Đề tài Quy trình cáp cống

Lời nói đầu 9

1. Phạm vi áp dụng 10

2. Tài liệu viện dẫn 10

3. Các định nghĩa 11

PHẦN I QUY ĐỊNH CHUNG 13

I.1 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 13

I.1.1 Phạm vi 13

I.1.2 Đối tượng áp dụng 13

I.2 QUY ĐỊNH CHUNG KHI THI CÔNG CÁC TUYẾN CÁP NGẦM 13

I.2.1 Công tác chuẩn bị thi công 13

I.2.2 Vật liệu 14

I.2.3 Nhân công 14

I.2.4 Máy móc, thiết bị thi công 14

I.2.5 Nghiệm thu bàn giao 14

I.2.6 An toàn lao động 15

PHẦN II 15

THI CÔNG HỆ THỐNG CỐNG, BỂ CÁP 15

II.1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 15

II.1.1 Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu 15

II.1.2 Khảo sát, đo đạc lại và lập phương án thi công 16

II.2 ĐÀO RÃNH LẮP ĐẶT ỐNG, CỐNG 16

II.2.1 Đào rãnh 16

II.2.2 Khoan ngầm lắp đặt cống 18

II.2.3 Kiểm tra rãnh đào trước khi lắp đặt ống 19

II.3 LẮP ĐẶT ỐNG CỐNG 19

II.3.1 Rải vật liệu 19

II.3.2 Lắp đặt ống cống trong rãnh đào 19

II.3.3 Lắp đặt các ống trong lỗ khoan 21

II.3.4 Lấp đất 22

II.3.5 Nhiệm thu ống cống 22

II.3.6 Thu dọn mặt bằng, kiểm tra, lau rửa thiết bị 23

II.4 XÂY DỰNG BỂ CÁP (HẦM, HỐ CÁP) 23

PHẦN III 23

THI CÔNG CÁP TRONG CỐNG BỂ 23

III.1 THI CÔNG TUYẾN CÁP ĐỒNG 23

III.1.1 Ngiên cứu hồ sơ 24

III.1.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 24

III.1.3 Kiểm tra, xác định cống, bể và vệ sinh cống, bể chuẩn bị lắp đặt cáp 25

III.1.4 Rải vật liệu 25

III.1.5 Lắp đặt cáp 26

III.1.6 Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp 29

III.1.7 Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp 29

III.1.8 Kiểm tra, nghiệm thu tuyến cáp 29

III.1.9 Hoàn trả mặt bằng, lau rửa máy móc, thiết bị 30

III.2 THI CÔNG TUYẾN CÁP QUANG 30

III.2.1 Nghiên cứu hồ sơ 31

III.2.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 31

III.2.3 Kiểm tra, xác định cống và làm vệ sinh chuẩn bị lắp đặt cáp 31

III.2.4 Rải vật liệu 32

III.2.5 Lắp đặt ống phụ 32

III.2.6 Lắp đặt quang 33

PHẦN IV 36

IV.1 THI CÔNG TUYẾN CÁP ĐỒNG 36

IV.1.1 Nghiên cứu hồ sơ 36

IV.1.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 37

IV.1.3 Đào rãnh 37

IV.1.4 Rải vật liệu 38

IV.1.5 Lắp đặt cáp 38

IV.1.6 Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp 39

IV.1.7 Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp 40

IV.1.8 Lấp đất 40

IV.1.9 Kiểm tra, đo kiểm nghiệm thu tuyến cáp 40

IV.1.10 Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị 41

IV.2 THI CÔNG TUYẾN CÁP QUANG 41

IV.2.1 Nghiên cứu hồ sơ 42

IV.2.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 42

IV.2.3 Đào rãnh lắp đặt ống HDPE 43

IV.2.4 Rải vật liệu 43

IV.2.5 Lắp đặt ống HDPE 43

IV.2.6 Lắp đặt cáp quang vào trong ống HDPE 45

PHẦN V 50

V.1 THI CÔNG TUYẾN CÁP ĐỐNG 50

V.1.1 Nghiên cứu hồ sơ 51

V.1.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 51

V.1.3 Kiểm tra và làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật 51

V.1.4 Rải vật liệu 52

V.1.5 Lắp đặt ống 52

V.1.6 Kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh chuẩn bị lắp đặt cáp 52

V.1.7 Lắp đặt cáp 53

V.1.8 Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp 54

V.1.9 Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp 54

V.1.10 Kiểm tra, đo nghiệm thu tuyến cáp 54

V.1.11 Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị 55

V.2 THI CÔNG TUYẾN CÁP QUANG 56

V.2.1 Nghiên cứu hồ sơ 56

V.2.2 Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công 57

V.2.3 Kiểm tra và làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật 57

V.2.4 Rải vật liệu 57

V.2.5 Lắp đặt ống 58

V.2.6 Kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh chuẩn bị lắp đặt cáp 58

