Đề tài Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay

Đại hội V đã nhận thấy những sai lầm nhưng nghị quyết của đại hội lại không được nghiêm chỉnh cho nên chúng ta vẫn mắc sai lầm để cho những công trình lớn chưa thật cần thiết vẫn tiếp tục được xây dựng. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã có những quan niệm rất giản đơn, sơ lược về sự thích ứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nghĩa là cứ có chuyên chính vô sản thì có thể xây dựng quan hệ sản xuất mới theo tốc độ và quy mô bất kỳ. Chính vì sự sai lầm này mà chúng ta đã xây dựng một quan hệ sản xuất tiên tiến rồi mới thúc đẩy, lựa chọn lực lượng sản xuất phát triển. Do đó lực lượng sản xuất của chúng ta thời kỳ đó kém phát triển làm cho phương thức sản xuất nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung có bước thụt lùi.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất được sinh ra trên cơ sở của lực lượng sản xuất. Bản thân quan hệ sản xuất không phải là thụ động , chúng tác động tích cực vào lực lượng sản xuất, thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất. Tuy nhiên cần chú ý rằng, không phải mọi quan hệ sản xuất mà chỉ có những quan hệ sản xuất mới , tiến bộ phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất xã hội. Còn những quan hệ sản xuất cũ lạc hậu so với sự phát triển của lực lượng sản xuất không có tác dụng thúc đẩy mà còn kìm hãm, cản trở sự vận động tiến lên của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử loài người có những giai đoạn quan hệ sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thí dụ: ở xã hội nô lệ khi quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời, bằng những hình thức lao động tập trung khổ sai thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất lúc ấy, chế độ chiếm hữu nô lệ đã đạt được những kì tích to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Là sản phẩm tất yếu của lực lượng sản xuất phát triển ở một trình độ cao, quan hệ sản xuất ra đời sẽ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên sự phù hợp này là sự phù hợp biện chứng, không loại trừ mâu thuẫn. Xuất phát từ lực lượng sản xuất chúng thường xuyên biến đổi cả trong những khuôn khổ của cùng một phương thức sản xuất. Những biến đổi ấy có thể là rất căn bản. Còn về những quan hệ sản xuất dù chúng có những biến đổi nhất định nhưng về cơ bản trong khuôn khổ của phương thức sản xuất ấy chúng vẫn không biến đổi. Ví dụ: trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước kia lực lượng sản xuất đã biến đổi sâu sắc, trong khi đó quan hệ sản xuất trước kia cho đến tận bây giờ vẫn dựa vào chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Do tính chất bảo thủ, ổn định nhất định của quan hệ sản xuất nên quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đến khi quan hệ sản xuất lạc hậu thì bắt đầu kìm hãm sự phát triển cuả lực lượng sản xuất, vai trò kìm hãm của quan hệ sản xuất ngày càng sâu sắc, gay gắt cuối cùng chuyển thành xung đột. Tính tất yếu là cuộc cách mạng xã hội sẽ xảy ra và tiêu diệt quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Sự hoạt động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong lịch sử. Sự hoạt động của quy luật trong lịch sử đã tạo ra động lực đưa tới sự thay thế các phương thức sản xuất, các chế độ xã hội. Từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến, đến xã hội tư bản chủ nghĩa và cao nhất là xã hội chủ nghĩa. Vào thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, do công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá thô sơ, trình độ hiểu biết hạn hẹp, để duy trì sự sống chống lại mọi tai hoạ của thiên nhiên, con người đã lao động theo cộng đồng cho nên đã hình thành quan hệ sản xuất cộng sản nguyên thuỷ. Công cụ bằng kim loại ra đời thay thế cho công cụ bằng đá đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động được nâng cao, sản phẩm thặng dư xuất hiện , chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên quan hệ sản xuất tư hữu đầu tiên ra đời. Quan hệ sản xuất này với những hình thức lao động tập trung, khổ sai đã thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất lúc ấy. Do vậy mà chế độ chiếm hữu nô lệ đã đạt được những kỳ tích to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Sau đó, do