Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015

Kinh tế xã tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó ngành nghề trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cộng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn còn thấp, do ảnh hưởng của giá cả (vật tư, phân bón, xăng dầu, giống.), cơ chế chính sách, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho phát triển cây màu. Bên cạnh đó xã Tân Hiệp B vẫn chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có tại đại phương, chưa tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi cũng như chưa tận dụng tốt diện tích nuôi trồng thuỷ sản và chủ yếu vẫn là sản xuất lúa 2 vụ. Mô hình dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, vẫn chưa rõ ràng.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng của Huyện. Có nguồn lao động dồi dào, tiềm năng lao động trẻ, khoẻ, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp được nâng lên rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình tập huấn của phòng nông nghiệp Huyện và các phòng chuyên môn, việc cải tạo giống cây trồng vật nuôi theo chiều hướng tiến bộ đang từng bước hội nhập vào đời sống nhân dân, luôn được nhân dân chấp thuận và hưởng ứng tích cực. Cơ sở hạ tầng được củng cố, công tác thuỷ lợi kết hợp với giao thông nông thôn luôn được quan tâm. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư” và “ Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng” đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo chiều hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên, mức hưởng thụ văn hoá ngày càng cao. Đó là nền tảng vững chắc cho xã Tân Hiệp B nói riêng và huyện Tân Hiệp nói chung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khó khăn Mật độ dân số 289 ngườ/km2, có nguồn lao động dồi dào, trẻ khoẻ, nhưng lao động có trình độ tay nghề còn hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và khai thác đúng mức lao động trong thời gian nông nhàn , mức thu nhập người dân chưa cao. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như các ngành nghề khác có phát triển nhưng chưa đồng bộ. Ngành nghề truyền thống chưa mang tính chất công nghiệp cao, hầu hết ở hình thức hộ gia đình. Nền địa chất yếu, gây trở ngại khá lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi… Kinh tế xã tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó ngành nghề trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cộng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn còn thấp, do ảnh hưởng của giá cả (vật tư, phân bón, xăng dầu, giống...), cơ chế chính sách, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho phát triển cây màu. Bên cạnh đó xã Tân Hiệp B vẫn chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có tại đại phương, chưa tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi cũng như chưa tận dụng tốt diện tích nuôi trồng thuỷ sản và chủ yếu vẫn là sản xuất lúa 2 vụ. Mô hình dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, vẫn chưa rõ ràng. Sự phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phúc lợi xã hội chưa được đầu tư đúng mức, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, tự phát, chưa theo quy định chung và chưa đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, chưa thoả mãn nhu cầu đi lại của người dân. Tóm lại với vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội cho thấy kinh tế tăng trưởng chưa nhanh, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống phát triển với quy mô nhỏ chưa đủ sức cạnh tranh ở thị trường lớn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ còn nhỏ và tự phát, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là công trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Do đó để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh của xã đến năm 2015, cần phải đầu tư lớn vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết và cấp bách. II. BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1. Biến động đất đai trong quá trình sử dụng từ năm 2000 – 2004 Ranh giới hành chính xã giữa các kỳ kiểm kê thống kê đất đai không có sự thay đổi, do đó tổng diện tích tự nhiên không thay đổi, tuy nhiên trong từng nhóm đất có sự thay đổi. Biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2004 được trình bày trong Bảng 3 Bảng 3: So sánh biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2004 STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2000 Diện tích năm 2005 So sánh tăng (+) giảm (-) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.899,05 100.00 6,899.05 100.00 - I Đất nông nghiệp NNP 6.356,70 92,14 6.406,05 92,85 49,35 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.356,70 92,14 6.398,18 92,74 41,48 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.027,92 87,37 6.073,22 88,03 45,30 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.027,92 87,37 6.053,42 87,74 25,50 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK - - 19,80 0,29 19,80 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 328,78 4,77 324,96 4,71 -3,82 2 Đất nuôi trồng thủy sản - - - - - 3 Đất nông nghiệp khác - - 7,87 0,11 7,87 II Đất phi nông nghiệp PNN 427,53 6.20 454,42 6,59 26,89 1 Đất ở OTC 137,85 2,00 141,78 2,06 3,93 1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 137,85 2,00 141,78 2,06 3,93 2 Đất chuyên dùng CDG 252,90 3,67 147,36 2,13 -105,54 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,24 0,003 0,24 0,003 - 2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK - - 1,32 0,02 1,32 2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 252,66 3,67 145,80 2,11 -106,86 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,44 0,19 13,44 0,19 - 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 16,54 0,24 16,54 0,24 - 5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN - - 135,30 1,96 135,30 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,80 0,10 - - -6,80 III Đất chưa sử dụng CSD 114,82 1,66 38,58 0,56 -76,24 Qua Bảng 3 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp tăng: 49,35 ha Diện tích đất phi nông nghiệp: tăng 26,89 ha Diện tích đất chưa sử dụng giảm : 76,24 ha Nhóm đất nông nghiệp: Do là một xã thuần nông, việc người dân khai thác sử dụng đất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao. Mặt khác trong giai đoạn 2000 – 2004 xã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhiều, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Do đó đất nông nghiệp biến động tăng mạnh, chủ yếu biến động đất trồng lúa và cây hàng năm khác, diện tích đất trồng cây lâu năm giảm do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Cụ thể như sau: Đất trồng lúa tăng 25,5 ha, cây hàng năm khác tăng 19,80 ha. Do chuyển từ đất chưa sử dụng. Đất trồng cây lâu năm giảm 3,82 ha do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng. Đất nông nghiệp khác tăng 7,87 ha. Như vậy, hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2004 là 6.406,05 ha, chiếm 92,85 % diện tích đất tự nhiên, năm 2000 là 6.356,70 ha chiếm 92,14% diện tích đất tự nhiên, tăng 49,35 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp: So với năm 2000 đất phi nông nghiệp tăng 26,89 ha, do xã có những chủ trương đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tăng 28,39 ha, đất tôn giáo- tín ngưỡng không tăng không giảm, đất ở tăng 3,93 ha. Và hiện trạng năm 2004 là 454,42 ha chiếm 6,59% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng: So với năm 2000 giảm 76,24 ha. Nguyên nhân do trong giai đoạn này người dân khai thác đất chưa sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp, đất thuỷ lợi, hiện trạng năm 2004 quỹ đất chưa sử dụng là 38,56 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên. 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 theo thành phần kinh tế Theo thống kê đất đai, tổng diện tích toàn xã năm 2004 là 6.899,05 ha, trong đó diện tích giao cho thuê là 6.8999,05 ha, chiếm 100% diện tích đất tự nhiên được chia ra: Hộ gia đình cá nhân sử dụng: 6.483,82 ha chiếm 93,98% tổng diện tích đã giao cho thuê sử dụng và quản lý chiếm 93,98% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó sử dụng vào các mục đích sau: Đất nông nghiệp là 6.304,68 ha chiếm 91,38% tổng diện tích đã giao cho thuê sử dụng và quản lý, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 5971,85 ha, chiếm 94,72 %đất nông nghiệp do Hộ gia đình cá nhân sử dụng, trong đó cây lúa là 5.952,05 ha chiếm 99,67% đất trồng cây hàng năm và chiếm 91,80% hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất trồng cây hàng năm khác 19,80 ha chiếm 0,30% Hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất trồng cây lâu năm là 324,96 ha chiếm 5,15% diện tích đất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất nông nghiệp khác 7,87 ha chiếm 0.12% diện tích đất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất phi nông nghiệp có diện tích 140,56 ha chiếm 2,17% tổng diện tích do Hộ gia đình cá nhân sử dụng Các tổ chức kinh tế: là 1,3 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đã