Đề tài So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi nuôi trồng ở hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương I, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

1.2.1. Ý nghĩa khoa học 2

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

1.3 Mục đích của đề tài 3

PHẦN 2 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1.1. Sơ lược lịch sử về nuôi trồng nấm Linh Chi 4

2.1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh Chi 6

2.1.2.1.Mũ nấm 6

2.1.2.2. Thể sinh sản 6

2.1.2.3. Cuống nấm 7

2.1.2.4. Bào tử 7

2.1.3. Chu kỳ sống của nấm Linh Chi 8

2.1.4. Đặc tính dược học của Linh Chi. 9

2.1.4.1. Thành phần hóa dược cơ bản và đặc tính dược lý của nấm Linh Chi. 9

2.1.4.2. Tác dụng trị liệu cơ bản của nấm Linh Chi 11

2.1.5. Các công nghệ nuôi trồng nấm Linh Chi trong nước và trên thế giới 13

2.1.5.1. Quy trình nuôi trồng trên gỗ khúc 13

2.1.5.2. Quy trình nuôi trồng trên giá thể tổng hợp 15

2.1.6. Tiềm năng của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế với việc trồng nấm 17

2.1.6.1. Điều kiện tự nhiên 17

2.1.6.2. Tình hình kinh tế- xã hội 22

2.1.6.3. Khái quát về đời sống văn hoá 25

2.1.6.4. Tiềm năng về nguồn nguyên liệu 25

 

PHẦN 3 27

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG&PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. Đối tượng nghiên cứu 27

3.2. Nội dung nghiên cứu 27

3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28

3.4. Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 28

3.4.2. Phương pháp theo dõi 29

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 30

3.5. Cách làm môi trường của các cấp giống 30

3.6.Giá thể thí nghiệm (bịch môi trường) 31

3.7. Thao tác trong cấy giống 32

PHẦN 4 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển hệ sợi của các chủng giống nấm Linh Chi 33

4.1.1 Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi nuôi cấy đến lan 1/2 bịch 33

4.1.2. Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi cấy đến giai đoạn lan kín bịch 33

4.1.3. Thời gian sinh trưởng hệ sợi đến ngày tưới đón nấm 34

4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của quả thể . 35

4.2.1. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn ra mầm quả thể 35

4.2.2. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn hình thành tán 37

4.2.3. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn thu hoạch 38

4.3. Đặc điểm về hình thái giữa các chủng giống nấm Linh Chi 40

4.3.1. Chiều cao cuống của các chủng giống thí nghiệm 40

4.3.2. Đường kính cuống của các chủng giống thí nghiệm 43

4.3.3. Đường kinh tán nấm Linh Chi 45

4.3.4. Độ dày tán 48

4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn cơ chất nền và chủng giống đến năng suất của nấm Linh Chi. 50

4.5. Tỷ lệ năng suất khô/tưôi 53

4.6. So sánh về tỉ lệ nhiễm bệnh của các chủng giống nấm Linh Chi 56

4.7. Quy trình nuôi trồng nấm Linh Chi 57

4.7.1. Chuẩn bị nơi nuôi trồng 57

4.7.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu 57

4.7.3. Giống 57

4.7.4. Phối trộn cơ chất 58

4.7.5. Khử trùng bịch nấm 58

4.7.6. Cấy giống 59

4.7.7. Nuôi ủ trong bóng tối 59

4.7.8. Tưới đón nấm 59

4.7.9. Thu hoạch 60

4.7.10. Sâu và bệnh hại 60

PHẦN 5 62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62

5.1. Kết luận 62

5.2. Đề nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHẦN PHỤ LỤC

CÁC SỐ LIỆU ĐƯỢC XỬ LÝ TRÊN PHẦN MỀM SXW

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ

 