sự cưỡng bức tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa họ. Quan hệ sản xuất phong kiến thay thế quan hệ chiếm hữu nô lệ, khi ấy thì người nô lệ lao động khổ sai đã trở thành nông nô. Sức lao động của nô lệ đã được giải phóng khỏi xiềng xích của xã hội nô lệ, lực lượng sản xuất có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu, lực lượng sản xuất mang yếu tố xã hội hoá gắn với quan hệ sản xuất phong kiến. Mặc dù, hình thức bóc lột của các lãnh chúa phong kiến được thay đổi liên tục từ địa tô lao dịch đến địa tô hiện vật, địa tô bằng tiền. Song quan hệ sản xuất phong kiến chật hẹp không chứa đựng được nội dung mới của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời thay thế quan hệ sản xuất phong kiến. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời góp phần giải phóng sức lao động của người dân cá thể. Để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư giai cấp tư sản đua nhau mở rộng sản xuất cải tiến kỹ thuật, ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào tất cả các khâu của nền sản xuất xã hội. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Sự mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chung, của lực lượng sản xuất vật chất, của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có hay đấy chỉ là những biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển”. Theo Mác sự mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trước hết phải diễn ra ở mâu thuẫn của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu. Nhưng đây không phải là mâu thuẫn do quan hệ sản xuất tạo ra mà là mâu thuẫn do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến. Quan hệ sản xuất do tính thể chế, tính pháp luật nên chậm biến đổi trong khi đó lực lượng sản xuất lại thường xuyên biến đổi, phát triển không ngừng nên nó sẽ phá vỡ sự phù hợp trước tạo ra mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn tích cực, mâu thuẫn do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra đòi hỏi được tiếp tục phát triển. Lúc đó yêu cầu phù hợp của quy luật đòi hỏi phải thay quan hệ sản xuất cũ lạc hậu, lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong trường hợp ngược lại, quan hệ sản xuất mâu thuẫn với lực lượng sản xuất do chủ quan của con người gây ra vì gắn cho lực lượng sản xuất những quan hệ không phù hợp với trình độ của nó. Mác thường xuất phát từ công cụ sản xuất và đặt nó trong mối quan hệ với hình thức sở hữu để xem xét, để đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng- ghen viết: “Chúng ta vẫn xuất phát từ công cụ sản xuất và ở đây đã thể hiện rõ tính tất yếu của sở hữu tư nhân ở những giai đoạn công nghiệp nhất định. Trong công nghiệp khai thác, sở hữu tư nhân hoàn toàn ăn khớp với lao động. Trong công nghiệp nhỏ và toàn bộ nông nghiệp, cho tới nay sở hữu là hậu quả tất yếu của những công cụ sản xuất và sở hữu tư nhân chỉ là sản vật của nền công nghiệp đã đạt tới trình độ phát triển cao mới có thể tạo ra mâu thuẫn ấy”. Dù thừa nhận có tính chất cá nhân và tính chất xã hội trong lực lượng sản xuất nhưng Mác không xét tới tính chất của lực lượng sản xuất. Trong quy luật này, sự phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất có nguồn gốc phù hợp hay không phù hợp của hình thức sở hữu với một trình độ nhất định của công cụ sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là nội dung quan trọng thứ hai cần được chú ý trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen về quy luật này. Quan hệ sản xuất phù hợp tạo điều kiện cho lực luợng sản xuất phát triển.Nhưng khi quan hệ sản xuất không phù hợp nữa , mâu thuẫn với lực lượng sản xuất thì “từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của lực lượng sản xuất . Khi đó bắt đầu một thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”. Khi đã mâu thuẫn, không những quan hệ sản xuất không cần thiết với lực lượng sản xuất mà trở thành những ràng buộc, cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất .Vì vậy, cần phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp thay bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất, tạo ra hình thức mới là môi trường phù hợp cho lực lượng sản xuất phát triển. Đó là cách giải quyết mâu thuẫn trường hợp quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Trong