Đề tài Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản

Để huy động tối đa tiềm năng kinh tế cho sự phát triển của đất nước. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách đa dạng hoá loại hình sở hữu - đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp. Nhằm tranh thủ vốn, trình độ quản lý, kỹ thuật, công nghệ của mọi tầng lớp nhân dân của nước ngoài. Để đẩy nhanh tiến độ của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, rút ngắn sự tụt hậu của nước ta với khu vực và thế giới. Ở nước ta, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta là doanh nghiệp của Đảng - doanh nghiệp Nhà nước phải là những doanh nghiệp chiếm đa số và những doanh nghiệp vững mạnh trong nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo và là xương sống - trụ cột của nền kinh tế, là chỗ dựa cho các thành phần kinh tế khác. Trong những năm đầu của thời kỳ cách mạng XHCN - các doanh nghiệp Nhà nước đã thống trị toàn bộ nền kinh tế và nó đã thể hiện sức mạnh của kinh tế Nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn hầu hết là thua lỗ hoặc không có lãi. Nhà nước phải bù lỗ trong kinh doanh và đã làm cho doanh nghiệp Nhà nước suy yếu. Sản lượng và giá trị của DNNN giảm hăn và dần nhường vị trí cho kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới nền kinh tế và tổng sản lượng của doanh nghiệp tư nhân bắt đầu tăng nhanh, vượt quá của kinh tế Nhà nước. Từ đó Nhà nước ta lại phải chọn hướng đi mới cho doanh nghiệp.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động của mỗi một tư bản công nghiệp chỉ biểu hiện thành vận động bộ phận, chằng chịt với những bộ phận, chằng chịt với những vận động của các tư bản khác và bị chế ước với những vận động này. Như vậy là hình thái tuần hoàn H’ - H’ đã vạch rõ rằng sự thực hiện hàng hoá là điều kiện thường xuyên của các quá trình sản xuất và tái sản xuất, song nó cũng quá nhấn mạnh tính liên tục của lưu thông hàng hoá, nên người ta có ấn tượng rằng tất cả mọi yếu tố của quá trình sản xuất đều là do lưu thông hàng hoá mà ra và chỉ gồm có hàng hoá thôi. Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn thì mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện: mỗi hình thái đều làm nổi mặt bản chất này và lại che dấu mặt bản chất khác của sự vận động của tư bản công nghiệp. Do đó phải xem xét đồng thời cả ba hình thái tuần hoàn mới nhận thức đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối quan hệ mà giai cấp mà tư bản biểu hiện trong vận động của nó. Trong thực tế, cũng chỉ có sự thống nhất cũng chỉ có ba hình thái tuần hoàn thì quá trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành một cách liên tục không ngừng. Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường chỉ khi nào trải qua cả ba giai đoạn chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một giai đoạn nào đó bị ngừng trệ thì toàn bộ sự tuần hoàn sẽ bị phá hoại. Song muốn bảo đảm được không bị ngừng trệ của tư bản, muốn đảm bảo cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái của các giai đoạn chuyển tiếp kế tục nhau thì phải có đủ hai điều kiện: Thứ nhất, toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái; Thứ hai, mỗi bộ phận ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua cả ba hình thái. Hai điều kiện này ràng buộc chặt chẽ nhau, là tiền đề khăng khít của nhau. Chỉ khi nào có sự sắp xếp kề nhau của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời cả ba hình thái thì mới có sự kế tục nhau không ngừng thì tư bản mới tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái được. Vì vậy, C.Mác viết: “... tuần hoàn hiện thực của tư bản công nghiệp, trong sự liên tục của nó, không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất mà cũng là sự thống nhất của cả 3 tuần hoàn của nó”. II. Chu chuyển của tư bản. 1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển: Sự tuần hoàn của tư bản nói lên sự biến hoá hình thái của tư bản của các giai đoạn lưu thông và sản xuất. Nhưng tư bản không phải chỉ biến hoá hình thái một lần rồi dừng lại “... tư bản là một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên”(1) C.Mác - Tư bản, quyển II, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội 1961, trang 134 . Tư bản nếu muốn tồn tại là tư bản thì phải không ngừng đi vào lưu thông tiếp tục thực hiện liên tục quá trình biến hoá hình thái, tức là sự tuần hoàn liên tục không ngừng, sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại nhiều lần - có định kỳ - đó là sự chu chuyển của tư bản. Mác nói: “Tuần hoàn của tư bản khi được coi là một quá trình định kỳ, chứ không phải là một chương trình cô lập, thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản”(1) Sách đã dẫn , trang 203 . * Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi nhà tư bản ứng tư bản ra dưới một hình thái nào đó cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ấy có kèm theo giá trị thặng dư. Chu chuyển của tư bản chỉ là tuần hoàn tư bản xét trong một quá trình định kỳ nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng là tổng số thời gian lưu thông và giai đoạn sản xuất trong quá trình tuần hoàn tức là bằng tổng số thời gian lưu thông và thời gian sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất lại bao gồm: - Thời gian lao động, tức là thời gian mà người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian duy nhất để tạo ra giá trị và giá trị thặng dư của nhà tư bản. - Thời gian gián đoạn lao động, tức là thời gian để đối tượng lao động hoặc bán thành phẩm chịu tác động của tự nhiên mà không cần lao động của con người góp sức. Đó là những trường hợp thóc giống đã gieo, rượu để cho lên men, gỗ, gạch để phơi khô,... chẳng hạn. - Thời gian dự trữ sản xuất, tức là thời gian mà tư bản sản xuất sẵn sàng làm điều kiện cho quá trình sản xuất, nhưng chưa phải là yếu tố hình thành sản phẩm, cũng chưa phải là yếu tố hình thành giá trị. Bộ phận tư bản này là tư bản ở hàng hoá, nhưng tình trạng ở hàng hoá này không ngừng quá trình sản xuất. - Thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất là thời gian không hề tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Do đó, rút ngắn các thời gian này cũng giảm bớt sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là bốn nhân tố sau đây: a. Tính chất của ngành sản xuất: thời gian sản xuất của ngành công nghiệp đóng tàu dài hơn thời gian sản xuất của công nghiệp nhẹ như dệt, may, thực phẩm,... b. Năng suất lao động cao hay thấp. c. Vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn. d. Dự trữ sản xuất nhiều hay ít. * Thời gian lưu thông của tư bản là thời gian của tư bản trong lĩnh vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng tư bản sản xuất, do đó không sản xuất ra tư bản hàng hoá và cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông dài hay ngắn khiến cho quá trình sản xuất lặp đi lặp lại nhanh hay chậm, khiến cho khối lượng một tư bản nhất định làm chức năng tư bản sản xuất được tăng thêm hay bị rút bớt, do đó mà năng xuất của tư bản đẻ ra giá trị thặng dư lớn lên hay giảm sút. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán, trong đó thời gian bán là quan trọng và khó khăn hơn. Thời gian lưu thông dài hay ngắn chủ yếu là ba nhân tố sau: - Tình hình thị trường xấu hay tốt. - Khoảng cách thị trường xa hay gần. - Phương tiện giao thông khó khăn hay thuận lợi. Do chịu ảnh hưởng của hàng loạt nhân tố nên độ dài của thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của các tư bản không thể giống nhau. Do đó, thời gian chu chuyển của các tư bản trong các ngành khác nhau và cả những tư bản trong một ngành cũng rất khác nhau. Thời gian chu chuyển của tư bản dài ngắn khác nhau như vậy nên muốn tính toán và so sánh với nhau được