Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên Hà Nội

Quả thực trong nhiều ngày gần đây, người tiêu dùng rất lo lắng về việc giá sữa bỗng tăng lên một cách chóng mặt.Công ty 3A, đơn vị phân phối các sản phẩm sữa Abbott chưa chính thức điều chỉnh giá bán, nhưng đại diện doanh nghiệp trên cho biết, mức giá mới tăng khoảng 12% sẽ được áp dụng từ ngày 1.3.2011 do tăng tỷ giá USD. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) dự kiến mức tăng từ 13-15%. Thêm vào đó quyết định tăng thuế đối với các nguyên liệu sản xuất sữa nhập khẩu từ các nước không thuộc ASEAN cũng là yếu tố cộng hưởng khiến giá sữa tăng thêm. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2011, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011.Cụ thể, giá sữa bột Dielac Alpha Step 1 của công ty này từ mức 72.050 đồng/hộp 400g tăng lên 80.740 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha Step 2 từ 70.620 đồng/hộp 400g, giá bán mới là 79.090 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha 123 loại 900g tăng thêm 16.000 đồng/hộp hiện được bán ra là 153.000 đồng/hộp Sau khi điều chỉnh, sản phẩm Enfa Mama A+ Vanilla, Enfa Mama A+ Chocolate có giá bán mới là 139.000 đồng/hộp 400g

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay trên thị trường Hà Nội có tới hơn 300 loại sản phẩm sữa do các công ty trong nước sản xuất và nhập khẩu, cạnh tranh nhau khá gay gắt. Các loại sản phẩm sữa có giá bán đắt nhất và cũng là các loại sữa được tiêu thụ mạnh nhất là sữa cho trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như từ lời khuyên của các nhà dinh dưỡng, bác sĩ cho thấy nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải được dùng sữa mẹ hoặc sữa công nghiệp sản xuất riêng cho nhóm tuổi này mà không nên thay thế bằng các loại sữa khác. Ví dụ, trẻ sơ sinh chỉ nên dùng sữa bột công thức dành cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi mà không nên uống trực tiếp sữa tươi, vì sữa bò tươi không giàu các vi chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa bột. Vì thế nếu cho trẻ chuyển sang dùng sữa tươi sớm, cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu hụt những vi chất cần thiết, giúp phát triển thể chất như sắt.Bên cạnh đó hàm lượng sắt và phốtpho trong thành phần sữa tươi không thích hợp với hệ tiêu hóa còn non của trẻ sơ sinh. Mặt khác, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn chưa đủ men để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi. Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày của trẻ mà nghiên cứu còn cho thấy chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này) đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema và hen. Tóm lại, với nhu cầu ngày càng gia tăng như vậy, thị trường sữa Việt Nam nói chung và thị trường sữa ở Hà Nội nói riêng sẽ ngày một phát triển và các doanh nghiệp sẽ ngày một đa dạng hoá các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. 3.2. 1.2.Tình hình cung Theo Cục Quản lý cạnh tranh, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tương đối cao. So với các nước trong khu vực, các đánh giá của một số công ty nghiên cứu thị trường cũng cho biết thị trường sữa bột Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước. Cũng như các thành phố lớn khác, đặc biệt là thị trường Hà Nội khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa là rất lớn để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng gia tăng và mở rộng về thị trường và chủng loại thêm phong phú đa dạng. Để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường sản xuất trong nước không thể cung cấp xuể, vì vậy ngoài việc kinh doanh các mặt hàng sản xuất trong nước thì các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo nhập khẩu đủ lượng sữa tiêu dùng. Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay; một số doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container để phân phối bán lẻ, tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường. Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2007 có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Viêt Nam,vào thị trường Hà Nội là 2.1 triệu hộp, đến năm 2008 đã tăng thêm 17,3% lên trên 3,23 triệu hộp… Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, với tốc độ tăng dân số khoảng 1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển thị trường sữa.Hơn nữa,Với việc trở thành thành viên WTO và AFTA, Việt Nam cũng đã cam kết hạ mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sữa. Thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa bột tại Việt Nam hiện cũng ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Đây cũng là điều kiện có lợi cho việc phát triển thị trường sữa bột Việt Nam. Theo đánh giá của các công ty sữa, các chuyên gia marketing và chuyên gia thị trường thì hiện tại trên 85% giá trị của thị trường sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em thuộc về các hãng sữa ngoại.Trong đó dẫn đầu là các hãng Abbott, Mead Johnson, và FrieslandCampina chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 26,8%, 13,9%, và 26,7%. Tiếp sau đó là các hãng sữa ngoại khác như Dumex, Nestlé… Đại diện cho doanh nghiệp sữa trong nước có Vinamilk chiếm thị phần khoảng 12,6%. Theo nhóm thực hiện báo cáo thì những con số này chưa chính xác vì trên thị trường ngoài các hãng, doanh nghiệp lớn kể trên có sự góp mặt của một số hãng sữa khác cả trong và ngoài nước tuy rằng thị phần không lớn. Biểu đồ 3.1: Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trường sữa bột (Thông tin ghi nhận từ các buổi trao đổi, phỏng vấn với đại diện công ty Vinamilk do Cục QLCT tổ chức.) Trên thị trường sữa Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng sữa cung cấp, ngoài sữa nội, thì trên thị trường Hà Nội còn có rất nhiều hãng sữa ngoại, nguồn cung sản phẩm sữa ngày một đa dạng và phong phú. Cụ thể dưới đây là một số hãng cung cấp trên thị trường sữa Việt Nam Bảng 3.3: Thị phần của một số hãng sữa theo giá trị và sản lượng bán tại 6 thành phố lớn trong tháng 9 năm 2009. STT Tên hãng % Theo sản lượng % Theo giá trị 1 Abbott 42.4 28.2 2 Dutch Lady 18.7 25.3 3 Mead Johnson 9.7 7.6 4 Vinamilk 8.6 15.5 5 Nestle 2.9 3 6 Fonterra brands 4.8 5.0 7 Dumex 4.6 3.3 8 Nutifood 3.1 5.6 9 Arlafood 0.9 0.7 (Thông tin do các doanh nghiệp sữa cung cấp tại các buổi trao đổi, làm việc do Cục QLCT tổ chức.) Theo nhận định của các chuyên gia marketing và chuyên gia thị trường ngành sữa thì hiện nay các sản phẩm sữa bột trên phân đoạn thị trường sữa bột cao cấp không nhiều, tập trung chủ yếu trên các phân đoạn thị trường trung cấp và bình dân. Và mức giá bán hiện tại giữa các nhóm sản phẩm sữa bột trên các phân đoạn thị trường này chênh lệch nhau vào khoảng 20% hoặc hơn.(Ý kiến thu thập được trong quá trình trao đổi, phỏng vấn giữa nhóm nghiên cứu với các chuyên gia marketing, chuyên gia phát triển thị trường tại các hãng sữa.).Theo báo cáo kim ngạch nhập khẩu sữa của Tổng cục Hải quan, mặt hàng sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu trong các năm 2008, 2009 và 2010 gồm hai mã chính là 0401 và 0402. Xem xét giá trị nhập khẩu, có thể thấy nhập khẩu sữa tăng mạnh từ 2009 USD đến 2010. Nếu chỉ tính riêng cho sữa và sản phẩm từ sữa thuộc hai mã nêu trên năm 2009 đạt 391.293.521 USD, năm 2010 đạt 422.045.443 (tăng7.85 % so với năm 2009) (Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)Hiện nay, ngoài các các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chế biến sữa, các công ty sữa trực tiếp nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, chế biến của mình, còn có nhiều doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất, chế biến các sản phẩm sữa cũng tham gia nhập khẩu các loại nguyên liệu sữa để bán lại hoặc làm phụ gia cho việc sản xuất các loại sản phẩm khác không phải là sữa.Theo thống kê của của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2007 – 2010 có gần 250 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm. Trong số này, tổng số các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm sữa