Đề tài Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tham gia AFTA-WTO

mỤC LỤC

 Phần I:những lý luận chung về quản lý chất lượng.Sự cần thiết của quản lý chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập cạnh tranh

 I.Quản lý chất lượng trong sự phát triển của nền kinh tế

 II.Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

 1.Những khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng

 2.Quá trình hội nhập và cạnh tranh.Chiến lược của doanh nghiệp

 III.Quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế.

 1.Chiến lược chất lượng trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010

 2.Chiến lược phát triển chất lượng hàng xuất khẩu.

Phần II:Quản lý chất lượng và sức cạnh tranh bằng chất lượng hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập-cạnh tranh

 I.Quá trình hội nhập-cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

 1.Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 2.Hội nhập kinh tế quốc tế với việc điều chỉnh một số chính sách thương mại

 3.Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam

II.Quản lý chất lượng và thách thức của hàng hoá Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tham gia AFTA-WTO

 1.Chất lượng- Một nhân tố cho sự hội nhập về kinh tế

 2.Những nguyên tắc cơ bản của ASEAN-AFTA,APEC và WTO tác động đến các sản phẩm-hàng hoá-dịch vụ của Việt Nam

 3.Thực trạng chất lượng hàng hoá Việt Nam

 4.Hàng hoá xuất- nhập khẩu của Việt Nam- Kết quả thời kỳ 1991-2000.Triển vọng

 5.Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.Đòi hỏi khách quan và cấp bách.

 6.Quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.

