Đề tài Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN NỘI DUNG 6

1. Thuật ngữ ‘rủi ro đạo đức’: 6

1.1 Khái niệm: 6

1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức: 6

1.3 Nguyên nhân nảy sinh : 7

2. Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người quản lý”: 7

2.1 Nêu vấn đề: 7

2.2 Ví dụ: 7

2.3 Các công cụ giải quyết vấn đề ngươi chủ - người quản lý: 10

2.3.1 Sản xuất thông tin – theo dõi: 10

2.3.2 Sự điều hành của nhà nước: 10

2.3.3 Trung gian tài chính: 11

2.3.4 Các hợp đồng vay nợ: 11

3. Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính: 12

3.1 Rủi ro xuất phát từ phía người cho vay: 12

3.1.1 Đặt vấn đề: 12

3.1.2 Giải pháp: 12

3.2 Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía người vay vốn (trong thị trường nợ): 13

3.2.1 Đặt vấn đề: 13

3.2.2 Công cụ điều chỉnh: 14

3.2.2.1 Vốn chủ sở hữu: 14

3.2.2.2 Theo dõi và các điều khoản bắt buộc 14

3.2.2.3 Trung gian tài chính: 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

doc19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủi ro đạo đức là một loại thất bại thị trường xảy ra trong môi trường thông tin phi đối xứng. Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard đươc các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỉ XVII. Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, các nhà kinh tế học người Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ này để chỉ tình trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ moral hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yếu tố tâm lý hơn. Ở nhiều quốc gia, người ta chấp nhận gọi thuật ngữ này bằng tên gốc tiếng Anh của nó hoặc phiên âm từ moral hazard sang tiếng nước đó ( như người Nhật phiên âm thành "moraru hazādo"). Ở Việt Nam, moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi khác nhau như “ rủi ro đạo đức”, “ nguy cơ đạo đức”, “Hiểm nguy đạo đức”, “suy thoái đạo đức”… hoặc cũng có thể giữ nguyên là “moral hazard”. Rủi ro đạo đức là rủi ro nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin hơn cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. 1.2 Các dạng của rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức có thường xuyên được nhắc đến với 2 dạng sau: Rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính: là rủi ro người vay có những hành động mà người cho vay không mong muốn vì chúng làm cho khoản vay ít có khả năng được hoàn lại. Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “Vấn đề người chủ và người quản lý” ( principal – agent prolem): bên ủy thác ( người chủ) là bên kém ưu thế thông tin, còn bên được ủy thác ( nhà quản lý) là bên có ưu thế thông tin. Bên ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác và bên nhận ủy thác hiểu được điều này. Tình trạng này khiến cho bên được ủy thác tự nhiên nảy sinh động cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là không phù hợp. 1.3 Nguyên nhân nảy sinh : Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra rủi ro đạo đức vẫn là do vấn đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng. Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của bên đối tác. Bên cạnh đó còn do pháp luật vẫn còn nhiều khe hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng, tiến hành lừa đảo. Nguyên nhân sâu xa vẫn do lòng tham của con người. 