Đề tài Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. Ngân hàng thương mại 1

1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1

1.2.1. Hoạt động huy động vốn 1

1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2

1.2.2.1. Cấp tín dụng 2

1.2.2.2. Đầu tư 3

1.2.3. Hoạt động khác 4

1.3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 4

2. RỦI RO TÍN DỤNG 6

2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 6

2.2. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng 7

2.3. Nguyên nhân rủi ro 8

2.4. Quản lý rủi ro tín dụng 10

2.5. Biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro 13

2.5.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 13

2.5.2. Biện pháp xử lý rủi ro 14

CHƯƠNG 2 16

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 16

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 16

1.1. Lịch sử hình thành 16

1.2. Cơ cấu tổ chức 18

2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 18

 

doc44 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc sàng lọc, lựa chọn các đơn xin vay; Tính toán chính xác hơn mức dự trữ cần thiết cho các rủi ro tín dụng dự tính. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng qua một số chỉ tiêu định lượng Mức độ rủi ro tín dụng được đánh giá qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ khó đòi/nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng được chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ được tính theo công thức : Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100 Tỷ lệ nợ quá hạn gián tiếp cho thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao tức là càng nhiều khoản nợ chưa thanh toán đúng hạn, như vậy tức là mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ càng lớn. Ngựơc lại nếu tỷ lệ này thấp cho thấy nhiều khoản nợ được thanh toán đúng hạn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản : ngân hàng sẽ phải gia tăng chi phí để tìm nguồn vốn mới chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao sẽ khiến quỹ dự phòng tổn thất của ngân hàng tăng lên. Đồng tiền nằm trong quỹ là đồng tiền ‘chết’, đồng tiền không sinh lời. Như vậy, thực sự quỹ dự phòng rủi ro tăng lên cũng đồng nghĩa với việc mất đi phần lợi nhuận mà tiền đó có thể sẽ tạo ra. Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dư nợ Nợ khó đòi hay nợ có khả năng mất vốn được quy định phân loại vào nợ nhóm 5 như đã trình bày ở phần trên. Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ được tính theo công thức : Tỷ lệ khó đòi/tổng dư nợ = Nợ khó đòi Tổng dư nợ x 100 Tỷ lệ nợ quá hạn cho ta hình dung về quy mô của các khoản vay có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ khó đòi càng cao cho thấy càng nhiều khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi. Rủi ro mang đến cho ngân hàng lúc này là các khoản vay đã cấp cho khách hàng không thu được gốc và lãi nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho khoản tiền huy động. Như vậy đã không tăng doanh thu lại còn làm tăng chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Mổt khác khi không thu được nợ vòng quay vốn tín dụng giảm làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ nợ khó đòi / Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn được tính bởi công thức : Tỷ lệ khó đòi/nợ quá hạn = Nợ khó đòi Tổng dư nợ x 100 Tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn chỉ ra cơ cấu của các khoản nợ khó đòi trong tổng số nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao thì cho thấy phần lớn các khoản nợ quá hạn có chất lượng kém, khả năng thu hồi không cao. Chất lượng tín dụng kém làm giảm uy tín của ngân hàng. Trái lại, nếu tỷ lệ này thấp kỳ vọng thu hồi nợ từ các khoản quá hạn là khả quan. 2.5. Biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro Như đầu tiên đã nói, trong quản lý điều hành chúng ta quan tâm đến rủi ro ở khía cạnh tổn thất. Do vậy các biện pháp phòng ngừa rủi ro và các biện pháp xử lý khi rủi ro tức là những biện pháp phòng ngừa và xử lý tổn thất. 2.5.