Đề tài Quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề 1

Giải quyết vấn đề 3

Chương 1: Nội dung của quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hoá. 3

1.1) Nội dung của quy luật giá trị: 3

1.1.1) Sản xuất hàng hoá và điều kiện tồn tại của nó: 3

1.2.2) Quy luật giá trị trong điều kiện độc quyền: 9

1.3) Vai trò, tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá: 12

1.3.1) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: 12

1.3.2) Kích thích khoa hoạc kĩ thuật và công nghệ phát triển, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: 13

1.3.3) Bình tuyển tự nhiên những người sản xuất hàng hoá, phân hoá họ thành kẻ giàu - người nghèo, từng bước hình thành quan hệ chủ thợ, quan hệ bóc lột: 14

 

Chương 2: Thực trạng vận dụng quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 15

2.1) Thực trạng vận dụng quy luật giá trị ở nước ta hiện nay: 15

2.2) Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta: 17

2.2.1) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: 17

2.2.2) Kích thích khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: 18

 

Chương 3: Những giải pháp nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới 21

 

Kết thúc vấn đề 25

Danh mục tài liệu tham khảo 26

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường lên cao. Tuy nhiên giá cả có thể lên xuống xoay quanh giá trị nhưng trong toàn bộ nền kinh tế, xét ở một thời kỳ dài, thì tổng giá cả bằng tổng giá trị. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh và độc quyền: Thực tiễn đã chứng minh rằng, một nền kinh tế thị trường sẽ phát triển bình thường nếu cạnh tranh được đảm bảo và độc quyền được đảm bảo ở mức cần thiết. Vấn đề cực kỳ quan trọng là phải tuân thủ quy luật vận động khách quan của thị trường. Mọi biện pháp áp đặt trong việc xử lý vấn đề cạnh tranh và độc quyền không phù hợp với sự vận động khách quan của thị trường chắc chắn sẽ nhận lấy những thất bại và gây tổn hại cho nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh và độc quyền là điều không tránh khỏi trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Vì thế, biểu hiện của quy luật giá trị trong điều kiện cạnh tranh và độc quyền là điều cần được đề cập tới. Quy luật giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh Cạnh tranh là động lực, và cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những người tham gia sản xuất-kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của nó là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những người tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh bao gồm việc cạnh tranh để chiếm các nguồn nguyên liệu, các nguồn lực sản xuất , hay cạnh tranh về khoa học công nghệ, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, đơn đặt hàng…, cạnh tranh bằng giá cả, bằng chất lượng hàng hoá, dịch vụ và phương thức thanh toán, thủ đoạn kinh tế… Cạnh tranh có nhiều loại: cạnh tranh giữa người mua và người bán, cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành hay trong giới hạn quốc gia, quốc tế… Mục đích của những người tham gia trao đổi hàng hoá trên thị trường là cùng nhau chọn ra được một mức giá phù hợp, thoả mãn cả người mua và người bán. Người mua sẽ mua được hàng hoá ở mức giá thấp nhất có thể, và người bán sẽ bán được hàng hoá ở mức giá cao nhất có thể. Vậy cái gì quyết định giá cả của hàng hoá? ở đây không chỉ đơn thuần là sự mặc cả, thoả thuận về giá, mà chính là sự cạnh tranh giữa những người mua và bán, là tương quan giữa số cung và số cầu. Sự cạnh tranh quyết định giá cả hàng hoá. Thực vậy, giả sử có nhiều người cùng bán một thứ hàng hoá. Nêú ai có giá bán rẻ hơn ( đôi khi chất lượng lại cao hơn nữa), thì chắc chắn sẽ bán được nhiều hàng hoá nhất và chiếm được thị trường. Do đó, giữa những người bán có sự cạnh tranh gay gắt. Ai cũng muốn bán được, bán được thật