V.2.7 Lắp đặt ống HDPE để lắp đặt cáp quang 58

V.2.8 Lắp đặt cáp 58

V.2.9 Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp 59

V.2.10 Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp 59

V.2.11 Kiểm tra, đo kiểm nghiệm thu tuyến cáp quang 59

V.2.12 Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị 60

PHẦN VI 61

VI.1 HÀN, NỐI CÁP 61

VI.1.1 Nối cáp đồng bằng măng xông (cơ khí hoặc co ngót nhiệt) 61

VI.1.2 Hàn nối cáp quang 61

VI.1.3 Lắp đặt măng xông cáp quang 63

VI.2 NỐI ỐNG 64

VI.2.1 Nối ống HDPE 64

VI.2.2 Ghép nối ống PVC 65

VI.3 KIỂM TRA ỐNG, CỐNG 65

VI.3.1 Thử độ thông ống, cống 65

VI.3.2 Làm sạch các ống cống 66

VI.4 LUỒN DÂY KÉO QUA ỐNG CỐNG 67

VI.4.1 Luồn dây kéo bằng máy 67

VI.4.2 Sử dụng tời quấn dây 68

VI.5 LẮP ĐẶT TỦ, HỘP CÁP 68

VI.5.1 Lắp đặt hộp cáp 68

VI.5.2 Lắp đặt tủ cáp (loại lắp trên bệ) 68

VI.6 KẾT CUỐI CÁP 69

VI.6.1 Kết cuối cáp đồng 69

VI.6.2 Kết cuối cáp quang 69

VI.7 BẢO VỆ CÁP 71

VI.7.1 Tiếp đất cho các tuyến cáp 71

VI.7.2 Bảo vệ an toàn điện cho cáp ngầm 73

VI.7.3 Ngăn chặn côn trùng và động vật gặm nhấm 74

PHẦN VII 75

VII.1 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THI CÔNG AN TOÀN 75

VII.2 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI THI CÔNG CÁP NGẦM 75

VII.2.1 Quy định về mặt bằng thi công 75

VII.2.2 Vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu 76

VII.2.3 Đào hầm, hố cáp 76

VII.2.4 Đặt cốt thép hầm, hố cáp 76

VII.2.5 Đổ bê tông hầm, hố cáp 77

VII.2.6 Vận chuyển cuộn cáp đến vị trí tập kết 77

VII.2.7 Ra cáp 78

VII.2.8 Lắp đặt cáp trong cống bể 78

VII.2.9 Lắp đặt cáp quang 78

VII.2.10 Lắp đặt cáp trong đường hầm 79

VII.2.11 Nối cáp 79

PHẦN VIII 81

VIII.1 “Quy trình thi công cáp ngầm” áp dụng thống nhất trong các đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 81

VIII.2 Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phổ biến quy trình này đến toàn thể người lao động trong đơn vị, tổ chức thực hiện những nội dung của quy trình này và phải chịu trách nhiệm khi vi phạm quy trình, liên đới chịu trách nhiệm nếu để người dưới quyền vi phạm quy trình. 81

VIII.3 Các đơn vị thành viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam căn cứ quy trình này để hướng dẫn cho các đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện. 81

VIII.4 Các đơn vị và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định trong quy trình này. Những người vi phạm quy trình gây hậu quả tuỳ theo lỗi nặng nhẹ và chức trách nhiệm vụ công tác sẽ bị xử lý theo quy định của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và quy định của pháp luật. 81

VIII.5 Trong quá trình thực hiện quy trình, nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Tổng công ty để nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung. 81

Mẫu 1: Đo kiểm tra cáp sợi đồng 82

Các thông số đo 82

Mẫu 2: Đo kiểm tra cáp sợi quang 84

 

