Đề tài Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết cần nghiên cứu

Trong bối cảnh đại dịch cúm gia cầm đang lan rộng và gây nhiều ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nhiều nơi ở nước ta. Trong đó Đồng Tháp là một trong những tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu nhiều thiệt hại của dịch cúm. Nó không chỉ gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi gia cầm mà còn để lại nhiều hậu quả không nhỏ cho các lĩnh vực có liên quan: công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các ngành dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tính mạng của nhân dân. Do đó việc nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong lúc dịch cúm gia cầm còn tái diễn là đề tài mang tính nóng bỏng và thiết thực nhất. Đặc biệt, gà công nghiệp là loại gia cầm được sản xuất và tiêu thụ chiếm số lượng lớn trong tổng đàn gà của tỉnh. Nên vấn đề “Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp” được chọn để nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng đó là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Dịch cúm gia cầm xảy ra từ năm 2003 kéo dài đến nay đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng. Tổng số gia cầm bị giết và tiêu hủy gần 2 triệu con, trong đó gà chiếm hơn 50%. Các tác động của dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe của nhân dân. Bà con nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn về đời sống vì gia cầm không tiêu thụ được. Hoặc do bị tiêu hủy không phù hợp gây tác động xấu đến tình hình kinh tế-xã hội, và nông dân bị mất trắng và lâm vào cảnh cùng cực. Vì vậy đề tài được nghiên nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhà thu gom, nhà giết mổ và an toàn cho người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho xã hội.

Nhìn chung tỉ lệ các hộ nuôi gia cầm ở ĐBSCL khá lớn gần 20% tổng gia

cầm cả nước suốt 3 năm liền (xem bảng 1) dẫn đến việc tiêu thụ gia cầm chiếm số lượng nhiều trong tổng số lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội của cả nước. Riêng tỉnh Đồng Tháp chiếm tỉ lệ gần 10% (xem bảng 2) trong 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, đây là tỷ lệ khá cao trong vấn đề sản xuất gia cầm của vùng. Vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ gia cầm của tỉnh cũng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt với việc sản xuất và tiêu thụ gà thịt của tỉnh từ năm 2004 trở lại đây có phần giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm nhưng cũng còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn gia cầm của tỉnh gần 30% (xem bảng 3) trong đó có phần nhiều của gà công nghiệp. Điều này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lượng gia cầm trong tỉnh và của khu vực.

 

doc56 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự cần thiết cần nghiên cứu Trong bối cảnh đại dịch cúm gia cầm đang lan rộng và gây nhiều ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nhiều nơi ở nước ta. Trong đó Đồng Tháp là một trong những tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu nhiều thiệt hại của dịch cúm. Nó không chỉ gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi gia cầm mà còn để lại nhiều hậu quả không nhỏ cho các lĩnh vực có liên quan: công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các ngành dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tính mạng của nhân dân. Do đó việc nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm trong lúc dịch cúm gia cầm còn tái diễn là đề tài mang tính nóng bỏng và thiết thực nhất. Đặc biệt, gà công nghiệp là loại gia cầm được sản xuất và tiêu thụ chiếm số lượng lớn trong tổng đàn gà của tỉnh. Nên vấn đề “Sản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp” được chọn để nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng đó là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Dịch cúm gia cầm xảy ra từ năm 2003 kéo dài đến nay đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng. Tổng số gia cầm bị giết và tiêu hủy gần 2 triệu con, trong đó gà chiếm hơn 50%. Các tác động của dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe của nhân dân. Bà con nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn về đời sống vì gia cầm không tiêu thụ được. Hoặc do bị tiêu hủy không phù hợp gây tác động xấu đến tình hình kinh tế-xã hội, và nông dân bị mất trắng và lâm vào cảnh cùng cực. Vì vậy đề tài được nghiên nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhà thu gom, nhà giết mổ và an toàn cho người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho xã hội. Nhìn chung tỉ lệ các hộ nuôi gia cầm ở ĐBSCL khá lớn gần 20% tổng gia cầm cả nước suốt 3 năm liền (xem bảng 1) dẫn đến việc tiêu thụ gia cầm chiếm số lượng nhiều trong tổng số lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội của cả nước. Riêng tỉnh Đồng Tháp chiếm tỉ lệ gần 10% (xem bảng 2) trong 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, đây là tỷ lệ khá cao trong vấn đề sản xuất gia cầm của vùng. Vì vậy việc sản xuất và tiêu thụ gia cầm của tỉnh cũng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt với việc sản xuất và tiêu thụ gà thịt của tỉnh từ năm 2004 trở lại đây có phần giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm nhưng cũng còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn gia cầm của tỉnh gần 30% (xem bảng 3) trong đó có phần nhiều của gà công nghiệp. Điều này cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất và tiêu thụ lượng gia cầm trong tỉnh và của khu vực. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất cần vận dụng một số môn học như: Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế, Nghiên Cứu marketing, Thống Kê Ứng Dụng, Phương Pháp Phân Tích Kinh Tế Trong Nông Nghiệp và một số môn học khác có liên quan. Bảng 1: Tình hình nuôi gia cầm ở các vùng trọng điểm trong cả nước ĐVT: 1000 Con KHU VỰC NĂM  2003  2004  2005    SL  Tỷ lệ %  SL  Tỷ lệ %  SL  Tỷ lệ %   Đồng Bằng Sông Hồng  65.503  25,53  59.084  26,84  62.360  28,10   Đông Bắc  42.190  16,44  39.510  17,95  41.611  18,75   Tây Bắc  7.849  3,06  7.875  3,58  8.328  3,75   Bắc Trung Bộ  36.680  14,29  35.595  16,17  37.559  16,92   Duyên Hải Nam Trung Bộ  16.192  6,31  14.797  6,72  13.851  6.,24   Tây Nguyên  10.059  3,92  8.682  3,94  8.729  3,93   Đông Nam Bộ  24.674  9,62  17.050  7,74  16.125  7,27   Đông Bằng Sông Cửu Long  53.466  20,84  37.565  17,06  33.352  15,03   Tổng Cộng  256.613  100  220.158  100  221.915  100   (Nguồn: Niên giám thống kê 2005) Bảng 2: Tình hình chăn nuôi gia cầm ở các tỉnh ĐBSCL ĐVT: 1000 con NĂM  2003  2004  2005   TỈNH  SL  Tỷ lệ %  SL  Tỷ lệ %  SL  Tỷ lệ %   Vĩnh Long  5.834  10,91  5.952  15,84  4.607  13,81   Tiền Giang  5.801  10,85  4.597  12,24  4.078  12,23   Bến Tre  5.622  10,52  2.705  7,20  2.660  7,98   Kiên Giang  5.360  10,03  3.044  8,10  2.858  8,57   Cần Thơ  5.150  9,63  1.553  4,13  1.216  3,65   Long An  5.092  9,52  2.117  5,64  1.917  5,75   Trà Vinh  4.080  7,63  3.458  9,21  2.431  7,29   Đồng Tháp  3.801  7,11  3.086  8,22  3.100  9,29   An Giang  3.698  6,92  2.606  6,94  2.835  8,50   Sóc Trăng  3.506  6,56  1.917  5,10  2.132  6,39   Bạc Liêu  2.192  4,10  1.401  3,73  1.116  3,35   Cà Mau  1.327  2,48  822  2,19  647  1,94   Hậu Giang  -  -  2.303  6,13  1.750  5,25   Tổng cộng  53.466  100  37.565  100  33.352  100   (Nguồn: Niên giám thông kê 2005) Bảng 3: Số lượng gia cầm được nuôi của tỉnh Đồng tháp ĐVT: con NĂM  2004  2005  2006   Đối tượng  SL  %  SL  %  SL  %   Gà  1.353.243  43,81  1.075.744  34,68  1.019.098  27,68   Vịt  1.499.083  48,54  1.848.097  59,57  2.527.947  68,67   Ngan, Ngỗng  236.310  7,65  178.323  5,75  134.286  3,65   Tổng cộng  3.088.636  100  3.102.164  100  3.681.331  100   (Nguồn: Phòng Kế Hoạch của Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp) 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp nhằm xác định chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt, các thương lái mua bán gà thịt và các lò giết mổ. Từ đó có những biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng kênh phân phối sau cúm gia cầm. Mục tiêu cụ thể Dựa vào mục tiêu chung, đề tài sẽ lần lược giải quyết các vấn đề cụ thể sau: - Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ gà thịt ở Đồng Tháp. - Phân tích hệ thống kênh phân phối của sản phẩm gà thịt ở Đồng Tháp. - Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất gà thịt và làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm thịt gà của tỉnh Đồng Tháp 1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định - Giả thiết người sản suất vẫn lời cao và muốn mở rộng quy mô sản xuất gà thịt. - Giả thiết mức tiêu thụ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt gà không đổi trong lúc dịch cúm gia cầm xảy ra. - Giả thiết kênh phân phối gà trong tỉnh mạnh hơn kênh phân phối sản phẩm gà thịt ngoài tỉnh. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu - Gà thịt được sản xuất như thế nào? Hiệu quả kinh tế của người sản xuất gà thịt cao hay thấp? - Sản phẩm gà thịt từ người sản xuất đến người tiêu thụ qua những trung gian nào? Lợi ích kinh tế và hiệu quả của các khâu tham gia vào quá trình tiêu thụ đó như thế nào? - Làm thế nào để có sản phẩm thịt gà thịt sạch tiêu thụ ở Đồng Tháp? - Hình thức tiêu thụ gà thịt là gì? Những khó khăn trong tiêu thụ gà thịt? - Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thịt hiệu quả kinh tế-xã hội sẽ như thế nào? PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại các xã, huyện, thị thuộc tỉnh Đồng Tháp với các số liệu được điều tra trực tiếp tại các xã, huyện, thị được chọn. Phạm vi về thời gian - Thời gian số liệu: những thông tin về số liệu lấy thứ cấp của đề tài được lấy từ năm 2004 về sau. Và số liệu sơ cấp được lấy trực tiếp từ điều tra bằng các bảng câu hỏi trong thời gian thực hiện đề tài. - Thời gian thực hiện đề tài: từ 05/03/2007 đến 11/06/2007 Đối tượng nghiên cứu - Nhà sản xuất, nhà trung gian mua bán gà thịt. - Lò mổ, các nhà chế biến sản phẩm gà thịt, và một số đối tượng liên quan khác. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN - Mai Văn Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinant in the pig industry in South Vietnam”, UPLB, the Philippines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function) và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông Nam Bộ) - Mai Văn Nam, 2004;”Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở ĐBSCL: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt nam-Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn quy mô tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn, 2004: “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng nông thôn sâu – ngập lũ ĐBSCL nhằm cải thiện đời sống của nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA) và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa – cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở ĐBSCL. - Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA), mô hình Probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu tín dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. - Nguyễn Thị Thanh Giang, 2006; “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), phương trình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp theo hình thức gia công. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm về hình thức chăn nuôi, khái niệm về chi phí, doanh thu và lợi nhuận Các hình thức chăn nuôi Đối với gà, hiện nay Đồng Tháp đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu đó là: Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ (chăn nuôi quảng canh), chăn nuôi bán công nghiệp (qui mô vừa, thả vườn), chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung). a) Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ: Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời. Đặc điểm là gia cầm được nuôi thả rong, gia cầm tự ấp và nuôi con, tự tìm kiếm thức ăn là chính. Do vậy môi trường chăn nuôi không đảm bảo nên gia cầm dễ mắc bệnh, dễ lây lan mỗi khi có dịch xảy ra, tỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt 50-55%) và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này không cần đầu tư lớn, phù hợp với các giống gia cầm địa phương và chất lượng thịt ngon. b) Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Đặc điểm của phương thức này là quy mô đàn gia cầm từ 100 – 300 con, vừa kết hợp nuôi thả vườn, vừa bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao hơn phương thức trên. Thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ. c) Phương thức chăn nuôi công nghiệp: Ở tỉnh Đồng Tháp chưa có trại nuôi gia cầm giống. Nhìn chung chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển, vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. 