thành phẩm và sữa nguyên liệu để phục vụ sản xuất chỉ chiếm khoảng 50%. Còn lại là các doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu để bán lại. Biểu đồ 3.2: Kim ngạch nhập khẩu của top 10 nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2009. (Báo cáo ngành hàng Việt Nam: Sữa – quý 1/2009, Trung tâm thông tin phát triển NNNT – Bộ NN&PTNT.) Trong hai tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sữa của Hà Lan vào Việt Nam là 9,43 triệu USD, chiếm 21,27% tổng kim nhập khẩu sữa của Việt Nam từ thế giới. Thứ hai trong số này là New Zealand với kim ngạch 7,8 triệu USD.Tuy nhiên hai nước này lại có kim ngạch xuất khẩu sữa vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2009 giảm so với hai tháng đầu năm 2008, mức giảm lần lượt vào khoảng 7-10% đối với Hà Lan, 78,42% với New Zealand. Ngoài ra còn có Úc giảm 0,59%, Ba Lan giảm 70,34%, và Pháp giảm 36,94% so cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do khủng khoảng kinh tế năm 2008, bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của thông tin về sữa nhiễm melamine ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân có dấu hiệu chững lại và sụt giảm nên các doanh nghiệp nhập khẩu đã hạn chế nhập khẩu cả các sản phẩm sữa thành phẩm và sữa nguyên liệu. Bảng 3.4: Danh sách và tỉ lệ phần trăm về sản lượng nhập khẩu mặt hàng sữa bột nguyên liệu của một số doanh nghiệp các năm 2008, 2009 và năm 2010 . Đơn vị :% STT Tên doanh nghiệp 2008 2009 2010 1 CTCP sữa VN-Vinamilk 52.9 46.4 50 2 CTTNHHFriesland campina 34.0 29.8 30 3 CTCP sữa Hà Nội 2.2 1.5 2 4 CTCPTP- Đồng Tâm 0.1 1.2 1.8 5 CTTNHH Nestle Việt Nam 3.8 1.1 1.2 6 CTCP Đại Tân Việt 1.9 9.9 7.5 7 CTTNHH Thế hệ mới 1.6 3.2 2.5 8 CTTNHH Than An 1.8 2.9 2 9 CTTNHH TM và CNTP Hoàng Lâm 0.7 2.4 1.6 10 CTTNHH DT-PT-NN Hà Nội 0.9 1.6 1.4 ( Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.) Với sức cầu mạnh mẽ, để đáp ứng được nhu cầu đó, các hãng kinh doanh sữa không thể không nhập thêm sản phẩm,tỷ trọng nhập khẩu sữa ngoại cũng ngày một gia tăng.Tóm lại tình hình cung sản phảm sữa trên địa bàn Hà Nội cũng rất phong phú và đa dạng cả về sản phẩm nội với sản phẩm ngoại. 3.2.1.3.Tình hình giá cả và sự biến đổi trên thị trường sữa bột Mức giá bình quân trên toàn thị trường của nhóm sản phẩm sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em liên tục tăng trong thời gian qua. Biểu đồ: 3.3.Mức giá bình quân chung trên thị trường sữa bột trong 2008-2010. ( Theo nguồn nhóm thực hiện thu thập) Năm 2008, mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 155,729 triệu đồng/tấn.Năm 2009 mức giá này tăng lên 187,956 triệu đồng/tấn, tăng 20,7% so với năm 2008. Năm 2010, mức giá bình quân của nhóm sản phẩm sữa bột trên thị trường là 239,782 triệu đồng/tấn, tăng 27,5% so với năm 2009 và 53.9% so với năm 2008. Như vậy chỉ sau hai năm mức giá bình quân chung của nhóm sản phẩm sữa bột đã tăng hơn 80%. Nghịch lý tăng giá bán, sản lượng tăng theo.Tâm lý sính ngoại, tin tưởng vào sản phẩm giá cao, trung thành với nhãn sữa… trở thành yếu tố thuận lợi để các hãng sữa cân nhắc việc tăng giá thu lợi nhuận. Hiện nay, thị trường sữa bột Hà Nội hiện diện sự thống trị của một vài hãng sữa lớn.Bốn hãng hàng đầu đã chiếm gần 80% thị phần của ngành này. Lớn nhất là Abbott với 37,9% thị phần tại thị trường sữa bột Hà Nội, theo số liệu của năm 2009. Tiếp đến, Friesland Campina (Dutch Lady) chiếm 16,5%; Vinamilk chiếm 14,7% Dumex chiếm 8,1%. . Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các rào cản về tài chính, công nghệ, tập quán người tiêu dùng và độc quyền phân phối… đã góp phần làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh cao hơn, đặc biệt là quảng cáo sai sự thật, gièm pha, nói xấu đối thủ, tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo… Từ đầu năm 2011, nhiều hãng sữa đã tăng giá bán của các sản phẩm thêm từ 5-15. kể từ 1/3 tới đây hàng loạt hãng sẽ điều chỉnh giá mặt hàng này lên mức từ 8 - 20%. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi ở các cửa hàng sữa tại Hà Nội trong tối (23/2/2011), nhiều đại lý trên địa bàn đã tăng giá thêm 10% - 12% ở một số nhãn hàng như Ensure, Similac, Friso… Quả thực trong nhiều ngày gần đây, người tiêu dùng rất lo lắng về việc giá sữa bỗng tăng lên một cách chóng mặt.Công ty 3A, đơn vị phân phối các sản phẩm sữa Abbott chưa chính thức điều chỉnh giá bán, nhưng đại diện doanh nghiệp trên cho biết, mức giá mới tăng khoảng 12% sẽ được áp dụng từ ngày 1.3.2011 do tăng tỷ giá USD. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) dự kiến mức tăng từ 13-15%. Thêm vào đó quyết định tăng thuế đối với các nguyên liệu sản xuất sữa nhập khẩu từ các nước không thuộc ASEAN cũng là yếu tố cộng hưởng khiến giá sữa tăng thêm. Trong đó, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2011, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011.Cụ thể, giá sữa bột Dielac Alpha Step 1 của công ty này từ mức 72.050 đồng/hộp 400g tăng lên 80.740 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha Step 2 từ 70.620 đồng/hộp 400g, giá bán mới là 79.090 đồng/hộp; sữa bột Dielac Alpha 123 loại 900g tăng thêm 16.000 đồng/hộp hiện được bán ra là 153.000 đồng/hộp…Sau khi điều chỉnh, sản phẩm Enfa Mama A+ Vanilla, Enfa Mama A+ Chocolate có giá bán mới là 139.000 đồng/hộp 400g…Đến đầu tháng 2/2011, công ty sữa FrieslandCampina Việt Nam cũng chính thức nâng giá bán các sản phẩm sữa Friso với mức tăng từ 5-10%. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) mức tăng là từ 13-15%.Nguyên nhân khiến các hãng sữa buộc phải tăng giá bán được cho là ngày 11/2/2011 tỷ giá USD/VND được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tới 9,3%. Điều này đã gây áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu.Một nguyên nhân nữa khiến giá sữa tăng là ngày 1/1/2011, việc Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu sữa từ các nước không thuộc ASEAN thêm 5% (từ mức 5% lên 10%), cũng đã tác động mạnh đến giá các loại sữa nguyên liệu cũng như sữa thành phẩm nhập khẩu.Giá bán sữa bột Friso, Ensure, Similac đã được một số đại lý lớn tại Hà Nội tăng thêm 10% từ ngày 15/2, sau khi nhận thông báo tăng giá của các hãng. Giới kinh doanh sữa bột tại Hà Nội cho biết vừa nhận được thông báo kèm báo giá tăng 10% đối với nhãn hiệu Friso (của công ty TNHH Friesland Campina Vietnam) và Ensure, Similac của hãng Abbott (do công ty dược phẩm 3A nhập khẩu và phân phối).. Đặc biệt trên thị trường sữa, với nhu cầu hiện nay thì người tiêu dùng rất muốn nhà nước điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp tránh trường hợp các doanh nghiệp tự tăng giá quá cao, gây bức xúc cho người tiêu dùng. 3.2.2 Tổng quan tình QLNN đối với mặt hang sữa bột trên địa bàn HN 3.2.2.1 Công tác xây dựng, sửa đổi và bổ sung, ban hành các văn bản Sau những đợt tăng giá sữa dồn dập hồi đầu năm, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sẽ gấp rút sửa đổi Thông tư 104 nhằm khắc phục những bất cập trong việc quản lý giá sữa và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 7-2010. Tuy nhiên, tháng 7 đã trôi qua, thông tư mới vẫn chưa được ban hành. Như vậy, cơ quan chức năng đã lỗi hẹn với người tiêu dùng, trong khi đó, các DN sữa lại tiếp tục tăng giá bán.Nhận xét về các đợt tăng giá, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, Thông tư 104 quy định 2 lần tăng giá cách nhau tối thiểu 15 ngày và DN dưới 50% vốn chủ sở hữu nhà nước không cần đăng ký, kê khai giá. Từ đầu năm 2010 tới nay, các DN kinh doanh sữa mỗi lần chỉ tăng giá khoảng 5% đến 10% nên Cục không can thiệp để bình ổn giá được. Cục Quản lý giá đã trình Thông tư sửa đổi từ tháng 3-2010, nhưng có một vài khó khăn nên chưa thể ban hành. Sau mỗi đợt tăng giá sữa, câu chuyện quản lý giá một lần nữa lại được dư luận đặt ra. Để quản lý mặt hàng thiết yếu này, bên cạnh sự đồng tình, hưởng ứng của người tiêu dùng trong việc ủng hộ những DN kinh doanh chân chính, rất cần sự vào cuộc kịp thời từ phía cơ quan quản lý. Chỉ khi nào Thông tư quản lý giá các mặt hàng thiết yếu với những quy định