docx103 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình cáp cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí bắn trung gian). Hình 4.2. Bố trí máy bắn cáp tại các hố trung gian Cắt, nối ống bằng côliê nối ống tại các điểm bắn cáp trung gian. Để dư cáp tại hố nối và cáp nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cuốn gọn cáp dư được với bán kính cong lớn hơn bán kính cong cho phép. Dùng đầu bịt ống bịt các đầu ống đã luồn cáp tại các hố dự trữ, hố nối, đầu cáp nhập trạm. Thả trôi cáp quang vào ống HDPE Chuẩn bị thiết bị: Bơm nước. Thùng chứa nước. Thiết bị đẩy cáp. Thiết bị ghép nối. Thiết bị điều khiển tốc độ đẩy cáp... Quy trình thả trôi cáp: Bố trí và lắp đặt hệ thống (hình 4.3). Điều chỉnh bộ phận đẩy cáp cho phù hợp với cáp quang. Tháo nắp bịt cáp và đặt cáp vào bộ phận đẩy của thiết bị đẩy cáp. Đưa cáp vào trong ống. Hiệu chỉnh lại bộ phận đẩy của thiết bị đẩy cáp. Ghép ống vào thiết bị bằng cách sử dụng 1 đầu nối thích hợp, đảm bảo để trong quá trình đẩy nước không bị rỉ ra. Khởi động máy, vận hành theo hướng dẫn, dòng nước tạo ra bởi máy nén sẽ đẩy cáp vào trong ống. Để dư cáp tại hố nối và nhập trạm cho mỗi đầu cáp. Cuốn gọn cáp dư được với bán kính cong lớn hơn bán kính cong cho phép. Dùng đầu bịt ống bịt các đầu ống đã luồn cáp tại các hố dự trữ, hố nối, đầu cáp nhập trạm. Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thả trôi cáp Kiểm tra sau khi lắp đặt cáp vào trong ống nhựa HDPE Sau khi lắp đặt cáp vào ống nhựa HDPE, tiến kiểm tra cáp bao gồm các công việc sau: Kiểm tra để đảm bảo rằng cáp đã được lắp đặt đúng kỹ thuật. Đầu nút cáp đã được gắn chắc chắn. Kiểm tra chiều dài cuộn cáp, chiều dài cáp dự trữ (dự trữ hàn nối và dự trữ để kết cuối cáp). Số lượng cọc đỡ ống bảo vệ cáp qua sông, qua đường... Kiểm tra khối lượng bê tông bảo vệ tại những chỗ rãnh không đủ sâu, chỗ lên xuống 2 đầu cầu... Kiểm tra khối lượng ca máy sử dụng. Kiểm tra các số liệu về tình trạng cáp (nếu cần phải thực hiện đo thử). Lập biên bản đo, kiểm tra cáp ghi lại các tất cả các số liệu nói trên. Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp Việc hàn nối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.1. Việc gắn thẻ cáp và đánh số thực hiện theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp Việc lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.5 và 6.6. Việc đánh số tủ, hộp cáp tuân theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Thực hiện bảo vệ cáp theo trình tự như trong mục 6.7. Lấp đất Việc lấp đất thực hiện theo quy trình trong mục 2.3.4. Trong khi lấp đất, tiến hành đặt băng báo hiệu. Lưu ý rằng: Băng báo hiệu được đặt cách ống 30 cm. Băng báo hiệu được ra và kéo rải cho thẳng nằm ngay trên vị trí đặt ống, sau đó lấp đất lại, đầm chặt đến miệng rãnh, hoàn trả mặt bằng. Những chỗ đất khô khó đầm phải dùng nước tưới trước khi đầm. Sau khi lấp đất, thực hiện chôn cột mốc và hoàn trả mặt bằng. Lưu ý: Khi thi công cọc mốc dọc tuyến, cần đào đúng theo thiết kế, đặt cọc mốc cho ngay ngắn và tưới nước đầm chặt. Tại vị trí hố nối và hố dự trữ cáp thì phải chôn 2 cọc mốc ở 2 đầu hố. Trước khi thi công mặt bằng là loại nào thì phải hoàn trả thi công về đúng loại mặt bằng ban đầu Kiểm tra, đo kiểm nghiệm thu tuyến cáp quang Việc nghiệm thu cần đảm bảo tuân theo các quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Kiểm tra, đo nghiệm thu toàn tuyến Việc kiểm tra, đo thử toàn tuyến cáp sau khi thi công được thực hiện như sau: Kiểm tra các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần. Thực hiện các phép đo theo đúng quy định trong “Quy trình đo thử chất lượng mạng cáp sợi quang và mạng cáp sợi đồng” của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Việc kiểm tra hộp đấu dây và các trang bị phụ trợ khác thực hiện như sau: Kiểm tra để đảm bảo rằng các trang bị đã được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, đã được trang bị tiếp đất, bảo vệ đầy đủ. Kiểm tra để đảm bảo rằng các mối nối đã được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Các kết quả đo thử, kiểm tra phải được ghi vào biên bản (theo mẫu trong Phụ lục A) để làm cơ sở khi nghiệm thu công trình. Lập sơ đồ hoàn công, chuẩn bị công tác nghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao Lập hồ sơ hoàn công công trình để gửi lên hội đồng nghiệm thu và bàn giao công trình bao gồm: Các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần Nhật ký công trình. Các bản vẽ hoàn công. Các số liệu tổng hợp toàn tuyến: Chiều dài tuyến (chiều dài cáp được ghi cụ thể cáp chôn trực tiếp được bảo vệ trong ống nhựa, cáp qua cống bể, cáp dự trữ tại hố dự trữ, hố bắn cáp, cáp hàn nối...). Chiều dài ống HDPE, ống thép sử dụng. Số lượng cọc mốc, băng báo hiệu sử dụng. Số lượng hố nối, hố dự trữ cáp, hố bắn cáp. Khối lượng đất đào lấp. Bê tông bảo vệ. Số lượng mối hàn, hộp đấu dây, măng xông... Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn và trả lại hiện trạng ban đầu của khu vực vừa thi công. Kiểm tra, vệ sinh các loại máy móc và đưa ra khỏi công trường. THI CÔNG CÁP TRONG ĐƯỜNG HẦM, RÃNH KỸ THUẬT THI CÔNG TUYẾN CÁP ĐỐNG Lưu đồ thực hiện thi công cáp đồng trong đường hầm, rãnh kỹ thuật: Nghiên cứu hồ sơ Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuyến cống, bể và các tài liệu liên quan trước khi thi công để phục vụ cho các công tác: Khảo sát, đo đạc lại trước khi thi công. Đề ra biện pháp thi công hợp lý, nhanh và an toàn. Lường trước được các khó khăn, các thay đổi (nếu có). Lập tiến độ thi công hợp lý. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công tuyến cáp. Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công Đơn vị thi công phải khảo sát lại tuyến dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công công trình, để bước đầu nắm các số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thi công. Việc khảo sát đo đạc lại tuyến thực hiện như sau: Xác định thành phần tham gia khảo sát gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công và đại diện đơn vị quản lý tuyến cáp. Lập kế hoạch khảo sát đo đạc lại: nêu rõ thành phần, thời gian, địa điểm, phương tiện và các kết quả yêu cầu đối với đoàn khảo sát. Tiến hành công tác khảo sát đo đạc lại bao gồm các công tác: Kiểm tra tình trạng của hệ thống hầm, đường ống. Kiểm tra hệ thống đường dây điện lực trong đường hầm, xem xét phương án để đảm bảo an toàn trong thi công. Xác định những vị trí thi công đặc biệt bên trong đường hầm. Xác định vị trí đặt máy bắn cáp. Nghiên cứu, xác định các biện pháp thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn. Sau khi khảo sát lại, tiến hành lập báo cáo khảo sát để làm căn cứ để lập phương án thi công. Báo cáo bao gồm các nội dung như sau: Các số liệu thu được trên tuyến. Những khó khăn và biện pháp giải quyết. Các đề xuất khác. Trên cơ sở các số liệu khảo sát lại và các tài liệu liên quan, tiến hành lập phương án thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng. Kiểm tra và làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật Việc kiểm tra và làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật để phục vụ cho việc thi công tuyến cáp trong đường hầm, rãnh kỹ thuật bao gồm các công việc sau: Kiểm tra các điều kiện an toàn của đường hầm, rãnh kỹ thuật: nồng độ khí độc, ánh sáng, các trang bị an toàn... Đảm bảo rằng các điều kiện an toàn đã được đảm bảo. Kiểm tra các phương tiện kỹ thuật trong đường hầm, rãnh kỹ thuật: hệ thống điện, hệ thống thông khí, hệ thống báo khói, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy. Làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật chuẩn bị cho việc thi công tuyến cáp bên trong đường hầm. Rải vật liệu Trước khi chuyển vật liệu ra công trường, tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng của các vật liệu và thiết bị phụ trợ khác. Trong khi vận chuyển vật liệu, lưu ý: Không được làm hư hỏng, mất mát vật liệu. Các vật liệu nhỏ, dễ rơi phải để trong hòm kín. Các vật liệu để chung 1 hòm phải có cùng hình dáng hoặc kích thước. Bên ngoài hòm phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, quy cách và số lượng vật liệu để dễ dàng khi sử dụng. Khi vận chuyển vật liệu bằng xe, chú ý chằng buộc chặt, tránh làm hỏng, vỡ. Khi đến công trường, tiến hành kiểm tra lại vật liệu trước khi tập kết và bàn giao để bảo quản theo quy định. Khi thi công, tiến hành rải vật liệu đến từng vị trí thi công đảm bảo đúng chủng loại, quy cách, số lượng tránh để bừa bãi dẫn đến hư hỏng vật liệu hoặc