doc71 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi nuôi trồng ở hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương I, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 18,6 85 53 11 52 186 05/2006 27,3 36,0 18,7 80 39 11 60 239 06/2006 30,1 39,6 24,3 73 41 4 13 279 (Nguồn: Trung tâm KTTV Thừa Thiên Huế, 2005-2006.) Qua các số liệu về khí tượng ta thấy nhiệt độ trung bình và ẩm độ trung bình thích hợp cho nấm Linh Chi sinh trưởng và phát triển. Chế độ thuỷ văn Dòng chảy của sông ngòi trên địa bàn huyện là sản phẩm trực tiếp của mưa nên phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Vùng mưa nhiều thì dòng chảy nhiều, dòng chảy chủ yếu tập trung vào mùa lũ ( tháng 9, tháng 12 ). Tổng lượng dòng chảy lũ chiếm 80 - 85 %/ năm đối với năm nhiều nước đặc biệt, 65 - 70 %/ năm đối với năm trung bình, 45-50%/ năm đối với năm ít nước. Khu vực huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn Sông Hương và có các chế độ thuỷ văn như sau: + Diện tích lưu vực: 3.000 km2 + Lưu lượng mùa lũ là 12.000 m3./s + Lưu lượng mùa kiệt là 1 m 3 / s Thực tế cho thấy lưu lượng ngày tháng kiệt thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 8, đôi khi xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn, dao động trong khoảng 1 tháng. Theo kết quả tính sơ bộ lưu lượng kiệt nhất ngày trong năm của lưu vực sông Hương là 8 m3/s. Vì vậy, những biện pháp tích cực trong mùa mưa để điều tiết phục vụ dùng nước trong mùa khô là cần thiết. Ngoài ra con sông chính cấp nước cho vùng Nam sông Hương đổ qua huyện Phú Vang là sông Lợi Nông- Đại Giang dài 27 km và một nhánh rẻ lớn khác của sông Hương là sông La Ỷ- Chợ Nọ, lưu vực của sông này bao gồm thị trấn Thuận An và Xã Phú Thanh. Nhánh rẽ của sông Lợi Nông là sông Như Ý có chiều dài 12 km. Lưu vực của sông này bao gồm các xã như: Phú Dương, Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Tân, Phú An và Phú Mỹ. Từ sông này có nhiều rạch nước dẫn vào khu vực sản xuất như vùng Mộc Hàng, Phú Khê, Vinh Vệ, Cầu Lông và Xuân Lương Hồ. 2.1.6.2. Tình hình kinh tế- xã hội Dân số và lao động Tổng số dân đến năm 2004: 181.149 người, mật độ 647người/km2 Tổng số lao động: 84.757 người, chiếm 46,78% dân số của huyện. Lao động đang làm việc ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản có mức độ thu hút đông nhất ,chiếm 89% .Tuy nhiên phần lớn người dân ở khu vực làm nghề cá có trình độ văn hoá thấp,tỷ lệ thất nghiệp cao và đây là một trong những điểm khó khăn làm cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tình hình sản xuất và cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp năm 2001- 2005 Bảng 4. Diện tích một số cây trồng qua các năm (ha) Năm Diện tch 2001 2002 2003 2004 2005 1. Cây lương thực - La + Đông Xuân + Hỉ Thu - Ng: - Khoai lang - Sắn 10.297 5.815 4.482 100 1.480 644 10.287 5.704 4.583 102 1.453 685 10.293 5.647 4.646 82 1.188 816 10.254 5.535 4.719 82 1.100 860 10.211 5.410 4.801 82 1.120 1.235 2. Cây thực phẩm -Rau câc loại - Đậu các loại 850 418 856 425 1.019 437 1.100 440 1.150 440 3. Cây CN hàng năm - Lạc: - Vừng 424 129 432 174 450 175 517 175 530 180 4.Cây ăn quả 7 42 42 42 42 (Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phú Vang, TT Huế 2001-2005) Bảng 5: Năng suất một số cây trồng chính 2001-2005( tạ/ha) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Lúa cả năm - Đông Xuân - Hỉ Thu 37 35,52 38,92 38,41 41 35,2 44,54 46,55 42,1 47,01 47,60 46,32 44,03 40,33 48,22 Ng 18 18 20,24 20 22,07 Khoai lang 55,54 55,45 56,48 56,08 57,7 Sắn 59,1 68 104 105 205 Lạc 15,57 16,59 17,61 17,36 18,1 