nhiều, và nếu có thể thì chỉ có một mình mình bán thôi, không cho ai bán cả. Vì thế nên người này bán rẻ hơn người kia. Do đó mà giữa những người bán với nhau, có một sự cạnh tranh khiến cho giá cả hàng hoá họ đem bán hạ xuống. Nhưng giữa những người bán với nhau cũng có một sự cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá lên cao. Những người mua sẵn sàng trả với giá cao hơn nhau một chút để mua được sản phẩm tốt hơn người kia, và do đó, giá bán hàng hoá được đẩy lên cao. Cuối cùng có một sự cạnh tranh giữa những người bán và người mua.Người mua thì muốn mua cho thật rẻ, người bán thì muốn bán cho thật đắt. Kết quả là giá bán của hàng hoá được nâng lên, hạ xuống và cuối cùng dừng lại ở một mức giá phù hợp cho cả người mua và bán.Tuy nhiên mức giá ấy có lợi cho ai hơn thì phải xem sự cạnh tranh của bên nào mạnh hơn. Hiển nhiên, giá cả hàng hoá không chỉ do quy luật cạnh tranh quyết định. Giá cả hàng hoá còn phụ thuộc vào chi phí sản xuất, vào lượng cung cầu hàng hoá, chi phí lao động xã hội tạo ra nó… Hãy xét mối quan hệ cung – cầu và giá cả thị trường. Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa những người bán và những người mua, giữa những người sản xuất và những người tiêu dùng, là những quan hệ có vai trò quan trọng trong kinh tế hàng hoá. Không chỉ có giá cả ảnh hưởng tới cung và cầu, mà quan hệ cung – cầu cũng ảnh hưởng tới việc xác định giá cả trên thị trường. Thực vậy, trong điều kiện cạnh tranh của thị trường, cung và cầu thường xuyên muốn ăn khớp với nhau, nhưng chính vì thế mà từ xưa tới nay chưa hề ăn khớp nhau. Cả hai cứ tách ra và đối lập hẳn với nhau. Cung luôn bám sát cầu, nhưng từ trước tới nay, không phải lúc nào cũng thoả mãn chính xác được cầu. Khi cung lớn hơn cầu, người bán phải giảm giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị. Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán hàng hoá theo đúng giá trị, giá cả bằng giá trị. Mặc dù vậy, trong nền sản xuất hàng hoá, cạnh tranh có vai trò to lớn. Nó buộc người sản xuất- kinh doanh phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng phương pháp công nghệ mới, nhạy bén năng động, tổ chức quản lý có hiệu quả. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân tăng trưởng… Để tăng tính hiệu quả cạnh tranh, những nhà kinh tế cũng phải hạn chế các tác hại của nó, đó là các hình thức lừa đảo, đầu cơ, làm giả hàng, trốn lậu thuế, ăn cắp bản quyền, mua chuộc, hối lộ, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, tăng sự phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội. Như vậy, trong điêù kiện thị trường tự do cạnh tranh, quy luật giá trị vẫn biểu hiện hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá cả bởi lẽ giá cả và sự vận động của giá cả đều bị quy luật giá trị chi phối. 1.2.2) Quy luật giá trị trong điều kiện độc quyền: Các mác và Phêdrich Ăngghen đã tìm ra quy luật ra đời và phát triển của tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh. Trên cơ sở đó hai ông đã dự kiến rằng, tự do cạnh tranh phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn tới độc quyền, đây là kết quả tất nhiên của sự phát triển tư bản chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: “ Độc quyền phát sinh, kết quả sự tập trung sản xuất, là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản” (1). Đến giai đoạn cao của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ra đời các tổ chức độc quyền gắn liền với các yếu tố mới, làm xuất hiện cơ chế kinh tế của giai đoạn mới, đó là cơ chế độc quyền và cạnh tranh. Sự thống trị của độc quyền, cùng với sự rađời của cơ chế kinh tế mới, chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã được tăng cường lên một mức độ mới, việc sản xuất và chi phối giá trị và giá trị thặng dư cũng có những thay đổi nhất định. Nó sử dụng phương pháp cưỡng bức siêu kinh tế để thu lợi nhuận