2.1.1.2 Tìm hiểu một số chi phí trong chăn nuôi gà Trong chăn nuôi gà công nghiệp chi phí chăn nuôi là tất cả những loại phí bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm gà bán cho thương lái. Trong việc nuôi gà thịt bao gồm các loại chi phí sau: chi phí con giống, chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí mua các công cụ và thiết bị chăn nuôi bắt buột như: máng ăn, đèn điện sưởi ấm, chi phí lao động thuê và chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí mua chất độn chuồng, chi phí tiền điện, chi phí tiền nước, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê bác sĩ thú y (nếu có), chi phí tiền điện thoại liên lạc, chi phí sửa chửa chuồng trại (nếu có), chi phí lãi vay (bao gồm cả vay ngân hàng và vay ngoài), chi phí thuê nhân công bắt gà trong mỗi đợt xuất gà, chi phí vận chuyển và chi phí khác (nếu có). Tất cả các chi phí vừa nêu được đưa vào các nhóm chi phí cụ thể sau đây: Biến phí (variable cost) Biến phí là những khoản mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của người nuôi. Trong chăn nuôi gà lấy thịt thì biến phí bao gồm: chi phí con giống, chi phí mua các công cụ và thiết bị chăn nuôi bắt buột, chi phí lao động thuê và chi phí lao động nhà quy ra tiền, chi phí mua chất độn chuồng, chi phí tiền điện, chi phí tiền nước, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê bác sĩ thú y (nếu có), chi phí thuê nhân công bắt gà trong mỗi đợt xuất gà, chi phí vận chuyển và chi phí khác (nếu có). Tất cả các chi phí vừa nêu đều phát sinh tùy thuộc vào số lượng gà được nuôi trong mỗi vụ, nếu số lượng gà được nuôi nhiều thì các chi phí trên cũng phát sinh nhiều, hay nói khác hơn là các chi phí trên tỉ lệ thuận với số lượng gà được nuôi và thời gian nuôi. Định phí (fixed cost) Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của người nuôi. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại, nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù người nuôi có tiếp tục nuôi hay không tiếp tục nuôi (sau khi nuôi vụ 1 mà chưa khấu hao hết) thì vẫn tồn tại định phí, ngược lại khi người nuôi tăng mức độ chăn nuôi lên thì định phí trên một mức độ sẽ giảm dần. Từ định nghĩa trên thì định phí trong nuôi gà công nghiệp bao gồm: chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí mua thiết bị và công cụ chăn nuôi, chi phí điện thoại liên lạc, chi phí lãi vay, và một số định phí khác (nếu có). Chi phí hỗn hợp (mixed cost) Chi phí hỗn hợp là những mục chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn nhau. Chi phí cơ hội (opportunity cost) Chi phí cơ hội là một phần thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện một hành động này thay thế một hành động khác. Doanh thu và lợi nhuận trong chăn nuôi gà Doanh thu Doanh thu của người nuôi là toàn bộ số tiền mà người nuôi có được sau khi bán sản phẩm gà thịt trong mỗi đợt xuất gà xong. Ngoài ra, doanh thu của người nuôi còn có thêm một số khoản thu nhập khác từ tiền bán các sản phẩm phụ của việc chăn nuôi gà thịt như: thu từ việc bán chất độn chuồng (bao gồm trấu và phân), thu từ việc chăn nuôi thêm để tận dụng những lợi phẩm thu được từ việc nuôi gà. Ví dụ: nuôi cá (tận dụng nguồn phân gà làm thức ăn cho cá), nuôi trăn, cá sấu (tận dụng số gà chết để cho ăn)… Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của việc chăn nuôi. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong chăn nuôi sẽ bằng tất cả các khoản thu nhập của người nuôi trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người nuôi đã bỏ ra để phục vụ cho việc chăn nuôi. Thu nhập ròng (TNR) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (tính luôn lao động nhà). Cơ sở lý luận về kênh phân phối Khái niệm kênh phân phối Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các thành viên của kênh phân phối thực hiện một số chức năng rất quan trọng. Chuỗi sản phẩm Là những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ thành viên đầu tiên đến thành viên cuối cùng nhằm vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy chuỗi sản phẩm là vạch ra kế tiếp các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu (sản xuất) đến điểm kết thúc (tiêu thụ sản phẩm cuối cùng). Mạch sản phẩm Là khoảng cách giữa hai thành viên. Mạch sản phẩm chứa đựng mối quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch, giá trị của sản phẩm sẽ được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra của từng thành viên. Thành viên trong chuỗi sản phẩm Là những bộ phận hay thành phần tham gia vào chuỗi sản phẩm, có sự hoạt động độc lập và quyết định hành vi của mình. Có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự logic cho chuỗi sản phẩm. Mỗi thành viên chỉ có thể tham gia duy nhất một mắc xích của chuỗi hàng hay nhiều mắc xích của chuỗi hàng. Mỗi thành viên thường được đặt tên trùng với chức năng của thành viên. Ví dụ: hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ thu gom có chức năng thu gom hàng hoá, hộ giết mổ, chế biến có chức năng giết mổ chế biến. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong chuỗi hàng. Các thành viên đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các thành viên đứng trước kề nó cho đến khi chức năng của thành viên cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta có sản phẩm cuối cùng của chuỗi hàng. Sản phẩm Trong chuỗi hàng hóa, mỗi thành viên đều tạo ra được sản phẩm riêng của mình. Sản phẩm của thành viên trước là chi phí trung gian của các thành viên kề sau nó. Sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng là sản phẩm cuối cùng của chuỗi hàng. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - Chọn một số huyện đặc trưng có liên quan chăn nuôi và tiêu thụ gà thịt trong tỉnh Đồng Tháp. Theo cách chọn vùng ngẫu nhiên đúng với phương pháp nghiên cứu thì ta chọn ra 3 huyện đại diện cho các huyện trong tỉnh căn cứ vào số lượng nuôi của mỗi huyện: Chọn huyện có số lượng nuôi cao nhất, trung bình và thấp nhất trong tỉnh. - Theo bảng 4, các huyện được chọn là: huyện Hồng Ngự, huyện Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Bảng 4: Tình hình chăn nuôi gà của các huyện vào cuối quý I năm 2007 ĐVT: con HUYỆN/THỊ XÃ  SỐ LƯỢNG  TỶ LỆ %   TX Cao Lãnh  35.228  4,95   TX Sa Đéc  12.284  1,73   Tân Hồng  44.446  6,24   Hồng Ngự  156.721  22,02   Tam Nông  57.198  8,04   Thanh Bình  65.627  9,22   Tháp Mười  59.889  8,41   Cao Lãnh  86.387  12,14   Lấp Vò  30.282  4,25   Lai Vung  81.282  11,42   Châu Thành  82.370  11,57   Tổng Cộng  711.714  100   (Nguồn: Phòng Chăn Nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp) 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan thuộc xã, huyện, tỉnh của Đồng Tháp, thu thập từ sách, báo, mạng Internet, niên giám thống kê và các đề tài nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 28 hộ chăn nuôi nhỏ và lớn, 9 người thu gom và 3 lò giết mổ. Tổng cộng có 40 mẫu phỏng vấn thu thập số liệu sau đó tập hợp số liệu và phân tích số liệu bằng các phương pháp thích hợp trong phân tích kinh tế. Các xã, huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp được chọn điều tra số liệu là: + Thị xã Sa Đéc: xã Tân Phú Trung, 3 mẫu phỏng vấn. + Huyện Châu Thành: xã Tân Bình, xã Tân Phú, 12 mẫu phỏng vấn. + Huyện Lai Vung: xã Tân Hòa, xã Long Hậu, 11 mẫu phỏng vấn. + Huyện Lấp Vò: xã Mỹ Hưng A, xã Mỹ Hưng B, 13 mẫu phỏng vấn. Phương pháp phân tích số liệu Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài: - Phương pháp hồi quy tuyến tính và phương pháp tính chi phí trung bình. - Phương pháp chuỗi sản phẩm (CCA: Commodity Chain Analysis). - Phương pháp tổng kết đưa ra kiến nghị. 2.2.3.1 Phương trình hồi quy tuyến tính Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/kg), chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng:  Trong đó: Y là biến phụ thuộc Xi (i=1, 2, 3…, k) là biến độc lập. Các tham số được tính toán từ phần mềm Excel Kết quả in ra từ phần mềm Excel có các thông số sau: - Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple correlation coefficient), nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phu thuộc Y và các biến độc lập