2. Rủi ro đạo đức trong hợp đồng chủ sở hữu – “ vấn đề người chủ và người quản lý”: 2.1 Nêu vấn đề: Các hợp đồng chủ sở hữu, hay các cổ phần chủ sở hữu của các công ty ( cổ phiếu), là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp. Đây là đối tượng đạc trưng cho dạng rủi ro đạo đức được gọi là vấn đề của người chủ và người quản lý khi nhà quản lý chỉ sở hữu một phần nhỏ tài sản của công ty mà anh ta đang phục vụ và các cổ đông là chủ sở hữu phần lớn cổ phần của công ty. Sự phân biệt và tách rời quyền chủ sở hữu và sự quản lý doanh nghiệp làm cho các nhà quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của mình chứ không theo lợi ích của các cổ đông chủ sở hữu bởi vì các nhà quản lý doanh nhigiehieeph ít có động lực tối đa hóa lợi nhuận hơn các chủ sở hữu. 2.2 Ví dụ: Giả sử một nhà hàng cần có số vốn ban đầu là 100 triệu. Anh A chỉ có 10 triệu nên anh ta đề nghị bạn đồng chủ sở hữu, do vậy bạn mua số cổ phần còn lại của nhà hàng với 90 triệu. 90% nhà hàng do bạn sở hữu 10% nhà hàng do anh A sở hữu Từ đó, có 3 trường hợp có thể xảy ra: A thật sự cố gắng làm việc, quản lý tốt làm cho nhà hàng đông khách. Sau khi chi trả mọi chi phí ( kể cả lương cho A), nhà hàng sẽ có lợi nhuận 500 triệu mỗi năm, trong đó A sẽ được 10% (50 triệu) và bạn sẽ được hưởng 90% (450 triệu) A hoàn toàn không thật thà. Vì nhà hàng của bạn có lãi nên A có động lực bỏ túi riêng 500 triệu và báo cho bạn nhà hàng hoàn toàn không có lợi nhuận. A hiện có lợi nhuận 500 triệu ( ngoài lương) trong khi bạn không có gì cả. A lười biếng không phục vụ khách hàng, dùng 500 triệu thu nhập mua đồ đạc sang trọng trang bị cho văn phòng riêng của anh ta hay bỏ đi chơi trong khi đang làm việc è Nhà hàng sẽ không còn có thu nhập nữa. Nếu A cảm thấy 50 triệu chưa xứng đáng với những nỗ lực của mình è mất động lực làm việc è ta có một giám đốc lười biếng và một nhà hàng ế ẩm. Vì vậy, hoạt động của A có thể làm bạn mất 450 triệu ( khoản lợi nhuận đáng có nếu bạn có một quản lý giỏi). Qua các trường hợp trên ta đều thấy rõ rằng anh A là người có ưu thế thông tin hơn, vì vậy lợi ích của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức của anh A, rủi ro đạo đức dễ xảy ra. Một ví dụ xa hơn về vấn đề người chủ sở hữu và người quản lý có thể kể là các nhà quản lý hay giám đốc xây dựng nhưng văn phòng xa hoa cho bản thân hay đi những xe hơi sang trọng đắt tiền. Ngoài việc tìm kiếm lợi ích cho cá nhân, những người quản lý có thể thực hiện theo đuổi các chiến lược hoạt động của công ty (mua bán, sát nhập các công ty khác) hay các hoạt động đầu tư, ủng hộ các chính trị gia… mang lại cho họ quyền lực và ảnh hưởng cá nhân nhưng không mang lại lợi nhuận cho công ty ( hay cho lợi ích của cổ đông). Một ví dụ thực tế cho vấn đề người chủ sở hữu và người quản lý là vụ việc Vinashin: Năm 2007, khi Vinashin được thí điểm mô hình tập đoàn, theo đó, chức vị cao nhất là chủ tịch hội đồng quản trị, và tiếp sau đó là tổng giám đốc. Trải qua quá trình phân bổ chức vị thì Vinashin có 6 tổng giám đốc, nhưng thực chất người có quyền lực nhất trong đó là ông Phạm Thanh Bình, còn các vị kìa chỉ là phó tổng. Chính do sự tập quyền, mà khi ông Bình ký kết nhiều quyết định đầu tư mà nhiều thành viên hội đồng quan trị, tổng giám độc … không hề hay biết. Điển hình nhất là việc mua tàu