 Phần III: Những giải pháp nâng cao đổi mới chất lượng của các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tham gia AFTA-WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của nhân tố cạnh tranh ,chưa thúc đẩy các doanh nghiệp chuẩn bị theo lộ trình hội nhập AFTA và WTO nguy cơ bị động là rất rõ.Các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay vẫn được sự bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước.Điều này dãn đến tình trạng ngay cả các doanh nghiệp dẫn đầu đang hoạt động có hiệu quả trong các ngành sản xuất thép,xi măng,than,đường…cũng khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực .Việc quản lý nhập khẩu chưa được chặt chẽ,tình trạng hàng nhập lậu tràn lan gây ảnh hưởng tới tiêu thụ hàng trong nước.Đấu thầu về hạn ngạch xuất khẩu chưa được mở rộng và áp dụng triệt để.Các thông tin về thị trường nước ngoài,xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế. 3.2Cạnh tranh bằng chất lượng –Một biện pháp bền vững Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở lên không thể không đảo ngược được.Đó là một trong những thách thức,sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp,các quốc gia trong kinh doanh và trong xây dựng các chương trình kinh tế.Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức sâu sắc rằng để dứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh hiện nay họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng,coi chất lượng là một trong những mục tiêu hangf đầu.chất lượng trở thành moọt yếu tố chính,yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kể môi trường nào. Trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn nhưng tất cả những mục tiêu đó để đi vào thực tiễn đều thể hiện sức mạnh hay yếu của các doanh nghiệp mình thông qua thị phần của sản phẩm trên thị trường.Điều đó có nghĩa là sức cạnh tranh của sản phẩm-hàng hoá -dịch vụ trên thị trường.Như vậy sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá - dịch vụ chính là các đặc tính được tổng hoà từ những thuộc tính vốn có của sản phẩm hàng hoá- dịch vụ hoặc được gán cho chúng để phân biệt chúng với các sản phẩm hàng hoá- dịch vụ được đưa ra để cạnh tranh với đối thủ về khả năng đáp ứng cao hơn đối với những nhu cầu đã xác định của khách hàng.Sức cạnh tranh có thể thể hiện qua năng lực (khả năng) cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá-dịch vụ với ý nghĩa thu hút được nhiều người mua,sử dụng hơn những sản phẩm –hàng hoá -dịch vụ khác cùng loại đang được tiêu thụ trên cùng một thị trường.Do đó muốn cho sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của mình có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng , người tiêu dùng cao hơn so với các sản phẩm –hàng hoá -dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh thì các bên (nhà) sản xuất kinh doanh –dịch vụ phải đảm bảo sao cho chúng có được những ưu thế vượt trội.Những yếu tố tạo ra những ưu thế đó của sản phẩm- hàng hoá-dịch vụ hay là tạo lên sức cạnh tranh cao cho sản phẩm- hàng hoá -dịch vụ chính là mức chất lượng ,giá cả ,điểu kiện giao hàng (cung cấp),hình thức thanh toán,phương thức vận chuyển và giao nhận,môi trường cạnh tranh,vị thế so sánh…trong các yếu tố đó thì mức chất lượng và giá cả là những yếu tố quan trọng hàng đầu nó thể hiện vai trò trong khả năng cạnh tranh của hàng hoá- dịch vụ trên thị trường.Mặt khác hai yếu tố này gắn liền với các thuộc tính vốn có của sản phẩm – hàng hoá -dịch vụ góp phần tạo lên giá trị sử dụng của sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ và chúng có hệ số trọng lượng cao khi xác định sức cạnh tranh của sản phẩm-hàng hoá- dịch vụ .Để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ của mình các nhà sản xuất- kinh doanh-dịch vụ không thể không kết hợp tất cả yếu tố nêu trên trong những điều kiện khác nhau nhưng trước hết họ phải dựa vào hai yếu tố nền tảng này.Các yếu tố khác có thể được xem như là yếu tố bổ sung.Tuy nhiên,sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá - dịch vụ không phải đơn thuần chỉ là kết quả của một phép cộng đơn giản giữa các yếu tố nêu trên với nhau,sự phức tạp của việc xác định sức cạnh tranh cảu sản phẩm hàng hoá- dịch vụ thể hiện: các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh-dịch vụ đảm bảo đến mức độ nào những yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất- kinh