Vừng 1,63 1,60 1,64 1,64 1,65 Rau câc loại 85,44 84,5 91,27 87,51 88,30 Đậu các loại 3,83 3,83 4,05 4,09 40 (Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phú Vang, TT Huế 2001-2005) Bảng 6: Sản lượng một số cây trồng chính qua các năm ( Tấn ) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 La: Cả năm - Đông Xuân - Hè Thu 38.097 20.655 17.442 39.522 23.393 16.129 45.843 26.287 19.556 48.207 26.349 21.858 44.969 21.819 23.150 Ng 180 184 167 164 181 Khoai lang 8.220 8.058 6.710 6.618 6.462 Sắn 3.860 4.658 8.470 9.030 7.875 Lạc 660 717 793 897 959 Vừng 20,99 28,11 29,0 29,01 29,70 Rau các loại 7.262 7.233 9.300 9.626 10.155 Đậu các loại 160 163 177 180 176 (Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Phú Vang, TT Huế 2001-2005) 2.1.6.3. Khái quát về đời sống văn hoá Giáo dục, y tế Trong lĩnh vực giáo dục qua số liệu thống kê cho thấy ở Phú Vang đến năm 2004 hầu hết các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, có trường PTTH cơ sở, đảm bảo cho con em trên địa bàn dân cư được học tập, mặt bằng dân trí được nâng cao là cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp khi được chuyển giao. Trong lĩnh vực Y tế: 100% các xã đều có cơ sở y tế xã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, bệnh viện huyện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo sức lao động cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng Nông thôn Qua kết quả điều tra, thống kê cho thấy 100% số xã có sử dụng điện, 100% số xã có đường ô tô đến xã, 100% xã có trạm truyền thanh; 100% xã có trường cấp I và trạm xá xã. . Qua kết quả trên cho thấy điều kiện văn hoá nông thôn đang trên đường phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi; Đời sống văn hoá, xã hội được nâng lên rõ rệt, là cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức về giải pháp công nghệ, kỹ thuật canh tác trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội tại các vung nông thôn nói chung và việc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 2.1.6.4. Tiềm năng về nguồn nguyên liệu - Mùn cưa: Thừa Thiên- Huế với nguồn tài nguyên về rừng rất dồi dào, nếu được quản lý và khai thác hợp lý sẽ cho ra một khối lượng không nhỏ về mùn cưa, cành, lá trong quá trình khai thác gỗ. Về diện tích cây cao su của Thừa Thiên- Huế theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện 6.363,6 ha, hàng năm sẽ có hàng trăm ha do già cỗi, năng suất thấp được thanh lý, chế biến thành gỗ xuất khẩu, do đó sẽ cho một lượng mùn cưa khá lớn. Ngoài ra huyện Phú Vang còn có diện tích lạc là 530 ha (năm 2005), hàng năm thu về sản phẩm chính là quả lạc còn có vỏ lạc. Cây sắn là cây có diện tích khá lớn 1.235 ha hàng năm cho thu hoạch khoảng 7.875 tấn củ đồng thời thân cây sắn cũng là nguyên liệu để làm giá thể cho nấm Tất cả các loại phế thải này cộng với điều kiện khí hậu thích hợp thì việc nuôi trồng nấm Linh Chi ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế sẽ rất thuận lợi. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG&PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ba chủng giống nấm Linh Chi được tuyển chọn từ Viện Di Truyền Nông Nghiệp Hà Nội và chủng giống Giống Ganoderma lucidum nguồn gốc Đà Lạt đã trồng nhiều năm ở địa phương được dùng làm đối chứng. - G1: Chủng giống Ganoderma lucidum L, nguồn gốc Trung Quốc - G2: Chủng giống Ganoderma lucidum K, nguồn gốc Trung Quốc - G3: Chủng giống Ganoderma lucidum DL, nguồn gốc Đà Lạt - G4: Chủng giống Ganoderma lucidum X, nguồn gốc Trung Quốc Cơ chất: Các nguồn phế thải như mùn cưa cao su, bã vỏ lạc là nguyên liệu chính