Đề tài Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu

Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số tiền thuế phải nộp theo công thức sau:

Số tiền thuế nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan * Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa * thuế suất của từng mặt hàng.

Trong tường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng.

Lô hàng mực in được nhập khẩu từ Singapore theo giá CIF và mức thuế suất nhập khẩu mà lô hàng phải chịu là 5%. Từ đó ta có trị giá tính thuế của từng mặt hàng như sau (được quy đổi ra VNĐ):

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản được trừ. TTGT bằng VNĐ = TTGT nguyên tệ * tỷ giá VNĐ. Hải Quan quy định font chung cho tất cả các doanh nghiệp: Font: VNTIME, kiểu gõ: TCVN3. Vì vậy doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định này thì khi nhập dữ liệu vào máy tính Hải Quan mới được đọc. Tờ khai trị giá hàng hóa nhập khẩu _ phụ lục GATT (tờ khai Hải Quan HQ/2003- TGTT). Đối với những tờ khai có từ 3 mặt hàng trở xuống Phần điều kiện áp dụng trị giá giao dịch Ô sô 2: đánh dấu vào ô có Ô số 3: đánh dấu vào không Ô sô 4: đánh dấu vào ô không Ô số 5: đánh dấu vào ô không Phần xác định trị giá tính thuế Ô số 7: (dựa vào hóa đơn thương mại hoặc tờ khai Hải Quan hàng nhập khẩu để điền vào) điền trị giá ghi trên hóa đơn của từng mặt hàng. Ô số 8: khai báo các khoản thanh toán gián tiếp quy định, nếu như những khoản này chưa bao gồn giá mua ghi trên hóa đơn thương mại của ô số 7 (căn cứ vào các chứng từ, biên lai, biên nhận đã trả trước, ứng trước, đặt cọc để lên tờ khai) lô hàng này không có nên ô này để trống Ô số 9: khai báo các khoản trả trước, ứng trước, đặt cọc liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu nếu chúng chưa gồm trong giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (căn cứ vào các chứng từ, biên lai, biên nhận đã trả trước, ứng trước, đặt cọc để lên tờ khai) lô hàng này không có nên ô này để trống. Ô số 10 đến ô số 17: căn cứ vào các chi phí phát sinh chưa bao gồm trong gía mua ghi trên hóa đơn dựa vào hóa đơn cụ thể để khai. Riêng ô số 14 tại thời điểm khai báo không xác định được tiền bản quyền, phí giấy phép thì ghi vào ô tương ứng khi báo sau. Ô số 18 đến ô số 21 người khai Hải Quan đối chiếu với quy định để khai báo, các khoản điều chỉnh trừ khi khai báo khi chúng đã được tính vào trị giá giao dịch của ô số 7, ô số 8, ô số 9 Ô số 22: ô này chỉ khai báo khai báo giảm giá khi những khoanả này được thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hóa và được thành văn bản nộp cùng với tờ khai Hải Quan hàng hóa nhập khẩu. Ô sô 23: (là tổng cộng ô số 7 đến ô số 17 trừ cho ô số 18, 19,20,21,22) Ô số 24: (dựa vào tờ khai Hải Quan hàng nhập khẩu để điền vào) trị giá tính htuế bằng đồng Việt Nam (= ô số 23 * tỷ giá của ngày lên tờ khai) Ô số 25: ngày, tháng, năm ký tên đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu. Ô số 26: ký tên của công chức Hải Quan tiếp nhận tờ khai và ghi chú thêm (nếu cần thiết ). Ô số 27: ký tên của công chức Hải Quan kiểm tra, xác định trị giá tính thuế và ghi chú thêm (nếu cần thiết). Do lô hàng Mực In của Bình Phú được nhập theo giá CIF nên trị giá giao dịch chỉ bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn không có khoản điều chỉnh (các khoản phải cộng và các khoản được trừ) nên giá mua ghi trên hoấ đơn cũng chính là trị giá nguyên tệ trên phụ lục đĩa. Mở rộng: Nhưng nếu lô hàng này được nhập với giá FOB thì có nghĩa là người mua là phải thuê tàu và trả cước phí vận tải (F). Như vậy tại cột các khoản phải cộng sẽ có cột phân