cao- lợi nhuận độc quyền. “ Lợi nhuận độc quyền là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, hình thành trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nó bao gồm lợi nhuận bình quân cộng với lợi nhuận siêu ngạch độc quyền, không phải chủ yếu do cải tiến kĩ thuật, mà chủ yếu do địa vị thống trị của độc quyền thu được” (2). Công thức: Pđq= P + Psn Trong đó Pđq : lợi nhuận độc quyền. P : lợi nhuận bình quân. Psn : lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền mà có. Song song với việc hình thành Pđq các tổ chức độc quyền không bán hàng theo giá cả sản xuất , mà bán theo giá cả độc quyền ( mặc dù P và giá cả sản xuất không mất đi vì cạnh tranh tự do vẫn tồn tại). Công thức: Pđq= k + pđq Trong đó: Pđq: giá cả độc quyền k : chi phí sản xuất tư bản. Thông thường các tổ chức độc quyền bán hàng hoá với giá cả cao hơn giá trị hàng hoá, còn khi mua hàng hoá của các xí nghiệp không độc quyền, của người sản xuất nhỏ, thì thường mua với giá cả nhỏ hơn hoặc bằng giá trị. Thông qua cơ chế mua bán theo giá cả độc quyền , các tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận độc quyền cao. Ví dụ: tại Mỹ, McDonalt là công ty độc quyền chuyên cung cấp thức ăn nhanh fast-food. ở nước ta, tuy không có những công ty độc quyền. Nhưng một số hàng hoá vẫn mang giá cả độc quyền do nhà nước quy định như : xăng dầu, điện, nước, bưu chính viễn thông… Việc các tổ chức độc quyền mua bán theo giá cả độc quyền chỉ để thu lợi nhuận độc quyền, xét về thực chất chỉ là sự biểu hiện mới, cao hơn về giá trị và giá trị thặng dư ( nếu chúng ta đặt nó trong cạnh tranh, phân phối lại giá trị và đặt nó trong các mối quan hệ trong và ngoài nước mà các tổ chức độc quyền có liên quan đến sản xuất và kinh doanh). “ Việc định ra giá cả độc quyền, dù tạm thời chăng nữa, cũng làm mất đến một mức độ nào đó những cái kích thích sự tiến bộ kĩ thuật, và do đó, cũng làm mất những cái kích thích mọi sự tiến bộ khác, mọi bước tiến lên, nó cũng đẻ ra khả năng kinh tế làm kìm hãm một cách giả tạo sự tiến bộ kĩ thuật”1 Bàn về sản xuất hàng hoá và qui luật giá trị - NXB Sự thật - 1964, trang 124 . Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào thiếu cạnh tranh hay có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ kém hiệu quả vì mất đi cơ chế tác dụng đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Tóm lại trong điều kiện nền kinh tế độc quyền, quy luật giá trị lại một lần nữa biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua sự vận động của giá cả, mà ở đây là giá cả độc quyền, qua đó thấy được vai trò lớn của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá : chi phối giá cả và sự vận động lên xuống của giá cả hàng hoá xung quanh giá trị. Như vậy, hai cực của thị trường là cạnh tranh và độc quyền thường xuyên chuyển hoá nhau hợp quy luật, đó là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. 1.3) Vai trò, tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá: 1.3.1) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: Trong môi trường cạnh tranh tác động làm cho quan hệ cung- cầu về hàng hoá lên, xuống, dẫn tới giá cả của nó lên xuống xoay quanh giá trị. Thực vậy, trong nền sản xuất hàng hoá thường xảy ra tình trạng : người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào ngành khác, quy mô sản xuất của ngành này được thu hẹp, trong khi ngành khác lại được mở rộng…, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được phân bố lại giữa các ngành. Hiện tượng này được gọi là sự điều tiết sản xuất. Sự điều tiết này được hình thành một cách tự phát thông qua biến động của giá cả thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn xã hội, giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy với lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, những người trước đây sản xuất hàng hoá khác, nay vì lợi nhuận cũng chuyển sang sản xuất hàng hoá này. Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác. Khi cung lớn hơn cầu , sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, buộc giá cả phải nhỏ hơn giá trị mới có thể bán được, nếu bán không chạy sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất ở ngành này phải thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này và tăng lên ở ngành khác mà người sản xuất thấy có lợi hơn. Quy luật giá trị không chỉ điều tiết lĩnh vực sản xuất mà còn điều tiết cả lĩnh vực lưu thông hàng hóa , thông qua sự biến động của giá cả. Hàng hoá được đưa từ nới có giá thấp đến nới có giá cao, từ nơi cung lớn hơn cầu , đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Thật vậy, ví dụ ở Nghi Tàm là làng trồng hoa nổi tiếng. Hoa ở đây rất đẹp, lại rẻ. Sở dĩ như vậy vì ở Nghi Tàm hầu như nhà nào cũng trồng hoa, do đó cầu về hoa hầu như là không có. Tuy nhiên người dân nội thành Hà Nội lại rất thích hoa, cung ở đây nhỏ hơn cầu vì trong nội thành không có chỗ nào trồng hoa để bán được. Do đó người dân Nghi Tàm mang hoa của mình ( từ nơi có giá cả thấp và cung lớn hơn cầu) vào trong nội thành ( là nơi có giá cả cao và cung nhỏ hơn cầu ) để bán. Qua ví dụ này ta thấy được : thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường mà quy luật giá trị có tác dụng phân phối lại hay điều tiết hàng hoá trên thị trường. Mối quan hệ giữa cung và cầu một mặt giải thích những sự chênh lệch giá cả thị trường và giá trị của hàng hoá, mặt khác giải thích cái xu hướng muốn thủ tiêu những sự chênh lệch đó, nghĩa là thủ tiêu tác dụng của mối quan hệ cung cầu. 1.3.2) Kích thích khoa hoạc kĩ thuật và công nghệ phát triển, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Các hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện khác nhau, nên có giá trị cá biệt khác nhau nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội ở thế có lợi, sẽ thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội thì bất lợi, khi sản phẩm của mình sản xuất ra sẽ bị lỗ vốn. Muốn đứng vững trong cạnh tranh và khỏi bị phá sản, họ phải tìm cách làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá của mình nhỏ hơn hay bằng giá trị xã hội. Do đó họ tìm cách cải tiến quản lý, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động. Giá trị của hàng hoá là theo tỉ lệ nghịch với năng suất của lao động đã sản xuất ra hàng hoá đó. Sức lao động cũng vậy vì giá trị trị sức lao động là do giá trị hàng hoá quyết định. Ngược lại , giá trị thặng dư tương đối lại tỉ lệ thuận với năng suất lao động. Giá trị thặng dư tương đối tăng lên và hạ xuống cùng với năng suất lao động. Nếu một người nào trong số những nhà sản xuất, sản xuất ra được hàng hoá rẻ hơn , bán được nhiều hàng hoá hơn và do đó, chiếm lĩnh được ở trên thị trường một đại bàn rộng lớn hơn bằng cách bán ra giá hạ hơn giá cả thị trường hiện hành thì người đó liền làm ngay như thế và do đó mở đầu một hành động dần dần buộc người khác cũng phải áp dụng cái phương pháp sản xuất ít tốn kém hơn. Lúc đầu việc cải tiến đó còn lẻ tẻ, nhưng do cạnh tranh với nhau , nên cuối cùng việc cải tiến mang tính xã hội. Rõ ràng quy luật giá tị thông qua hoạt động này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và khoa học kĩ thuật phát triển. Tuy nhiên do chạy theo sản xuất những hàng hoá có lợi nhuận cao, tạo nên tình trạng có một loại hàng nào đó được sản xuất ra quá nhiều, dẫn đến hiện tượng dư thừa làm lãng phí xã hội. 1.3.3) Bình tuyển tự nhiên những người sản xuất hàng hoá, phân hoá họ thành kẻ giàu - người nghèo, từng bước hình thành quan hệ chủ thợ, quan hệ bóc lột: Mỗi một người đều sản xuất riêng biệt, và sản xuất cho lợi ích riêng của mình, không phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác, họ sản xuất cho thị trường, nhưng dĩ nhiên không ai trong số họ lại biết được dung lượng của thị