Đề tài Quy tắc thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại theo quy tắc đó

Muc luc:

I. Mở đầu 2

II. nội dung 3

1. khái quát về thương mại và thị trường 3

1.1 thương mại 3

1.2. quy tắc thị trường 3

2.thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4

2.1. kết quả doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4

2.2. Những kết quả của doanh nghiệp Việt Nam 4

2.3. Những nảy sinh hiện nay. 7

3.Những giải pháp: 12

a3.1.Vai trò của nhà nước. 12

3.2b. Hệ thống luật pháp. 13

3.3c. Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay. 13

III. Kết luận 14

 

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy tắc thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại theo quy tắc đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muc luc: I. Mở đầu 2 II. nội dung 3 khái quát về thương mại và thị trường 3 1.1 thương mại 3 1.2. quy tắc thị trường 3 2.thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4 2.1. kết quả doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. 4 2.2. Những kết quả của doanh nghiệp Việt Nam 4 2.3. Những nảy sinh hiện nay. 7 3.Những giải pháp: 12 a3.1.Vai trò của nhà nước. 12 3.2b. Hệ thống luật pháp. 13 3.3c. Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay. 13 III. Kết luận 14 Đề bài: Bạn hiểu thế nào là quy tắc của thị trường và biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại của nước ta theo đúng quy tắc đó. MỞ ĐẦU: Trong hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại giữ một vai trò hết sức quan trọng, vừa tạo điều kiện cho phát triển, vừa nâng cao mức hưởng thụ và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của đời sống kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn hoàn thành tốt hoạt động kinh doanh của mình, thu được mức lợi nhuân cao nhất thì việc nghiên cứu về thương mại chiếm vị trí hàng đầu. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập. Bởi vậy chính sách thương mại đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Muốn cho thương mại phát triển tốt nhất, thì việc tìm hiểu về thị trường, các quy tắc của thị trường và các biện pháp đưa hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nước ta theo đúng quy tắc đó có ý nghĩa hết sức to lớn. NỘI DUNG: khái quát về thương mại và thị trường: 1.1. Thương mại: Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên tị trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo Pháp lệnh Trọng tài Thương mại ngày 25 tháng 5 năm 2003 thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hang hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li-xăng, đầu tư, tài chính… theo nghĩa hẹp. thương mại là quá trình mua bán hang hoá dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Với cách tiếp cận này, theo luật thương mại 1998-2005 thì các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hang hoá, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hang hoá, đại lý mua bán hang hoám gia công thương mại, đấu giá hang hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ giám định hang hoá… Dù thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì trên tất cả các thị trường các mục đích chủ thể kinh doanh khi tham gia vào hoạt động thương mại là: săn đuổi lợi nhuận. Và điều này chỉ thực hiện được khi mà hoạt động kinh doanh tạo ra “doanh thu > chi phí ”. Doanh thu càng cao, chi phí càng thấp thì lợi nhuận thu được càng nhiều. 1.2.Quy tắc thị trường: Quy tắc thị trường được hiểu là toàn bộ các cơ chế, cách thức của thị trường chỉ dẫn, quy định hướng và cách thức hoạt động của soanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu trong kinh doanh (thu lợi nhuận tối đa) thì các doanh nghiệp thương mại phải tuân theo các quy tắc thị trường. Trong đó có hai quy tắc cơ bản: + Thứ nhất, mở rộng thị trường, tăng doanh thu + Thứ hai, giảm chi phí 2.Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Kết quả doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua: Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%. Số liệu chi tiết ở bảng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế 1995 2001 Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 228892 100,00 481300 100,00 1. Khu vực doanh nghiệp 103701 45,3 255726 53,2 Chia ra: - DN nhà nước 69649 30,4 147233 30,6 - DN ngoài quốc doanh 19624 8,6 42279 8,8 - DN có vốn ÐTNN 14428 6,3 66214 13,8 2. Khu vực còn lại 125191 54,7 225574 46,8 Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. 2. Những kết quả bước đầu của doanh nghiệp: 2.1.Về số lượng doanh nghiệp Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2002 là 62908 DN, so với năm 2000 tăng bình quân 22%/năm (2 năm tăng 20620 doanh nghiệp). Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước có 5364 DN, giảm bình quân 3,5%/năm (2 năm giảm 395 doanh nghiệp). - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 55236 DN, tăng bình quân 25,6%/năm (2 năm tăng 20232 doanh nghiệp). - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 2308 DN, tăng bình quân 22,7%/năm (2 năm tăng 783 doanh nghiệp), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 35%/năm (2 năm tăng 707 doanh nghiệp). Về mặt số lượng, doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh. Trong các ngành kinh tế, ngành xây dựng 7845 DN, tăng bình quân 40,1%/năm (2 năm tăng 3846 doanh nghiệp). Ngành công nghiệp (gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước) 15858 DN, tăng bình quân 20,5%/năm (2 năm tăng 4920 doanh nghiệp). Ngành thương nghiệp 24794 DN, tăng 18,%/năm (2 năm tăng 7247 doanh nghiệp). Tóm lại, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới và số doanh nghiệp đang thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ từ năm 2000 lại đây tăng nhanh nhất. Số đăng ký kinh doanh kể từ 01/01/2000 đến 30/9/2003 đã có 72601 DN, gấp 1,6 lần số doanh nghiệp đăng ký của 9 năm trước đó (1991 - 1999) (1), số doanh nghiệp đang hoạt động ở thời điểm 01/01/2003 gấp 3,9 lần số doanh nghiệp đang hoạt động ở đầu năm 1992 (16004 DN) và gấp 2,3 lần ở đầu năm 1996 (27866 DN) (2). Doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số vùng trọng điểm như: Vùng Ðông Nam bộ, vùng Ðồng bằng sông Hồng, Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Tại thời điểm 31/12/2002 Vùng Ðông Nam bộ là vùng có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 21008 DN, chiếm 33,4% toàn quốc, trong đó TP. Hồ Chí Minh 14506 DN, chiếm 23,1% toàn quốc, Ðồng Nai 1750 DN, chiếm 2,8%, Bình Dương 1704 DN, chiếm 2,7%. Vùng Ðồng bằng sông Hồng với 15998 DN, chiếm 25,4% toàn quốc, trong đó Hà Nội 9460 DN, chiếm 15,0%, Hải Phòng 1586 DN... Số DN đang hoạt động của các năm gần đây Số doanh nghiệp đang hoạt động 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tổng số 42288 51680 62908 A. Chia theo khu vực kinh tế 1. Khu vực DN nhà nước 5759 5355 5364 2. Khu vực DN ngoài quốc doanh 35004 44314 55236 Trong đó: - Hợp tác xã 3237 3646 4104 - DN tư nhân 20548 22777 24794 - Công ty TNHH 10458 16291 23485 - Công ty cổ phần 757 1595 2829 3. Khu vực có vốn ÐT nước ngoài 1525 2011 2308 B. Chia theo ngành 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3378 3438 3379 2. Công nghiệp 10938 13140 15858 3. Xây dựng 3999 5693 7845 4. Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 19466 23127 27637 5. Vận tải, bưu chính, viễn thông 1796 2545 3242 6. Các ngành dịch vụ khác 2711 3737 4947 Cùng với số doanh nghiệp tăng nhanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Lao động, nguồn vốn, tài sản và kết quả SXKD như: Doanh thu, nộp ngân sách cũng tăng lên. 2.2.Về số lao động Tổng số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2002 là 4,657 triệu người, gấp trên 3 lần năm 1995 và gấp 1,3 lần năm 2000, tăng bình quân 14,4%/năm kể từ năm 2000 (2 năm tăng 1,12 triệu lao động). Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước là 2,2 triệu người, chiếm 48,5%, tăng bình quân 4,1%/năm (2 năm tăng gần 172 nghìn người). - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1,7 triệu người, chiếm 36,6%, tăng bình quân 28%/năm (2 năm tăng gần 666 nghìn người). - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 691 nghìn người, chiếm 14,8%, tăng bình quân 30,2%/năm (2 năm tăng gần 284 nghìn người), trong đó khu vực 100% vốn nước ngoài tăng bình quân 37%/năm (2 năm tăng 250 nghìn người). Sử dụng nhiều lao động nhất hiện nay vẫn là ngành công nghiệp chế biến với 2,203 triệu người, chiếm 47,3% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp. Số lao động của ngành công nghiệp này trong năm 2002 gấp 2,9 lần năm 1995 và gấp gần 1,4 lần năm 2000 (bình quân 2 năm tăng 17,4%/năm). Tiếp đến là ngành xây dựng 799 nghìn người, chiếm 17,2%; ngành thương nghiệp 463 nghìn người, chiếm 9,9%, ngành công nghiệp khai thác mỏ 155 nghìn người, chiếm 3,3%,... Tăng nhanh nhất về số lao động là ngành xây dựng, thời điểm 31/12/2002, ngành này có số lao động tăng gấp 3,5 lần năm 1995 và gấp 1,5 lần năm 2000. 2.3.Về vốn Tổng vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2002 là 1441 nghìn tỷ đồng, gấp 7 lần thời điểm 01/01/1995 và gấp gần 1,3 lần cùng thời điểm năm 2000; trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 62,1% tổng vốn doanh nghiệp (895 nghìn tỷ đồng), gấp 1,2 lần cùng thời điểm năm 2000. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 16,5% (237 nghìn tỷ đồng), gấp trên 2 lần cùng thời điểm năm 2000. Ðiều đáng chú ý là, những năm gần đây, với các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước, đã có tác động tích cực đến việc huy động mọi nguồn vốn của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,4% tổng vốn doanh nghiệp (308 nghìn tỷ đồng), gấp 1,28 lần cùng thời điểm năm 2000. Riêng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 145 nghìn tỷ đồng, gấp 1,63 lần cùng thời điểm năm 2000. Công nghiệp chế biến hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong các ngành kinh tế với 351 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 6,8 lần so với thời điểm 01/01/1995 và gấp 1,49 lần thời điểm 31/12/2000. Tiếp đến là các ngành thương nghiệp với 252 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,5% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 10,4 lần thời điểm 01/01/1995 và gấp 1,04 lần thời điểm 31/12/2000; ngành sản xuất phân phối điện, ga và nước với 86 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,0% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 13,8 lần thời điểm 01/01/1995 và gấp 1,27 lần thời điểm 31/12/2000; ngành xây dựng với 114 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng vốn doanh nghiệp, gấp 12,8 lần thời điểm 01/01/1995 và gấp 1,87 lần thời điểm 31/12/2000;... 3.Những tồn tại nảy sinh hiện nay: Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp nước ta bộc l ộ 3.1. Doanh nghiệp phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng Trong số 62.908 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở thời điểm 1/1/2003, thì chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp chiếm 39,4%, Khách sạn, nhà hàng 4,5%, Công nghiệp thực phẩm đồ uống 6,3%, Dệt may, da giầy chiếm 2,6%, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ lâm sản chiếm 2,6%, lắp ráp và sản xuất hàng tiêu dùng thông thường chiếm 3,1%, kinh doanh bất động sản và hoạt động tư vấn chiếm 5,1%... Những doanh nghiệp hoạt động ở các ngành trên cũng đồng nghĩa với những ngành cần vốn đầu tư ít, vào kinh doanh nhanh và chuyển đổi cũng nhanh có lãi suất cao và độ rủi ro thấp; còn những ngành như: Chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất hoá chất, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác... rất cần tăng thêm năng lực sản xuất, nhưng ít được chú ý đầu tư, số doanh nghiệp đã ít song chủ yếu là quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 87,8% tổng số doanh nghiệp, trong đó hầu hết là quy mô nhỏ, phần đông được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, được phân bố ở tất cả 61 tỉnh, thành phố, nhưng định hướng không rõ ràng, phát triển dàn trải thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ nặng tính tự phát theo phong trào. Nhiều