Hoa Sen với trị giá hơn 1000 tỷ đồng, được ông Bình ký mà không hề thông qua hội đồng định giá, thậm chí đến khi mua về rồi thì các cán bộ mới biết. Theo nguồn tin từ các nhân viên Vinashin, không chỉ vụ việc tàu Hoa Sen, ông bình còn bổ nhiệm con, em vào các vị trí chủ chốt đại diện phần vốn nhà nước trái quy định của pháp luật. Mà cụ thể là con trai ông Bình là Phạm Bình Minh (sinh năm 1980) khi chưa tới 27 tuổi và chưa đủ chuyên môn đã được bổ nhiệm làm viện phó Viện Khoa học công nghệ tàu thủy. Việc bổ nhiệm này, ông Bình không hề xin ý kiến ban thường vụ Đảng ủy tập đoàn và không có nghị quyết của HĐQT. Từ năm 2007, ông Phạm Bình Minh liên tiếp được bổ nhiệm, có năm như 2009 được bổ nhiệm tới ba lần: ngày 27-3-2009 bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp. Ngày 16-7 được bổ nhiệm kiêm chức giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy. Ngày 22-12 được bổ nhiệm kiêm phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - một doanh nghiệp được đầu tư lớn để trở thành nhà máy đóng tàu lớn nhất Đông Nam Á. Em trai ông Bình là Phạm Thanh Phong cũng được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Công ty đầu tư xây dựng Vinashin rồi đại diện phần vốn công ty này, giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty cổ phần Vinashin – tư vấn đầu tư. Em vợ ông Bình cũng được giữ một chức vụ đầy quyền lực khác là trưởng ban kinh doanh đối ngoại của tập đoàn. Chính vì những hành động vụ lợi cá nhân này mà bây giờ khi vụ việc Vinashin vỡ nợ ra thì người gánh khoản nợ đó không ai khác chính là Chính phủ Việt Nam với nguồn thu chính là từ các khoản thu thuế từ người dân. Như vậy nói cách khác thì chính người dân Việt Nam sẽ gánh chịu khoản nợ này vì sự ham muốn lợi ích cá nhân của nhà quản trị Vinashin. Vấn đề người chủ sở hữu và quản lý có thể không nảy sinh nếu những người chủ sở hữu của công ty được đầy đủ thông tin về hoạt động của các nhà quản trị gia và những định hướng của họ để có thể ngăn ngừa được những chi phí tốn kém không cần thiết hay các vụ lừa đảo gian dối. Vấn đề người chủ và người quản lý là một ví dụ đặc trưng của rủi ro đạo đức có thể nảy sinh do những người quản trị như anh A nói trên có được nhiều thông tin hơn những cổ đông của công ty có được – đây là vấn đề chênh lệch thông tin. Vấn đề người chủ sở hữu và quản lý có thể không nảy sinh nếu chỉ mình anh A là chủ sở hữu của nhà hàng và không có sự phân chia giữa chủ sở hữu và quản lý. Như vậy. với việc làm chăm chỉ và tránh những khoản đầu tư không hiệu quả sẽ mang lại cho anh A một khoản lợi 500 triệu – một phần thưởng xứng đáng nếu anh A là một nhà quản lý giỏi. 2.3 Các công cụ giải quyết vấn đề ngươi chủ - người quản lý: 2.3.1 Sản xuất thông tin – theo dõi Sự chênh lệch thông tin gây ra rủi ro, một phương pháp để hạn chế rủi ro là sản xuất thông tin, theo dõi sát hoạt động của công ty, thường xuyên kiểm toán, kiểm tra hoạt động quản lý. Một trong các phương pháp được đề ra là các công ty độc lập thu thập và sản xuất thông tin, sau đó cung cấp cho người cần ( miễn phí hoặc có phí). Ví dụ như ở Mỹ, các công ty như S&P, Moody’s và Value Line thu thập thông tin từ các bảng cân đối kế toán hoạt động đầu và đầu tư của các công ty, xuất bản các thông tin này hay bán cho người cần. Khuyết điểm của công cụ này là tốn kém tiền