trường. Những người sản xuất hàng hoá khác nhau có điều kiện sản xuất khác nhau, tính năng động khác nhau, khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường khác nhau, khả năng đổi mới khoa học kĩ thuật và công nghệ khác nhau, hợp lí hoá sản xuất khác nhau, do đó giá trị cá biệt của hàng hoá khác nhau, phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường khác nhau. Trong điều kiện đó, sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng ( cung – cầu) chỉ có được sau nhiều lần biến động. Cụ thể, ai có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì sẽ bị lỗ vốn , nhiều lần lỗ vốn sẽ bị phá sản, trở thành người đi làm thuê. Ai có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá thì sẽ thu được nhiều lãi. Người sản xuất khéo léo hơn, tháo vát hơn và có tiềm lực về kinh tế hơn, sẽ ngày càng lớn mạnh nhờ những biến động đó. Còn người vụng về thì bị biến động đó đè bẹp. Một số người trở nên giàu có, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Còn một số người khác bị thua lỗ , thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản, trở thành người nghèo. Kết cục là họ mất hết tính chất độc lập về kinh tế và trở thành công nhân làm thuê trong công xưởng của các đối thủ của họ. Đầu cơ , khủng hoảng, lừa đảo kinh tế làm tăng thêm tác động phân hoá này. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần phải có sự điều tiết của nhà nước để hạnn chế sự phân hoá giàu nghèo. Chương 2: Thực trạng vận dụng quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 2.1) Thực trạng vận dụng quy luật giá trị ở nước ta hiện nay: Như đã phân tích ở chương một, quy luật giá trị biểu hiện hoạt động thông qua sự vận động của giá cả. Bởi vậy sự biến động lên xuống của giá cả hàng hoá, sẽ ảnh hưởng đến nề kinh tế, qua đó thấy được thực trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta như thế nào. Trước giai đoạn cải cách giá ( thời kỳ thực hiện bao cấp nền kinh tế), nhà nước ta chủ trương thực hiện một số quan điểm chỉ đạo về giá như sau: - Hệ thống giá được quản lí tập trung, do nhà nước quy định. - Giá trong giai đoạn này phải được nhà nước ổn định và nhà nước tìm mọi biện pháp để giảm giá, nâng cao đời sống thực tế cho người dân. - Quan hệ cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá những hàng hoá không thiết yếu, không quan trọng trong nền kinh tế. - Giá cả được xây dựng dựa trên cơ sở lấy giá cả thị trường trong nước làm căn cứ, tách rời giá cả quốc tế, theo định hướng xây dựng giá độc lập tự chủ. Chính sách giá đã có tác động tích cực ở thời kì đầu , nhất là trong giai đoạn chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi hoà bình , lẽ ra phải thay đổi thì cơ chế giá đó vẫn được giữ nguyên, làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ, đi vào suy thoái. Trong giai đoạn cải cách giá ( 1981- 1985), để phát huy tốt quy luật giá trị vào nền kinh tế nhà nước đã thực hiện một số biện pháp khắc phục nền kinh tế như sau: Tập trung khôi phục sức sản xuất nền kinh tế, giảm phát hành tiền mặt, cải tiến công tác lưu thông hàng hoá, cân đối cung cầu và giá cả, ổn định đời sống nhân dân. Cải cách mạng lưới bán lẻ và giá thu mua theo nguyên tắc phù hợp chi phí sản xuất lưu thông, lao động xã hội, tiếp tục củng cố hệ thống tài chính, tiền tệ. Cải cách hệ thống giá bán buôn và hoàn thiện hệ thống phân phối lưu thông. Thực hiện cơ chế giá trong hệ thống giá, khắc phục thực trạng thả nổi giá cả cũng như định giá và quản lý giá cứng nhắc. Các chính sách và cơ chế quản lý giá phải hướng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Từ giai đoạn 1986 đến nay, Nhà nước ta xoá bỏ triệt để bao cấp qua giá, xác lập giá cả theo cơ chế thị trường, can thiệp gián tiếp nền kinh tế bằng các biện pháp quản lý vĩ mô ngoài cung cụ giá ( điều hoà cung cầu chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, lưu