doanh – dịch vụ của mình.Những điều kiện (cần phải được chỉ số hoá) như năng suất lao động ,hàm lượng công nghệ ,lượng vốn đầu tư,trình độ kỹ thuật,khả năng thay thế hàng nhập khẩu,trình độ quản lý …như vậy muốn nâng cao khả năng sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá -dịch vụ thì phải thực hiện hàng loạt các biên pháp và duy trì ở mức tối ưu,hàng loạt mối quan hệ đa tầng và đa chiều.Song xem xét tất cả các điều kiện nêu trên,chúng ta đều thấy rõ hệ quả của việc áp dụng chúng đều hướng vào mục tiêu:nâng cao chất lượng và hạ giá thành.Ngược lại có cạnh tranh tranh tốt thì có khả năng vật chất và kỹ thuật để tái đầu tư lại cho việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Mối quan hệ giữa chất lượng và cạnh tranh thực chất là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đồng thời cũng là mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực.Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ được thừa nhận rộng rãi là một quá trình tìm giải pháp chủ yếu để duy trì và mở rộng thị trường,mở cửa và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.Khi mà những hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật ngày càng được hạn chế và tiến tới là gỡ bỏ khi mà hoạt động thương mại đang mang tính toàn cầu hoá thì cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường được thể hiện thông qua chất lượng và giá cả trao đổi. Một trong những thách thức kinh tế nổi bật của thời đại hiện nay là:cạnh tranh- hội nhập về chất lượng trong khi đó không còn là sự lựa chọn nữa mà là một trong những yếu tố sống còn của các doanh nghiệp ,tổ chức.Vai trò quyết định của chất lượng được thể hiện ở tác động to lớn của nó đối với khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ. Những số liệu thống kê cho thấy rằng những công ty có vị thế cao hơn về chất lượng có thể thiết lập mức giá cao hơn 8% so với sản phẩm cùng loại của các công ty có vị thế chất lượng thấp hơn mà họ vẫn bán chạy hàng hoá hơn.Không những thế mức thu hồi vốn cho đầu tư giữa hai công ty này cũng chênh lệch với tỷ lệ 30% so với 20%.Như vậy vấn đề chất lượng ngày nay không chỉ còn là vấn đề kỹ thuật thuần tuý nữa mà đã trở thành mang tính chiến lược lâu dài hàng đầu trong hoạt động sản xuất- kinh doanh –dịch vụ của các doanh nghiệp và tổ chức. Trong quản lý chất lượng điều trước tiên cần đề cập đến chính là sự bùng nổ của việc xây dựng và áp dụng các công nghệ quản lý chất lượng hiện đại như ISO 9000,ISO 14000,TQM,HACCP,GMP…cũng như các phong trào chất lượng ngày càng trởt lên rộng khắp.Một số các doanh nghiệp khi gặp thất bại trên thương trường thường tự đổ lỗi cho những yếu kém về kỹ thuật,công nghệ ,vốn, tiếp thị,sự hỗ trợ về chính sách từ tầm quản lý vĩ mô…thực ra sự thất bai của họ được khởi nguồn chính từ những yếu kém trong khâu quản lý vi mô trong đó có quản lý chất lượng điều đó thể hiện thông qua sự yếu kém của một khâu trong quá trình quản lý sẽ tác động đến các khâu tiếp theo sau theo phản ứng dây truyền và ảnh hưởng đến hiệu quả chung.Các tiếp cận vấn đề chất lượng một cách toàn diện sẽ giúp các doanh nghiệp ,tổ chức nhìn nhận và giải quyết vấn đề này trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề khác của hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ,từ đó đảm bảo được sự phát triển bền vững.Các hệ thống quản lý chất lượng đều hướng vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng (một định hướng chủ đạo trong cạnh tranh về chất lượng )trên cơ sở loại bỏ những sự không phù hựp và đảm bảo môi trường tốt cho các doanh nghiệp của tất cả các khâu,các giai đoạn của quá trình sản xuất- kinh doanh- dịch vụ.Chất lượng không thể là cơ may mà nó phải được quản lý trong toàn doanh nghiệp ở mọi thời điểm của quá trình.Đây là triết lý chất lượng mà các doanh nghiệp,tổ chức cần phải nhận thức được trong thời đại cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Chiến lược chất lượng khi đó sẽ là một thành phần hữu cơ tạo lên chiến lược sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp,tổ chức.Chiến lược này chỉ được xây dựng hoàn chỉnh nếu nó bao quát được cả ba mặt:kế hoạch hoá chất lượng,kiểm soát chất lượng ,cải tiến liên tục (tam đoạn luận chất lượng của Juran).Việc thực hiện chiến lược này cần phải được tuân thủ chặt chẽ theo các bước của chu trình PDCA(lập kế hoạch-thực hiên-kiểm tra-điều chỉnh ) của Deming.