giao cho thuê sử dụng và quản lý. UBND xã đang quản lý và sử dụng là 234,88 ha chiếm 3,40% tổng diện tích đã giao cho thuê sử dụng và quản lý. Trong đó là đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. Các đối tượng quản lý và sử dụng khác 179,05% chiếm 2,59% tổng diện tích đã giao cho thuê sử dụng và quản lý. Trong đó đất nông nghiệp là 101,37 ha, đất phi nông nghiệp 77,68 ha 2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2004 theo cơ cấu nhóm đất Kết quả điều tra cơ cấu sử dụng đất năm 2004 xã Tân Hiệp B theo mục đích sử dụng như sau: (Bảng 4) Đất nông nghiệp Là xã chuyên về sản xuất nông nghiệp nên phần lớn diện tích đất đai trên địa bàn xã phục vụ mục đích nông nghiệp. Năm 2004 xã có 6.406,05 ha chiếm 92,85% tổng diện tích tự nhiên trong đó 6.304,68 ha do hộ gia đình cá nhân sử dụng chiếm 91,38% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã, Còn lại do UBND xã và các đối tượng khác sử dụng và quản lý với diện tích nhỏ 101,37 ha. Diện tích trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn 6.053,42 ha chiếm 87,74% tổng diện tích tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 94,49% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm 324,96 ha chiếm 4,71% tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại là diện tích đất nông nghiệp khác 7,87 ha chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 454,42 ha chiếm 6,59% tổng diện tích tự nhiên trong đó: Đất ở có diện tích 141,78 ha chiếm 31,20% tổng diện tích phi nông nghiệp và 2,06% tổng diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng có 147,36 ha chiếm 32,43% tổng diện tích phi nông nghiệp và chiếm 2,13% diện tích tự nhiên bao gồm: đất công trình, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 13,44 ha chiếm 2,96% diện tích phi nông nghiệp và chiếm 0,19% diện tích đất tự nhiên. Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 16,54 ha chiếm 3,58% diện tích phi nông nghiệp và 0,24% diện tích tự nhiên, nằm rãi rác trong toàn xã. Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 135,30 ha chiếm 29,77% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 1,96% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng Đến năm 2004 quỹ đất chưa sử dụng của xã là 38,58 ha chiếm 0,56% diện tích tự nhiên. So với năm 2000 diện tích đất chưa sử dụng giảm 76,24 ha do nhân dân chủ động cải tạo, khai hoang phục hoá và phần lớn chuyển sang đất nông nghiệp. Tiềm năng để khai thác diện tích đất chưa sử dụng hiện nay còn rất ít không đủ bù diện tích mất đi do hàng năm phải thu hồi các loại đất khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới. Bảng 4 : Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2004 theo cơ cấu nhóm đất năm 2004 STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2004 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 6,899.05 100.00 I Đất nông nghiệp NNP 6.406,05 92,85 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.398,18 92,74 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.073,22 88,03 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.053,42 87,74 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 19,80 0,29 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 324,96 4,71 2 Đất nuôi trồng thủy sản - - 3 Đất nông nghiệp khác 7,87 0,11 II Đất phi nông nghiệp PNN 454,42 6,59 1 Đất ở OTC 141,78 2,06 1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 141,78 2,06 2 Đất chuyên dùng CDG 147,36 2,13 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,24 0,003 2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,32 0,02 2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 145,80 2,11 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,44 0,19 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 16,54 0,24 5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 135,30 1,96 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - III Đất chưa sử dụng CSD 38,58 0,56 3. Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất đai Từ những phân tích đánh giá trên cho ta thấy việc quản lý và sử dụng đất đai của xã trong thời gian qua có những thuận lợi và hạn chế sau: 3.1 Thuận lợi Đất đai được khai thác triệt để, diện tích đất đang sử dụng chiếm tỷ lệ cao 99,44% tổng diện tích đất tự nhiên, sử dụng tốt cho mục đích nông nghiệp chiếm 92,85% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 6,59% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn rất ít chiếm 0,56% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai đã giao cho các đối tượng sử dụng, đặc biệt là hộ gia đình cá nhân chiếm tỷ lệ lớn trong đất nông nghiệp, kết hợp với tỷ lệ đăng ký cấp giấy khá cao, tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm sản xuất khai thác tiềm năng đất đai ngày càng hiệu quả hơn. Trong cơ cấu sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B đến năm 2004 đất phi nông nghiệp tăng so với năm 2000, điều này chứng tỏ xã có dấu hiệu phát triển tích cực, trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đề để thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân nông thôn ngày càng cải thiện hơn. 3.2 Hạn chế Do là một xã thuộc vùng nông thôn, việc đầu tư các công trình phục vụ sự nghiệp phúc lợi xã không nhiều. Nhu cầu đất ở, đất chuyên dùng ngày càng cao, tạo sức ép mạnh vào đất nông nghiệp. Khả năng khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp bị hạn chế. Hiện tượng chuyển quyền sử dụng đất trái phép, thực hiện các quyền của người sử dụng đất chưa đúng quy địnhh của pháp luật về thủ tục, do đó còn nhiều hạn chế trong việc xét cấp giấy CNQSDĐ, dẫn đến hạn chế khả năng đầu tư. Còn xảy ra hiện tượng tranh chấp do việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ. Đất đai phần lớn đã giao cho các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và đất ở chủ yếu giao cho các hộ gia đình – cá nhân chiếm tỷ lệ lớn so với các đối tượng khác. Để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ nay đến năm 2015, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu lấy vào đất thuộc hộ gia đình – cá nhân hiện đã được giao sử dụng nên việc thu hồi đất, giảo toả, bồi hoàn đất là vấn đề cần quan tâm trong định hướng quy hoạch sử dụng đất đai. Với những thuận lợi và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất đai nêu trên, cho thấy mặc dù chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng thực hiện vai trò nhiệm vụ quản lý đất đai của mình, nhưng vẫn còn không ít khó khăn trước mắt. Tóm lại, qua phân tích về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã trong thời gian qua cho thấy xã Tân Hiệp B - huyện Tân Hiệp là một trong những xã có tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh, trên cơ sở công nghiệp hoá nông nghiệp. Tuy nhiên để tạo hành lang pháp lý cho người sử dụng đất, UBND xã cần thiết phải thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đối với công tác quy hoạch sử dụng đất đai, bởi các lý do sau: Có quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới tạo điều kiện và cơ sở cho người dân thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế đề ra cũng như thực hiện tốt công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp. Đảm bảo được việc quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Giúp cho người dân mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, các ngành nghề truyền thống của địa phưong. Đồng thời góp phần tạo ra việc làm cho người lao động trong xã, đặc biệt là thời gian nông nhàn đối với xã thuần nông. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp, tăng thu nhập của người dân. Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn. Từ đó sẽ nâng cao giá trị kinh tế đất đai, khai thác hợp lý ưu thế của từng loại đất mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng đất và xã hội. Thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh – xã hội của xã và tạo ra việc làm cho người lao động từ những dịch vụ, sản xuất cũng như tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội. III.ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Tiềm năng đất đai Xã Tân Hiệp B có tổng diện tích tự nhiên là 6.899,05 ha, đất đã sử dụng hiện có là 99,44% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng sông rạch có diện tích 38,58 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên. Qua đó cho thấy quá trình khai thác và sử dụng đất đã được tận dụng gần hết, diện tích đất chưa sử dụng là đất gò hoặc những vùng trũng. Có nguồn đất nông nghiệp lớn, đây là yếu tố quan trọng về an toàn lương thực và xuất khẩu rất cao, nguồn nước ngọt dồi dào, các công trình thủy lợi được nâng cấp xây dựng, đang là điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cung cấp lương thực thực phẩm, phát triển vùng lúa chất lượng cao. Với vị trí thuận lợi, điều kiện khí hậu hài hòa, ít bị thiên tai, thủy lợi ngày càng chú trọng. Từ đó người dân chủ động được các hoạt động sản xuất và đời sống. Tiềm năng kinh tế - xã hội Các dự án quy hoạch đã và đang thực