chặt chẽ, rõ ràng được ban hành và được áp dụng hiệu quả trong thực tế thì điệp khúc "tăng giá sữa" mới không còn cơ hội tái diễn.Bộ Tài chính vừa liên tiếp có 03 văn bản về việc quản lý, bình ổn giá mặt hàng sữa.Yêu cầu rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Cụ thể nội dung 03 văn bản như sau: Công văn số 18038 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện bình ổn giá sữa của các doanh nghiệp sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa là chưa có cơ sở. Để thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính đề nghị Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các yếu tố hình thành giá khi các doanh nghiệp kinh doanh sữa thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp không tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá và bán hàng giá niêm yết đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Kèm theo đó, Bộ Tài chính có Công văn số 18039 /BTC-QLG ngày 31/12/2010 gửi các công ty sữa đăng kí giá tại Bộ Tài chính về việc thực hiện bình ổn giá sữa. Công văn nêu rõ: Trong thời gian gần đây trên các thông tin đại chúng có thông tin về việc một số doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ điều chỉnh tăng giá sữa bắt đầu từ ngày 1/1/2011. Theo thông tin của một số cơ quan chức năng thì trong thời gian gần đây các yếu tố đầu vào cơ bản sản xuất sữa không tăng như: giá sữa nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng giảm và giá sữa bột thành phẩm nhập khẩu không tăng, mặt khác Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng USD, do vậy việc các doanh nghiệp kinh doanh sữa điều chỉnh tăng giá sữa hiện nay là chưa có cơ sở.  Thực hiện Chỉ thị số 2164/CT-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cấn đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, Quí I/2011; Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 22/12/2010 của Bộ Tài chính về việc bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, quý I năm 2011. Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.Thay vì quy định “doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp”, Thông tư 122 mở rộng đối tượng phải đăng ký giá là các “doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hượp sau.Thứ nhất, giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế-kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.Trường hợp thứ hai là giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế-tài chính, mất cân đối cung-cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ vè việc tăng giá hoặc giảm giá.Trường hợp thứ ba, giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của luật cạnh tranh và pháp luật cso liên quan.Về chế tài xử phạt của các đơn vị vi phạm cũng sẽ được áp dụng “mạnh tay” hơn. Một biện pháp hành chính có thể được áp dụng là đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường. Nặng hơn là mức phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật liên quan, thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước.Mức xử mạnh nhất là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy điịnh của pháp luậtĐối với mặt hàng sữa, theo Thông tư 122, mặt hàng thực hiện đăng ký giá là sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tên gọi mới này được thay thế cho tên gọi cũ ,Thông tư 122/2010/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 1/10/2010 thay thế cho thông tư 104/2008/TT-BTC về quản lý giá sữa bột. Thông tư 122/2010/TT-BTC đưa ra những quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý của các công ty nhập khẩu, kinh doanh sữa bột từ nước ngoài. Các công ty này chủ yếu là của Hoa Kỳ, EU, Úc… nên việc đại sứ các nước này lên tiếng, bảo vệ quyền lợi cho các công ty nói trên đã có thể dự đoán từ trước.Theo Thông tư 122 của Bộ Tài chính, tất cả nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa đều phải đăng ký và kê khai giá. Bộ Tài chính hy vọng với sự ra đời của thông tư mới, lần đầu tiên sẽ có chế tài buộc các hãng sữa chứng minh tính hợp lý của giá bán trên thị