thông tiền tệ, xuất nhập khẩu), đồng thời tăng cường công tác thông tin giá cả thị trường qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng…, tăng cường công tác thanh tra giá. Cùng với các chính sách về giá một loạt luật thuế ra đời, như luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế giá trị gia tăng, luậu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu… nhằm nâng cao hiệu lực quản lý giá của Nhà nước. Không chỉ quản lý giá cả, Nhà nước ta còn thực hiện các biện pháp khơi thông kênh lưu thông hàng tiêu dùng, đặc biệt là mục tiêu xuất khẩu ra nước ngoài, và đã thu được một số kết qủa đáng khích lệ : tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2004 là 14,3 tỷ USD , hoạt động xuất khẩu trong năm 2000 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 1,3 đến 1,5 tỷ USD hay 10 đến 11,7 %. Nếu so với năm 1999 thì tăng tời 24,1% tức là cao hơn nhịp tăng trưởng kinh tế ước thực hiện 6,7% tới gần bằng lần sông sông1 Số 2:03/2001: thời báo kinh tế Việt Nam . Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Thái Lan. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu cà phê , dầu mỏ, chè …, hải sản đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 ước tính đạt 15,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 20002 Tình hình kinh tế xã hội năm 2001 tổng cục thống kê số 33/TCTK-TH, trang 7 . Các sản phẩm như thuỷ sản, dệt may, giày dép, rau quả của ta do có sức mạnh canh tranh về chất lượng và giá cả nên xuất khẩu ngày càng tăng. Không chỉ có xuất khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước cũng ngày càng phát triển, sản phẩm làm ra ngày một nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội cả về chất lượng với mọi hình thức thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, GDP có tốc độ tăng trưởng từ 2,33% năm 1986 đến 9,54% năm 1995 và năm 2001 là 6,8%. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá là do khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng được cải tiến , đổi mới. Dưới tác động của quy luật giá trị thúc đẩy canh tranh với nhau, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ đã nâng cao sự tiến bộ máy móc của mình, từ đó sản xuất ra các sản phẩm ngày càng nhiều hơn, đẹp hơn, chất lượng đảm bảo hơn mà năng suất lại cao nên giá rẻ, do đó bán được nhiều sản phảm, thu được nhiều lãi, kích thích sản xuát tiếp tục phát triển. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2001 tăng 12% so với cùng kì năm trước trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,3%, khu vực ngoài quốc doanh 20,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,4%. Các ngành công nghiệp ô tô lắp ráp tăng 41%, ti vi lắp ráp tăng 14,4%. Hoạt động bưu chính viễn thông 2001 tiếp tục tăng với tốc độ nhanh. Doanh thu 2001 của tổng công ty bưu chính viễn thông ước tính đạt 15385 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm, và tăng 17% so với năm 2000.1 Tình hình kinh tế xã hội năm 2001 Tổng cục thống kê số 33/TCTK-TH, trang 7 Thêm vào đó, đội ngũ lực lượng sản xuất ngày càng đông đảo, trình độ tay nghề được cao. 2.2) Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta: 2.2.1) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: Việc vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã mang lại nhiều kết quả. Cụ thể: chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 năm 2003 so với kì gốc năm 2000 là 107,9%; tháng 3 năm 2002 là 103,9%; tháng 12 năm 2002 là 102,5%…2 Tình hình kinh tế xã hội 3/2003-TCTK 3/2003 điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng tốt. Dựa vào sự biến động của giá cả trên thị trường, những người sản xuất nhận biết được mối quan hệ giữa lượng cung- cầu hàng hoá, từ đó điều chỉnh sản xuất cho phù hợp: mở rộng quy mô sản xuất nếu cung nhỏ hơn cầu, thu hẹp sản xuất nều cung lớn hơn cầu. Quy luật giá trị thúc