trường hợp này một khẳng định lực lượng sản xuất , điều quan trọng trước tiên Mác viết là để khỏi bị tước một trong những thành quả văn minh, những lực lượng sản xuất đã đạt được thì việc thủ tiêu những quan hệ cũ chỉ có thể diễn ra dần trong từng bước, không thể nhanh chóng hay ngay lập tức vì đó là quá trình đổi mới. Đến một lúc nào đó dấu vết cuối cùng của cái cũ sẽ không còn tìm thấy trong đời sống xã hội hiện tại. Do đó không thể dùng ý muốn chủ quan hoặc dùng các sắc lệnh để xoá bỏ hoặc xác lập một quá trình kinh tế xã hội mới nào đó. Do đó Mác chỉ xét mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra. Do đó, ông cũng chỉ bàn đến việc giải quyết trong trường hợp này. Khi cách mạng xã hội nổ ra là khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã cực kỳ gay gắt, lực lượng sản xuất khi đó đã phát triển cao đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất mới. Giai cấp cách mạng sau khi giành được chính quyền đưa những quan hệ -những quan hệ sản xuất mà đã tiến hành đấu tranh vào các quá trình kinh tế xã hội. Là có thể tạo nên sự phù hợp nhất định giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì cũng là lúc quá trình phù hợp mới được xác lập nhưng trên cơ sở trình độ mới của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn được giải quyết đến đâu thì sự phù hợp cũng được xác lập tới đó giống như việc giải quyết mâu thuẫn quá trình phù hợp cũng diễn ra dần dần từng bước, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ một mặt đến toàn bộ. Khi sự phù hợp đạt được về cơ bản thì có thể nói là đã tạo ra một sự thống nhất giữa lực lưọng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sự vận động của các quá trình sản xuất của xã hội, sự phù hợp và mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn chuyển hoá và thay thế lẫn nhau. Từ phù hợp đến mâu thuẫn và mâu thuẫn được giải quyết sẽ tạo ra sự phù hợp mới cao hơn. Đó là quá trình phát triển lớn lên của lực lượng sản xuất , quá trình đổi mới liên tục của quan hệ sản xuất. Quá trình thay đổi các phương thức sản xuất đã đưa xã hội chuyển từ phương hướng sản xuất này đến phương thức sản xuất khác tiến bộ hơn. II. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế Việt Nam hiện nay. 1) Những sai lầm trong việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trước đại hội VI (12-1986). Sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại, giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Cả nước ta cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như hàn gắn lại vết thương chiến tranh khôi phục và phát triển sản xuất , xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển văn hoá giáo dục y tế. . . Tuy vậy hơn 10 năm sau chiến tranh thì nền kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp. Cơ cấu kinh tế mất cân đối, cơ chế tự cung tự cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nền kinh tế kém hiệu quả làm không đủ ăn phải đi xin viện trợ nước ngoài.Trong khoảng 10 năm (1976-1985) kinh tế tăng trưởng thấp (3,7%/năm) thu nhập quốc dân trong nước sản xuất chỉ đáp ứng được 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Cho nên nguồn viện trợ và đi vay bên ngoài chiếm 10,2% thu nhập quốc dân sử dụng. Tính trung bình từ năm 1981-1985 thì nguồn nước ngoài chiếm 18,06% tổng thu ngân sách, nợ nước ngoài tăng lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Điều đáng nói là vay nợ nước ngoài chồng chất nhưng bội chi ngân sách vẫn lớn và tăng dần năm 1980 là 1,81% ; năm 1985 là 36,6% buộc phải bù đắp bằng phát hành tiền. Cũng trong năm đó những sai lầm trong chính sách giá cả và tiền lương đã làm cho nền kinh tế ở nước đó là siêu lạm phát, năm 1986 là 774,7%.Giá cả leo thang vô phương kiểm soát , nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiền lương không đủ sống, trật tự xã hội không được đảm bảo, tham nhũng và nhiều tệ nạn khác lan rộng, công bằng xã hội bị vi phạm , nếp sống văn hoá bị sói mòn, lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước giảm sút. Thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân chẳng hạn như nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp, do hậu quả của chiến tranh để lại. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta vi phạm chủ quan duy ý chí, vi phạm các quy luật khách quan của cải tạo xã hội chủ nghiã đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quá vội vàng khi chúng ta đề ra chủ trương xây dựng, nói chính xác hơn là áp đặt mối quan hệ sản xuất hoàn toàn không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta thời kỳ đó. Quá chủ quan khi chúng ta đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản là phát triển sản xuất. Khi đó chúng ta đã thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn mà không chú ý đến vấn đề giải quyết lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Chúng ta đưa ra máy móc thiết bị về các huyện để góp phần phát triển công nghiệp ở địa phương nhưng chúng ta lại không chú ý đến trình độ tổ chức quản lý của cán bộ cho nên hiệu quả hoạt động của những máy móc thiết bị này rất thấp. Đại hội V đã nhận thấy những sai lầm nhưng nghị quyết của đại hội lại không được nghiêm chỉnh cho nên chúng ta vẫn mắc sai lầm để cho những công trình lớn chưa thật cần thiết vẫn tiếp tục được xây dựng. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã có những quan niệm rất giản đơn, sơ lược về sự thích ứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nghĩa là cứ có chuyên chính vô sản thì có thể xây dựng quan hệ sản xuất mới theo tốc độ và quy mô bất kỳ. Chính vì sự sai lầm này mà chúng ta đã xây dựng một quan hệ sản xuất tiên tiến rồi mới thúc đẩy, lựa chọn lực lượng sản xuất phát triển. Do đó lực lượng sản xuất của chúng ta thời kỳ đó kém phát triển làm cho phương thức sản xuất nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung có bước thụt lùi. Như vậy, sai lầm của chúng ta không phải là duy trì quan hệ sản xuất xã hội quá lạc hậu so với lực lượng sản xuất mà chúng ta đã đẩy lên quá cao, quá xa một cách giả tạo làm cho quan hệ sản xuất nó tách rời với trình độ còn thấp kém của lực lượng sản xuất. Qua đó, chúng ta có thể bổ sung vào mối quan hệ bản chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. “Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với lực lượng sản xuất”. Một đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ là kết cấu nền kinh tế có nhiều thành phần. Bởi vì kinh tế xã hội chủ nghĩa khi còn trong quá trình xây dựng thì chưa thể thay thế được ngay lập tức các thành phần kinh tế khác. Cho nên việc sử dụng có chọn lọc có lãnh đạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là điều cần thiết và tất yếu khách quan. Tuy nhiên chúng ta lại bất chấp điều này. Vào thời kỳ đó chúng ta vẫn còn nhiều thành phần kinh tế nhưng chúng ta lại không quản lý thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, để các thành phần kinh tế này phát triển một cách tự phát. Vấn đề đổi mới kinh tế Trước tình hình trên, tại đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986) chúng ta đã thấy được một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất chậm phát triển. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn là do “không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Đảng nhận thức rằng: sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không phải là sự phù hợp tuyệt đối không mâu thuẫn, không thay đổi. Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất không phải là sự phù hợp chung mà sự phù hợp đó bao giờ cũng tồn tại dưới hình thức cụ thể, thích ứng với đặc điểm và trình độ của lực lượng sản xuất. Do vậy khi cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất bao giờ cũng phải gắn liền với sự phát triển từng bước của lực lượng sản xuất. Để lực lượng sản xuất phát triển thì chúng ta phải xây dựng các quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nền kinh tế không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng chưa phải là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong thời kỳ quá độ này chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Để giải quyết những vấn đề đó thì Việt Nam chúng ta tiến hành đổi mới trên 3 lĩnh vực: - Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá , quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Chuyển từ nền kinh tế đơn thành phần lấy kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm trụ cột sang nền kinh tế nhiều thành phần - Chuyển từ nền kinh tế xây dựng theo hướng có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, quan