ảnh hưởng đến hiện trường thi công. Lắp đặt ống Nếu chưa có sẵn ống để lắp đặt cáp, phải lắp đặt các ống mới. Việc lắp đặt các ống trong đường hầm, rãnh kỹ thuật được thực hiện như sau: Chuẩn bị dụng cụ thi công gồm: dụng cụ cơ khí để tháo, vặn bu lông. Lắp đặt ống Kiểm tra để đảm bảo rằng ống đã đạt các yêu cầu kỹ thuật, không bị hư hỏng. Kiểm tra đầu ống (đảm bảo chắc chắn, được bịt bằng nút để bảo vệ chống nước, bụi đất). Xác định giá lắp đặt ống chính xác theo quy định của đơn vị quản lý đường hầm và thiết kế tuyến cáp. Đưa ống vào bên trong đường hầm, lắp đặt lên giá tại vị trí còn trống. Hàn, nối ống. Liên kết ống chặt chẽ vào giá đỡ. Cố định ống dẫn với giá đỡ cáp bằng các đai giữ ở các khoảng cách đều đặn dọc đường hầm. Kiểm tra lại để đảm rằng ống đã được lắp đặt đúng kỹ thuật và không bị hư hỏng. Kiểm tra ống sau khi lắp đặt Kiểm tra để đảm bảo rằng ống đã được lắp đặt đúng kỹ thuật, không bị bẹp vỡ, hư hỏng. Kiểm tra độ kín và độ thông suốt của ống HDPE, nút bịt ống để tránh bụi cát. Ống đã được liên kết chặt chẽ vào giá đỡ. Kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh chuẩn bị lắp đặt cáp Đối với tuyến cáp lắp đặt trong hệ thống ống đã có sẵn trong đường hầm thì tiến hành kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh để chuẩn bị lắp đặt cáp. Việc kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh được thực hiện như sau: Xác định cống cáp cần lắp đặt theo thiết kế. Kiểm tra tình trạng ống theo báo cáo khảo sát, đo đạc hiện có để đảm bảo rằng có đủ điều kiện để lắp đặt cáp. Sau khi kiểm tra đường hầm, đường ống, để chuẩn bị ống cống cho công việc lắp đặt cáp cần phải thực hiện các công việc sau: Làm sạch ống cống: Luồn dây kéo để kéo lõi thử và chổi qua ống cống. Chi tiết thực hiện như trong mục 6.4. Thử ống cống bằng lõi thử để kiểm tra ống cống xem ống có bị bẹp, có vật cản bên trong. Nếu phát hiện hoặc ghi ngờ bên trong có đất, cát... cần phải làm sạch ống bằng chổi lông cứng kéo qua ống. Đặt các vật dẫn hướng để bảo vệ cáp trong khi kéo. Lắp đặt dây kéo cáp để kéo cáp vào cống (nếu chưa có). Lắp đặt cáp Kiểm tra, đo thử cáp trước khi lắp đặt Việc kiểm tra, đo thử cáp được thực hiện như sau: Kiểm tra cáp bằng mắt thường, nếu cáp bị rạn nứt hay hư hỏng, đầu mút cáp không được bảo vệ tốt thì không sử dụng cáp. Đánh số, ký hiệu từng cuộn cáp sau khi đo để thuận lợi cho việc phân rải cáp khi thi công, lựa chọn đúng điểm măng xông theo thiết kế. Đo thử cáp để đảm bảo rằng cáp không bị đứt và có các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn. Nếu có thông số nào không đạt tiêu chuẩn thì tuyệt đối không được sử dụng cáp và báo cho giám sát kỹ thuật lập biên bản. Ghi lại các số liệu đo, kiểm tra vào biên bản và lưu giữ để so sánh với số liệu đo kiểm tra khi nghiệm thu công trình. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để lắp đặt cáp đồng Tời kéo cáp. Mắt kéo hoặc rọ cáp. Khớp xoay nối giữa dây kéo và mắt kéo. Các bộ dẫn hướng, con lăn. Các đai cố định ống trên giá cáp. Chất bôi trơn cáp. Lắp đặt cáp Việc lắp đặt cáp đồng trong đường hầm, rãnh kỹ thuật được thực hiện như sau: Đối với cáp đồng, có thể lắp đặt trực tiếp lên giá cáp hoặc đi trong ống. Đặt bô bin cáp ở vị trí thích hợp tại đầu của đường hầm, rãnh kỹ thuật. Sử dụng chất bôi trơn để giảm nhỏ lực căng trong khi kéo đối với quãng đường kéo khó và dài. Nối đầu cáp với mắt kéo hoặc rọ cáp. Nên sử dụng khớp xoay giữa mắt kéo hoặc rọ cáp với dây kéo để giảm lực căng trong khi kéo. Kéo cáp bằng tay hoặc bằng tời. Nên tác dụng lực kéo đều đặn trong khi kéo. Luôn giám sát lực căng khi kéo cáp, lực căng không được vượt quá giới hạn cho phép. Dừng kéo cáp nếu gần tới giới hạn lực căng cho phép. Kiểm tra cáp sau khi lắp đặt Việc kiểm tra cáp sau khi lắp đặt bao gồm các công việc sau đây: Kiểm tra để đảm bảo rằng cáp đã được lắp đặt đúng kỹ thuật. Đảm bảo rằng nút đầu cáp đã được gắn chắc chắn. Ống đã được gắn chắc chắn, không bị hư hỏng. Kiểm tra chiều dài cáp đã lắp đặt, chiều dài cáp dự trữ. Các số liệu về tình trạng cáp (nếu cần phải thực hiện đo thử). Sau đó tiến hành lập biên bản kiểm tra cáp ghi lại đầy đủ các số liệu nói trên. Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp Việc hàn nối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.1. Việc gắn thẻ cáp và đánh số thực hiện theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp Việc lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.5 và 6.6. Việc đánh số tủ, hộp cáp tuân theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Thực hiện bảo vệ cáp theo trình tự như trong mục 6.7. Kiểm tra, đo nghiệm thu tuyến cáp Việc nghiệm thu cần đảm bảo tuân theo các quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Kiểm tra, đo nghiệm thu toàn tuyến Việc kiểm tra, đo thử tuyến cáp sau khi thi công được thực hiện như sau: Kiểm tra các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần. Đo kiểm tra thông mạch toàn bộ các đôi dây: có thể dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra ở phía giá đấu dây MDF bằng cách ngắn mạch từng đôi một ở phía đầu thuê bao hoặc ngược lại. Thực hiện các phép đo theo đúng quy định trong “Quy trình đo thử chất lượng mạng cáp sợi quang và mạng cáp sợi đồng” của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Việc kiểm tra tủ, hộp cáp và các trang bị phụ trợ khác thực hiện như sau: Kiểm tra để đảm bảo rằng các trang bị đã được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, đã được trang bị tiếp đất, bảo vệ đầy đủ; Kiểm tra để đảm bảo rằng các mối nối đã được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Các kết quả đo thử, kiểm tra phải được ghi vào biên bản (theo mẫu trong Phụ lục A) để làm cơ sở khi nghiệm thu công trình. Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị công tác nghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao Lập hồ sơ hoàn công công trình để gửi lên hội đồng nghiệm thu và bàn giao công trình phải bao gồm: Các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần. Nhật ký công trình. Các bản vẽ hoàn công. Các số liệu tổng hợp toàn tuyến cáp như: Chiều dài tuyến cáp (chiều dài cáp, dự trữ, hàn nối). Chiều dài ống sử dụng. Số lượng tủ, hộp cáp, măng xông... Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn và trả lại hiện trạng ban đầu của khu vực vừa thi công. Kiểm tra, vệ sinh các loại máy móc và đưa ra khỏi công trường. THI CÔNG TUYẾN CÁP QUANG Lưu đồ thực hiện thi công cáp quang trong đường hầm, rãnh kỹ thuật: Nghiên cứu hồ sơ Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các tuyến cống, bể và các tài liệu liên quan trước khi thi công để phục vụ cho các công tác: Khảo sát, đo đạc lại trước khi thi công. Đề ra biện pháp thi công hợp lý, nhanh và an toàn. Lường trước được các khó khăn, các thay đổi (nếu có). Lập tiến độ thi công hợp lý. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công tuyến cáp. Khảo sát, đo đạc lại tuyến và lập phương án thi công Đơn vị thi công phải khảo sát lại tuyến dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công công trình, để bước đầu nắm các số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thi công. Việc khảo sát đo đạc lại tuyến thực hiện như sau: Xác định thành phần tham gia khảo sát gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công và đại diện đơn vị quản lý tuyến cáp. Lập kế hoạch khảo sát đo đạc lại: nêu rõ thành phần, thời gian, địa điểm, phương tiện và các kết quả yêu cầu đối với đoàn khảo sát. Tiến hành công tác khảo sát đo đạc lại bao gồm các công tác: Kiểm tra tình trạng của hệ thống hầm, ống cống. Kiểm tra hệ thống đường dây điện lực trong đường hầm, xem xét phương án để đảm bảo an toàn trong thi công. Xác định những vị trí thi công đặc biệt bên trong đường hầm. Xác định vị trí đặt máy bắn cáp. Nghiên cứu, xác định các biện pháp thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn. Sau khi khảo sát lại, tiến hành lập báo cáo khảo sát để làm căn cứ để lập phương án thi công. Báo cáo bao gồm các nội dung như sau: Các số liệu thu được trên tuyến. Những khó khăn và biện pháp giải quyết. Các đề xuất khác. Trên cơ sở các số liệu khảo sát lại và các tài liệu liên quan, tiến hành lập phương án thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng. Kiểm tra và làm vệ sinh đường hầm, rãnh kỹ thuật Việc kiểm tra đường hầm được thực hiện như mục 5.1.3. Rải vật liệu Trước khi chuyển vật liệu ra công trường, tiến hành kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng của ống HDPE