bạc và thời gian. Chi phí tốn kém làm cho các hợp đồng chủ sở hữu không được hấp dẫn . Công cụ sản xuất thông tin – theo dõi không chỉ bị khuyết điểm trên mà nó còn bị vấn đề “ người đi trốn vé” ( free-rider problem) chi phối. Vấn đề “ người đi trốn vé” là vấn để nảy sinh khi có những người không hề chi trả tiền cho thông tin lại có được các ưu thế của thông tin do người khác đã chi trả, nó làm hạn chế sự theo dõi, giảm lượng thông tin từ đó dẫn đến sự gia tăng rủi ro đạo đức. Nếu bạn biết rằng các cổ đông khác đang chi trả cho việc theo dõi hoạt động của công ty mà bạn cũng có cổ phiếu, bạn có thể đi trốn vé từ những hoạt động của người khác è Bạn dùng tiền tiết kiệm từ việc thuê người theo dõi để làm việc khác è Bạn làm được thì người khác cũng có thể làm như thế è Cuối cùng không ai chi ra đồng nào để theo dõi hoạt động công ty. 2.3.2 Sự điều hành của nhà nước: Chính phủ đưa ra các điều luật bắt buộc các công ty tuân thủ theo quy định và nguyên tắc kế toán làm cho việc xác định lợi nhuận được dễ dàng hơn. Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán SEC là cơ quan điều hành của chính phủ có quyền hạn yêu cầu các công ty bán ra chứng khoán trên thị trường phải tuân thủ các tiêu chuẩn nguyên tắc kế toán và công khai các thông tin về doanh thu, tài sản và thu nhập. Chính phủ đặt ra các điều luật trừng phạt những người lừa đảo hay có hành động giấu diếm và trộm cắp lợi nhuận. Khuyến điểm: chỉ có tác động một phần, bởi vì khi vi phạm, các nhà quản lý không trung thực luôn tìm cách để che dấu hành vi của mình, làm cho việc phát hiện và chứng minh sự gian dối càng khó. 2.3.3 Trung gian tài chính: Các trung gian tài chính có khả năng hạn chế vấn đề “ người trốn vé” nên làm giảm được rủi ro đạo đức. Các trung gian tài chính này sẽ thu thập vốn từ các khách hàng và đối tác của họ và cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực mới có lợi nhuận cao, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật và phát minh mới. Đổi lại các trung gian tài chính sẽ phần sở hữu trong doanh nghiệp mới này. Bởi đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao nên đồng nghĩa mức rủi ro cũng sẽ cao, nên các trung gian tài chính thường yêu cầu nhân viên của họ có mặt trong ban quản trị của công ty để giảm thiểu rủi ro đạo đức. Khi doanh nghiệp này ăn nên làm ra và có nhu cầu mở rộng thì cổ phần của họ sẽ chỉ bán cho các trung gian tài chính. Các nhà đầu tư khác không có cổ phần thì không thể trốn chi phí kiểm soát kiểm tra mà trung gian tài chính đã bỏ ra để giảm thiểu rủi ro, do đó sẽ không có chuyện ai cũng nghĩ rằng đã có người bỏ ra khoản chi phí đó mà cuối cùng không ai chịu chi ra phí cho hoạt động kiểm tra kiểm soát dẫn đến nguy cơ rủi ro đạo đức cao. Trung gian tài chính nhận được trọn vẹn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình, có động lực tiếp tục tham gia và giảm thiểu vấn đề rủi ro đạo đức. 2.3.4 Các hợp đồng vay nợ: Các hợp đồng chủ sở hữu gắng liền quyền lợi của những người chủ sở hữu vào hoạt động của các công ty. Nếu công ty ăn nên làm ra thì họ có lãi, còn ngược lại nếu công ty phá sản thì họ bị thua lỗ. Vì thế hợp đồng chủ sở hữu thường kém hấp dẫn, tạo ra nhu cầu của các nhà đầu tư muốn có một hợp đồng được thiết kế sao cho rủi ro đạo đức chỉ xảy ra trong một vài điều kiện đặc