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý : Chính sách tín dụng của một NHTM là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một NHTM, nhằm 3 mục tiêu chủ yếu là: lợi nhuận cao, sự an toàn và sự lành mạnh. Đây là cơ sở để quản lý cho vay, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn để ngân hàng có thể cho vay. Chính sách tín dụng phải được thay đổi theo từng thời kỳ nhằm phản ánh thực tế và phải luôn được duy trì như một "công cụ kiểm tra". Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay (như đã trình bày ở trên) trước khi ra các quyết định cho vay. Thực hiện tốt các hình thức bảo đảm tín dụng Việc đưa ra các yêu cầu về bảo đảm tín dụng và thực hiện bảo đảm tín dụng đầy đủ cũng giúp đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro vì các bảo đảm có thể được sử dụng như một nguồn thu nợ thứ cấp trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ theo quy định. Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng. Cán bộ tín dụng của ngân hàng cần thường xuyên thực hiện giám sát các hành vi của người vay, mục đích sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình trả nợ và giám sát các bảo đảm tín dụng nhằm tránh tình trạng người vay vi phạm các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Phân tán rủi ro - Không nên tập trung cho vay một vài lĩnh vực , khu vực: Khi ngân hàng tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực kinh tế ngân hàng sẽ chịu ảnh hởng của các yếu tố, khuynh hướng vận động của các khu vực đó (về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội). - NHTM không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc vài khách hàng: Cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả, bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. - Cho vay hợp vốn. Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm ngân hàng (từ 2 ngân hàng trở lên) cho một dự án, do một NHTM làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng . Việc ngân hàng cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức rủi ro, mạo hiểm hoặc có mức độ mạo hiểm cao nhằm san sẻ rủi ro giữa các ngân hàng cùng tham gia tài trợ. - Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Điểm mấu chốt của lý thuyết đầu tư hiện đại là: lợi dụng lợi thế về quy mô hoạt động, các tổ chức tài chính có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư và do đó giảm đáng kể mức rủi ro tín dụng khi sự biến động thu nhập từ mỗi khoản mục đầu tư có mối liên quan với nhau. Trên cơ sở số liệu về mức thu nhập định kỳ từ mỗi khoản mục đầu tư trong danh mục đầu tư (gồm cổ phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay), ngân hàng có thể tính mức thu nhập bình quân và sự biến động thu nhập cho từng công cụ nợ cũng như cho cả danh mục đầu tư. 2.5.2. Biện pháp xử lý rủi ro Tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình ngân hàng có thể có những cách xử lý khác nhau. Nhìn chung việc xử lý có thể được phân thành hai nhóm: các biện pháp khai thác và các biện pháp thanh lý Một là, Biện pháp khai thác Với những trường hợp không quá nghiêm trọng NH có thể sử dụng các biện pháp thuộc loại này nhằm điều chỉnh tình huống và bảo vệ lợi ích của ngân hàng. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp một số các biện pháp sau đây để cứu lấy người vay và khôi phục sức mạnh tài chính của họ: Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính Nhân viên ngân hàng có thể cho lời khuyên về nhiều chủ đề như việc bán hàng, thu đòi các khoản nợ, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất,...Những trường hợp cần thiết ngân hàng có thể mời chuyên gia để cho lời khuyên và tư vấn Gia hạn nợ: Gia hạn nợ là việc thương lượng giữa khách hàng và ngân hàng về việc xin lùi thời hạn trả nợ của doanh nghiệp trong một thời gian nào đó. Về mặt tài chính, gia hạn nợ sẽ giúp cho khách hàng tránh được những sự kiện tụng, dẫn đến giảm bớt các chi phí cho hoạt động pháp lý. Mặt khác, còn giúp doanh nghiệp duy trì uy tín trong hoạt động kinh doanh của họ. Việc áp dụng biện pháp này có thể giúp cho ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản tín dụng sau này, khi khách hàng có những cơ hội tốt để khôi phục lại các hoạt động kinh doanh để có điều kiện trả nợ. Việc gia hạn trả nợ này phải có sự thỏa thuận tự nguyện