bổ cước cho từn mặt hàng. Ta có công thức phân bổ cước cho từng mặt hàng như sau: Cước của từng mặt hàng = Đơn giá nguyên tệ của từng mặt hàng * tổng cước (F)/ tổng giá FOB TGTT nguyên tệ = trị giá giao hàng + cước của từng mặt hàng TGTT bằng VNĐ =TTGT nguyên tệ * tỷ giá Tiêu thức 18: Mã số hàng hóa: việc áp dụng mã hàng hóa là khâu khó và quan trọng nhất của quá trình lên tờ khai Hải Quan. Vì doanh nghiệp muốn đăng ký được tờ khai ngoài việc thống nhất giữa các số liệu và dữ liệu ở các chứng từ có liên quan ma fcần phải biết mặt hàng mình định nhập về là như thế nào để áp mã cho đúng. Việc áp mã thể hiện được thuế suất nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp đối với mặt hàng này. Do đó mã số hàng hóa phải được áp dụng cho đúng để thuế xuất nhập khẩu phải nộp được đảm bảo không được cao hơn mà cũng không được thấp hơn. Nếu việc áp dụng mã hàng hóa bị sai thì sẽ bị công chức Hải Quan trả lại bộ tờ khai. Do đó nhân viên giao nhận áp mả hàng hóa thì phải tìm hiểu rõ mặt hàng và nghiên cứu kỹ để việc áp mã được bảo đảm chính xác. Việc áp mã hàng hóa sẽ được thực hiện nhanh hơn khi nhân viên giạ nhận sử dụng công cụ biểu thuế 2008 của tổng cục Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh chỉnh sửa năm 2007. Trong tờ khai này có 16 mặt hàng và 16 mặt hàng này đồng tính chất do đó có cùng mã số hàng hóa, theo biểu thuế sẽ được áp mã 3215190000 Tiêu thức 19: xuất xứ của hàng hóa được căn cứ trên hợp đòng ngoại thương hoặc C/O nhưng lô hàng này không có C/O nên nhân viên giao nhận sẽ dựa trên hợp đồng ngoại thương. Mực in này có xuất xứ từ: Singapore. Tiêu thức 20: Lượng :ghi số lượng cụ thể của từng mặt hàng theo hóa đơn thương mại hoặc phiếu đóng gói. Vì lô hàng này có 16 mặt hàng nên số lượng cụ thể sẽ được ghi trên phụ lục tờ khai đính kèm tờ khai Hải Quan. Còn trên tờ khai chỉ thể hiện tổng số lượng của cac mặt hàng. Số lượng: 8,500 Kgs. Tiêu thức 21: Đơn vị tính thể hiện trên hóa đơn thương mại hoặc phiếu đóng gói. Tùy theo loại mặt hàng mà có đơn vị tính khác nhau. Đơn vị tính của lô hàng này là: Kg Tiêu thức 22: Đơn giá nguyên tệ: tiêu thức này trên tờ khai được phép để trống vì đã được kê khai chi tiết bên phần phụ lục tờ khai đính kèm do lô hàng có quá nhiều mặt hàng thể hiện trên hóa đơn thương mại. Tiêu thức 23: Trị giá nguyên tệ: cũng giống tiêu thức 20 trên tờ khai chỉ là tổng trị giá nguyên tệ còn trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng được ghi chi tiết trên phụ lục tờ khai đính kèm tờ khai Hải Quan. Trị giá nguyên tệ là tổng trị giá của từng loại mặt hàng thể hiện trên hóa đơn thương mại. Trị giá nguyên tệ =giá trị tiêu thức 20 * giá trị tiêu thức 22 Tổng giá trị nguyên tệ trong tiêu thức 23 = 21,446.00 (USD) con số này đúng bằng số tiền thanh toán trên hóa đơn thương mại. Tiêu thức 24: Thuế nhập khẩu: Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hóa nhập được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (nước, nhóm vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương Mại thông báo). Thuế suất thương mại đã được quy đinh cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành. Đối tượng nôpj thuế tự khai và tựchịu trách nhiêm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tọ thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không htực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ưnga quy định tại biẻu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi * 150% Phương pháp tính thuế nhập khẩu: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số tiền thuế phải nộp theo công thức sau: Số tiền thuế nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải Quan * Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa * thuế suất của từng mặt hàng. Trong tường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Lô hàng mực in được nhập khẩu từ Singapore theo giá CIF và mức thuế suất nhập khẩu mà lô hàng phải chịu là 5%. Từ đó ta có trị giá tính thuế của từng mặt hàng như sau (được quy đổi ra VNĐ): Trị giá tính thuế = Trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng * Tỷ giá Tiền thuế = Trị giá tính thuế * Thuế suất Ta sẽ tính thuế riêng cho từng mặt hàng với cùng một mức thuế suất, sau đó cộng tổng thuế của các mặt hàng đó ta sẽ có tổng tiền thuế nhập khẩu của lô hàng này là: 17,113,90 (VNĐ). Tiêu thức 25: Thuế GTGT (hoặc TTĐB) Trị giá tính thuế GTGT = Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu * Tiền thuế Tiền thuế thuế GTGT = Trị giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT Tổng số tiền thuế thuế GTGT của lô hàng này là: 35,939,207 (VNĐ) Lưu ý: Trị giá tính thuế trên 2 công thức trên là trị giá tính thuế bằng VNĐ. Trị giá tính thuế (VNĐ) = Trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng * Tỷ giá Tiêu thức 26: thu khác (không có) Tỷ lệ phần trăm: Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định Số tiền: Tính cho từng mặt hàng Lô hàng này không có các khoản thu khác nên được để trống. Tiêu thức 27: Tổng số tiền và thu khác: tiêu thức này thể hiện tổng số tiền các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước trước khi nhập khẩu một lô hàng: 53,053,115 (VNĐ). Đây là số tiền được cộng từ các ô 24, 25, 26 bằng chữ và bằng số. Tiêu thức 28: Các chứng từ: thông thường trong bộ chứng từ đi kèm có bao nhiêu bản sao, bản chính nhận viên giao nhận cần ghi rõ để nộp cho Hải Quan: Hợp đồng thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao. Hóa đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao. Bản kê chi tiết: 1 bản chính và 1 bản sao. Vận tải đơn:1 bản chính. Tiêu thức 29: Đây là ô xác nhận trách nhiệm của Giám Đốc Doanh Nghiệp Bình Phú thể hiện bằng cách ký tên và đóng dấu vào ô này. Phần B: Dành cho kiểm tra của Hải Quan Tiêu thức 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của HảiQuan. Ở tiêu thức này, công chức Hải Quan sau khi kiểm tra thực tế tình trạng hàng hóa như thế nào sẽ nhận xét vào ô này. Tiêu thức 31: Đai diên doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên): Nhân viên đi nhận hàng sẽ đại diện cho doanh nghiệp của mình để làm sao nhận hàng một cách nhanh nhất. Tiêu thức 32: Cán bộ kiểm hóa (ký, ghi rõ họ tên ) Đây là ô mà 2 cán bộ kiểm hóa sau khi được phân công kiểm tra thực tế lô hàng sẽ ký xác nhận đã kiêm tra hàng và nhận xét thực tế của lô hàng. Tiêu thức 33: Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra. Tiêu thức 34: Tổng số thuế và thu khác phải nộp Tiêu thức 35: Lệ phí Hỉa Quan Tiêu thức 36: Cán bộ kiểm tra thuế (ký, ghi rõ họ tên): sau khi công chức Hải Quan đã kiểm tra mức thuế suất và số tiền thuế xong thì sẽ ký tên đóng dấu vào ô này. Tiêu thức 37: Ghi chép khác của Hải Quan. Tiêu thức 38: Xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan (ky, đóng dấu và ghi rõ họ tên): sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa và chi tiết tính thuế, tờ khai sẽ được chuyển đến cho chi cục phó Hải Quan cuửa khẩu ký, đóng dấu xác nhận đã làm thủ tục Hải Quan và cho phép thông quan. Nếu hàng miễn kiểm sẽ được ký tên, đóng dấu tại nơi đăng ký tờ khai. Như vậy quá trình lên tờ khai đã hoàn thành, nhân viên giao nhận kiểm tra lại toàn bộ tờ khai lần cuối cùng xem đã khớp nhau chưa? Nếu tờ khai đã hoàn chỉnh nhân viên giao nhận sẽ đem tờ khai, phụ lục tờ khai, tờ khai trị giá tính thuế đến doanh nghiệp Bình Phú để giám đốc ký, hoàn thiện bộ tờ khai để nhân viên giao nhận thực hiện tiếp quá trình giao nhận. Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành khai Hải Quan ở chi cục Hải Quan TP.HCM, chi cục Hải Quan khu vực IV, cảng ICD Phước Long I. II.Đăng ký tờ khai Nhân viên giao nhận chuẩn bị bộ tờ khai sắp xếp theo trật tự sau: Giấy giới thiệu của Doanh Nghiệp Tư Nhân Bình Phú. Phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ: 01 bản Tờ khai Hải Quan: 02 bản chính (01 bản lưu HảiQuan và 01 bản dùng lưu người khai Hải Quan), cùng 02 phụ lục (01 bản lưu Hải Quan và 01 bản lưu người khai Hải Quan). Tờ khai trị giá tính thuế: 01 bản Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế:01 bản Hợp đồng thương mại:01 bản sao và 01 bản chính Hóa đơn thương mại: 01 bản sao và 01 bản chính Phiếu đóng gói: 01 bản sao và 01 bản chính Chi tiết phiếu đóng gói: 01 bản chính và 01 bản sao Vận tải đơn:01 bản chính Công văn xin ân hạn thuế: 01 bản. Theo thông tư 59/2007/TT –BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính quy định thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với từng trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế là 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai với điều kiện phải kem theo công văn xin ân hạn thuế, công văn có nôi dung như sau: “Doanh Nghiệp Tư Nhân Bình Phú, địa chỉ: 146, Chợ Lớn, P.11, Q.6, Tp.HCM có lô hàng nhập khẩu Mực In các loại. Lô hàng này được tiến hành thủ tục nhập khẩu tại cảng ICD Phước Long I vào ngày 27/03/2008. Nay chúng tôi làm công văn này mong quý Hải Quan xem xét cho chúng tôi được ân hạn thời gian nộp thuế theo luật định”. Sau đó giám đốc Bình Phước đóng dấu và ký tên (chi tiết công văn này được kèm theo trong phần phụ lục đính kèm). Đĩa mềm chứa dữ liệu phụ lục hàng hóa nhập khẩu gồm 16 mặt hàng Mực In các loại. Đầu tiên nhân viên giao nhận lấy số thứ tự nộp tờ khai của mình tại máy lấy số. Số thứ tự sẽ hiện lên tại các ô cửa mở tờ khai, khi đến số thợ cuae mình nhân viên giao nhận sẽ nộp tờ khai tại ô cửa đó. Sau khi đã đăng ký tờ khai, cán bộ Hải Quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra từng chứng từ, mã số thuế XNK của doanh nghiệp sẽ được nhập vào máy tính, hệ thống máy tính sẽ kiểm tra điều kiện cho phép của doanh nghiệp, có bị cưỡng chế hay không, nếu có cán bộ Hải Quan sẽ thông báo bằng giấy cho doanh nghiệp biết trong đó có nêu rõ lý do không được phépmở tờ khai. Sau khi hệ thống máy tính báo hồ sơ hợp lệ , cán bộ Hải Quan sẽ tiếp tục kiêm tra xem doanh nghiệp có được ân hạn thuế và bảo lãnh thuế hay không? Do trong suốt quá trình hoạt động Bình Phú không có bất cứ sai phạm nào về nợ thuế hay nộp thuế chậm. Vì thế, hồ sơ của Bình Phú được máy tính xác nhận là hợp lệ và được ân hạn thuế, sau đó cán bộ Hải Quan trực tiếp kiểm tra hồ sơ nếu có sai xót sẽ yêu cầu người đi mở tờ khai giải trình hoặc trả lại tờ khai để doanh nghiệp điều chỉnh lại sai xót, hồ sơ của lô hàng này hợp lệ, cán bộ Hải Quan nhập các thông tin vào máy tính bằng đĩa mềm mà doanh nghiệp cung cấp. Các thông tin này sẽ được máy tính xử lý theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro và đưa ra lệnh hình thức. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thế sau: có 3 mức độ khác nhau: 1,2,3 tương ứng với các mức: xanh, vàng, đỏ. Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh ) Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng) Mức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Lệnh hình thức, mức đọ kiểm tra thuộc mức 3 (luông đỏ), có 3 mức độ kiểm tra thực tế như nhau: Mức 3a: kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Mức 3c: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. Đối với bộ hồ sơ này máy tính xác định là mức 3c. Cán bộ Hải Quan sau khi in lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải Quan, ký tên và đóng dấu vào số hiệu công chức vào ô dành cho công chức. Bước 1 ghi trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra Hải Quan vào ô “cán bộ đăng ký” trên tờ khai Hải Quan, sau đó công chức Hải Quan sẽ đưa tờ khai, lệnh hình thức, phiếu tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao nhận dựa vào số tờ khai được cho để điền số tờ khai vào và đánh số thứ tự lên tất cả các chứng từ bắt đầu từ giấy giới thiệu. Nhân viên giao nhận được giữ lại phiếu tiếp nhận hồ sơ để theo dõi cac bươc tiếp theo của quá trình mở tờ khai. Số tờ khai của bộ hồ sơ này là: 5066/NK/NKD. Tiếp theo cán bộ Hải Quan sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ kèm với lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho bộ phận tiếp theo xử lý. Cụ thể: Nếu lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức 1 thì chuyển hồ sơ kem lênh hình thức cho lãnh đạo thông quan lô hàng. Nếu lệnh hình thức, mức độ kiểm tra là mức 2 và mức 3 thì chuyển hồ sơ kèm lệnh hình thức cho công chức kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra giá thuế và tính thuế. Bộ hồ sơ của Bình Phú được chuyển vào cho lãnh đạo xem xét, lãnh đạo đồng ý với lệnh hình thức mà máy tính và cán bộ đưa ra. Sau đó lânhgx đạo sẽ phân công cán bộ tính thuế và cán bộ kiểm hóa cho lô hàng. Nhân viên giao nhận nộp lại phiếu tiếp nhận cho cán bộ Hải Quan cửa mở để chuyển bộ hồ sơ sang bước tiếp theo: III.Nộp lệ phí Hải Quan: Nhân viên giao nhận sau khi nhận đước số tờ khai thì đến ô thu phí Hải Quan để nộp phí Hải Quan, mức phí này là 30,000 VNĐ, Công chức Hải Quan lưu lại liên màu trắng, trả lại liên màu đỏ và màu tím cho nhân viên giao nhận. Liên màu tím dùng để xuất trình khi thanh lý tờ khai, liên màu đỏ dùng để quyết toán với doanh nghiệp. IV. Theo dõi tính thuế và phân kiểm Liên hệ với công chức bên bộ phận chuyển tờ khai để biết được bộ hồ sơ của mình đã được chuyển qua bộ phận tiếp theo chưa? Nếu bộ hồ sơ đã được chuyển, nhan viên giao nhận theo bên ô tính thuế trên bảng phân tính thuế và kiểm hóa để biết hồ sơ của mình do ai tính thuế. Chi tiết bảng phân tính thuế và kiểm hóa như sau: 1.Tờ khai nhận từ ngày 27/3/2008 Số tờ khai Ngày 27/3/2008 1. 5066/NKD 2. ……. 2.Tờ khai thông quan bước 2 Tờ khai Cán bộ đội 3.Tờ khai chuyển luồng từ bước 2 sang bước 3 Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên 4.các tờ khai luồng đỏ: Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên 5066/NKD Lê Văn Lập Nguyễn Thị Phương Như vậy công chức tính thuế là ông Lâm Việt Hùng, nhan viên giao nhận liên hệ trực tiếp với công chức để giải trình khâu áp số thuế phải nộp công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Do lô hàng có 16 mặt hàng nên khâu tính thuế được thực hiện sau bước khâu kiểm hóa. Mở rộng: bước kiểm hóa có thể được thực hiện trước hoặc sau giá thuế, trong trường hợp nếu lô hàng có ít mặt hàng, những mặt hàng có đồng mã hàng hóa và mớc thuế áp đồng thời hàng nhập quen thuộc và không có tính chất phức tạp thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện sau bước tính thuế ngược lại nếu lô hàng có quá nhiều mặt hàng, tính chất khó xác định nhiều mã khác nhau thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện trước nhằm xác định rõ tính chất của hàng hóa trước xem có chính xác như khai bao hay không để công chức thuế có thể kiểm tra chính xác và thực hiện tính giá thuế. V.Kiểm hóa 1.