trưng để có thể giảm nhu cầu theo dõi hoạt động quản lý của công ty. Hợp đồng nợ đươc thực hiện đúng các quan điểm trên vì nó là thỏa thuận của người vay đồng ý chi trả cho người cho vay khoản tiền cố định trong khoảng thời gian cụ thể. Khi công ty có lợi nhuận, người cho vay nhận được khoảng chi trả theo hợp đồng và anh ta không cần biết chính xác về khoản lợi nhuận đó. Nếu các nhà quản trị cố tình giấu bớt lợi nhuận, họ cũng không quan tâm, họ chỉ quan tâm đến các khoản chi trả đủ và đúng hạn. Chỉ khi nào công ty phá sản và không còn khả năng chi trả thì người cho vay mới cần những biện pháp can thiệp kiểm tra tình hình hoạt động và lợi nhuận của công ty để có khoản chi phần công bằng. Việc không cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của doanh nghiệp làm tiết kiệm thời gian và tiền bạc đã giải thích vì sao các hợp đồng nợ được sử sụng nhiều hơn các hợp đồng chủ sở hữu đề huy động vốn. 3. Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính: 3.1 Rủi ro xuất phát từ phía người cho vay 3.1.1 Đặt vấn đề Vì lợi ích cá nhân hay của một tập thể nào đó mà nhà quản lí tạo điểu kiện loại rủi ro đạo đức phát triển. Vì mối quan hệ lợi ích với khách hàng mà nhà quản lý chỉ đạo cho các cán bộ tín dụng thông qua các khách hàng vay vốn khi chưa đủ điều kiện hoặc khi đã thẩm định là duyệt không cho vay. Việc sử dụng, bố trí không hợp lí các các bộ công nhân viên, đánh giá không đúng phẩm chất đạo đức, trình độ nghề nghiệp dẫn đến sự tha hóa đạo đức hoặc thiếu chuyên môn gây tổn hại cho người đi vay. Rủi ro đạo đức xuất phát từ những người trực tiếp làm công tác tín dụng. Trong cơ chế tín dụng hiện thời, đã có nhiều cải cách để từ đó người đi vay có thế dễ dang vay vốn và kinh doanh đạt hiệu quả. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thành công và đem lại lợi nhuận cho khách hàng, mà không thành công thì khả năng trả nợ bị hạn chế, dẫn đến quá hạn trả nợ hoặc mất khả năng chi trả. Ở đây, nguyên nhân của rủi ro một phần là do trình độ của người làm công tác tín dụng khi thẩm định chưa đến nơi đến chốn, hồ sơ sơ sài và thiếu kiểm soát; mặt khác là do sự tha hóa về đạo đức nghề nghiệp, thiếu phẩm chất, trách nhiệm, vì tư lợi cả nhân mà thông qua các phương án không khả thi hoặc có thể tiên đoán là kém hiệu quả. 3.1.2 Giải pháp Thứ nhất, các ngân hàng phải coi trọng công tác tín dụng cũng như trình độ, phẩm chất của các cán bộ thực hiện công tác này. Chính sách tín dụng đưa ra cần chi tiết nhưng phải rõ ràng mạch lạc, tránh gây hiểu lầm nơi khách hàng, tao kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng; phải phân rõ chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan đến công tác cho vay, thu hồi nợ và thâm chí là xử lý nợ; thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ… Thứ hai, luôn coi trong công tác kiểm tra, kiểm soát toàn diện; có kiểm tra, kiếm soát tốt mới hạn chế được rủi ro không đáng có xảy ra. Thứ ba, luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro tín đúng. Việc bổ nhiệm các cán bộ vào các chức vụ của ngân hàng từ cao đến thấp đều phải khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có năng lực và phẩm giá, cũng như năng lực thực tế tốt để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Thứ tư, coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ: từ nghiệp vụ chuyên môn tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Bản thân các cán bộ liên quan luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần tạo ra được các hàng rào pháp lý chặt chẽ, cụ thể để tránh các sai phạm, cũng như bắt buộc các tổ chức tín dụng phải cung cấp các thông tin cần thiết cho Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước. Từ đó trung tâm này có thể thông tin thương xuyên cũng như cảnh báo ngân hàng thương mại về các khách hàng vay vốn có vấn đề biết và phòng ngừa. 3.2 Rủi ro đạo đức xuất phát từ phía người vay vốn (trong thị trường nợ) 3.2.1 Đặt vấn đề Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính không phải chỉ do cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên tín dụng của ngân hàng mà còn do một số đối tượng là những người vay vốn. Có thể thấy rõ rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn chia làm hai loại đối tượng: (1) Khi đi vay vốn, người vay phải thực hiện một cam kết trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào việc gì, hoặc chí ít là thế hiện kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó, nhưng một số người đi vay lại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của mình, đầu tư vào lĩnh vực khác gây thua lỗ rồi rơi vào tính trạng khó hoàn trả nợ. Ví dụ: Bà B vay của ngân hàng X một số tiền mà theo cam kết bà sẽ dùng nó để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng bà B lại mang số tiền đó cho công ty của anh C vay để lấy lời. Nếu công ty anh C ăn nên làm ra thì dĩ nhiên bà B sẽ có được một khoản lời và dư sức trả nợ ngân hàng. Nhưng nếu anh C làm ăn thua lỗ, không có khả năng hoàn trả lại sô tiền đã vay từ bà C. Lúc này, chắc chắn bà B sẽ khó hoàn trả khoản nợ đối với ngân hàng. Lúc này, ngân hàng gặp rủi ro trong việc thu hồi khoản nợ đã cho bà B vay. (2) Cũng không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng mà trên thực tế không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Giả sử một doanh nghiệp đang có dư nợ cũ tại ngân hàng với lãi suất cao và trong điều kiện khó khăn hiện nay khiến khoản nợ trên có nguy cơ trở thành nợ xấu. Với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có. Nhưng nếu doanh nghiệp dùng số tiền đó để trả nợ, thì lấy đâu ra nguồn vốn để đầu tư và hoạt động, nguồn vốn vay không sinh lợi thì ngày qua ngày khoản nợ sẽ càng gia tăng, rủi ro thu hồi vốn của ngân hàng khác trong thị trường tài chính là rất cao; doanh nghiệp cũng không thể vay hết ngân hàng này đến ngân hàng khác để trả nợ vì gặp khó khăn trong việc thẩm định, chứng minh tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của công ty mình. Nếu doanh nghiệp vay được một khoản vay lớn để trả nợ và còn dư lại để đầu tư, thì lĩnh vực mà họ đầu tư phải có tỷ suất lợi nhuận lớn thì mới có thể bù đắp được khoản nợ đó, trong tình hình kinh tế hiện nay thì rất khó kiếm được một lĩnh vực như thế, mà nếu có thì cũng phải chịu một rủi ro cao vì mức lợi nhuận rất hấp dẫn. 3.2.2 Công cụ điều chỉnh 3.2.2.1 Vốn chủ sở hữu Là hiệu số của tài sản công ty (tài sản sở hữu hay cho vay) trừ đi nghĩa vụ (các khoản nợ) có thể thực hiện vai trò như khoản thế chấp. Hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, các khoản nợ của DN càng được đảm bảo khả năng thanh toán và dĩ nhiên tài chính của DN cũng