thì phải có một đơn vị đo lường thống nhất, đơn vị đó là năm. Dùng năm làm tốc độ đo lường chu chuyển của tư bản, có nghĩa là muốn xác định tư bản quay được mấy vòng trong một năm. Lấy n là số lần chu chuyển; CH là năm đơn vị đo lường, và ch là thời gian chu chuyển một vòng của tư bản thì sẽ có công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = Ví dụ: một tư bản chu chuyển một vòng mất 6 tháng thì số vòng chu chuyển sẽ là: n = = 2 vòng - Một tư bản khác chu chuyển một vòng hết 24 tháng thì số vòng chu chuyển là: n = = 0,5 vòng 2. Tư bản cố định và tư bản lưu động. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm toàn bộ thời gian chu chuyển của các bộ phận tư bản phải ứng ra để tiến hành sản xuất. Nhưng phương thức chu chuyển của các bộ phận tư bản không giống nhau, do đó vòng chu chuyển của chúng cũng rất khác nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau, người ta phân chia các bộ phận tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động. a. Tư bản cố định: là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển từng phần vào sản phẩm, được xếp vào tư bản cố định trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) đang được sử dụng trong quá trình sản xuất, hình thái giá trị sử dụng của bộ phận tư bản này luôn luôn được duy trì, tồn tại như khi nó mới gia nhập vào quá trình lao động. Chức năng tư liệu lao động trong quá trình sản xuất giữ chúng lại đó, do đó bộ phận giá trị tư bản ứng ra được cố định lại dưới hình thái ấy. Bộ phận tư bản này luôn được duy trì, tồn tại như khi nó mới gia nhập vào quá trình lao động, chức năng tư liệu lao động trong quá trình sản xuất chỉ chủng loại đó và do đó bộ phận giá trị tư bản ứng ra được cố định lại dưới hình thức giá trị sử dụng của nó, chỉ có giá trị của nó lưu thông thôi và lưu thông dần dần từng phần một theo một nhịp độ mà giá trị đó được chuyển vào sản phẩm. Phần giá trị cố định như vậy không ngừng giảm cho đến khi tư liệu lao động trở thành vô dụng. Tư liệu lao động càng bền bao nhiêu, càng chậm hao mòn bao nhiêu thì giá trị tư bản bất biến sẽ được cố định dưới hình thái giá trị sử dụng ấy trong thời gian càng lâu bấy nhiêu. Xếp vào tư bản cố định còn có bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái các tư liệu sản xuất mà xét về mặt chuyển giá trị, do đó về phương thức lưu thông giá trị cũng giống như tư liệu lao động nói trên. Ví dụ những chất dùng để cải tạo chất đất, những chất này đem vào trong đất những nguyên tố hoá học và tác dụng kéo dài trong nhiều thời kỳ sản xuất,... Trường hợp này không phải chỉ có một bộ phận giá trị của tư bản cố định được chuyển vào sản phẩm mà cả giá trị sử dụng của bộ phận giá trị ấy cũng được chuyển vào sản phẩm. b. Tư bản lưu động: Là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu,... trong quá trình lao động bộ phận tư bản khả biến, xét về mặt phương thức chu chuyển cũng giống như bộ phận tư bản bất biến lưu động nó cũng được sắp xếp vào tư bản lưu động. Sự phân chia tư bản thành bộ phận cố định và bộ phận lưu động là đặc điểm riêng của tư bản sản xuất. Chỉ có tư bản sản xuất mới có sự phân chia này, và căn cứ của sự phân chia là phương thức chu chuyển của tư bản. Do đó, những tư liệu sản xuất khi được coi là tư bản cố định, khi được coi là tư bản lưu động tuỳ theo chức năng của nó trong quá trình sản xuất. Ví dụ: trâu bò kéo cầy là tư bản cố định, nhưng trâu bò thịt là tư bản lưu động. Trong quá trình sản xuất, tư bản cố định bị hao mòn dần dần. Từ một chiếc máy mới nguyên vẹn, nó bị hao mòn dần dần và cuối cùng chỉ là đống sắt vụn. Đó là mặt hao mòn về giá trị sử dụng. Đồng thời với hao mòn vật chất, giá trị của nó cũng giảm dần do đã chuyển từng phần một sang sản phẩm, đó là mặt hao mòn về giá trị, những sự hao mòn đó được gọi là hao mòn hữu hình, những hao mòn này là do sử dụng vào sản xuất, do sức phá