa’’. Từ năm 1975,sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất ,cách mạng dân tộc-dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng XHCN, cùng quá độ lên CNXH. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta nói rõ hơn thực trạng kinh tế và chính trị của đất nước: “ Nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TB, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”. Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần phải xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với những nứơc thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: “ nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”. Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với nước ta vì: + Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Thực tiễn đã khẳng định CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội XHCN. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. CNTB không phải là tương lai của loài người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. CNXH khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn CNTB. Quá trình cách mạng đó vù sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử. + Cách mạng Việt nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX. Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng Tháng 8 thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giảI phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên CNXH mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho người dân được ấm no, tự do hạnh phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân ta là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại phù hợp với xu thế của thời đại.Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu lịch sử. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhận thức đứng nội dung của thời kì quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản, duy ý chí về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước mà chủ nghĩa tư abnr chưa phát triển. Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, nước ta vẫn có những khả năng và tiền đề để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. - Về khả năng khách quan: Trước hết phải kể đến nhân tố thời đại,tức xu thế quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Nhân tố thời đại đóng vai trò tích cực làm thức tỉnh các dân tộc, các quốc gia, không những làm cho quá độ bỏ qua chế độ TBCN trở thành một tất yếu mà còn đem lại những điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá độ này.Qúa trình quốc tế hoá sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng lên ,cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước mình những lực lượng sản xuất hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện “ con đường phát triển rút ngắn”. Xu thế toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên tuy có chứa đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả năng cho việc khắc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát triển, nếu như có đường lối chính sách đúng đắn. Trong điều kiện đó, cho phép và buộc chúng ta phải biết tranh thủ cơ hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. - Về những tiền đề chủ quan: + Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập lên chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế của CNXH.So sánh với Liên Xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá độ, ta tuy có mặt yếu nhưng cũng có những mặt thuận lợi hơn trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH. Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo-một đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ, có đường lối đúng đắn và gắn bó với quần chúng - đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa + Nhân dân ta, dưới sụ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã từng chiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành lại độc lập dân tộc, mà còn vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Những yêu cầu đó chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được. Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất đủ sức vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành công của chủ nghĩa xã hội. + Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đa thu được những kết quả bước đầu khả quan, giữ vững ổn định chính trị; tạo môi trờng hợp tác đầu tư; phát triển kinh tế; đời sống nhân dân được cải thiện… điều đó đã củng cố và khẳng định con đường lựa chọn lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. III- Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN, diều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội, phải xây dựng một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Một mặt là phỏt huy đầy đủ quyền dõn chủ của nhõn dõn lao động, chuyờn chớnh với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xó hội ; mặt khỏc từng bước cải tạo xó hội cũ, xõy dựng xó hội mới. Muốn vậy trong thời kỳ quá độ đó chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau: 1. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật : Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển lực lượng sản xuất của CNXH vì nước ta còn đang là một nước kém phát triển . Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao động với khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên CNXH ở những nước kinh tế lạc hậu ,CNTB chưa phát triển. Tuy nhiên chiến lược, nội dung, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước quá độ lên CNXH phải được xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và từ bối cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ. Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động đến mức chưa từng có để làm cho tình trạng dồi dào sản phẩm trở nên phổ biến, nhờ đó mới thực hiện được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì con người lao động là lực lượng sản xuất cơ bản, cho nên trong lao động con người có khả năng sử dụng và quản lý nền sản xuất xã hội hoá cao với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất. Bởi lẽ: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”. 2. Cải tạo những thành phần kinh tế khụng xó hội chủ nghĩa theo hướng xó hội chủ nghĩa, xõy dựng quan hệ sản xuất xó hội chủ nghĩa từng bước phự hợp với trỡnh độ phỏt triển của lực lượng sản xuất : Phải xây dựng từng bước những quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới .Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.Xuất phát từ quan điểm cho rằng bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều phải là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới. Vì vậy, việc xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nước ta phải được phát triển từng bước theo dịnh hướng XHCN. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở những nước như nước ta, chế độ sở hữu tất yếu phải đa dạng, ở cơ cấu kinh tế tất yếu phải có nhiều thành phần:kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã;kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể và tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Đường lối phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tác dụng to lớn trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài,lấy nội lực làm chính để xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Chỉ có thể cải tạo quan hệ sở hữu hiện nay một cách dần dần, bởi không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đén mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu thuần nhất một cách nhanh chóng. Vì quan hệ sở hữu đa dạng cho nên phải có nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ chức quản lý hợp lý, cũng như việc xác lập địa vị làm chủ của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân phải diễn ra từng bước, dưới nhiều hình thức và đi từ thấp đến cao. 3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là mộtnền kinh tế khép kín, mà là phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Đó là xu thế tất yếu của thời đại, là vấn đề có tính chất quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện đa dạng, đa phương quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm…mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác, là cơ sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong nước phát triển, vươn lên bắt kịp trình độ thế giới.Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Muốn vậy, phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh quốc tế; tích cực khai thác thị trường thế giới; tối ưu hoá cơ cấu xuất - nhập khẩu; tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thống mậu dịch đa phương toàn cầu; xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia. IV. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Xét một cách tổng thể, từ năm 1955 tới nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Có thể xem xét sự hình thành và phát triển nền kinh tế nước ta thông qua quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta (mà trọng tâm là đường lối phát triển kinh tế). 1. Bước đầu hình thành đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc: Từ khi hoà bình được lập lại, miền Bắc đã chuyển sang cách mạng XHCN. Hội nghị lần thứ 14 của Trung ương (11-1958) chủ trương: “ đẩy mạnh cuộc cải tạo XHCN với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân”, lấy hợp tác hoá nông nghiệp làm khâu trung tâm trong toàn bộ công cuộc cải tạo XHCN. Hội nghị lần thứ 16 của Trung ương (4-1959) đã thông qua hai nghị quan trọng: Nghị quyết về hợp tác hoá nông nghiệp và Nghị quyết về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc. Đại hội III của Đảng đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc được nghị quyết Đại hội đưa lên là: “ Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống phấn đấu anh dũng và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em do Liên Xô đứng đầu để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắcvà củng cố miền Nam thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà,góp phần tăng cường phe XHCN,bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới. Nhìn một cách tổng quát, thực hiện đường lối cách mạng do Đại hội Đảng lần thứ III nêu, miền Bắc đã xó những bước tiến và phát triển nhanh các lĩnh vực kinh tế và xã hội; cơ sở vật chất trong công nghiệp, nông nghiệp và kết cấu hạ tầng được xây dựng, phát triển tương đối nhanh. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, giáo dục, y tế cũng phát triển, xã hội miền Bắc trở thành xã hội do những người lao động làm chủ, đời sống tinh thần lành mạnh, chính nhờ những thành tựu này mà miền Bắc trở thành hậu phương lớn, căn cứ địa cách mạng của cả nước. 2. Quá trình bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng XHCN của Đảng (từ sau Đại hội III đến Đại hội IV). Sự tìm tòi sáng tạo, bổ sung đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta được thể hiện trên nhiều vấn đề như : - Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta được luận giải bằng tính tất yếu phổ biến của thời đại và lí luận về cách mạng không ngừng. - Hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng XHCN ở nước ta: + Nắm vững chuyên chính vô sản để tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng là nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền bắc nước ta. + Cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hoá, kỹ thuật mà Đại hội III nêu ra được chia thành: “ Cách mạng tư tưởng và văn hoá” và “ Cách mạng kỹ thuật”, trong đó xác định vai trò then chốt của cách mạng kỹ thuật – sau được nâng lên thành cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt. + Mục tiêu của CNXH là: xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN; nền sản xuất lớn XHCN;nền văn hoá mới: con người mới XHCN. - Về đường lối kinh tế: + Vai trò của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ được coi trọng hơn. + Nêu lên và coi trọng vai trò kinh tế địa phương. + Khái quát phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ là đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. 3. Cả nước quá độ lên CNXH và công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. - Nước ta đã có những tìm tòi, thử nghiệm trước đổi mới. - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiờn trong quỏ trỡnh đổi mới và xõy dựng đất nước đi lờn con đường CNXH, chỳng ta cũng dó vướng phải những khuyết điểm : Tại Đại hội VII và trong cương lĩnh xõy dựng đất nước trong thời kỡ quỏ độ lờn CNXH", Đảng ta đó chỉ rừ: "Trong cỏch mạng XHCN, Đảng ta đó cú nhiều cố gắng nghiờn cứu, tỡm tũi, xõy dựng đường lối, xỏc định đỳng mục tiờu và phương hướng XHCN. Nhưng Đảng đó phạm sai lầm chủ quan duy ý chớ, vi phạm quy luật khỏch quan: núng vội trong cải tạo XHCN, xúa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, cú lỳc đẩy mạnh quỏ mức việc xõy dựng cụng nghiệp nặng, duy trỡ quỏ lõu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liờu, bao cấp… Nhận định đú cho thấy chủ nghĩa chủ quan và duy ý chớ là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm trong việc hoạch định đường lối, chớnh sỏch, trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta suốt một thời gian dài.Trong quỏ trỡnh xõy dựng CNXH, chỳng ta đó phạm phải sai lầm giỏo điều, cứng nhắc và chủ quan duy ý chớ khi ỏp đặt một mụ hỡnh CNXH được thiết kế khụng xuất phỏt từ thực tiễn nước ta. Đú là mụ hỡnh CNXH thuần khiết với nền kinh tế kế hoạch húa tập trung, chỉ hai hỡnh thức sở hữu toàn dõn và tập thể được phộp tồn tại với sự thống nhất tuyệt đối về chớnh trị và tinh thần. Do nhận thức mang tớnh chủ quan duy ý chớ, xa rời thực tiễn, khụng tụn trọng quy luật khỏch quan nờn đường lối, chớnh sỏch nhằm xõy dựng mụ hỡnh đú và cỏc biện phỏp, phương tiện để thực hiện đường lối, chớnh sỏch này khụng cú tỏc dụng cài tạo thực tiễn, làm cho thực tiễn kinh tế - xó hội của nước ta phỏt triển theo chiều hướng tiến lờn mà ngược lại cũn kỡm hóm sự phỏt triển đú.Biểu hiện rừ nột nhất của sai lầm đú là đường lối xõy dựng CNXH với bốn mục tiờu chủ yếu mà Đại hội IV đó đề ra, là kế hoạch hoàn thành thời kỳ quỏ độ trong vũng 20 năm, là mong muốn giải quyết mọi vấn đề kinh tế - xó hội cả bề rộng lẫn chiều sõu trong một khoảng thời gian ngắn, là sự phủ nhận nền sản xuất hàng húa và thành kiến với quy luật giỏ trị, với mối quan hệ hàng - tiền, với cạnh tranh . Kết luận Qua toàn bài chúng ta thấy quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản đã đổi mới toàn diện – từ đổi mới kinh tế là chủ yếu, đi đến đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; từ đổi mới tư duy, nhận thức, tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân. Quá độ lên CNXH tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế mạnh mẽ, đồng đều trên mọi phương diện. Việt Nam đang trên đường đi lên CNXH tiền thân của CNCS tuy đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng đang còn rất nhiều gian nan thử thách. Song Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân từng bước giải quyết các mâu thuẫn và đã có những bước tiến đáng kể, thực tế qua gần 20 năm đổi mới đất nước ta đã có những bước tiến vững chắc.Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta đã mở ra thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Qua độ lên CNXH ở Việt Nam trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Bên cạnh những cái đạt được thì trong thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà xã hội quan tâm và Đảng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong các vấn đề này để đưa Việt Nam sớm đạt tới đỉnh vinh quang. Công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta hiện nay là một vấn đề quan trọng nhất, xuyên suốt nhất trong đo nhiệm vụ cấp bách là chú trọng phát triển lực lượng sản xuất, tạo tiền đề vật chất cho công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta. Nhưng chúng ta cũng phải nhận thấy rằng bên cạnh mặt tích cực của xã hội mới thì cũng còn có những mặt hạn chế và khiếm khuyết. Thông qua việc nghiên cứu em đã phần nào hiểu sâu sắc thêm về thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản. Tuy bản thân đã cố gắng tìm tòi nhưng do lượng kiến thức còn hạn chế nên những phân tích của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Các tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35739.doc
Tài liệu liên quan