hệ kinh tế đối ngoại được tiến hành chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa sang một nền kinh tế mở ngày càng thông thoáng hơn, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời chúng ta tiến hành những cải cách chính trị và cải cách hành chính trong khuôn khổ duy trì và ổn định xã hội theo hướng cải cách khuôn khổ pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao vai trò hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Và qua hơn 10 năm đổi mới , những thành tựu của nó đã giúp chúng ta khẳng định rằng : đường lối đổi mới của chúng ta là đúng đắn và phù hợp với xu thế vận động của thế giới ngày nay. Nhờ có đổi mới chúng ta đã vượt qua khỏi khủng hoảng kinh tế , kìm chế được lạm phát. Từ nền kinh tế siêu lạm phát, chỉ số lạm phát năm 1986 là 774,7% ; năm 1987 là 373% ; năm 1988 là 223,1%. Từ năm 1989 đến năm 1997 đã giảm nhanh đến năm 1995 chỉ còn 12,7% ; năm 1996 còn 4,5% ; năm 1997 còn3,6%. Tốc độ kinh tế tăng cao và ổn định, từ năm 1991 đến năm 1995 GDP tăng trung bình 8,2%/ năm. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990 nông nghiệp chiếm 38,74% GDP, công nghiệp chiếm 22,67% ; dịch vụ chiếm 38,59% đến năm 1997 nông nghiệp chiếm 27,75% ; công nghiệp chiếm 31,7% ; dịch vụ chiếm 42% GDP. Cơ sở vật chất của nền kinh tế được tăng cường, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 10%/ năm, số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm từ 50% năm 1989 xuống còn 19% năm 1997. Đáng chú ý là có nhiều huyện không còn hộ đói. Mười năm đổi mới đã tạo cho nước ta thế và lực mới, đã thay đổi sâu sắc xã hội và con người. Nhờ đổi mới, chúng ta đã vượt qua sự bao vây cấm vận kinh tế đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một đối tác kinh tế ngày càng được coi trọng trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã chính thức gia nhập ASEAN, APEC chuẩn bị gia nhập WTO. . . Đầu tư nước ngoài vào ta tăng nhanh, từ khi có luật đầu tư nước ngoài (12-1987) đến năm 1997 chúng ta đã có 2300 dự án đầu tư với số vốn đăng ký trên 32 tỷ đô la. Như vậy, chúng ta có thể thấy được hai đặc trưng nổi bật đem lại chất lượng mới trong kinh tế và xã hội của hơn 10 năm đổi mới kinh tế vừa qua là: chuyển sang cơ chế thị trường, giải phóng lực lượng sản xuất trong nước và mở của hội nhập của nền kinh tế thế giới. Tuy vậy, đấy mới chỉ là những thành công bước đầu trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Chặng đường trước mắt của chúng ta đang còn gặp nhiều khó khăn với đầy cơ hội và thách thức. Để đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội thì một trong những vấn đề cơ bản mà chúng ta phải giải quyết hiện nay là xây dựng lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển lực lượng sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực trạng lực lưọng sản xuất ở nước ta hiện nay Dân số nước ta hiện nay khoảng 76,4 triệu người (theo số liệu thống kê ngày 1/4/1999). Dân số trẻ, số người trong độ tuổi 16 - 34 chiếm 60% trong tổng số 35,9% triệu người lao động. Hàng năm nước ta có khoảng 1,24 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tỷ lệ người lớn biết chữ khá cao 88%. Số năm đi học trung bình của người dân là 5 năm, trình độ dân trí được xếp vào loại trung bình khá trong khu vực. Người Việt nam có truyền thống cần cù thông minh, ham học hỏi, có ý thức tự lực, tự cường dân tộc, phát triển khá về thể lực và trí lực, có tính cơ động cao có thể tiếp thu nhanh khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nguồn lao động Việt nam dồi dào, nhưng chúng ta mới sử dụng hết 50% tiềm lực. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1997 là 6,1% ; 27,65% lao động nông thôn thiếu việc làm. Trong đội ngũ thất nghiệp 80% lại là thanh niên mà phần đông chưa qua đào tạo nghề. Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 2,3% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động được đào tạo năm 1997 là 16%. Cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay khá bất hợp lý, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 10% lao động xã hội nhưng chiếm 46% lao động kỹ thuật ; nông nghiệp chiếm 73% lao động xã hội nhưng chỉ có 15% lao động kỹ thuật. Số công nhân có trình độ bậc 4 trở lên chỉ bằng 1/3 số công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ bậc 7 trở lên chỉ có khoảng 4000 người mà đa phần tuổi đã cao. Trình độ lao động của nước ta vừa yếu, vừa thiếu, vừa bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, vừa phân bố không đồng đều giữa các ngành các vùng, các thành phần kinh tế. Đó là thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta hiện nay. Còn về tư liệu sản xuất thì hiện nay công nghệ nước ta đang ở mức trung bình kém, ở các ngành công nghiệp hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 - 4 thế hệ so với thế giới. Các chỉ tiêu về hao mòn nguyên nhiên vật liệu gấp 1,5 - 2 lần mức trung bình thế giới. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp bị lão hoá rất nhiều, theo tài liệu điều tra mới đây 50% doanh nghiệp nhà nước có hệ số hao mòn tài sản cố định trên 50%, trong đó 27% doanh nghiệp trên 60%. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rất yếu kém, thể hiện rõ nhất ở hệ thống đường giao thông, sân bay bến cảng, thông tin liên lạc, điện. Trong số 200 nghìn km đường chỉ có 8,5% đường rải nhựa, 65% đường rải đá, còn lại là đường cấp phối, đường đất, 90% cầu có trọng tải dưới 10 tấn trong đó 70% dưới 5 tấn. Cảng biển sân bay vừa thiếu về số lượng, vừa kém về chất lượng. Các dịch vụ bưu điện trong những năm qua đã tăng tốc nhưng kết quả còn khiêm tốn chỉ có 1,5 máy điện thoại/ 100dân. Các công trình thuỷ lợi trong nông nghiệp mới chỉ đảm bảo tưới 2,4 triệu ha và tiêu 1,4 triệu ha trong tổng số 7,3 triệu ha đất nông nghiệp. Hơn 50% các công trình thuỷ nông đã xuống cấp. Giải pháp phát triển lực lượng sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại vừa trải qua chiến tranh nên điều kiện tiền vốn và khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Cho nên chúng ta không thể thay thế lực lượng sản xuất cũ bằng lực lượng sản xuất tiên tiến ngay được. Do vậy mà lực lượng sản xuất truyền thống vẫn cần cù được duy trì và khai thác. Bên cạnh đó, thì lực lượng sản xuất tiên tiến cũng phải được bổ sung dần. Để xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại thì chúng ta cần phải kết hợp yếu tố truyền thống lẫn yếu tố hiện đại của lực lượng sản xuất đảm bảo tính phủ định có kế thừa, tiếp thu có chọn lọc cho phép lực lượng sản xuất phát triển ổn định bình thường. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Nó cho phép nước ta có thể tranh thủ vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, nhập khẩu tư liệu sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ thông qua liên kết hợp tác với kinh tế nước ngoài. Từ đó chúng ta có thể tạo ra được sự tiến bộ về lực lượng sản xuất. Sự kết hợp có chọn lọc từ bên ngoài với những cơ sở vật chất và lực lượng sản xuất hiện có trong nước có thể giúp nước ta đẩy nhanh quá trình phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, vươn lên kịp trình độ thế giới. Để phát triển lực lượng sản xuất, việc phát triển yếu tố nguồn nhân lực là rất quan trọng vì con người vừa tham gia vào quá trình sản xuất vừa là chủ thể có ý thức trong sản xuất. Do vậy, chúng ta phải có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực hợp lý. Các giải pháp đó là: - Giải pháp về đào tạo: chúng ta phải khẳng định đào tạo là giải pháp quyết định nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Hiện nay, ở nước ta lao động có chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 16% tổng lực lượng lao động. Do vậy, chúng ta cần mở rộng các hình thức đào tạo của các ngành nhằm đào tạo nghề mới, đào tạo lại công nhân kỹ thuật bằng các khoá huấn luyện bồi dưỡng dài ngày hoặc ngắn ngày, đào tạo bằng kèm cặp tại chỗ ở xí nghiệp công xưởng. Duy trì quy mô đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trên đại học hiện có. Tăng cường kiểm tra đánh giá, thanh tra chất lượng cao đào tạo và xác minh dư luận xã hội ở các trường đại học đặc biệt là đại học dân lập, đại học mở, các hệ đào tạo đại học không chính quy, để lập lại kỷ cương của nhà nước trong giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm đào tạo. - Giải pháp sử dụng, quản lý nhân lực: khi mà đã có nhân lực qua đào tạo rồi thì nhà nước phải có chính sách sử dụng nhân lực hợp lý, cần phải tạo ra nhiều việc làm. Để giải quyết vấn đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35072.doc
Tài liệu liên quan