đẩy sự phân phối lưu thông hàng hoá ngày càng trôi chảy hơn. Các doanh nghiệp hình thành mạng lưới phân phối ở khắp nơi, đảm bảo chuyển giao đủ lượng, kịp thời tới người tiêu dùng. Hàng hoá từ những nơi có giá bán thấp được thu hút về những nơi có giá bán cao, làm cho kênh lưu thông hàng hoá luôn chảy không ngừng, hàng hoá được đưa vào lưu thông với con đường ngắn nhất và chi phí nhỏ nhất. Các kênh lưu thông ấy đã nối liền sản xuất với tiêu dùng, nối liền thị trường nông thôn với thị trường thành thị các khu công nghiệp và thị trường ngoài nước. Cụ thể: tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2001 ước tính đạt 238 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 ước tính đạt 15,1 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2000. Kim ngạch nhập khẩu cả năm ước tính đạt 16 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2000… Việc thúc đẩy mạnh mẽ sự lưu thông hàng hoá trên thị trường cũng có những tiêu cực do quy luật giá trị gây ra. Như chúng ta đều biết, việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá qua biên giới đều bị hải quan đánh thuế. Để nâng cao lợi nhuận, những người tổ chức phân phối lưu thông hàng hoá thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật để vận chuyển hàng lậu, trốn thuế qua biên giới. Điều đó gây ra cho nhà nước sự thất thoát khổng lồ, đồng thời không kiểm soát được chất lượng hàng hoá vận chuyển qua biên giới, do đó có ảnh hưởng rất xấu đến nền sản xuất trong nước. Vì vậy nhiệm vụ của nhà nước là phải kiểm soát lưu thông hàng hoá trên thị trường. 2.2.2) Kích thích khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là kết quả tất yếu do tác động của quy luật giá trị, để thắng trong cạnh tranh các doanh nghiệp ( nhà sản xuất) phải mở rộng sản xuất, do đó phải cải tiến khoa học kĩ thuật và công nghệ bằng biện pháp chuyển giao công nghệ hoặc tư duy sáng tạo… đồng thời với việc nâng cao khoa học kĩ thuật công nghệ, các doanh nghiệp cũng đã tập trung mở rộng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề để có trình độ tiếp nhận khoa học công nghệ. Một ví dụ điển hình là công ty bia Việt Hà thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội. Với quyết định táo bạo : đổi mới để tồn tại và phát triển, nhà máy đã vay tiền Ngân Hàng 3 tỷ đồng đầu tư mua một dây chuyền sản xuất bia tiên tiến, công suất 3 triệu lít/ năm của Đan Mạch với các thiết bị điều khiển tự động đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, vừa tiêu thụ mạnh trong nước, vừa có thể xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Mỹ… Để đội ngũ công nhân của mình có thể điều khiển được các công nghệ hiện đại , nhà máy đã gấp rút tổ chức, đào tạo lại và bố trí sử dụng hợp lý cán bộ. Kết quả công ty bia Việt Hà đã đứng vững trên thị trường , sản lượng ngày càng tăng, “ giải quyết công ăn việc làm cho 230 người, có thu nhập bình quân từ chín trăm đến một triệu đồng / tháng”1 Những nhân tố mới về hoạt động khoa học công nghệ trong công cuộc đổi mới NXB KH&KT trang 91-tập I . Cùng với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ, năng suất lao động được nâng cao, vì thế sản phẩm được làm ra ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng “ dư thừa” trong xã hội. Sự dư thừa ngày càng nhiều thì giá cả hàng hoá sẽ giảm, làm cho các daonh nghiệp mất dần lợị nhuận. Mặt khác, tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cung thúc đẩy khả năng “ bắt chước” cao hơn. Vì thế hàng giả, hàng nhái ( mà đa phần kém chất lượng) ngày càng nhiều, không những tổn hại đến uy tín các sản phẩm có tiếng trên thị trường mà còn tổn hại đến cả nền kinh tế. Vì thế nhiệm vụ của nhà nước không phải chỉ là cân đối cung cầu mà còn phải quản lí cả về mặt chất lượng của hàng hoá, chặn đứng hiện tượng hàng nhái, hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35612.doc
Tài liệu liên quan