Đề tài Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh

Chi nhánh đã tập trung triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương về việc điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tín dụng.Theo kết quả thực hiện đến 31/12/2004, chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng được giao:

+ Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được Ngân hàng Trung ương cho phép

+ Tỷ lệ nợ quá hạn đạt 0,41% đảm bảo < 1%

+ Các chỉ tiêu cơ cấu như: tỷ lệ nợ vay trung dài hạn; tỷ lệ dư nợ vay ngoài quốc doanh; tỷ lệ dư nợ có bảo đảm trên tổng dư nợ đều đạt và vượt kế hoạch được giao.

+ Cơ cấu dư nợ theo ngành, thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2003.

 Tuy nhiên, do biến động phức tạp về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là tiến độ triển khai đầu tư các dự án lớn của ngành than chậm đã làm cho việc giải ngân vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chỉ tiêu dư nợ bình quân thấp, vòng quay vốn của chi nhánh giảm so với năm 2003.

Về chất lượng tín dụng: Mặc dù nợ quá hạn đến 31/12/2004 của chi nhánh tăng so với năm 2003 là 0,35% nhưng so với mức bình quân địa bàn và trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn là thấp (hệ thống là 3,46% và trên địa bàn là 1,05%) và nằm trong giới hạn kế hoạch được Trung ương giao, tuy nhiên cũng đang có biểu hiện tiềm ẩn gia tăng nợ quá hạn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1981-1985) Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với nhiệm vụ chính là cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (Từ 24/6/1981 – 13/11/1990 theo quyết định số 259/CP ngày 24/6/1981 của Thủ tướng Chính Phủ). Năm 1990 pháp lệnh ngân hàng ra đời, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tư cách là một ngân hàng độc lập thuộc hệ thống các Tổ chức tín dụng. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này cũng thay đổi, đặc biệt từ năm 1995 đến nay Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam đã thực sự chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp (Từ 14/11/1990 đến nay theo quyết định số 401/CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Từ ngân hàng thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn xây dựng cơ bản, qua 47 năm, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành 1 trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam – một tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt với tính hệ thống cao bao gồm 74 đơn vị thành viên với các sở giao dịch, chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành phố, văn phòng đại diện và các công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, các trung tâm đào tạo và trung tâm công nghệ, các ngân hàng liên doanh với nước ngoài. Cùng với việc thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại, tham gia tích cực vào việc phát triển thị trường chứng khoán, thị truờng bảo hiểm phi nhân thọ theo pháp luật, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn giữ vững và phát huy nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình kinh tế theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chặng đường xây dựng và trưởng thành 47 năm của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn gắn liền với việc phục vụ, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tin yêu của nhân dân, sự ủng hộ, hợp tác của bạn hàng trong nước và quốc tế, toàn hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát huy nội lực, truyền thống, nỗ lực sáng tạo vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt năm 2000 đã vinh dự được phong tặng Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. II. Quá trình xây dựng và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập ngày 27/05/1957 theo nghị định 233 NĐ-TCCB của Bộ Tài Chính với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết khu Hồng Quảng và là một trong 8 chi nhánh được thành lập sớm nhất trong cả nước. Cùng với quá trình thay đổi tên gọi của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh cũng có những tên gọi như sau: - Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết khu Hồng Quảng (Từ tháng 5/1957- 11/1981) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Ninh (Từ tháng 12/1981- 11/1990) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh (Từ tháng 12/1990 đến nay) Với vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào việc khôi phục kinh tế, dựng xây đất nước, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Cùng với toàn hệ thống, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã mở rộng hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đa dạng hoá và mở rộng dần các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tạo bước phát triển nhanh, mạnh và toàn diện, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực của một Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp. Thời kỳ năm 1957- 1986: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đi sâu, đi sát cơ sở để cấp vốn kịp thời theo khối lượng thực tế, đúng với giá trị dự toán công trình. Với tổng số vốn đầu tư trong thời kỳ này là 6.000 triệu đồng ( tương đương 60 tỷ đồng theo giá năm 1995), hàng trăm công trình quan trọng thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế TW và của tỉnh đã được chi nhánh cung ứng vốn. Thời kỳ năm 1987 đến nay: Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Ngành ngân hàng hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng, chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ được phân định rõ ràng. Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã chuyển biến rõ rệt. Trong quá trình đổi mới và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã trưởng thành nhanh chóng, đạt được những thành tích đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn với nhịp độ cao, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo được niềm tin, chữ tín với khách hàng. Trong thời kỳ này, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã đầu tư cho trên 800 dự án thuộc các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trước lộ trình hội nhập quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh cũng từng bước ứng dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2001 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 nhằm chuẩn hoá các qui trình về quản trị điều hành nâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm tín dụng, thanh toán và bảo lãnh. Thị phần vốn, thị phần tín dụng, vị thế và uy tín của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh ngày càng được củng cố. Đến nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã có trên 3000 bạn hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân quan hệ tiền gửi, vay vôn, giao dịch thanh toán, trên 20000 cá nhân có giao dịch tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu..... Với những đóng góp và thành tích đã đạt được, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt năm 2002 Chi nhánh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. Phần II Cơ cấu bộ máy của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh I. Cơ cấu tổ chức quản lý. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh với trụ sở chính đóng tại 737 đường Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long và có 05 chi nhánh cơ sở trực thuộc: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Triều Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Uông Bí Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Móng Cái Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bãi Cháy. II. Chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Hội sở: * Ban lãnh đạo chi nhánh: gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động chung của toàn chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2 phó Giám đốc gồm 1 phó Giám đốc phụ trách công tác tài chính kế toán và 1 phó Giám đốc phụ trách công tác tín dụng, công tác hành chính tổ chức của toàn Chi nhánh. * Phòng Nguồn vốn kinh doanh: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành lãi suất và cân đối về vốn nhằm tăng trưởng nguồn vốn và đảm bảo an toàn; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của toàn Chi nhánh; nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc trong từng thời kỳ để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. - Tham mưu giúp giám đốc trong việc điều hành quản trị và đề ra các biện pháp để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh. - Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ và kết luận chỉ đạo công tác của giám đốc qua các cuộc họp giao ban; tổng hợp báo cáo thông tin tín dụng của toàn Chi nhánh. - Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và cùng các chi nhánh trực thuộc phát huy khả năng, sức sáng tạo, sự linh hoạt để đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp, an toàn và hiệu quả trong từng thời kỳ kinh doanh. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu hay các sản phẩm mới khác... Xây dựng các chính sách khách hàng, tạo cho khách hàng sự thuận lợi và niềm tin vào Ngân hàng, đồng thời tạo nên sự linh động trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng để từ đó tạo được nhiều kênh thu hút thêm nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế và mở rộng việc sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng; - Tham gia thẩm định các dự án đầu tư trung, dài hạn; thẩm tra thanh tra quyết toán các công trình xây dựng cơ bản vay vốn trung, dài hạn tại Chi nhánh; - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản nội ngành; - Phối hợp các phòng và Chi nhánh trực thuộc xử lý thông tin báo cáo và các vướng mắc chung. * Phòng Kế toán: Là phòng có chức năng trung tâm thanh toán, giao dịch với khách hàng, có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh trực thuộc: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác kế toán tài chính của toàn Chi nhánh. - Thực hiện việc hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và các thể lệ chế độ kế toán tài chính do Ngân hàng cấp trên quy định nhằm đảm bảo an toàn tài sản của bản thân ngân hàng và của các tổ chức kinh tế xã hội gửi tại Ngân hàng. - Tổng hợp số liệu, lập các báo cáo kế toán theo định kỳ từng tháng, quý, năm và thực hiện quyết toán niên độ theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng cấp trên, nhằm đảm bảo phục vụ cho quá trình quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế. - Tổ chức lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, giám sát quá trình sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng các loại tài sản góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, đảm bảo chế độ hạch toán kinh doanh trong toàn ngành. - Tổ chức quá trình phục vụ khách hàng một cách văn minh lịch sự, giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung và các thủ tục giao dịch với kế toán ngân hàng, góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng. * Phòng Tín dụng: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác tín dụng trong toàn Chi nhánh. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thương mại, các nghiệp vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính, bảo hiểm. - Ghi chép đầy đủ số liệu cho vay, theo dõi chặt chẽ kỳ hạn nợ và thu nợ kịp thời cả gốc và lãi. -Bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng bằng các biện pháp như: quản lý chặt chẽ hợp đồng, cam kết chứng từ thế chấp (tài sản của ngân hàng phần lớn là dưới dạng cho vay). - Quản lý thống nhất về công tác tín dụng trong toàn chi nhánh, kiểm tra sát sao việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chấp hành chế độ thể lệ theo quy định của Nhân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namg. - Theo dõi và lập các báo cáo thống kê nghiệp vụ tín dụng trong phạm vi chung toàn chi nhánh. - Không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vốn vay và kinh doanh có lãi. - Tiếp thị tìm kiếm dự án, mở rộng thị trường, mở rộng khách hàng nhằm tăng trưởng tín dụng, và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là luôn phải tìm ra các sản phẩm mới phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng bên cạnh các sản phẩm truyền thống. *Phòng Ngân quỹ. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành công tác ngân quỹ của toàn chi nhánh; - Thực hiện phân phối cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho các chi nhánh trực thuộc, các đơn vị tổ chức kinh tế và dân cư có quan hệ thanh toán với ngân hàng; - Chấp hành nguyên tắc ra vào kho hàng ngày, các nguyên tắc, quy trình thu - chi tiền mặt theo chế độ quản lý kho quỹ của Ngân hàng Trung ương quy định; - Có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác các hoạt động thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán. Xây dựng hệ thống, quy trình phù hợp về vận chuyển, lưu trữ bảo quản; - Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ an toàn kho quỹ, quy trình, nguyên tắc thu chi tiền mặt, vận chuyển bảo quản đảm bảo an toàn tài sản. - Lập các báo cáo, thống kê tình hình sử dụng tiền mặt theo yêu cầu của ngân hàng cấp trên; * Phòng Kiểm tra nội bộ. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc kiểm tra các hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh đảm bảo hiệu quả, an toàn và tăng tưởng; - Có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra kiểm toán thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao. Trực tiếp tiến hành kiểm tra thường xuyên và đột xuất về việc chấp hành các chính sách chế độ, thể lệ về các hoạt động của Ngân hàng trong phạm vi được phân công, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Ngân hàng. - Thông qua kiểm tra kiểm toán, phát hiện đề xuất, kiến nghị nhằm ngăn ngừa sự vi phạm, tăng cường nâng cao công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng * Phòng Tổ chúc- hành chính. - Xây dựng các kế hoạch xây dựng cơ cấu, xác định mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành, tham gia phân công bố trí sắp xếp lao động hợp lý để phát huy có hiệu quả khả năng lao động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ; - Xây dựng các quy chế tổ chức, hoạt động và chức năng nhiệm vụ của các phòng, các chi nhánh trực thuộc. - Xây dựng kế hoạch quy hoạch ,bồi dưỡng , đào tạo cán bộ trong từng thời kỳ. - Thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Thực hiện công tác hành chính quản trị. III. Chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh trực thuộc. Các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Ninh hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao cùng với sự chỉ đạo giám sát của chi nhánh tỉnh, có trách nhiệm tổ chức hoạt động về công tác ngân hàng trong phạm vi địa bàn của mình. Các chi nhánh được mở tài khoản kế toán và sử dụng con dấu riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc, cụ thể: - Tổ chức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng để cho vay phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn và góp phần hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh. - Lập và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch công tác của chi nhánh và lấp các báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định. - Huy động và cung ứng tiền mặt cho các đơn vị kinh tế. Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, công tác kế hoạch, thông tin kinh tế theo đúng chế độ. - Quản lý tài liệu, tài sản, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định của nhà nước và của ngân hàng cấp trên. Phần III các hoạt động chính của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh. I. Đánh giá kết quả thực hiện một số mặt hoạt động chính của Chi nhánh trong năm 2004. 