hoại của thiên nhiên gây ra, (ví dụ máy móc bị gỉ,...). Ngoài hao mòn hữu hình, tư bản cố định còn có hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình là sự hao mòn về mặt giá trị, trong khi giá trị sử dụng mới hao mòn một phần hoặc còn nguyên vẹn. Hao mòn vô hình xảy ra do các nguyên nhân sau đây: Năng suất lao động tăng lên, do đó làm giảm giá trị của những chiếc máy cũ, tuy giá trị sử dụng của những chiếc máy này còn nguyên vẹn hoặc mới hao mòn một phần. - Kỹ thuật cải tiến nên người ta sản xuất được những máy móc tuy có giá trị bằng giá trị của máy cũ (hoặc cao hơn chút ít) nhưng lại có công xuất vượt xa công suất của máy cũ. Tình hình này làm cho những chiếc máy cũ tuy giá trị sử dụng vẫn nguyên vẹn, giá trị đã giảm sút đi nhiều. Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình bình quân của tư bản cố định được tính chuyển giá trị vào sản phẩm, lưu thông cùng sản phẩm, chuyển hoá thành tiền và trở thành quỹ dự trữ tiền tệ để đổi mới, tư bản cố định khi đến kỳ tái tạo ra tư bản đó dưới hình thái hiện vật, đó là quỹ khấu hao tư bản. Để phát huy hiệu quả của tư bản, bộ phận quỹ khấu hao này có thể được đưa ra sử dụng để mở rộng doanh nghiệp (tăng quy mô theo chiều rộng) hoặc cải tiến máy móc làm cho máy móc tăng thêm hiệu suất (tăng quy mô theo chiều sâu). Vậy là có thể thực hiện được tái sản xuất mở rộng mà không cần có sự tích luỹ tư bản thực sự. Để tránh những hao mòn bất thường và bảo đảm phát huy hiệu quả cao, tư bản cố định đòi hỏi những chi phí bảo quản đặc biệt. Việc bảo quản ấy được thực hiện một phần ở bản thân quá trình lao động sử dụng nó, bảo tồn nó và chuyển giá trị của nó vào sản phẩm. Việc bảo quản này là một cống hiến tự nhiên không mất tiền của lao động sống. Nhưng để bảo quản tốt, tư bản cố định còn đòi hỏi phải chi phí thực sự sức lao động nữa. Máy móc yêu cầu thỉnh thoảng phải được lau chùi. Đấy là công việc phụ, nhưng nếu không làm thì máy móc sẽ hỏng. Ngoài việc cần được bảo quản, tư bản cố định còn cần được tu bổ, sữa chữa cần thiết, do đó đòi hỏi phải có những khoản chi về tư bản và lao động. Thông thường, mỗi tư bản cố định đều đầu tư trong một ngành công nghiệp nhất định đều được dự tính theo kinh nghiệm những công việc lau chùi, những yêu cầu tiểu tu, đại tu sau những quãng thời gian hoạt động nhất định cũng như sửa chữa hư hỏng thông thường và bất thường có thể xảy ra. Những chi phí cho những khối lượng bảo quản và sửa chữa đó được phân phối bình quân vào suốt cuộc đời phục vụ trung bình của tư bản và được tính vào giá cả sản phẩm được sản xuất ra. Như vậy là những chi phí đó đã được dự tính trước để phân phối đồng đều cho các vòng chu chuyển của tư bản ngay từ vòng đầu. Số tư bản chia ra cho công việc sửa chữa, bảo quản có tính chất đặc biệt, không thể xếp vào tư bản lưu động. 3. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản và phương pháp tăng tốc độ ấy. Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động. Công thức tính tốc độ của tổng tư bản ứng trước được tính bằng tốc độ của tư bản cố định và giá trị chu chuyển của tư bản lưu động trong năm chia cho tổng tư bản ứng trước. Song phương pháp đó lại buộc các nhà tư bản lại tăng thêm tư bản ứng trước, là nhất là phải tăng thêm bóc lột, cho nên lại làm tăng thêm mâu thuẫn trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương pháp rút ngắn thời gian lưu thông có thể thực hiện bằng cách cải tiến chất lượng hàng hoá, cải tiến mặt hàng, cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành giao thông vận tải,... Song việc rút ngắn thời gian lưu thông của tư bản lại rất trở ngại sản xuất phát triển, phạm vi thị trường càng mở rộng làm trầm trọng thêm tính chất cạnh tranh vô Chính phủ trong xã hội tư bản, khiến hàng hoá lưu thông hỗn loạn, có nhiều hiện tượng bất hợp lý, lãng phí do đầu cơ mù quáng, quảng cáo phô trương, hình thức gây ra. Mặt khác, đông đảo quần chúng lao động bị bóc lột thậm tệ, thu nhập ngày càng giảm nên sức mua ngày càng giảm. Như vậy là do mâu thuẫn đối kháng của bản thân chủ nghĩa tư bản, việc rút ngắn thời gian lưu thông của chủ nghĩa tư bản và thời gian sản xuất, do đó việc tăng tốc độ chu chuyển của chủ nghĩa tư bản đã vấp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tình trạng năng lực sản xuất thường xuyên không được sử dụng hết ở các nước đế quốc hùng mạnh, mức độ cạnh tranh, giành giật gay gắt thị trường giữa các nước này hiện nay càng xác minh rõ điều đó. Tăng tốc độ chu chuyển tư bản và tìm mọi biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn là yêu cầu chung của mọi nền sản xuất. C. Sự vận dụng lý thuyết đó vào quản lý các doanh nghiệp nước ta trong nền kinh tế thị trường. 1. Đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp và xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp. a. Đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp. Để huy động tối đa tiềm năng kinh tế cho sự phát triển của đất nước. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách đa dạng hoá loại hình sở hữu - đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp. Nhằm tranh thủ vốn, trình độ quản lý, kỹ thuật, công nghệ của mọi tầng lớp nhân dân của nước ngoài. Để đẩy nhanh tiến độ của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, rút ngắn sự tụt hậu của nước ta với khu vực và thế giới. ở nước ta, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta là doanh nghiệp của Đảng - doanh nghiệp Nhà nước phải là những doanh nghiệp chiếm đa số và những doanh nghiệp vững mạnh trong nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo và là xương sống - trụ cột của nền kinh tế, là chỗ dựa cho các thành phần kinh tế khác. Trong những năm đầu của thời kỳ cách mạng XHCN - các doanh nghiệp Nhà nước đã thống trị toàn bộ nền kinh tế và nó đã thể hiện sức mạnh của kinh tế Nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn hầu hết là thua lỗ hoặc không có lãi. Nhà nước phải bù lỗ trong kinh doanh và đã làm cho doanh nghiệp Nhà nước suy yếu. Sản lượng và giá trị của DNNN giảm hăn và dần nhường vị trí cho kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới nền kinh tế và tổng sản lượng của doanh nghiệp tư nhân bắt đầu tăng nhanh, vượt quá của kinh tế Nhà nước. Từ đó Nhà nước ta lại phải chọn hướng đi mới cho doanh nghiệp. Từ việc Nhà nước quản lý tài chính của doanh nghiệp, vạch kế hoạch cho doanh nghiệp Nhà nước, định mức sản xuất - bù lỗ cho doanh nghiệp thì chuyển sang Nhà nước giao cho doanh nghiệp tự quản lý mọi vấn đề thu chi tài chính, tự vạch kế hoạch sản xuất kinh doanh và nộp thuế cho Nhà nước. Đó là phương diện quản lý, về hướng đi, sau hơn 10 năm hoạt động các doanh nghiệp của Đảng đã có những đóng góp tích cực và quan trọng vào ngân sách Nhà nước, giải quyết cho hàng vạn lao động có việc làm. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi Nhà nước đã ban hành luật doanh nghiệp nhằm tạo cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khoảng cách về sự “bất bình đẳng” giữa doanh nghiệp của Đảng và doanh nghiệp Nhà nước ngày càng dãn ra. Vì thế có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề Nhà nước thống nhất quản lý doanh nghiệp để Đảng cũng chuyên tâm hơn với công tác lãnh đạo toàn diện của mình. Về vấn đề này có nhà lãnh đạo cho rằng xu hướng chung nên sắp xếp gọn lại và chuyển doanh nghiệp sang cho chính quyền quản lý đối với những doanh nghiệp mà Đảng thấy cần thiết và có hiệu quả thì có thể cho tồn tại nhưng hoạt động phải đúng pháp luật. Chứ không thể như hiện nay doanh nghiệp vừa phải làm nghĩa vụ với Nhà nước vừa phải đóng góp cho ngân sách Nhà nước thì doanh nghiệp không thể gánh được. Quá trình cải cách các doanh nghiệp Nhà nước của nước ta trong những năm qua đã đạt được một số kết quả khá khả