Đó chính là tư tưởng cốt lõi của quan niệm cải tiến liên tục mà nhiều doanh nghiệp,tổ chức trên thế giới đã và đang theo đuổi. Từ việc áp dụng những hệ thống và công cụ quản lý chất lượng tiên tiến chính là một cách thiết thực để làm cho sản phẩm- hàng hoá - dịch vụ của chúng ta có khả năng trước hết là tiếp cận thị trường và tiếp sau là có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ cùng loại của nước ngoài ngay trên thị trường trong nước,trong khu vực và quốc tế .Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh ngày càng nổi bật hơn nữa khi nước tham gia hoàn toàn vào hiệp ước thuế quan hiệu lực chung ASEAN (CEPT) vào năm 2003 cũng như các hiệp thương mại song phương và đa phương với các nước trong khu vực,và trên thế giới tiến dần đến việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 3.3 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Tham gia AFTA là bước đi đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại khu vực và thế giới.Nó đặt nền móng cho quá trình hội nhập APEC và chuẩn bị cho sự gia nhập WTO một cách có hiệu quả.trong quá trình hội nhập có nhiều vấn đề đặt ra táhc thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam,làm thế nào để tồn tại và phát triển ? Làm thế nào để đạt được và duy trì việc xuất khẩu,bảo vệ được thị trường trong nước? Hay làm sao nâng cao được sức cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế ? Vấn đề cốt lõi là làm sao xá định chính xác các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,tập trung được các nguồn lực và tạo đòn bẩy nguồn lực để có sức cạnh tranh tổng hợp.Việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp và từng ngành sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và sức sản xuất của nền kinh tế.Trung tâm của cạnh tranh ở Việt Nam hội tụ ở các doanh nghiệp Nhà nước.Nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Sức cạnh tranh ở đây được hiểu là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm-dịch vụ,quy trình công nghệ độc đáo tạo ra giá trị gia tăng cao đúng với yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm với năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận và mức sống của người tiêu dùng.Trong quá trình hội nhập WTO và AFTA nền kinh tế Việt Nam nói chung,mỗi doanh nghiệp nói riêng có những cơ hội để phát triển như mở rộng thị trường,phát triển quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới ,hiện đại hoá hoạt động sản xuất – kinh doanh , khai thác được kinh nghiệm của các nước đi trước trong hoạt động thương mại quốc tế. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh phải trả lời được các câu hỏi: lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nằm ở chỗ nào?như thế nào để nâng cao được lợi thế cạnh tranh,khai thác nộ lực.Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa như là khả năng của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu mở rộng thị trường phải đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài : để có sản phẩm tốt,giá thành hạ trong khi công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ số 1 xuống số 2. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nỗi lực phát triển thị trường phương Đông và các đồng nghiệp nổ lực kiếm tiền ở phương Tây. Khi lợi nhuận trở thành ưu tiên số hai, một mô hình doanh nghiệp mới cùng với một triết lý kinh doanh mới xuất hiện.Một trong những vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong khả năng cạnh tranh đối với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài đó là chiến lược sản phẩm ; chọn những sản phẩm mà doanh nghiệp có thế mạnh,không ngừng cải tiến nâng cao chiến lược sản phẩm , phải đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội ( chế biến , chế biến tinh, theo nhiều giá trị sử dụng , hình thức bao bì ) .Khái thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh , chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hiện đại hoá khau thiết kế sản phẩm , chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm , mặt khác vấn đề hạ thấp chi phí hiện nay của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn : các chi phí như chi phí đầu vào và các chi phí trung gian khác để hạ giá thành,nâng cao lợi nhuận và có đủ khả năng bán