để nuôi trồng Linh Chi. Tỷ lệ phối trộn : - N1: 96,5 % mùn cưa cao su + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo - N2: 67,6 % mùn cưa cao su + 28,9 % bã vỏ lạc + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo - N3: 57,9 % mùn cưa cao su + 38,6 % bã vỏ lạc + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo 3.2. Nội dung nghiên cứu Thực hiện việc nuôi trồng nấm Linh Chi trên các công thức phối trộn cơ chất nền khác nhau để tìm ra các công thức trộn tốt nhất. Quan sát và theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của bốn chủng giống nấm Linh Chi để so sánh: - Thời gian sinh trưởng của hệ sợi: (ngày). - Chiều dài cuống nấm: (cm). - Đường kính cuống nấm: (cm). - Độ dày tán nấm: (cm). - Đường kính tán nấm: (đơn vị cm). - Năng suất tươi (g/bịch): Được tính trọng lượng trung bình của nấm tươi trên một bịch cơ chất khi thu hoạch. -Năng suất khô (g/bịch): Được tính trọng lượng trung bình của nấm khô trên một bịch cơ chất khi thu hoạch. -Tỷ lệ khô/ tươi : là tỷ lệ giữa khối lượng nấm khô/khối lượng nấm tươi. Xây dựng hoàn chỉnh quy trình về nuôi trồng nấm Linh Chi trên các phế thải nông nghiệp của địa phương cho các chủng giống được lựa chọn. 3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.3.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài bắt đầu từ tháng 8/2005 đến tháng 7/2006. 3.3.2. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện tại Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối đầy đủ ngẫu nhiên RCB, với 3 lần lặp lại. Mỗi chủng giống gồm 10 bịch. Bảng 7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Khối I 6 3 8 4 7 10 1 11 2 5 12 9 Khối II 5 2 9 7 12 11 6 10 1 8 4 3 Khối III 9 11 7 1 3 4 2 12 8 6 10 4 Ký hiệu Tổ hợp Ký hiệu Tổ hợp 1 G1+N1 7 G3+N1 2 G1+N2 8 G3+N2 3 G1+N3 9 G3+N3 4 G2+N1 10 G4+N1 5 G2+N2 11 G4+N2 6 G2+N3 12 G4+N3 3.4.2. Phương pháp theo dõi - Thời gian sinh trưởng của hệ sợi: Khi hệ sợi lan kín bịch thì chiếm khoảng thời gian bao nhiêu ngày (ngày). - Đường kính tán nấm: Dùng thước đo tán nấm ở nơi rộng nhất (được tính theo đơn vị cm). - Độ dày tán nấm: Dùng thước kẹp đo ở nơi dày nhất của tán nấm (cm). - Đường kính cuống nấm: dùng thước kẹp đo ở vị trí giữa cuống nấm (cm). - Chiều dài cuống nấm: Được đo từ nơi gốc nấm đến nơi phát sinh ra tán nấm (cm). - Năng suất tươi (g/bịch): Được tính trọng lượng trung bình của nấm tươi trên một bịch cơ chất khi thu hoạch. -Năng suất khô (g/bịch): Được tính trọng lượng trung bình của nấm khô trên một bịch cơ chất khi thu hoạch. -Tỉ lệ bệnh hại: Là tỉ lệ giữa số bịch cơ chất bị nhiễm trên tổng số bịch cơ chất được cấy -Tỷ lệ khô/ tươi : là tỷ lệ giữa khối lượng nấm khô/khối lượng nấm tươi. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Excel kết hợp với phần mền SXW để lượng hoá từng vấn đề mà nội dung nghiên cứu đề ra. 3.5. Cách làm môi trường của các cấp giống Môi trường giống cấp I: Gồm dịch chiết khoai tây, đường glucose và agar được làm theo cách sau: (với 200g khoai tây/1 lít dung dịch) khoai tây được gọt vỏ, cắt nhỏ thành từng miếng, đun sôi với 1,2 lít nước đun cạn đến khi còn 1 lít lọc bỏ xác khoai tây lấy dịch sau đó thêm vào 20g đường glucose cùng với 15 - 20g agar đun sôi khuấy đều trong 10 phút. Dung dịch này sẽ được đổ vào ống nghiệm khoảng 5ml/ống sau đó để nguội môi trường sẽ đông cứng, dùng bông không thấm nước nút ống nghiệm. Các ống nghiệm sẽ được hấp khử trùng trong nồi Autoclave với thời gian 30 phút ở áp suất 1 atm. Các ống nghiệm được lấy ra và đặt nghiêng sao cho môi trường trong ống cách nút bông khoảng 2cm (đặt nghiêng để diện tích của môi