X, R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ. - R2: hệ số xác định (Multiple coefficient of determination): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các Xi. - R2: hệ số xác định đã điều chỉnh (Adjusted coefficient ò determination): dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. - Standar error: sai số chuẩn cả phương trình. - Observation (n): số mẫu quan sát. - Regression: hồi quy. - df: độ tự do  - SS (sum of squares): tổng bình phương. - SSR (regresstion sum of squares): tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy. - SSE (error sum of squares): Phần biến động còn lại (còn gọi là dư số): là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong mô hình hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên. - SST (total sum of squares): tổng biến động của Y  SST = SSR + SSE - SSR càng lớn, mô hình hồi quy càng có độ tin cậy cao trong việc giải thích biến động của Y. * Đối với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất chuồng thì: Y: Tổng trọng lượng xuất chuồng X1: Số lượng gà chăn nuôi của mỗi vụ X2: Số lượng gà bị chết. X3: Số lao động X4: Lượng thức ăn Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổng trọng lượng xuất chuồng của các trại nuôi nhưng yếu tố số lượng gà được chăn nuôi, số lượng gà bị chết ở mỗi vụ là những yếu tố chủ yếu làm tăng hoặc giảm tổng trọng lượng gà xuất chuồng. * Đối với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi thì: Y: Lợi nhuận của người nuôi X1: Chi phí con giống X2: Chi phí thức ăn X3: Chi phí thú y X4: Chi phí lao động X5: Chi phí xây dựng chuồng trại X6: Chi phí công cụ, dụng cụ Các chi phí cao bao giờ cũng làm giảm lợi nhuận của người nuôi vì vậy trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt thì việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận rất cần thiết nhằm giảm được chi phí trong chăn nuôi để người nuôi thu được lợi nhuận cao hơn. Có rất nhiều loại chi phí ảnh hưởng đến thu nhập điển hình là các chi phí vừa nêu trên thường gây ra sự tăng giảm rất lớn đến thu nhập của người nuôi. 2.2.3.2 Phương pháp tính trung bình các chi phí và lợi nhuận Đây là phương pháp dùng để đánh giá từng mức chi phí trung bình mà người chăn nuôi, người thu gom, lò mổ bỏ ra để có được sản phẩm sau cùng Phương pháp này tìm ra kết luận về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của gà công nghiệp thịt, từ đó xác định phương hướng phát triển trong chăn nuôi và trong tiêu thụ là cần duy trì những nhân tố có ích, hạn chế những nhân tố có hại nhằm giảm được chi phí và tăng được lợi nhuận cho người dân góp phần phát triển xã hội. Phương pháp tính chi phí trung bình được sử dụng trong đề tài chính là việc so sánh giữa các chi phí mà người nuôi sử dụng trong việc chăn nuôi với thu nhập (hay lợi nhuận) mà người nuôi nhận được của mỗi đợt nuôi. Để từ đó tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc chăn nuôi (nếu lợi nhuận thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì khuyến khích các hộ nuôi tiếp tục chăn nuôi, còn ngược lại thì đề xuất các giải pháp khắc phục để nâng cao lợi ích hay chuyển đổi sang các phương án sản xuất, chăn nuôi khác thu được lợi nhuận cao hơn). 2.2.3.3 Phương pháp phân tích chuỗi sản phẩm (CCA:Commodity Chain Analysis) Là phương pháp phân tích chuỗi sản phẩm liên tiếp từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Với cách tiếp cận phân tích sản phẩm cho phép phân tích toàn bộ quá trình vận hành của chuỗi sản phẩm, chỉ ra được những ưu nhược điểm của toàn bộ quá trình từ sản suất đến tiêu thụ sản phẩm. Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG THÁP GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Vị trí địa lý - Đồng Tháp là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông MêKông. Phía Bắc giáp Campuchia, Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Phía Tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ. Với Thành phố Cao Lãnh (loại 3) vừa được chính phủ xác nhận vào năm 2006 và Thị xã Sa Đéc là 2 đô thị lớn. Đồng Tháp cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km đường bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSản xuất và tiêu thụ gà thịt công nghiệp.doc
Tài liệu liên quan