1. Công tác huy động vốn * Kết quả hoạt động huy động vốn: Chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh các hình thức huy động tiền gửi, tiết kiệm...hiện có, đã tổ chức phát hành 4 đợt chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (kỳ phiếu), 1 đợt chứng chỉ tiền gửi dài hạn và 1 đợt huy động Tiết kiệm dự thưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương. Thực hiện điều chỉnh linh hoạt lãi suất tiền gửi tiết kiệm đối với các kỳ hạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không quy định trần, tặng quà khuyến mại... để duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Tuy nhiên tình hình giá cả hàng hoá tăng cao, lãi suất của các Ngân hàng thương mại Nhà nước luôn duy trì ở mức thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về lãi suất và các hình thức khuyến mại, tặng quà của các tổ chức huy động vốn trên địa bàn diễn ra hết sức gay gắt; nguồn tiền gửi khách hàng tổ chức kinh tế – xã hội của chi nhánh chủ yếu là khách hàng xây lắp, nguồn vốn cuối năm tăng, trong năm giảm do doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn huy động bình quân mới chỉ đạt 99,8% kế hoạch được giao. * Nhận xét chung về công tác huy động vốn: Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn song do một số nguyên nhân khách quan như đã nêu ở trên nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng chậm (10 tháng đầu năm không tăng trưởng được, từ tháng 11 mới bắt đầu tăng trưởng). Do nguồn vốn chỉ tăng trưởng được vào 2 tháng cuối năm và chủ yếu là nguồn tiền gửi thanh toán cuối năm của tổ chức kinh tế – xã hội, nên không ổn định và chỉ tiêu huy động vốn bình quân của chi nhánh còn ở mức thấp (tăng trưởng bình quân là 4% đạt 99,8% so với kế hoạch). Nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2004 đáp ứng được 92% dư nợ vay của chi nhánh. Thị phần huy động vốn là 19,8% giảm 6.2% so với năm 2003. 2. Công tác tín dụng * Kết quả hoạt động tín dụng: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc viêc tăng trưởng tín dụng có kiểm soát, dư nợ nằm trong giới hạn cho phép. Cơ cấu tín dụng đã chuyển biến theo hướng tích cực, đạt được chỉ tiêu được giao.Cụ thể: - Dư nợ tín dụng đến 31/12/2004 đạt 1133 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm, thấp hơn 7% giới hạn Ngân hàng Trung ương giao. Trong đó: + Tín dụng ngắn hạn đạt 390,3 tỷ đồng, tăng 34,5% so với đầu năm. + Tín dụng trung dài hạn thương mại đạt 720,5 tỷ đồng, tăng 42,6% so với đầu năm. + Tín dụng theo kế hoạch Nhà nước đạt 19 tỷ đồng, giảm 35% so với đầu năm. - Chi nhánh đã từng bước chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dư nợ ngoại tệ, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài quốc doanh và cho vay có đảm bảo * Nhận xét chung về công tác tín dụng: Chi nhánh đã tập trung triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương về việc điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng tín dụng...Theo kết quả thực hiện đến 31/12/2004, chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng được giao: + Tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được Ngân hàng Trung ương cho phép + Tỷ lệ nợ quá hạn đạt 0,41% đảm bảo < 1% + Các chỉ tiêu cơ cấu như: tỷ lệ nợ vay trung dài hạn; tỷ lệ dư nợ vay ngoài quốc doanh; tỷ lệ dư nợ có bảo đảm trên tổng dư nợ đều đạt và vượt kế hoạch được giao. + Cơ cấu dư nợ theo ngành, thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2003. Tuy nhiên, do biến động phức tạp về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là tiến độ triển khai đầu tư các dự án lớn của ngành than chậm đã làm cho việc giải ngân vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chỉ tiêu dư nợ bình quân thấp, vòng quay vốn của chi nhánh giảm so với năm 2003. Về chất lượng tín dụng: Mặc dù nợ quá hạn đến 31/12/2004 của chi nhánh tăng so với năm 2003 là 0,35% nhưng so với mức bình quân địa bàn và trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn là thấp (hệ thống là 3,46% và trên địa bàn là 1,05%) và nằm trong giới hạn kế hoạch được Trung ương giao, tuy nhiên cũng đang có biểu hiện tiềm ẩn gia tăng nợ quá hạn. Thị phần tín dụng đạt 18,6% tăng 0,6% so với năm 2003. 3. Công tác khách hàng * Kết quả đa dạng hoá, chuyển dịch cơ cấu khách hàng tín dụng, dịch vụ, huy động vốn: Chi nhánh đã từng bước thực hiện đa dạng và chuyển dịch cơ cấu khách hàng tín dụng, dịch vụ và tiền gửi, mở rộng hoạt động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Số khách hàng tiền gửi tổ chức kinh tế, khách hàng vay vốn đến giao dịch với chi nhánh ngày một tăng, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng được cơ cấu khách hàng, cơ cấu tín dụng, phân tán rủi ro, không phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. * Đánh giá chính sách khách hàng mà chi nhánh đang áp dụng: Việc áp dụng chính sách khách hàng của chi nhánh trong năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định: Số lượng khách hàng tiền gửi tổ chức kinh tế, khách hàng vay vốn tăng lên, tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên sản phẩm huy động, các điều kiện về tín dụng, cơ chế tiếp thị ... của chi nhánh còn hạn chế hơn so với các ngân hàng trên cùng địa bàn, do đó việc thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng có tiềm lực về tiền gửi là