và các vật liệu, thiết bị phụ trợ khác. Trong khi vận chuyển vật liệu, lưu ý: Không được làm hư hỏng, mất mát vật liệu. Các vật liệu nhỏ, dễ rơi phải để trong hòm kín. Các vật liệu để chung 1 hòm phải có cùng hình dáng hoặc kích thước. Bên ngoài hòm phải ghi rõ nhãn hiệu, ký hiệu, quy cách và số lượng vật liệu để dễ dàng khi sử dụng. Khi vận chuyển vật liệu bằng xe, chú ý chằng buộc chặt, tránh làm hỏng, vỡ. Khi đến công trường, tiến hành kiểm tra lại vật liệu trước khi tập kết và bàn giao để bảo quản theo quy định. Khi thi công, tiến hành rải vật liệu đến từng vị trí thi công đảm bảo đúng chủng loại, quy cách, số lượng tránh để bừa bãi dẫn đến hư hỏng vật liệu hoặc ảnh hưởng đến hiện trường thi công. Lắp đặt ống Nếu chưa có sẵn ống để lắp đặt cáp, phải lắp đặt các ống mới. Việc lắp đặt ống thực hiện như trong mục 5.1.5. Kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh chuẩn bị lắp đặt cáp Đối với tuyến cáp lắp đặt trong hệ thống ống đã có sẵn trong đường hầm thì tiến hành kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh để chuẩn bị lắp đặt cáp. Việc kiểm tra, xác định ống và làm vệ sinh thực hiện như trong mục 5.1.6. Lắp đặt ống HDPE để lắp đặt cáp quang Việc lắp đặt các ống HDPE để lắp đặt cáp quang như trong mục 4.2.5. Lắp đặt cáp Kiểm tra, đo thử cáp Việc kiểm tra, đo thử cáp trước khi lắp đặt được thực hiện như sau: Kiểm tra bằng mắt thường để đảm bảo rằng cáp không bị rạn nứt hay xoắn gãy, các đầu mút cáp đã được bảo vệ tốt. Dùng máy OTDR và máy đo công suất quang để đo các thông số sau: suy hao của sợi quang, kiểm tra độ dài của cáp. Nếu có thông số nào không đạt tiêu chuẩn thì tuyệt đối không được sử dụng và báo cho giám sát kỹ thuật lập biên bản. Đánh số, ký hiệu từng cuộn cáp sau khi đo để thuận lợi cho việc phân rải cáp khi thi công, lựa chọn đúng điểm măng xông theo thiết kế. Ghi lại các số liệu vào biên bản và lưu giữ để so sánh với số liệu đo kiểm tra khi nghiệm thu công trình. Chuẩn bị dụng cụ: Tời kéo cáp. Mắt kéo hoặc rọ cáp. Khớp xoay nối giữa dây kéo và mắt kéo. Các bộ dẫn hướng, con lăn. Các đai cố định ống trên giá cáp. Chất bôi trơn cáp. Kéo cáp trong đường hầm, rãnh kỹ thuật Việc kéo cáp quang trong đường hầm, rãnh kỹ thuật được thực hiện như sau: Đặt bô bin cáp ở vị trí thích hợp tại đầu đường hầm. Gắn chặt đầu cáp với mắt kéo hoặc rọ cáp. Sử dụng khớp xoay giữa mắt kéo hoặc rọ cáp với dây kéo để giảm lực lực căng trong khi kéo. Sử dụng chất bôi trơn để giảm nhỏ lực căng khi kéo cáp quang. Dùng tời kéo cáp. Luôn giám sát tốc độ và lực căng sao cho tốc độ kéo và lực căng không được vượt quá giới hạn cho phép. Dừng kéo cáp nếu gần đạt tới giới hạn lực căng lớn nhất cho phép. Lắp đặt cáp quang bằng cách bắn cáp (thổi cáp): Kỹ thuật bắn cáp (thổi cáp) để lắp đặt cáp quang trong đường hầm sẽ được tiến hành theo các bước tương tự như lắp đặt cáp quang chôn trực tiếp trong mục 4.2. Lắp đặt cáp quang bằng cách thả trôi cáp: Kỹ thuật thả trôi để lắp đặt cáp quang trong đường hầm sẽ được tiến hành theo các bước tương tự như lắp đặt cáp quang chôn trực tiếp trong mục 4.2. Kiểm tra sau khi lắp đặt cáp Việc kiểm tra cáp sau khi lắp đặt bao gồm các công việc sau đây: Kiểm tra để đảm bảo rằng cáp đã được lắp đặt đúng kỹ thuật. Đảm bảo rằng nút đầu cáp đã được gắn chắc chắn. Ống đã được gắn chắc chắn, không bị hư hỏng. Kiểm tra chiều dài cáp đã lắp đặt, chiều dài cáp dự trữ. Các số liệu về tình trạng cáp (nếu cần phải thực hiện đo thử). Sau đó tiến hành lập biên bản kiểm tra cáp ghi lại đầy đủ các số liệu nói trên. Hàn nối cáp, gắn thẻ và đánh số cáp Việc hàn nối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.1. Việc gắn thẻ cáp và đánh số thực hiện theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp Việc lắp đặt tủ, hộp và kết cuối cáp được thực hiện theo quy trình trong mục 6.5 và 6.6. Việc đánh số tủ, hộp cáp tuân theo đúng quy định trong “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi” của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Thực hiện bảo vệ cáp theo trình tự như trong mục 6.7. Kiểm tra, đo kiểm nghiệm thu tuyến cáp quang Việc nghiệm thu cần đảm bảo tuân theo các quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Kiểm tra, đo nghiệm thu toàn tuyến