quan, nhưng bên cạnh còn tồn tại một số mặt cần điều chỉnh lại. Sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, chúng ta đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển tuy nhiên do những khó khăn khách quan và chủ quan như: hậu quả nặng nền của chiến tranh, xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, lại bất ổn quan hệ với các nước láng giềng, nhất là sai lầm trong các chính sách kinh tế nên đến năm 1985 nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tính chung trong 10 năm (1976-1985) thu nhập quốc dân mỗi năm tăng 3,7%, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp tăng trung bình là 5,2%/năm. Sản xuất tăng ở mức chậm và lạm phát ở mức ba con số. Năm 1986 lạm phát đạt mức siêu lạm phát tới đỉnh cao là 774,7%. Đại hội Đảng VI (12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới kinh tế đã mang lại những thành tựu kinh tế quan trọng, đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng và tạo ra những tiền đề vững chắc cho sự phát triển, cuộc cải cách kinh tế cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước càng quan trọng. Trước năm 1986 khu vực quốc doanh chỉ đạt 38% GDP đến năm 1988 chiếm 40,2% GDP, tốc độ tăng bình quân của khu vực quốc doanh trong những năm này là 10,5% trong khi khu vực ngoài quốc doanh chỉ tăng 6,1%. Khi bắt đầu chuyển sang cơ chế hoạt động mới phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước thiếu vốn, kỹ thuật, lúng túng trong phương pháp hoạt động. Chính vì vậy, một trong những nội dung cơ bản trong cải cách khu vực quốc doanh là phải cơ cấu lại và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhằm khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Một số biện pháp như đăng ký lại doanh nghiệp, giải thể các đơn vị hoạt động yếu kém, cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổ chức các tổng công ty,... nhưng nhìn chung các biện pháp thực hiện có những kết quả nhất định, cải cách DNNN được tiến hành qua những bước sau: Giai đoạn 1: trước năm 1990, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hoá và thị trường, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được phên phán triệt để, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Trong thời gian này doanh nghiệp được thành lập trên diện rộng, kể cả ở cấp quận, huyện. Không có sự liên kết chặt chẽ doanh nghiệp trung ương và địa phương. Đến cuối năm 1989 cả nước có 12.296 DNNN, đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp trong thời kỳ này là quy mô nhỏ vốn ít và công nghệ lạc hậu. Sự dàn trải của các doanh nghiệp làm cho nguồn vốn đầu tư của Nhà nước không thể tập trung để phát triển cho các ngành trọng điểm dẫn đến sự thiếu hụt vốn thường xuyên, hơn nữa với cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp ít phát huy tính sáng tạo, hoạt động một cách thụ động. Từ sau Đại hội Đảng lần VI, nền kinh tế Việt Nam bước sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bên cạnh DNNN còn có các thành phần kinh tế khác được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp. Giai đoạn 2: (1990 - 1994) chủ yếu hướng vào việc tổ chức lại các doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp yếu kém, củng cố các doanh nghiệp có khả năng hoạt động. Chính phủ đã ban hành Nghị định 388/HĐBT, quyết định 315/HĐBT và Chỉ thị 500/TTg nhằm sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước làm giảm bớt đáng kể các DNNN hoạt động yếu kém nếu năm 1989 cả nước có 12.296 DNNN thì đến năm 1995 còn lại 6.320 doanh nghiệp, số doanh nghiệp mất đi có 35% là giải thể và 65% là sát nhập vào các doanh nghiệp khác. Đa số các doanh nghiệp bị giải thể là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Việc tổ chức lại DNNN đã làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và năm 1990 số doanh nghiệp thua lỗ 35% còn lại 97% trong năm 94 đưa doanh nghiệp