giữa người vay và các ngân hàng cho vay. Hai là Biện pháp thanh lý Nếu ngân hàng thấy rõ là việc áp dụng các biện pháp khai thác không mang lại kết quả, ngân hàng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để xử lý một khoản cho vay đã trở thành nợ khó đòi nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tiến hành xử lý các tài sản bảo đảm Với các khoản cho vay có bảo đảm, ngân hàng có quyền sử dụng các bảo đảm tín dụng đó nhằm thỏa mãn yêu cầu thu đòi đầy đủ khoản tín dụng trong trường hợp người vay không thực hiện việc trả nợ theo quy định. Yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp Trường hợp ngân hàng không thu hồi đủ khoản tín dụng đã cấp từ việc sử dụng các bảo đảm tín dụng, hoặc đối với những khoản cho vay không có bảo đảm ngân hàng có thể đề nghị tòa án phán quyết cho phép ngân hàng quyền thu thêm từ các tài sản khác của người vay. Hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng quyền cao nhất của một chủ nợ không được người vay thực hiện thanh toán nợ theo đúng thỏa thuận là yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1. Lịch sử hình thành Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương, tên giao dịch tiếng anh là Sai Gon bank for industry and trade. Sài Gòn Công Thương ngân hàng được thành lập năm 1987 theo quyết định số 64/QĐ của Ngân hàng nhà nước Việt nam, có hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994, sau 7 năm hoạt động Sài Gòn Công Thương ngân hàng đánh dấu sự vươn ra thị trường phía Bắc bằng việc thành lập Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội. Quyết định đúng đắn có tính chiến lược đó đã được khẳng định bởi quy mô hoạt động của chi nhánh hiện nay với 5 chi nhánh trực thuộc và 6 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Với phương trâm phát triển bền vững, ngân hàng gia tăng các dịch vụ tiện ích nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của mọi khách hàng.Sài Gòn công thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội cung cấp các sản phẩm dịch vụ chính như: Huy động vốn Tiền gửi tiết kiệm : Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi thanh toán: tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. Cho vay Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay sinh hoạt, trả góp, sổ tiết kiệm Cho vay bảo lãnh trong nước Thanh toán quốc tế Thư tín dụng Chuyển tiền Nhờ thu Kiều hối_ Money gram Các dịch vụ khác Chuyển tiền trong nước Kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ ngân quỹ Thu chi hộ Xác nhận khả năng tài chính Phone banking, internet banking, SMS banking Thẻ đa năng SAIGONBANKCARD Thanh toán hoá đơn tiện ích bằng hình thức uỷ nhiệm chi trên ATM Rút tiền mặt Thấu chi tài khoản Một trong những mục tiêu của chi nhánh nằm trong mục tiêu chung của hệ thống là phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích mới. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian không cần đến ngân hàng nhưng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản, và cập nhật thông tin tài chính ngân hàng thông qua tin nhắn điện thoại di động, điện thoại cố định hoặc internet. Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, các công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài… hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ phát triển các nghành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước Ban Giám đốc 1.2. Cơ cấu tổ chức Phòng kinh doanh Chi nhánh Đống Đa Tổ pháp lý chứng từ Tổ quản lý rủi ro Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Chi nhánh Cầu Giấy Chi nhánh Long Biên Phòng giao dịch Thanh Nhàn Phòng giao dịch ngã tư sở Phòng thanh toán quốc tế 2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI Đối với Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội, chặng đường mười lăm năm hoạt động là mười lăm năm không ngừng phấn đấu và trưởng thành. Đó là những bước tiến nhanh và vững chắc góp phần làm cho thị trường tài chính thủ đô thêm sôi động và hình thành sân chơi cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn nói chung. Xét trên phương diện kinh tế, Sài Gòn Công Thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội không những tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận được với nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng một cách nhanh chóng tiện lợi mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Xét trên phương diện xã hội, chi nhánh góp phần tạo nên diện mạo kinh tế thủ đô; tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn. 2.1. Tình hình huy động vốn Kinh doanh ngân hàng cũng giống như nhiều hoạt động kinh doanh thương mại khác. Trong đó, huy động vốn có thể coi như hoạt động tạo nguồn hàng hoá đầu vào cho đơn vị. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức rất rõ tầm quan trọng đó, cùng với toàn hệ thống Sài Gòn Công thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội cũng triển khai nhiều dịch vụ tiền gửi đặc biệt hấp dẫn như : “lạm phát vẫn có lãi”, “tiền gửi đảm bảo bằng vàng”, “tiền gửi lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”. Cuối năm 2007 đầu 2008, cùng với sự khó khăn chung của kinh tế toàn cầu đặc biệt là cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ đã khiến nghành tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia gặp trở ngại lớn làm giảm tính thanh khoản. Các ngân hàng thương mại rơi vào cuộc chạy đua lãi suất huy động và không ngừng đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi hấp dẫn. Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội cũng tìm cho mình những sản phẩm – dịch vụ tiền gửi riêng có như “chiếc ví thông minh” hay “đầu tư qua đêm hưởng lãi suất cao”. Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.346 100 3.578 100 + 1.232 + 53 I. Theo loại tiền tệ 1. Tiền gửi nội tệ 2.144 91 3.348 94 + 1.204 + 56 2. Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ 202 9 230 6 + 28 + 14 II. Theo kỳ hạn 1. Tiền gửi không kỳ hạn 209 9 322 9 + 113 + 54 2. Tiền gửi < 12 tháng 670 29 427 12 - 243 - 36 3. Tiền gửi >12 tháng 1.467 62 2.829 79 + 1.362 + 93 III. Theo đối tượng gửi tiền 1. Tiền gửi các TCTD khác 640 27 617 17 - 23 - 4 2. Tiền gửi các TCKT 1.075 46 2.280 64 + 1.205 + 112 3. Tiền gửi dân cư 631 27 681 19 + 50 + 8 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh) Mặc dù tình hình thị trường tài chính diễn biến phức tạp, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được kết quả tốt. Năm 2007 tổng nguồn vốn lên tới 3.578 tỷ, tăng 1.232 tỷ đạt 53% so với năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn có chuyển biến tích cực. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 243 tỷ tương đương 36%; bên cạnh đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng gần gấp đôi tới 93% so với năm 2006. Nguồn tiền gửi dài hạn trong tổng nguồn vốn làm tăng tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời chứng tỏ niềm tin của khách hàng vào lợi nhuận kỳ vọng mà ngân hàng tạo ra. Sự phân chia nguồn vốn theo 3 tiêu chí: loại tiền tệ, kỳ hạn gửi và theo đối tượng gửi tiền, cùng với số liệu thực tế trên cho thấy rõ nguồn vốn huy động được chủ yếu là đồng nội tệ từ các tổ chức kinh tế với kỳ hạn trên 1 năm. Tiền gửi của khối dân cư tuy có tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng không cao so với các thành phần khác. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại. Có được kết quả trên là do Ban Giám đốc Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội hằng năm đều đưa ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể, đồng thời giao chỉ tiêu tới từng chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch, có chế độ khen thưởng kịp thời tạo động lực cho mỗi nhân viên; chỉ đạo nhiều biện pháp trong đó đặc biệt thực hiện tốt việc xúc tiến giơí thiệu quảng cáo các sản phẩm huy động linh hoạt thu hút khách hàng. 2.2. Tình hình sử dụng vốn Trên cơ sở nguồn vốn huy động được ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn vốn đó. Có hai hoạt động là cho vay và đầu tư. Nhưng hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của một ngân hàng chi nhánh là cho vay. Bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh được trình bày sau tại mục 1.2.4 sẽ cho chứng minh cho điều đó. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn. Vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn sôi động. Với uy tín, thái độ phục vụ của nhân viên, cùng với những thủ tục nhanh chóng thông thoáng, khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đã chủ động tìm đến với ngân hàng. công tác cho vay của ngân hàng đã đạt được kết quả như sau: Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 1021 100 1300 100 + 279 27 I. Theo loại tiền tệ 1. Nội tệ 883 86 1062 82 + 179 20 2. Ngoại tệ quy VNĐ 138 14 238 18 + 100 73 II. Theo thời gian 1. Ngắn hạn 551 54 769 60 + 218 40 2. Trung hạn 323 32 297 22 - 26 8 3. Dài hạn 147 14 234 18 + 87 59 III. Theo thành phần kinh tế 1. Doanh nghiệp nhà nước 171 17 212 16 + 41 24 2. DN ngoài quốc doanh 796 78 958 74 + 162 20 3. Hộ, cá thể 54 5 130 10 + 76 141 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác) Cơ cấu dư nợ của chi nhánh tăng cho vay ngắn hạn và dài hạn, giảm cho vay trung hạn và chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho vay ngắn hạn đạt tỷ trọng 54% trong tổng dư nợ năm 2006 và tăng lên 60% năm 2007. Chủ yếu cho vay bằng đồng nội tệ, đạt tỷ trọng 86% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2007 không có biến động lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay. Ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn, chưa chú trọng đến cho vay trung hạn và dài hạn. Cho thấy ngân hàng rất cẩn trọng, tập trung vào đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh. 2.3. Hoạt động khác Nghiệp vụ kinh doanh bảo lãnh của chi nhánh khá phong phú và đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động này không cao. Bảng 3.2: Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh Đơn vị: Triệu đồng STT NĂM CHỈ TIÊU 2006 2007 SO SÁNH 2007/2006 Tăng(+),giảm(-) Đạt tỷ lệ (%) I/ BẢO LÃNH TRONG NƯỚC 27.722 457.076 + 429.354 + 1549% 1 Bảo lãnh dự thầu 596 4.579 + 3.983 + 668% 2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5.956 178.645 + 172,689 + 2899% 3 Bảo lãnh thanh toán 8.859 5.165 - 3.694 - 42% 4 Các bảo lãnh khác 12.311 268.687 + 256.376 + 2082% II/ BẢO LÃNH NGOÀI NƯỚC 21.900 2.424 - 19.476 - 11% 1 Cam kết L/C trả chậm - 66 + 66 2 Cam kết L/C trả ngay 21.900 2.317 - 19.583 - 11% 3 Cam kết bảo lãnh khác - 41 + 41 III/ TỔNG SỐ DƯ BẢO LÃNH 49.622 459.500 + 409.878 + 926% IV/ PHÍ BẢO LÃNH 189 279 + 90 + 147% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2007) Tổng số dư bảo lãnh tăng từ 49.622 triệu năm 2006 lên 459.500 triệu năm 2007, tăng 409.878 triệu tương đương 926%. Số dư bảo lãnh gia tăng về quy mô nhưng thu nhập đem lại từ hoạt động này không cao. Năm 2006 chỉ đạt 189 triệu, tới năm 2007 thì con số này là 279 triệu, tăng 90 triệu so với năm 2007. Xét trên phương diện quy mô hoạt động của chi nhánh thì hoạt động này chưa thật cân xứng với tiềm năng. Tuy nhiên sự không mở rộng hoạt động bảo lãnh có khi lại là chính sách thận trọng của ngân hàng. Một lý do nữa khiến hoạt động này kém hấp dẫn bởi chính thu nhập từ hoạt động đó đem lại. Bên cạnh sự tăng trưởng của dịch vụ bảo lãnh thì một số dịch vụ khác như nhờ thu, dịch vụ chuyển tiền, phát hành thẻ ATM... cũng tăng nhưng nhìn chung mức tăng chưa đáng kể. Nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng mà chủ yếu là cho vay. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) I. Tổng thu 251,2 100 399,6 100 + 148,4 + 59 1. Thu từ hoạt động tín dụng 248,7 99 396,5 99 + 147,8 + 59,4 2. Thu khác 2,5 1 3,1 1 + 0,6 + 24 II. Tổng chi 229 100 376,3 100 + 147,3 + 64 1. Chi về huy động vốn 194,8 85 321,3 85 + 126,5 + 65 2. Chi dự phòng 17,1 7,5 29,1 7,7 + 12 +70 3. Chi khác 17,1 7,5 25,9 7,3 + 8,8 + 51 III. Lợi nhuận trước thuế 22,2 - 23,3 - + 1,1 + 5 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Tổng doanh thu của toàn chi nhánh năm 2007 tăng 148,4 tỷ so với năm 2006. Song tổng chi phí lại quá lớn lên tới 376,3 tỷ năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 147,3 tỷ. Như vậy nói doanh thu tăng nhưng lợi nhuận thực tế không tăng. Chi phí cho công tác huy động vốn quá cao, lên tới 321,3 tỷ năm 2007 chiếm tỷ trọng 85% trong tổng chi phí, tăng 126,5 tỷ tương đương 65% so với năm 2006. Tốc độ tăng doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Cụ thể tổng doanh thu tăng 59% thì tổng chi phí tăng tới 64%. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế cả năm năm 2007 là 23,3 tỷ quả là một con số không nhỏ. Kết quả kinh doanh năm 2007 không tăng nhiều so với năm 2006 chịu tác động khách quan từ nền kinh tế đất nước. Lạm phát năm 2007 lên tới 12,6% (theo báo điện tử thanhnienonline tổng kết tháng 12/2007), giá cả leo thang, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công tác huy động vốn. Do vậy ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn dẫn tới chi phí cho công tác huy động vốn tăng cao như vậy. Kinh doanh ngân hàng bản thân nó đã tiềm ẩn rủi ro; Thêm vào đó xu thế hội nhập làm cho nền kinh tế trở nên nhạy cảm hơn trước những biến động toàn cầu càng khiến rủi ro trở nên thường trực và khó kiểm soát. Nhìn chung, trong bối cảnh như vậy mà ngân hàng vẫn đứng vững và tăng được lợi nhuận có thể nói đó đã là một thành tích. 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH HÀ NỘI Để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả trước hết phải loại bỏ những rủi ro hiển nhiên có thể lường trước xuất phát từ khách hàng bằng cách xếp hạng tín dụng khách hàng cả trước và trong khi cho vay; Sau đó tiến hành đánh giá các khoản vay dựa trên các chỉ số thực tế nhằm đưa ra đối sách phù hợp. Đó chính là phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. 3.1. Hệ thống chấm điểm tín dụng Tại Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng như một công cụ để quản lý rủi ro hiệu quả. Hệ thống chấm điểm là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng trong việc: - Ra quyết định cấp tín dụng bao gồm việc: phê duyệt hay không phê duyệt, xác định hạn mức tín dụng, mức lãi suất, áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay. - Giám sát và đánh giá nhằm hỗ trợ khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng đánh giá những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những giải pháp kịp thời. - Làm cơ sở để phân loại khách hàng và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của nhà nước. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tuân theo các nguyên tắc sau: - Hạng khách hàng là phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗi khách hàng. Đối với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng, hạng khách hàng được đánh giá ít nhất mỗi năm một lần, chậm nhất cuối tháng 4 hàng năm. Đối với khách các khách hàng lần đầu quan hệ tín dụng, hạng khách hàng được đánh giá trước khi cấp tín dụng - Khi có bất kỳ sự kiện nào có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cán bộ tín dụng phải tiến hành đánh giá lại và cần thiết có thể điều chỉnh hạng khách hàng. Ngân hàng thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo từng đối tượng khách hàng. Đối với: - Khách hàng là doanh nghiệp: ngân hàng chia thành 10 hạng có mứcđộ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. - Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: ngân hàng cũng chia thành 10 hạng và ký hiệu bằng các chữ cái thường và có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: aaa, aa, a, bbb, bb, b, ccc, cc, c, d. - Khách hàng là tổ chức tín dụng: đối với khách hàng là tổ chức tín dụng ngân hàng chỉ phân thành 7 hạng và cũng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, BBB, BB, CCC, CC, D. Nếu tổ chức tín dụng xin vay thuộc hạng từ BB trở đi ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng. Đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp ngân hàng thực hiện chấm điểm dựa trên rất nhiều các yếu tố như: khả năng tài chính, năng lực và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, uy tín trong giao dịch tín dụng, phương án sản xuất kinh doanh, thu nhập cá nhân, thu nhập gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp...Việc ra quyết định cho vay là tổng hợp của tất cả các yếu tố đó. Đối với mỗi đối tượng khách hàng ngân hàng đều đưa ra quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Song quy trình tổng quát gồm bước chính sau: Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Chấm điểm từng chỉ tiêu cụ thể Bước 3: Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37271.doc
Tài liệu liên quan