rất khó khăn. 4. Hoạt động dịch vụ, kết quả kinh doanh * Hoạt động dịch vụ: Năm 2004 chi nhánh tập trung nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có, mở rộng thanh toán biên mậu với Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, mở thêm bàn thu đổi ngoại tệ tại chi nhánh Bãi Cháy... để mở rộng hoạt động dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ngân quỹ... cho khách hàng và đảm bảo tuyệt đối an toàn, chính xác. Tuy nhiên, một số sản phẩm dịch vụ của chi nhánh triển khai chậm hơn các Ngân hàng thương mại trên địa bàn (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán biên mậu...), một số sản phẩm mới có tính chất hiện đại như: Thanh toán thẻ, Séc, máy rút tiền tự động ATM...chưa được triển khai nên khả năng cạnh tranh rất hạn chế, doanh số hoạt động nhỏ, phí dịch vụ thấp. * Công tác an toàn kho quỹ Với doanh số hoạt động ngày càng tăng (doanh số chi tiền mặt là 10.462 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm trước), chi nhánh đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu thu chi của khách hàng, không khất hoãn chi, thu hết các khoản thu trong ngày, tuân thủ các qui trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ, thực hiện tốt công tác tuyển chọn tiền, đấu tranh chống tiền giả xâm nhập vào kho quỹ Ngân hàng. Trong năm bộ phận quỹ, kiểm ngân 382 lần trả lại tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền là 248.139 ngàn đồng, phát hiện lập biên bản thu giữ 1456 tờ tiền giả các loại với số tiền là 100.450 ngàn đồng. * Công tác Tài chính – kế toán, hiệu quả kinh doanh: Chi nhánh đã tổ chức hạch toán cập nhật chính xác, chấp hành đúng nguyên tắc, chế độ kế toán tài chính, chấp hành tốt các định mức quản lý tài chính, thực hiện tăng thu tiết kiệm chi kinh doanh có hiệu quả; công tác báo cáo, quyết toán thực hiện tốt, qua các đợt thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, Cục thuế Quảng Ninh, Ngân hàng Trung ương... đều được đánh giá không có sai sót gì lớn. Thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. - Chênh lệch thu chi ( sau khi đã trích dự phòng rủi ro) đến 31/12/2004 là 28,787 tỷ đồng, đạt 137% so với kế hoạch. - Chi nhánh đã thực hiện việc trích đúng dự phòng rủi ro theo quy định, năm 2004 đã trích vượt kế hoạch 1,429 tỷ đồng, số dư quỹ dự phòng rủi ro là 17,930 tỷ đồng. II. Phương hướng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong năm 2005. 1. Phương hướng chung “ Hoạt động hiệu quả, quản lý, kiểm soát rủi ro trong giới hạn, phát triển hợp lý và bền vững đa lĩnh vực - đa sản phẩm – dịch vụ tiện ích có chất lượng và ngày càng được đổi mới, hoàn thiện; Hướng tới mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng có tiềm lực, bứt phá nâng cao năng lực cạnh tranh vươn lên là ngân hàng hàng đầu về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Giữ vững và phát huy thương hiệu – hình ảnh – vị thế – bản sắc văn hoá doanh nghiệp, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững với bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước, tạo thế và lực rút ngắn khoảng cách và thời gian hội nhập trong khu vực quốc tế, hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh doanh năm 2005, đề án cơ cấu lại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005, dự án hiện đại hoá Ngân hàng, căn bản hoàn thành dự án tài chính nông thôn II ”. 2. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu - Vốn huy động bình quân: 1.100 tỷ đồng - Giới hạn tín dụng cao nhất: 1.575 tỷ đồng - Chênh lệch thu chi: 30 tỷ đồng - Thu dịch vụ ròng: 3,5 tỷ đồng - Thu nợ hạch toán từ ngoại bảng: 0,25 tỷ đồng - Tỷ lệ nợ quá hạn: 2% 3. Đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện * Về công tác huy động vốn: - Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng đặc biệt là những khách hàng có tiềm lực về nguồn vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện nối mạng điện tử... gắn hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán để khơi tăng nguồn vốn tiền gửi tổ chức kinh tế, thu hút khách hàng có tiềm lực tiền gửi, các doanh nghiệp lớn; có chính sách lãi, phí ưu đãi đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn. - Đẩy mạnh các hình thức huy động vốn dân cư với nhiều kỳ hạn, hình thức trả lãi, hình thức khuyến mại linh hoạt; tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo để thu hút nguồn vốn dân cư. - Tích cực thu nợ đến hạn, đặc biệt là nợ đọng, tạo nguồn vốn quay vòng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Về công tác tín dụng: - Tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: Than, Điện, du lịch, cảng biển... đồng thời chú trọng chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dân cư, đưa tỷ trọng khách hàng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng dần trong tổng dư nợ và tăng cho vay có đảm bảo. - Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn việc tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tín dụng, gắn tín dụng với phát triển dịch vụ. Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế. * Về phát triển sản phẩm, dịch vụ: - Đẩy mạnh việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ trên nền t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1038.doc
Tài liệu liên quan