có lãi từ 63,5% trong năm 1991 lên 78% trong năm 1995 với tổng số doanh nghiệp. Giai đoạn 3: từ năm 95 về sau tiếp tục đổi mới doanh nghiệp theo xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Ngoài hệ thống doanh nghiệp quốc doanh, hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển nhanh chóng, sản lượng của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp GDP ngày càng lớn và nó đóng vai trò ngày càng quan trọng loại hình doanh nghiệp liên doanh đã gia tăng và đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Từ năm 1995 trở đi, sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam - đầu tư nước ngoài tăng lên rõ rệt - cộng với chính sách mở cửa của Nhà nước khuyến khích đầu tư nước ngoài, năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 9,8%, cao nhất từ trước bấy giờ. Thêm vào sự phát triển, hệ thống doanh nghiệp tư nhân rất phát triển dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là hệ thống doanh nghiệp mới mẻ nhưng lại rất thích nghi trong “buổi ban đầu” của nền kinh tế mở của nước ta, nó đóng vai trò sản xuất phân phối (dịch vụ), đóng góp vào sự thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó còn có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mô hình hợp tác xã đã một thời được hệ thống hoá trong nền kinh tế, nhưng do cơ chế quản lý và sự chậm chạp trong đổi mới mà nó đã thất bại. Trong thời kỳ đổi mới sự khôi phục lại mô hình HTX và cải tạo hợp tác xã cho phù hợp với thời kỳ mới và nếu không tham gia vào kinh tế HTX thì không có sự gắn kết với nhau thì năng lực của mỗi cá thể sẽ bị hạn chế và không có khả năng phát triển được, sự liên kết mật thiết này bổ sung cho nhau, cái này làm điều kiện tiền đề cho cái kia phát triển và ngược lại. Cho nên vai trò hỗ trợ kinh tế hộ phát triển chính là vai trò cơ bản của kinh tế hợp tác xã. Thực tế 10 năm đổi mới đường lối kinh tế của Đảng cho thấy, kinh tế HTX có vai trò to lớn trong nhiều hệ thống sản xuất, trong đó có nhiều sự tham gia của nhiều cá thể nhỏ bé về kinh tế, yếu kém về nghiệp vụ, non nớt trên thương trường,... Thông qua HTX, năng lực sở trường của họ được phát huy, được HTX bảo vệ quyền lợi chính đáng, hỗ trợ vốn và năng lực sản xuất,... vì vậy họ có nhu cầu tham gia HTX để cùng hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Sự công bằng trong hợp tác xã là đặc điểm cơ bản mà trong loại hình doanh nghiệp. Một tổ chức được hình thành từ sự tự nguyện cho nên, HTX là nơi mà các xã viên có thể tham gia phân công lao động xã hội mà HTX mang lại trực tiếp bằng lợi nhuận sản xuất - kinh doanh của HTX, bằng việc ảnh hưởng các chế độ mà Nhà nước giành cho hợp tác xã. Đặc điểm cơ bản thứ ba của kinh tế HTX là tính chất xã hội cao bởi phát triển kinh tế HTX thường gắn với phát triển cộng đồng. Chính đặc điểm này mà môi trường kinh tế HTX làm cho các ngành nghề truyền thống xích lại gần nhau, họ trao đổi cho nhau những kinh nghiệm từ gia tộc và đặc biệt là đào tạo ra những lao động có tay nghề cao không phải trong tộc hay dòng họ. HTX có những hướng đi thiết thực hơn. Tăng cường giám sát thực hiện luật tại địa phương, cần khẩn trương sửa đổi những vướng mắc trong quá trình thực hiện luật đó là những điểm mà luật chưa dự đoán hết trong quá trình phát triển rất nhanh của cơ chế thị trường cho nên một vài điểm trở thành lực cản cho việc phát triển kinh tế HTX. Tiếp tục khuyến khích bằng các chính sách ưu đãi với việc phát triển kinh tế hộ và nông trại sản xuất hàng tiêu dùng. Kinh tế trang trại đã là một mô hình phát triển mạnh của nhiều quốc gia, Việt Nam có đủ điều kiện phát triển loại hình này thông qua HTX để điều tiết vốn, kỹ thuật vật tư cây giống. Nhà nước không đủ sức cung cấp tiền hoặc các yêu cầu vật tư thiết bị khác cho HTX, ngược lại các HTX không có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60247.doc
Tài liệu liên quan