địa phương sử dụng biện pháp hành chính để dồn hộ kinh doanh cá thể trong một số ngành kinh doanh vàng bạc, khách sạn, đánh cá, lên doanh nghiệp tư nhân, vì thế không ít tỉnh có tới hàng ngàn doanh nghiệp tập trung phần lớn vào một số ngành mà không phải là những ngành quan trọng quyết định kinh tế của địa phương, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng, nên sự ra đời của các doanh nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững. Theo số liệu điều tra của năm 2002 thì số doanh nghiệp thực tế hoạt động chỉ chiếm 67% số đăng ký, doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình chiếm 20%, doanh nghiệp không xác minh được chiếm gần 9%, số đăng ký nhưng sau 2 năm không triển khai chiếm gần 4 %, vì vậy gây khó khăn cho quản lý nhà nước, lãng phí trong đầu tư xây dựng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao. 3.2. Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ phân tán đi kèm với công nghệ lạc hậu Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 74 lao động và 22,9 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 là 83 người và 26 tỷ đồng vốn. Như vậy xu hướng quy mô nhỏ càng tăng trong 3 năm qua, bởi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ. Trong tổng số 62908 doanh nghiệp thì: - Số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 48,0%. - Từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 32,9%. - Từ 50 đến dưới 300 lao động chiếm 14,1%. - Từ 300 đến dưới 500 lao động chiếm 2,2%. - Từ 500 lao động trở lên chiếm 2,7%. Nếu theo quy mô vốn thì số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng (tương đương 645 ngàn USD) chiếm 86,2% (trong đó dưới 5 tỷ đồng chiếm 79,0%), từ 10 - dưới 50 tỷ đồng chiếm 9,2%, từ 50 - 200 tỷ đồng chiếm 3,4%, trên 200 tỷ đồng chiếm 1,2%. Trong 3 khu vực thì doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhất, bình quân 1 doanh nghiệp có 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bình quân 1 doanh nghiệp có 299 lao động và 134 tỷ đồng vốn, cả 2 khu vực trên có xu hướng tăng quy mô cả về lao động và tiền vốn. Khu vực ngoài quốc doanh bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 31 lao động và 4 tỷ đồng vốn, bằng 7,4% về lao động và 2,4% về vốn của doanh nghiệp nhà nước và bằng 10,3% về lao động và 2,9% về vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Doanh nghiệp trong các ngành Công nghiệp, Nông, Lâm nghiệp, Xây dựng có quy mô lớn hơn doanh nghiệp trong các ngành Thương nghiệp, Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tư vấn ... cụ thể như sau (số liệu thời điểm 1/1/2003):  Số DN so với tổng số (%) Lao động bình quân 1 DN (người) Vốn bình quân 1 DN (Tỷ đồng) Tổng số 100,0 78 29 Trong đó: - Nông, lâm nghiệp 1,5 232 33 - Thuỷ sản 3,8 17 1 - Công nghiệp khai thác 1,4 177 64 - Công nghiệp chế biến 23,5 149 24 - Sản xuất điện, nước 0,2 1369 1642 - Xây dựng 12,5 102 15 - Thương nghiệp 39,4 19 10 - Khách sạn, nhà hàng 4,5 28 10 - Vận tải, viễn thông 5,2 118 26 - Dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản 5,1 31 20  Doanh nghiệp phân bố ở cả 61 tỉnh, thành phố, tập trung lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 23%, thành phố Hà Nội 15,0%, thấp nhất là Bắc Cạn chiếm 0,2%, Lai Châu 0,3%, Sơn La 0,3%. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long, trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Doanh nghiệp thuộc miền Ðông Nam Bộ chiếm 32,0%, bình quân 1 DN có 83 lao động và 22 tỷ đồng vốn, gấp 5,5 lần quy mô doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, gấp 3,7 lần quy mô các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, gấp 2,8 lần doanh nghiệp các tỉnh Tây Nguyên. Doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Ðà Nẵng có quy mô gấp 3 - 5 lần doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền núi và Tây Nguyên. Do doanh nghiệp nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh lại thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn (bình quân 8,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp), nên khả năng trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ở mức rất thấp, bình quân 119 triệu đồng/1 lao động (khoảng 7,5 ngàn USD), trong đó cao nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 247 triệu đồng, doanh nghiệp nhà nước 137 triệu đồng, thấp nhất là ngoài quốc doanh 43 triệu đồng. Tóm lại quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với thủ công lạc hậu là hạn chế bất cập lớn nhất của doanh nghiệp nước ta, từ đó chi phối đến nhiều yếu kém khác như: Sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài. 3.3. Các yếu tố sản xuất kinh doanh không được đáp ứng đầy đủ Không đặt vấn đề phân tích về mặt môi trường pháp lý, mà chỉ phân tích các yếu tố cơ bản nhất sử dụng cho sản xuất kinh doanh là: lao động, tiền vốn, đất đai và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thông tin. a.Lao động: Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, lực lượng lao động trẻ là to lớn, sẵn sàng vào làm việc cho các doanh nghiệp và chấp nhận mức lương chưa phải là cao. Thực tế 3 năm qua, doanh nghiệp đã tiếp nhận mới mỗi năm gần 70 vạn lao động, riêng năm 2002 tiếp nhận trên 1 triệu người. Song thực trạng là không ít doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống, phải chăng đây là vấn đề chất lượng lao động. Ta có đủ và thừa về mặt số lượng, nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề của người lao động. Theo số liệu Tổng điều tra cơ sở Kinh tế - hành chính sự nghiệp 1/7/2002 thì cơ cấu trình độ tay nghề của lao động khu vực doanh nghiệp như sau: - Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 12,8%. - Lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 29,2%. - Lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%. - Không được đào tạo chiếm 50,6%. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm thì lao động là cán bộ khoa học kỹ thuật năm 2000 chiếm 8,1%; năm 2002 còn 6,8% và những lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cũng có xu hướng giảm tương đối. Như vậy lao động được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kỹ thuật, lao động được đào tạo lại giảm, điều đó cho thấy nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt đối với lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý thì lao động không được đào tạo chiếm từ 55 - 75%. b.Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Như trên đã phân tích, vốn của doanh nghiệp rất thấp, 86,2% số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng (tương đương 32 triệu USD trở lên) chưa phải là lớn nhưng cũng chỉ chiếm gần 0,4% (cả nước có 260 doanh nghiệp ở thời điểm 1/1/2003). Thực trạng đó ngoài nguyên nhân do tiềm lực của các nhà đầu tư chưa mạnh, nhưng có nguyên nhân quan trọng là thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Qua số liệu về cơ cấu vốn đầu tư tăng thêm của năm 2002 cho thấy vốn vay tín dụng chỉ chiếm 38% trong tổng vốn đầu tư tăng thêm trong năm, vốn tự có trên 49%, vốn từ ngân sách nhà nước 4% và các nguồn huy động khác gần 9%. Trong 38% vốn tín dụng thì doanh nghiệp nhà nước chiếm 56,4%, trong số đó 63,4% là vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, như vậy nguồn vốn tín dụng đã thấp, nhưng quá nửa dành cho doanh nghiệp nhà nước, còn lại ưu thế thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn nhiều hơn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và luôn phải kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn. c.Các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, thông tin Nhìn chung các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, môi trường đầu tư, nhưng khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Theo tự đánh giá của doanh nghiệp thì năm 2002 có tới 48% số doanh nghiệp cho là khó khăn của họ là thông tin thị trường, 72% có khó khăn về kỹ thuật công nghệ thấp kém. d.Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có tổ chức và chính sách phù hợp để phát triển dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, 1 đồng vốn hoạt động trong 1 năm tạo ra 0,043 đồng lãi (4,3%), trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước 2,9%. - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2,3%. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10,0%; (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1,8%; doanh nghiệp liên doanh 17,2% chủ yếu do lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác dầu khí lớn, trên 45%). Mức tỷ suất lợi nhuận này còn thấp xa so với mức lãi suất tiền vay vốn, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp vay vốn nhiều thì hoạt động kinh doanh có lãi chỉ đủ trả cho lãi suất tiền vay. Tỷ lệ lãi trên doanh thu tiêu thụ tuy có tăng, nhưng cũng quá thấp, mới đạt 5,1% trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước 4,2%. - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1,5%. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 13,6%; (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 2,7%; doanh nghiệp liên doanh 22,0% chủ yếu do khai thác dầu khí có lợi nhuận cao). Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ vẫn còn tới 21%, đặc biệt với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gần 50% số doanh nghiệp thua lỗ (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn cao hơn: 56%), nếu loại trừ lãi của doanh nghiệp khai thác dầu khí, thì tổng mức lỗ của khu vực này gần bằng 50% tổng mức lãi của khu vực này tạo ra. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ nhiều là do các nguyên nhân chủ yếu sau: - Khấu hao thu hồi vốn của khu vực này cao với mục đích để thu hồi vốn nhanh, số liệu năm 2002 cho thấy tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm 9,0% tổng giá trị sản xuất, bằng 11,8% giá trị tài sản cố định, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ trên là 8,2% và 8,6%, khu vực ngoài quốc doanh là 3,0% và 7,2%. - Không kiểm soát được giá đầu vào và giá đầu ra, xu hướng diễn ra là giá đầu vào thường cao (giá thiết bị, giá nguyên vật liệu) và giá đầu ra thấp theo giá bao tiêu của công ty mẹ. - Một số khoản chi phí dịch vụ, thuê chuyên gia, thuê tư vấn... chưa thật hợp lý. các giải pháp: vai trò sự điều tiết của nhà nước: nhằm khuyến khích, phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tích cực của cơ chế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi vơi tiến bộ, công bằng xã hội và vảo vệ môi trường trong từng bước phát triển, b.hoàn thiện hệ thống pháp luật: -Những tồn tại:hệ thống pháp luật của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập: hệ thống luật độc quyền, chống độc quyền còn lỏng lẻo; quy định về thuế chưa chặt chẽ=>lách luật, trốn thuế;... -Do vậy, nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nhằm ổn định, phát triển nền thương mại trong khuân khổ của pháp luật, ổn định xã hội, phát triển kinh tế. c. Nhận thức của các nhà kinh doanh hiện nay: Các nhà kinh doanh, các chủ thể kinh tế càng ngày càng có trình độ về tri thức, kỹ năng quản lý, khả năng nắm bắt thông tin...Do vậy, các doanh nghiệp được điều hành đúng hướng hơn, càng ngày càng có hiệu quả. KẾT LUẬN: Với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp nước ta cần cố gắng hơn nữa trong củng cố quy mô sản xuất, tăng doanh thu và giảm chi phí, thực hiện đúng theo quy tắc thị trường. Trong tiến trình phát triển đó, tuy còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quản lý và giúp đỡ của nhà nước thì việc xây dựng doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn và diễn ra đúng hướng. Là một doanh nhân tương lai, ngay từ ngày hôm nay bạn phải làm gì? Tích cực tìm hiểu về thương mại, luật thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại và các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp thương mại. Đặc biệt, là một doanh nhân Việt Nam bạn cần tích cực hơn nữa trong việc tìm hiểu hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế nhằm có được những nhận thức đúng đắn nhất về chủ trương của Đảng và nhà nước trong pháp triển kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25016.doc
Tài liệu liên quan