hàng ra với giá cạnh tranh hệ số lưọi thế so sánh giữa các nước asean Ngành sản phẩm Indonesia Malaysia Philipines Singapore Tháilan Việt Nam Chế biến, bảo quản thịt và sản phẩm từ thịt 0,1 0.0 0,0 0,0 1,4 0.1 Sản xuất bơ sữa 0,3 0,3 0,0 0,2 0,1 0,8 Chế biến thuỷ hải sản 3,4 0,7 3,7 0,5 8,7 11,3 Xay xát và chế biến lương thực(trong đó riêng gạo) 0,1 0,3 0,2 0,0 0,1 0,2 0,2 0,1 3,3 28.7 6,6 69,7 Chế biến, bảo quản rau quả 0,6 0,3 4,5 0,1 3,1 1,5 Đường các loail 0,5 0,5 3,3 0,1 7,0 0,8 Chế biến thức ăn gia súc 1,0 0,6 1,3 0,2 1,6 0,1 Đồ uống 0,0 0,1 0,1 0,3 0,1` 0,1 Chế biến dầu mở động,thực vật 2,7 16,2 3,6 1,5 0,7 0,0 Cao su và sản phẩm từ cao su. (trong đó riêng cao su) 0,4 12,1 0,8 10,8 0,2 0,5 0,3 1,8 0,9 14,2 1,3 3,4 Sợi,chỉ và vải rệt các loại(trong đó sợi nhân tạo riêng tơ lụa) 0,2 0,0 0,3 0,0 0,4 0,0 0,2 0,1 1,2 0,7 1,8 0,7 Thuốc trừ sâu và nông dược 0,5 0,3 1,2 0,5 1,4 3,1 Hoá chất cơ bản 0,3 0,2 0,2 0,8 0,1 0.0 Sơn ,mực,véc ni sản phẩm dùng cho hội hoạ 0,2 0,2 0,0 0,7 0,3 0,0 Thuốc chữa bệnh 0,1 0,1 0,1 0,3 0,1 0,0 Xà phòng và chất làm sạch 0,4 0,4 0,2 0,5 0,3 0,3 Phân bón 1,1 0,4 1,5 0,1 0,0 0,1 Plastic và bán thành phẩm 0,1 0,2 0,1 0,7 0,3 0,1 Máy móc không dũng điện 0,0 0,7 0,5 2,2 1,0 0,1 Máy móc dùng điện 0,2 2,9 2,5 2,4 1,3 0,1 Quần áo 2,1 1,4 4,4 0,5 2,2 3,1 Giầy dép và sản phẩm da 4,6 0,3 1,5 0,1 2,9 4,0 Nguồn: Báo cáo của WorldBank năm 1999 “Đánh giá tác động của Việt Nam tham gia AFTA- một sự đánh giá về lượng” Hiện nay việc hình thành lợi thế so sánh giữa các doanh nghiệp trong các nước ASEANđang đặt ra một vấn đề đó là các doanh nghiệp đánh giá bản thân mình có lợi thế hơn các đối thủ khác (doanh nghiệp khác) trong khu vực như thế nào để có thể phát huy được sức cạnh tranh trên thị trường . Nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp gần như độc chiến thị trường trong nước nhưng lại không phải những ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực chẳng hạn như sản xuất thức ăn gia sức, dầu thực vật, nhựa … Ngành chế biến thức ăn gia súc hàng năm cung ứng ra thị trường 56% tổng nhu cầu mặt hàng này so với mặt hàng khác thay thế. Ngành có tỷ suất lợi nhuận trên vốn khá cao 12% và chiến 2,13%giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành . Tuy phát triển tốt nhưng khi tham gia AFTA ngành này sẽ phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh. Vì lợi thế so sánh của ngành chế biến thức ăn gia súc Việt Nam kém hơn hẳn so với 4 nước : Thái lan,malayxia, Philippin, Indonexia. Ngành giầy dép Việt Nam trong thập kỷ vừa qua cũng đã đạt được nhiều thành tựu như xuất khẩu giày dép tăng trưởng khá nhanh, nhịp độ tăng trưởng so với năm trước ở mức 38,5% đến 156,4%nhưng đến cuối thập kỷ 90 nhịp độ tăng trưởng giảm sút , năm1998còn 3,7% do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và năm 1999 ngành phục hồi đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,3 tỷ USD . Thực tế thực hiện quý một lại giảm 2,3%, 6 tháng đầu năm giảm 2,74%và 7 tháng đạt 899,6triệu USD giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước bằng 52,9% kế hoạch năm ( năm 2001, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu ngành này là 1,7 tỷ USD tăng 16% so với năm 2000) Đánh giá lợi thế so sánh của ngành này so với những doanh nghiệp khác trong khu vực các chuyên gia cho răng ở Việt Nam nhân công rẻ hơn nhiều sản phẩm so với các nước , chi phí điện nước vẫn chưa được tính đủ, bản thân cũng đẫ tự thân vận động để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm phải thêm vào đó là hàng giầy dép xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đi khắp thị trường không phải ràng buộc hạn ngạch . Nhưng dường như các doanh nghiệp của nước ngoài vẫn thiếu một sức cạnh tranh nào đó mà nguy cơ mới nhất hiện nay của ngành đó là khi chúng ta gia nhập vào WTO ( Đầu quý một năm 2002) khó khăn đó trước hết ở thị trường lớn và hấp dẫn với ngành giầy dép là Nhật, Mỹ bởi Trung Quốc sẽ được hướng quy chế thương mại bình thường của hai nước này.Khó khăn tiếp theo sẽ là ở thị trường EU không khống chế hạn ngạch xuất khẩu giầy dép của Trung Quốc. Đó là những khó khăn khách quan làm giảm lợi thế so sánh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành giầy dép Việt Nam . Nhưng trong đó khó khăn chủ quan của ngành vẫn là yếu tố quyết định đến lợi thế so sánh của các doanh nghiệp như : -Nhiều năm nay ngành dày dép Việt Nam vẫn chưa xây dựng được chiến lược của ngành.Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào chưa có sự hoạch định về đầu tư da.Nguyên liệu chiếm rất lớn trong giá thành nhưng hầu hết vẫn phải nhập khẩu.Các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được nhu cầu và bản thân thiếu nguyên liệu trong nước vì ngành công nghiệp không đáp ứng kịp thời. -Tổng công ty da giầy Việt Nam vẫn chưa chứng tỏ được là xương sống cho ngành dệt may Việt Nam,các doanh nghiệp quốc doanh của tổng công ty dệt dám đi đầu và vượt xa các doanh nghiệp khác về chuyển sang hình thức làm hàng FOB. Họ đã thiết lập được viện mẫu thời trang,họ nâng uy tín của mình và thu hút khách hàng nước ngoài - Hiệp hội da giày chưa gắn kết được với các doanh nghiệp,các thành phần lại với nhau,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,doanh nghiệp nước ngoài,và ngay cả một số doanh nghiệp quốc doanh chưa thấy được sự cần thiết,hấp dẫn tham gia hoạt động cùng hiệp hội. Ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng trở thành ngành có vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 20 –25%.Nhưng hiện nay trong tiến trình hội nhập ngành dệt may đang đứng trước những thách thức cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong khu vực khi mà theo lộ trình ra nhập AFTA,thuế xuất-nhập khẩu hàng dệt may từ các nước ASEAN ở mức bảo hộ cao như trước đây(sợi 20%,vải 40%,may mặc 50%) sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2006.Tiến trình này bắt đầu từ 1-1-2000 với mức thuế nhập khẩu cho sợi còn 15%,vải 30% và may mặc còn 35%. Như vậy hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với các nước ASEAN ngay tại thị trường trong nước với mức bảo hộ giảm dần cho đến lúc xoá bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ vào ngày 1-1-2006. Nếu không có những biện nâng cao sức cạnh tranh chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà. Theo hiệp định về hàng dệt may ATC,các nước phát triển như Mỹ,Canada,Tây Âu sẽ bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo lộ trình đã được vạch sẵn. Lộ trình các thành viên WTO bỏ dần hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may Giai đoạn 1995-1997 bỏ 16%hạn ngạch so với năm 1990 Giai đoạn 1998-2001 bỏ 17% hạn ngạch so với năm 1990 Giai đoạn 2002-2004 bỏ 18% hạn ngạch so với năm 1990 Đến ngày 31-12-2004 bỏ hết số hạn ngạch còn lại. Và khi điều này xảy ra hầu hết các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam sẽ được cởi trói dần hạn ngạch nhập khẩu cho đén lúc miễn hoàn toàn vào ngày 3-12-2004 và sẽ có nhiều lợi thế hơn Việt Nam. So với các nước trong khu vực dệt may Việt Nam còn kém về năng lực sản xuất,trình độ công nghệ,khói lượng chủng loại,mẫu mã hàng hoá còn nghèo nàn và năng suất thấp đến giá thành cao hơn các nước như Trung Quốc,Srilanka,Bangladesh có khi tới 15-20%.Sản xuất hàng may còn ở dạng gia công là chính do vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm thấp,theo đánh giá của Vinatex cả lĩnh vực dệt và may đều còn nhiều vấn đề cần giải quyết.Đối với lĩnh vực sản xuất nguyên,phụ liệu cung cấp cho ngành may xuất khẩu (bao gồm cả bông,xơ sợi tổng hợp,vải và phụ liệu may) hiện nay chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu.đối với hàng may mặc,giá thành sản phẩm còn cao,mẫu mã hàng hoá còn nghèo nàn,thương hiệu và khả năng thương mại còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn rất kém. Theo các chuyên gia trong ngành dệt may cho rằng đẻ ngành này cạnh tranh được trên thị trường quốc tế cần phải có sự nỗ lực từ hai phía Nhà nước và doanh nghiệp.Các doanh nghiệp phải tự mình nâng cao sức cạnh tranh trên bốn yếu tố:chất lượng ,giá cả,tiếp thị và uy tín thương hiệu hiện nay thiết bị của ngành đã đổi mới được từ khoảng 40-45%,trình độ tự động hoá chỉ đạt mức trung bình khiến cho chất lượng sản phẩm không ổn định.Trình độ ngành dệt may còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng từ 10-15 năm.Ngành may đã đổi mới được khoảng 90-95% số thiết bị,nhưng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất chỉ ở mức trung bình,công nghệ cắt và may còn lạc hậu.So với các nước tiên tiến khoảng 5 năm.Giá cả cũng là một yếu tố hạn chế tính cạnh tranh.So với các nước trong khu vực,giá gia