hiện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho xã phát huy được đúng thế mạnh của xã. Về khoa học kỹ thuật: Không ngừng cải tiến và hoàn thiện ở các cấp và các ngành, trang bị công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước. Về nông nghiệp những tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cải biến trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến bảo quản sản phẩm tốt hơn, hệ thống tưới tiêu, thuốc trừ sâu, giống cây trồng và vật nuôi là yếu tố góp phần quan trọng vào chất lượng nông sản. Lực lượng lao động dồi dào tuy ở mức phổ thông , nhưng với nguồn lao động trẻ, có truyền thống lâu đời, không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi , áp dụng khoa học kỹ thuật nên vai trò ngành nông nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng và có điều kiện phát triển. Cơ sở hạ tầng tuy còn thiếu thốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của xã. Song được sự quan tâm đầu tư các cấp lãnh đạo và nguồn lực nội tại, tin chắc rằng trong tương lai gần xã Tân Hiệp B sẽ có bước nhảy vọt, cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thu nhập của người dân tăng theo tốc độ phát triển kinh tế của xã, từ đây sức mua, trao đổi mua bán ngày càng tăng. Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai 3.1 Cơ sở chọn lọc Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng đất xã Tân Hiệp B cho thấy có 5 cơ cấu sử dụng đất: Cơ cấu 2 lúa (Đông xuân – Hè thu): Chiếm khoản 95% diện tích canh tác đất cây hàng năm, phân bố đều khắp trên tất cả các vùng của xã. Cơ cấu 2 lúa – 1 màu: Chiếm diện tích rất nhỏ, chỉ một số ít hộ nông dân áp dụng. Vụ màu trồng chủ yếu là đậu nành, bắp lai, … Cơ cấu 2 lúa – cá Cơ cấu chuyên màu Cơ cấu trồng cây lâu năm tạp: Tập trung ở các dãi đất ven sông, xen lẫn khu dân cư, cây trồng chủ yếu là xoài, đu đủ…. 3.2 Mục tiêu phát triển của xã Tân Hiệp B Gia tăng hiệu quả sử dụng và quản lý đất đai, để cải thiện đời sống của người dân. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đại phương mà chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, mục tiêu là: Phát triển các cơ cấu mới đạt hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân Phải đảm bảo an ninh lương thực, có dự trữ, đẩy mạnh diện tích trồng lúa xuất khẩu. Điều kiện tự nhiên Nhìn chung đất đai của xã Tân Hiệp B rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như: Khí hậu thuận lợi cho phát triển cây trồng, kết hợp với đất đai tốt, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông ngòi cung cấp đủ nước cho sản xuất. Đó là những điều kiện tối ưu cho việc đầu tư thâm canh tăng vụ đa dạng hóa cây trồng. Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai có chọn lọc Từ các căn cứ trên có 6 kiểu sử dụng có triển vọng được chọn để đánh giá đất đai: LUT 1: Cơ cấu 3 vụ lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu – Lúa Thu đông) LUT 2: Cơ cấu 2 lúa: (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu) LUT 3: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ màu (Lúa Đông xuân – Màu Xuân hè – Lúa Thu đông). LUT 4: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ cá LUT 5: Cơ cấu chuyên màu LUT 6: Cơ cấu chuyên cá Mô tả kiểu sử dụng đất đai LUT 1: Cơ cấu 3 vụ lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu – Lúa Thu đông) Đối với kiểu sử dụng đất này hiện nay được canh tác với diện tích lớn. Vì mục tiêu an toàn lương thực nên sự đầu tư của nhà nước cho sản xuất lúa phải hoàn chỉnh (về thủy lợi, kỹ thuật canh tác, giống…) cơ cấu này đòi hỏi phải thực hiện nghiêm ngặt lịch thời vụ, nhằm hạn chế tác động xấu của thời tiết và có thời gian đủ đảm bảo cho khâu làn đất, phơi đất. Sử dụng giống lúa ngắn ngày, kháng sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, có hệ thống đê bao đảm bảo không ngập lũ. Nhìn chung cơ cấu này phần nào giải quyết được ngày công lao động nhàn rỗi, người dân họ thích trồng lúa vì đấy là cơ cấu canh tác truyền thống, họ đã có nhiều kinh nghiệm, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, nguồn vốn không cao và được nhà nước hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, được tập huấn các chương trình khuyến nông và phần lớn nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào canh tác. Nhưng về lâu dài thì cơ cấu này sẽ làm cho đất bị suy thoái, do ngập nước liên tục, khai thác quá mức, tập quán sử dụng phân bón thuốc hóa học còn nhiều, ít sử dụng phân hữu cơ LUT 2: Cơ cấu 2 lúa (Lúa Đông xuân – Lúa Hè thu) Cơ cấu này chiếm diện tích lớn của địa phương, chủ yếu nằm trong vùng ngập lũ sâu.Cơ cấu này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, thích nghi với những vùng có điều kiện tự nhiên hạn chế, không làm bất lợi đến môi trường và người dân có tập quán sản xuất lúa 2 vụ, năng suất lúa vụ Đông xuân là 6,8 tấn/ ha, thời gian này giá lúa cao, đất đai phì nhiêu do đươc mùa lũ mang về nên chi phí thấp hơn so với vụ Hè thu, năng suất vụ hè thu 4,7 tấn/ ha. Để gia tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp cần phải có những chính sách đầu tư hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giảm chi phí, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng gạo, sử dụng các giống lúa có giá tri kinh tế… LUT 3: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ màu (Lúa Đông xuân – Màu Xuân hè – Lúa Thu đông). Đây là mô hình nhằm phá thế độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu ngập cho người dân, làm đa dạng hóa mặt hàng nông sản của địa phương, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường, duy trì và làm tăng độ phì của đất. Các cây màu luân canh với lúa như: đậu nành, đậu que, dưa leo, khổ qua, rau cải…Mô hình này phải nằm trong vùng có đê bao ngăn lũ, chủ động được nguồn nước tưới, thị trường tiêu thụ ổn định vì đây là loại nông sản bán ngay. LUT 4: Cơ cấu 2 lúa – 1 vụ cá Là mô hình tăng thu nhập của người dân. Có nhiều ưu điểm là giúp lúa phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, tận dụng được diện tích canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do dư lượng phân, thuốc trừ sâu….Trong vùng nuôi cá chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, ít cho ăn bổ sung. Do ít cho ăn bổ sung nên hiệu quả từ việc nuôi cá trên ruộng lúa của người dân chưa cao. Để cho cá tăng trưởng nhanh và năng suất cao thì việc cho ăn bổ sung là cần thiết. Một trong những khó khăn lớn nhất cho nông dân khi thực hiện mô hình này là quản lý nước. Các ao nuôi đòi hỏi mực nước thường xuyên cao trong khi canh tác lúa thì yêu cầu nước theo từng giai đoạn. Do đó cần đào ao đủ độ sâu để cung cấp thức ăn cho cá, đồng thời để cá trú ẩn. LUT 5: Cơ cấu chuyên màu Cây màu phân bố trên những vùng đất cao, không bị ngập, chủ động được nguồn nước tưới. Cây màu có nhiều loại như: dưa leo, rau cải, các cây họ đậu, khổ qua…Sản phẩm từ mô hình này có thể tiêu thụ ngay tại phương và các vùng phụ cận. Trồng màu đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phi cao, nhưng thời gian thu hoạch ngắn, lợi nhuận cao. LUT 6: Cơ cấu chuyên cá Kiểu sử dụng này đòi hỏi nhiều công chăm sóc, kỹ thuật cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng nếu canh tác đúng kỹ thuật thì lợi nhuận từ mô hình này rất cao. IV. QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1. Quy hoạch sử dụng đất đai phương án 1. 1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2005-2015 của xã Tân Hiệp B Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Vì vậy quan điểm chung là sử dụng đất có hiệu quả cao và lâu bền. Cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi cùng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng phải bố trí sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo an toàn lương thực. Diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị tăng nhanh, song phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các ngành, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần ưu tiên đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát triển các cụm, tuyến dân cư (nông thôn), nhưng hạn chế tránh lãng phí đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Có kế hoạch sử dụng đất hằng năm và 5 năm trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp và có kế hoạch khai hoang phục hoá để bù lại diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Để phát triển ngành nông nghiệp một cách toàn diện, cần phải ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản phẩm và dịch vụ, nhằm hỗ trợ tác động qua lại lẫn nhau, cần phải có sự vận dụng sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích các nguồn đầu tư nội lực, tranh thủ ngoại lực để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của xã, huyện, nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội của xã, huyện. Ưu khuyết điểm phương án 1 Ưu điểm. Đảm bảo được mục tiêu an ninh lương thực Đảm bảo cơ sở hạ tầng của địa phương Tăng diện tích đất phi nông nghiệp Hạn chế Diện tích lúa giảm so với năm 2004 nên cần đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015.Doc
Tài liệu liên quan