trường.Theo Bộ Công thương, từ đầu năm tới nay, sữa đã có 4 lần tăng giá. Thị trường sữa hiện đang có dấu hiệu bị thao túng vì có khi giá thế giới không tăng, thậm chí giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn tăng. Mặt khác, việc các hãng sữa tăng giá đồng loạt cho thấy dấu hiệu liên kết của một số nhà nhập khẩu.Vì vậy nhằm hạn chế tình trạng các hãng sữa bột nhập ngoại tăng giá một các tùy tiện, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 112/2010, thay thế Thông tư 104/2008, quy định tất cả các mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá. Và trong khi chờ thông tư mới có hiệu lực, một số hãng sữa ngoại lại điều chỉnh tăng giá. 3.2.2.2 Tổ chức thực thi và thực hiện QLNN đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn HN - Tình hình vi phạm: sữa không đảm bảo tiêu chuẩn. Sau khi tổng hợp chung các chỉ tiêu được kiểm nghiệm, tỷ lệ mẫu sữa đạt yêu cầu là 80%, số mẫu không đạt chiếm 20%. Năm 2008, tỷ lệ mẫu sữa lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn công bố về hàm lượng đạm là 50%. Trong đó: Số mẫu có hàm lượng đạm rất thấp (<10 %) chiếm 30 %; Số mẫu có hàm lượng đạm cực thấp (< 2 %) chiếm 20 %) Theo kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về sữa 6 tháng đầu năm 2009 mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm vừa công bố ngày 15/7. Cục đã lấy mẫu trên 14 tỉnh, thành phố. Tổng số cơ sở được thanh tra là 2.050 cơ sở, bao gồm 35 cơ sở sản xuất, 2.015 cơ sở kinh doanh. Theo đó, số cơ sở có vi phạm về điều kiện VSATTP là 1.491 cơ sở (73,02 %), tập trung chủ yếu vào các cơ sở kinh doanh theo quy mô nhỏ thuộc quyền quản lý của tuyến huyện, với hành vi vi phạm phổ biến do cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Với 279 mẫu sữa được kiểm nghiệm về các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh, tập trung chủ yếu vào các loại sữa bột, kết quả cho thấy: Đối với hàm lượng protid: Số mẫu đạt chuẩn là 157/211 (chiếm 74,41 %); số mẫu không đạt chuẩn là 53/210 (chiếm 25,24%). Đối với hàm lượng lipit: Số mẫu đạt chuẩn là 97/121 (chiếm 80,16 %); số mẫu không đạt chuẩn là 24/121 (chiếm 19,84 %). Đối với chỉ tiêu vi sinh, số mẫu đạt chuẩn là 66/68 (chiếm 97,06 %). Sữa không đạt chuẩn trên chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa sản xuất trong nước do một số doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nước ngoài về sang bao đóng gói tại Việt Nam, song trong quá trình sản xuất đã không tuân thủ đúng tiêu chuẩn đã công bố và đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Đối với sữa thành phẩm nhập khẩu, qua kiểm tra nhận thấy hầu hết sản phẩm nhập khẩu đều đảm bảo chất lượng như đã công bố. Tại Hải Phòng, Sở Y tế đã lấy 28 mẫu sữa nhập khẩu để kiểm nghiệm về hàm lượng đạm và lipit, tỷ lệ đạt 100 %. Trong khi đó sữa đóng gói trong nước, qua kiểm nghiệm 22 mẫu, có 6 mẫu không đạt về hàm lượng đạm, lipit chiếm 27,27%. Trong quá trình thanh tra, việc xử lý các vi phạm về sữa kém chất lượng đã được các địa phương thực hiện một các kiên quyết, đặc biệt là đối với các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng, sản phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng đều phải đình chỉ lưu hành. Có 19 cơ sở vi phạm trên địa bàn Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang, Tiền Giang, Nghệ An đã bị phạt tiền với tổng số tiền là 91,1 triệu đồng và 56 cơ sở bị buộc đình chỉ lưu hành sản phẩm, phải thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế do không đảm bảo chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc. - Liên quan đến quản lý nhập khẩu Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội: “lượng sữa ở Việt Nam chủ yếu là do nhập khẩu, năm 2008 sữa nhập khẩu chiếm 72% (trong đó 50% là sữa bột nhập để hoàn nguyên) sữa tươi sản xuất trong nước chỉ chiếm 28%”. Như vậy, bà con nông dân chăn nuôi bò sữa không thể cạnh tranh được, do quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý nhà nước về thị trường sữa bột trên hà nội.doc
Tài liệu liên quan