nằm trong giới hạn an toàn, DN sẽ dễ dàng đi vay hơn. Doanh nghiệp trong bài là một công ty chế biến gỗ phục vụ thị trường nội địa- công ty Sophy, gặp khó khăn trong việc vay vốn từ Ngân hàng, mặc dù đã có chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất 4%. Nguyên nhân là, trong khi các nhà xuất khẩu đồ gỗ chỉ cần dùng hợp đồng ngoại thương để thế chấp vay vốn hoặc chiết khấu vay vốn từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu với ngân hàng, thì Sophy lại khó khăn do chỉ làm hàng nội địa.Lâu nay, Sophy vay vốn ngân hàng dựa theo hạn mức tín dụng doanh nghiệp mà ngân hàng cung cấp, như nhà máy của Sophy có trị giá 40 tỉ đồng thì hạn mức tín dụng tối đa được 30% và thời hạn vay mỗi lần được 6 tháng.Vậy nên, đối với những doanh nghiệp nhỏ như Sophy, vấn đề vốn chủ sở hữu đã khiến doanh nghiệp này khó được ngân hàng chấp nhận do sợ rủi ro. 3.2.2.2 Theo dõi và các điều khoản bắt buộc Các điều khoản bắt buộc được đặt ra để giảm rủi ro đạo đức hoặc bằng cách hạn chế các hoạt động không mong muốn và khuyến khích các hoạt động tốt mà người cho vay mong đợi. Có các dạng điều khoản thường được áp dụng trong thực tế như sau: Các điều khoản ngăn không cho người đi vay tham gia các dự án đầu tư rủi ro cao. Các điều khoản này có thể là người đi vay chỉ được sử dụng số tiền vay vào một số hoạt động cụ thể như mua trang thiệt bị máy móc. Cũng có những dạng điều khoản nghiêm cấm không cho tham gia vào một số hoạt động kinh doanh cụ thể, ví dụ như mua lại các doanh nghiệp khác. Dạng điều khoản khuyến khích người đi vay tham gia vào các hoạt động mà người cho vay mong muốn. Ví dụ như khuyến khích người vay trả góp mua bảo hiểm nhân thọ để có thể chi trả nợ trong trường hợp người này là lao động chính lại mà gặp tai nạn bất ngờ dẫn đến tử vong. Còn trong doanh nghiệp thì là các điều khoản yêu cầu doanh nghiệp duy trì vốn chủ sở hữu cao, duy trì một tỉ lệ nhất định tài sản vì đây là điều kiện giảm rủi ro đạo đức và giảm khả năng bị thiệt hại của người cho vay. Các điều khoản yêu cầu người đi vay duy trì tình trạng của các tài sản thế chấp trong tình trạng tốt và luôn nằm trong quyền sở hữu của người đi vay. Ví dụ như mua xe trả góp, người ta yêu cầu phải duy trì tình trạng của xe trong điều kiện nhất định, mua bảo hiểm khỏi trộm cắp và ngăn ngừa bán lại xe khi chưa thanh toán hết khoản vay ban đầu Các điều khoản yêu cầu công ty đi vay cung cấp các thông tin về hoạt động của công ty thường xuyên thông qua các dạng báo cáo kế toán, báo cáo thu nhập … để người cho vay dễ dàng kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Dạng cam kết này cho phép người cho vay có quyền thực hiện các cuộc kiểm toán và thanh tra sổ sách của công ty bất kỳ lúc nào. Trường hợp mà chúng tôi đề cập tới ở đây là một rủi ro của Ngân hàng Cổ phần Quốc tế (trụ sở số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Tháng 9/2003, ngân hàng trên sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ đã quyết định cho anh Nguyễn Quốc Khánh vay số tiền là 280 triệu đồng để mua chiếc xe Ford 16 chỗ. Hàng tháng anh sẽ phải hoàn trợ số nợ cũng như lãi cho ngân hàng Quốc Tế. Khi đã hoàn trả hết cả vốn lẫn lãi thì hợp đồng vay của anh mới được thanh lý, anh mới sở hữu chiếc xe đó, từ thời gian này cho đến lúc đáo nợ thì chiếc xe vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng. Xe có đăng kí bản gốc, chính chủ và được chính quyền địa phương xác nhận. Tháng 12/2003, anh Khánh bán chiếc xe đó cho chị Nguyễn Thị Đức Huyền với giá thỏa thuận là 24.800 USD mà chưa hoàn trả hết số nợ cũng như lãi cho ngân hàng (do đó chiếc xe này vẫn thuộc sở hữu của ngân hàng này). Khi đã giao tiền và nhận được xe, chị Huyền đã yêu cầu anh Khánh cùng ra chính quyền xin xác nhận theo bản mẫu của phòng CSGT. Chị Huyền sử dụng chiếc xe này vào việc kinh doanh gia đình trong 8 tháng tiếp theo và cho đến 8/2004, chồng chị bị cảnh sát 113 giữ lại với lý do tài sản này thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Khi đến trụ sở công an, chị Huyền biết được chiếc xe này năm trọng hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng cổ phân quốc tế và anh Khánh. Hợp đồng này vẫn chưa được thanh lý. Điều đáng nói ở đây là ngân hàng đã để anh Khánh cầm bản gốc giấy tờ xe khi chưa thanh toán hết khoản vay, hơn nữa giấy tờ này còn được xác nhận của chính quyền địa phương. Chị Huyền cho rằng chị mua xe có đầy đủ giấy tờ, lại có xác nhận của chính quyền thì chiếc xe này thuộc sở hữu của chị. Còn phía ngân hàng cho rằng chiếc xe là tài sản của mình (theo quy định thì điều này cũng không sai). Cái sai duy nhất ở đây là do sự thiếu giám sát tài sản thế chấp khi đã cho vay, dẫn đến bên vay đã bán 8 tháng mới biết, mà còn để bên vay cầm giấy tờ gốc của xe. Thực tế sau khi bên vay nhận tiền từ ngân hàng để mua xe, cán bộ tín dụng của Ngân hàng Cổ phần Quốc tế đã cùng bên vay đến Phòng CSGT làm thủ tục đăng ký cho chiếc xe đó và giữ giấy hẹn trả đăng ký xe của Phòng CSGT. Nhưng bên vay đã tự ý đến phòng CSGT để lấy đăng ký (không hiểu vì sao lại lấy được mà không cần có giấy hẹn). Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Ngân hàng Cổ phần Quốc tế biết chuyện nhưng không làm gì để lấy lại đăng ký từ tay bên vay? Đây là rủi ro mang tính đạo đức, ngân hàng không để chắc chắn người đi vay sẽ thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ phát lý, thực sự điều này nằm ngoài kiểm soát của ngân hàng. Hơn nữa, một cán bộ sẽ chịu trách nhiệm với một khách hàng, như vậy việc kiểm soát rất khó khăn. Trong trường hợp này, tài sản thế chấp lại là tài phương tiện giao thông vận tải, không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Mà nếu bên vay được giữ giấy tờ thì rủi ro của ngân hàng lại càng tăng cao, bên vay có thế bán tài sản thế chấp. Và trong trường hợp bên vay không giữ giấy tờ gốc, họ chỉ cần mua một tờ đơn báo mất đăng ký và xin cấp lại lần hai thì mua bán hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế nếu bên vay cố tình vi phạm hợp đồng thì ngân hàng cũng không thể kiểm soát được. Giờ thì bên vay trong hợ đồng tín dụng của ngân hàng cổ phần quốc tế đã biến mất. Tài sản thế chấp đang bị niêm phong, theo qui định của pháp luật thì ngoài ngân hàng thì tài sản cũng thuộc quyền sở hữu của chị Huyền. Vậy thì ai là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe ? 3.2.2.3 Trung gian tài chính Mặc dù các điều khoản có thể giúp hạn chế rủi ro, nhưng không thể loại trừ được tất cả rủi ro do không thể liệt kê hết các cam kết hay hạn chế, mặt khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRủi ro đạo đức và các công cụ giải quyết.doc
Tài liệu liên quan