Đăng ký chuyển bãi và in phiếu EIR. Hàng khi nhập cảng được đặt ở bãi trung tâm, nhân viên giao nhận tìm xem vị trí hàng lúc này nằm vị trí nào (tại ICD Phước Long I do cho có máy tính phục vụ khâu tìm vị trí nên nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để được chỉ dẫn xem cont nằm ở vị trí nào. Hiện tại cont BISU2824275 nằm tại K0103 (tức ở line K01, vị trí thứ 03). Do con nằm ở trên cao hơn nữa hàng thuộc diện kiểm hóa nên nhân viên giao nhận phải đến thương vụ cảng để đăng ký chuyển bãi. Tại đây dùng 1 lệnh giao hàng để đăng ký, phí chuyển bãi được đóng tại thương vụ cảng. Cont sau khi đăng ký chuyển bãi trong vòng 6 tiếng hồ sẽ được chuyên đến bãi kiểm hóa. Một lần nữa nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để biết được vị trí của cont tại bãi kiểm là L0101. Việc chuyển bãi cũng được gọi là trải cont tức là nhân viên giao nhận phải có sự chuẩn bị trước khi cont được chuyến hóa và hầu hết các cảng đều có thủ tục này. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cảng còn tồn quá nhiều cont và khó có thể chuyển dời được thì Hải Quan có thể linh hoạt cho doanh nghiệp được kiểm hóa tại bãi trung tâm và như thế sẽ không có thủ tục trải cont. Trong thời gian chờ đợi hàng của mình được chuyển bãi, nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng đến đại diện hãng tàu để tiến hành cược cont. Tùy từng hãng tàu mà nhân viên giao nhận phải cược cont ở đại diện hãng tàu hoặc đại diên hãng tàu tại cảng. Hãng tàu là Công Ty Vận Tải Biển Đông, do tại cảng không có đại diện hàng hải nen nhân viên giao nhận phải liên hệ trực tiếp với hãng tàu tại địa chỉ 84 -86 Nguyễn Trường Tộ,Q.4, TP.HCM. Tại đây nhận viên giao nhận viết đầy đủ các thông tin vào “giấy mượn cont về kho riêng” do đại diện hãng tàu cấp. Phần khai báo của khách hàng trên giấy này điều lấy tên doanh nghiệp TN Bình Phú, nội dung là mượn một cont 20’, số cont là BISU2824275. Phần quy định của hãng tàu thể hiện rõ: cont rỗng (sau khi rút hàng tại kho của khách hàng) phải trả về bãi Phước Long, phí lưu trả trễ cont bắt đầu tính từ ngày 4/4/2008, số tiền đặt cọc là 200.000 VNĐ (áp dụngcho cont 20’), có đóng dấu ký nhận của đại diện hãng tàu và chữ ký của nhân viên giao nhận. Sau khi kiểm tra lệnh, đại diện hãng tàu sẽ giữ lại 1 lệnh giao hàng gốc, đóng dấu hàng giao thẳng lên tàu lệnh bản sao. Nhân viên giao nhận mang tờ lệnh có đóng dấu hàng giao thẳng lại thương vụ cảng để đóng phí IMO (Inflammable Cargo: phí hàng hóa nguy hiểm), tiền nâng hạ và phí chuyển bãi. Tổng cộng số tiền phải đóng là 300000 , cán bộ thu ngân sẽ phát hành hóa đơn và đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” lên tờ lệnh đó và trả lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận cầm tờ lệnh này cùng với một lệnh gốc của hãng tàu và của đại lý đến quầy phát hành phiếu EIR “EQUIMENT INTERCHAGE RECEIPT) hay còn gọi là phiếu giao nhận cont, phiếu này gồm tất cả 4 liên Liên 1: Liên lưu (màu trắng) Liên 2: Liên kiểm soát cảng (màu vàng) Liên 3: Liên khách hàng (màu hồng) Liên 4: Liên Hải Quan (mau xanh) Thương vụ cảng sẽ giữ lại liên màu trắng để lưu và trả 3 liên còn lại cho nhân viên giao nhận. Phiếu giao nhận cont tương đương với phiếu xuất kho nếu là hàng nhập lẻ Sau đó nhân viên giao nhận đến bộ phận đối chiếu Manifest để đối chiếu lệnh tại đây. Nhânviên giao nhận sẽ trình lệnh giao hàng gốc và phiếu EIR mục đích để đối chiếu Manifest là để kiểm tra xem cont đã nhập cảng