Việc kiểm tra, đo thử tuyến cáp sau khi thi công được thực hiện như sau: Kiểm tra các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần. Thực hiện các phép đo theo quy định trong trong “Quy trình đo thử chất lượng mạng cáp sợi quang và mạng cáp sợi đồng” của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Việc kiểm tra hộp nối, hộp đấu dây và các trang bị phụ trợ khác thực hiện như sau: Kiểm tra để đảm bảo rằng các trang bị đã được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, đã được trang bị tiếp đất, bảo vệ đầy đủ; Kiểm tra để đảm bảo rằng các mối nối đã được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng. Các kết quả đo thử, kiểm tra phải được ghi vào biên bản (theo mẫu trong Phụ lục A) để làm cơ sở khi nghiệm thu công trình. Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị công tác nghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao Lập hồ sơ hoàn công công trình để gửi lên hội đồng nghiệm thu và bàn giao công trình phải thể hiện: Các biên bản và số liệu nghiệm thu từng phần. Nhật ký công trình. Các bản vẽ hoàn công. Các số liệu tổng hợp toàn tuyến: Chiều dài tuyến (cáp, dự trữ, hàn nối). Chiều dài ống HDPE sử dụng. Số lượng hàn nối hộp đấu dây... Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn, kiểm tra máy móc thiết bị Hoàn trả mặt bằng thi công, thu dọn và trả lại hiện trạng ban đầu của khu vực vừa thi công. Kiểm tra, vệ sinh các loại máy móc và đưa ra khỏi công trường. MỘT SỐ CÔNG TÁC THI CÔNG HÀN, NỐI CÁP Nối cáp đồng bằng măng xông (cơ khí hoặc co ngót nhiệt) Việc hàn nối cáp đồng bằng măng xông được thực hiện như sau: Chuẩn bị Măng xông Hàn nối cáp đồng Trước hết ta bóc dây treo cáp ra. Nối lần lượt với các đôi dây của 2 đầu cáp bằng con rệp (connector). Nối màn chắn kim loại của hai cáp. Đo, kiểm tra để đảm bảo rằng việc hàn nối đảm bảo kỹ thuật.Dùng măng xông bọc toàn bộ cáp đã nối lại. Hàn nối cáp quang Việc hàn nối sợi quang thực hiện theo các trình tự như sau: Chuẩn bị trang thiết bị hàn nối sợi quang: Thước kẻ. Dung dịch cồn, dung dịch rửa chất keo trên cáp quang. Khăn lau bằng vải bông, giấy xốp, mềm và dai. Dao cắt sợi, dao thường. Dụng cụ tuốt vỏ sợi. Dụng cụ cắt phần đệm và ống lỏng. Dụng cụ tuốt lớp vỏ phản xạ. Dụng cụ cắt cáp hoặc cắt sợi quang chính xác theo chiều dài. Kéo cắt và nhíp để kẹp sợi. Thùng chứa các sợi cắt bỏ. Găng tay bảo vệ da tay. Phụ kiện bảo vệ mối hàn. Máy hàn sợi quang. Khay giữ mối hàn và bảng nối hoặc măng xông. Máy đo OTDR (Optical Time Domain Reflectometer) hoặc máy đo công suất quang và nguồn phát quang ổn định. Chuẩn bị các điều kiện hàn nối: Việc hàn nối ngoài trời phải bảo đảm nơi khô ráo, ít bụi bặm. Không đặt máy hàn hồ quang nơi gần các chất dễ cháy, nổ. Chuẩn bị hàn nối Xác định chính xác các cặp sợi cần hàn. Sắp xếp sợi vào khay. Khay phải có các bộ giữ sợi. Bóc vỏ cáp với chiều dài tối thiểu là 2 m (độ dài phụ thuộc vào loại măng xông) bằng cách cắt lớp vỏ rồi dùng dây tách vỏ để kéo, tách lớp vỏ cáp. Nếu không có dây để tách vỏ cáp thì sử dụng dao để tách vỏ nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến phần đệm hoặc ống bọc lõng. Sau đó làm sạch các ống bọc lõng và phần đệm bằng dụng cụ lau chuyên dụng, cắt bỏ các phần phụ, chỉ để lại ống bọc lõng và sợi gia cường. Sợi gia cường được cắt ngắn phù hợp với độ dài cần thiết khi nối vào măng xông. Tuỳ theo độ dài khay hàn, bằng dụng cụ chuyên dụng ta cắt vỏ và tuốt ống bọc lõng tối thiểu là 1m. Đối với cáp bọc chặt, để không ảnh hưởng đến sợi, phải bảo đảm các sợi tự do. Lau sạch tất cả các sợi bằng dụng cụ chuyên dụng. Khi lau phải sử dụng găng tay bảo vệ để phòng chống ảnh hưởng của dung môi đến da tay. Dùng bộ tuốt vỏ để tuốt vỏ sợi khoảng 5 cm. Độ dài vỏ sợi tuốt phụ thuộc vào yêu cầu của bộ cắt sợi và phương pháp nối. Khi tuốt vỏ sợi nên dùng vải ráp (có bột mài). Luôn luôn giữ bộ tuốt sợi vuông góc với sợi trong khi tuốt. Khi lau sợi trần bằng vải lau chuyên dụng phải tẩm cồn và lau theo một hướng. Sử dụng găng tay bảo vệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với các dung môi. Sau khi lau sạch không sờ vào sợi trần đã tuốt và sắp xếp sợi phải bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuy trình cáp cống.docx
Tài liệu liên quan