công ở Việt Nam cao hơn khoảng 10-15% và so với Trung Quốc là 20%,năng suất lao động cũng rất thấp mới chỉ đạt khoảng 50-70% so với năng suất lao động của các nước trong khu vực.Mặt khác do mới tham gia thị trường thế giới nên công tác bán hàng-thị trường còn nhiều bất cập. Rất nhiều doanh nghiệp dệt may chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin ,hệ thống phân phối trong cả nước,đại diện thương mại khu vực và các nước .Hạn chế này đã ảnh hưởng dến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ,đến khả năng phản ứng nhanh.khả năng xoay chuyển tình thế .Trong trường hợp các doanh nghiệp chưa tự thân xây dựng được đội ngũ bán hàng riêng,theo Vinatex cần hợp lực một số doanh nghiệp lại với nhau để có mặt thường trực tại các thị trường tiêu thụ tiềm năng. Ngành thuỷ-hải sản Việt Nam: Với chiều dài bờ biển 3260 km,112 con sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2,với 4000 đảo lớn nhỏ tạo lên nhiều eo,vũng,vịnh đầm phá và nhiều ngư trường ,với hệ thống sông ngòi chằng chịt,nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ -hải sản vào loại lớn trên thế giới.Năm 1998 tổng sản lượng thuỷ hải sản của Việt Nam đạt 1668530 tấn,kim ngạch xuất khẩu đạt 856,6 triệu USD và được xếp thứ 19 trên thế giới về sản lượng thuỷ sản. Riêng về sản lượng tôm xếp hàng thứ 5 Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ hải sản đến 50 nước trên thế giới và được xếp vào một trong các nước xuất khẩu thuỷ sản sang EU một cách trực tiếp.Năm 1999 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2 triieụ tấn.kim nhạch xuất khẩu dạt 950 triệu USD.Bên cạnh những thành tựu nêu trên trong lĩnh ực sản xuất,xuất khẩu thuỷ sản còn gặp những khó khăn,tồn tại như nguồn nguyên liệu đang suy giảm do nguồn lợi ven bờ đã cạn kiệt ,việc nuôi trồng thuỷ sản phát triển chậm không đáp ứng kịp thời nhu cầu,công nghệ sau thu hoạch yếu kém đã làm giảm giá trị thuỷ sản Việt Nam,giảm đi bình quân 25-30% ,công nghiệp chế biến chưa phát triển .chất lượng sản phẩm chưa cao ,chúng ta chủ yếu xuất khẩu sản phẩm sơ chế,giá trị thấp,sản phẩm giá trị cao mới chỉ chiếm 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu.Để đạt được mục tiêu “đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2000 và 2 tỷ USD vào năm 2005,đưa ngành thuỷ sản phát triển thành ngành mũi nhọn của đất nước” cần: Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng,phương hướng lâu ài là phải sản xuất thâm canh.Do đó Nhà nước hỗ trợ dịch vụ cung ứng vốn giống,cơ sở vật chất kỹ thuật nuôi trồng,tiêu thụ sản phẩm là yếu tố có tính quyết định để tăng nhanh sản lượng và chất lượng thuỷ sản xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao,xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ.Tuy vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần chú ý phát triển các loại thuỷ sản có giá trị và chất lượng cao. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng.Để thực hiện tốt chương trình này cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước ,vốn ODA và các nguồn vốn khác để phát triển các đội tầu lớn có khả năng ra khơi dài ngày,đánh bắt xa bờ,có phương tiện chế biến tại chỗ.xây dựng và phát triển hệ thống cảng cá chợ cá phù hợp với sản lượng thuỷ sản của từng địa phương. Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường ,đa dạng hoá bạn hàng,giam dần tỷ trọng các thị trường trung gian ,tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp,có nhu cầu thuỷ sản lớn,Một mặt duy trì củng cố các thị trường truyền thống,mặt khác tích cực tìm các giải pháp để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp có nhu cầu lớn như EU,Hoa Kỳ và Nhật Bản. Để thực hiện tốt mục tiêu nêu trên các bộ ,ngành cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại,tăng cường công tác thông tin thị trường,nâng cao chất lượng sản phẩm,đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,tích cực tham gia các hội chợ triển lãm,mở các văn phòng đại diện ở nước ngoài.Mặt khác cần nâng cao năng lực hoạt động của hội nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam,hội nghề cá Việt Nam,hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tạo cho họ cơ hội giúp đỡ nhau về công nghệ,vốn kinh doanh,thông tin kinh tế- thương mại,k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33744.doc
Tài liệu liên quan