và có mặt tại cảng chưa? Vị trí nào? Có đúng lệnh giao hàng không? Sau khi kiểm tra cán bộ đối chiếu ghi số đối chiếu, ngỳa tháng đối chiếu và đóng dấu chính xác lên lệnh giao hàng. Mở rộng: Trong trường hợp nếu lô hàng này không đăng ký mượn cont về kho riêng mà đăng ký rút ruột tại cảng thì nhân viên giao nhận có thể đăng ký rút ruột ngay sau khi đăng kiểm hóa.Thủ tục đăng ký rút ruột được thực hiện như sau: Đăng ký rút ruột: Nhân viên giao nhận mang D/O của hãng tàu cùng D/O của đại lý đến văn phòng đại diện hãng tàu để mđăng ký rút ruột tại bãi. Hãng tàu sẽ đóng dấu “rút ruột tại bãi” lên lệnh giao hàng và trả lại D/O cho nhân viên giao nhận. Đóng phí rút ruột tại Thương Vụ cảng: Nhân viên giao nhận mang D/O đến Thương Vụ cảng để đóng các phí sau: phí rút ruột xe nâng hay bằng công nhân. Sau đó Thương Vụ cảng sẽ đóng dấu xác nhận “Đã Đóng Tiền” lên D/O và trả lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận màng D/O đến điều độ cảng để xin điều động công nhân hoặc xe nâng. Các quy trình tiếp theo sẽ được thực hiện tương tự như hàng đăng ký mượn cont. 2.Cắt seal kiểm hóa: Nhân viên giao nhận dựa vào số cont để tìm vị trí thực tế của lô hàng tại bãi kiểm hóa. Sau khi tìm thấy vị trí cont, nhân viên giao nhận mang một tờ lệnh đến phòng điều độ của cảng để đăng ký cắt seal kiểm hóa. Phòng điều độ cảng sẽ đóng dấu cắt seal kiểm hóa lên lệnh và trên dấu có thể hiện tên của đọi bốc xếp là đội SACCO, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với đội này để cắt seal mở cont. Cần phải chú ý là trên lệnh phải thể hiện đúng, chính xác số cont, số seal. Nếu lệnh giao hàng bị thiếu số seal thì đội bốc xếp sẽ không mở seal kiểm hóa. Nhân viên giao nhận liên hệ với đội bốc xếp để tiến hành cắt seal, đội bốc xếp căn cứ có đóng dấu cắt seal kiểm hóa, sau khi mở đội bốc xếp sẽ giữ lại tờ lệnh này. 3.Kiểm hóa Nhân viên giao nhận mời Hải Quan đến kiểm tra thực tế lô hàng. Xá suất kiểm tra là 5% tương đương với một kiện. Cán bộ kiểm hóa là ông Lâm Việt Hùng sẽ mang bộ hồ sơ của DN Bình Phú xuống địa điểm kiểm hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng kiểm tra thủ công. Lô hàng này chỉ cần kiểm tra thủ công về tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa, số lượng, chủng loại hàng và xuất xứ của hàng hóa thể hiện trên bao bò có thực từ Singapore hay không. Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra thực tế lô hàng, đồng ý là hàng hóa thực đúng với khai nhận của chủ hàng trên tờ khai về tên, chủng loại hàng, số lượng, xuất xứ, nhân viên tiến hành ký nhận vào tờ khai, trả lại tờ khai ho Hải Quan và đóng cửa cont, bấm ổ khóa tạm cho cont sau đó giao chìa khóa cho người vận tải khi người này đến kéo cont vê kho. Cán bộ Hải Quan sẽ ghi nhận kết quả kiểm tra lên tờ khai, đóng dấuvà ký tên vào ô dành cho cán bộ kiểm hóa. Tiếp sau đó bước tính thuế lạicho lô hàng. Cán bộ tính thuế dựa trên phần ghi nhận của cán bộ kiểm hóa, đồng thới đối chiếu mục áp mã thuế trên tờ khai. Mở rộng: Trong trường hợp nếu máy tính và công chức Hải Quan xác định lô hàng này ở mức 2 (luồng vàng) tức là kiểm tra chi tiết hồ sơ miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa thì sau khi ra lệnh hình thức và được lãnh đạo duyệt thì bộ tờ khai sẽ được chuyển qua bộ phận tính thuế và tại đây tờ khai sẽ được tính thuế và sau đó tờ khai sau khi đã tính thuế sẽ được chuyển qua bộ phận trả tờ khai mà không phải qua bước kiểm hóa. VI.Chi tiết về áp mã thuế: Cán bộ thuế kiểm tra mã hàng hóa và xá định được mức thuế suất nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu.doc
Tài liệu liên quan