trường lớn nhất cho hệ sợi của nấm phát triển) sau đó bọc giấy đầu ống nghiệm. Môi trường giống cấp II (Giống sơ cấp): Các loại hạt ngũ cốc được sử dụng làm cơ chất để nuôi cấy thường dùng là lúa hạt. Lúa sẽ được vo sạch vớt bỏ các hạt lép, sâu mọt. Được nấu trong nồi áp suất với thời gian khoảng 45 phút sao cho hạt lúa vừa nứt vỏ trấu là tốt, lúa sẽ được vớt và cho vào bình đựng giống (khoảng 1/2 bình) dùng bông không thấm nước nút miệng bình, dùng giấy bọc ở đầu miệng bình, các bình sẽ được hấp khử trùng với thời gian 60 phút, nhiệt độ 1270C với áp suất 1,5 atm. Lúa sẽ được để nguội và cấy giống cấp I vào. Giống sản xuất: Các đoạn thân của cây sắn được cưa khoảng 12cm mỗi đoạn chẻ ra làm 4 phần được ngâm trong nước vôi nồng độ 1,5% sau đó để ráo nước và cho vào bình đựng giống, nút bông, bịt giấy. Hấp khử trùng với áp suất 1,5 atm, nhiệt độ 1270C, 120 phút lấy ra để nguội cấy giống cấp II vào. Sau khoảng 10 - 20 ngày ta có thể sử dụng làm giống đưa ra sản xuất. 3.6.Giá thể thí nghiệm (bịch môi trường) Cơ chất: Các nguồn phế thải mùn cưa cao su, bã vỏ lạc là nguyên liệu chính để nuôi trồng Linh Chi. Tỷ lệ phối trộn : - N1: 96,5 % mùn cưa cao su + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo - N2: 67,6 % mùn cưa cao su + 28,9 % bã vỏ lạc + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo - N3: 57,9 % mùn cưa cao su + 38,6 % bã vỏ lạc + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo Ta phối trộn mùn cưa cao su ,vỏ lạc tỷ lệ như trên với nước vôi có nồng độ 1,5 % trộn đều với MgSO4 0,1 % . Tiến hành đảo đều sao cho độ ẩm cuối cùng đạt 65-70% và ủ khoảng 7 ngày Sau đó đưa cơ chất đã ủ trộn đều với bột ngô (2%) và cám gạo (1,5%) . Tiếp đó, đưa cơ chất nền đã được trộn đều vào bịch và nện nhẹ đồng thời xoay tròn bịch để cơ chất được nén đều vừa đủ độ chặt, tránh nén chặt quá sẽ làm cho sợi nấm khó phát triển, mỗi bịch cơ chất có trọng lượng1kg. Tiếp đến ta buộc cổ bịch, dùng que nhọn có đường kính 1-1,5 cm xuyên vào miệng bịch cách đáy bịch khoảng 1 cm. Với mục đích trong khi hấp khí nóng sẽ toả đều trong bịch thông qua lỗ xuyên này. Trước khi hấp khử trùng ta đậy nút bông sao cho không quá lỏng và cũng đừng nên quá chặt nó sẽ làm cho bịch dễ nhiễm bệnh nếu quá lỏng, gây khó khăn trong thao tác cấy giống nếu đậy quá chặt. Tiến hành xếp các bịch nấm vào nồi hấp thành từng lớp sao cho các bịch nấm phía trên không đè lên miệng của các bịch nấm phía dưới, như vậy khí nóng dễ xâm nhập vào và lưu thông trong bịch nấm hơn, đồng thời cũng làm cho bịch nấm không bị biến dạng sau khi hấp. Dụng cụ để hấp là nồi hấp không có áp suất, hấp với thời gian 10-12 giờ ở nhiệt độ 90-1000C. Bịch nấm sau khi được hấp khử trùng sẽ để nguội, lúc đó sẽ tiến hành cấy giống nấm vào bịch. 3.7. Thao tác trong cấy giống Các thao tác trong khi cấy nhân giống đều phải thực hiện trong phòng cấy vô trùng, còn cấy giống vào bịch yêu cầu không khắc khe lắm, chỉ cần nơi kín gió, sạch sẽ, bàn cấy phải được lau cồn. Các dụng cụ chuẩn bị: Que cấy, đèn cồn, cồn, muỗng, kẹp, khay Inox. Tất cả được sát trùng bằng lửa đèn cồn. Người cấy: sử dụng quần áo chuyên dùng, tay được xoa cồn, nên đeo khẩu trang. Cách làm: Dùng que cấy (nếu cấy giống cấp I sang giống cấp II) dùng muỗng (nếu cấy giống cấp II sang giống sản xuất) dùng kẹp (nếu cấy giống cấp II sang giống sản xuất) dùng kẹp (nếu cấy giống sản xuất vào bịch). Tất cả các thao tác phải thao tác nhanh gọn sau khi đưa giống vào các nút bông sẽ được hơ nhanh qua ngọn lửa đèn cồn trước khi nút bông. Trong khi cấy các miệng chai, bịch đều đặt sát ngọn đền cồn để đảm bảo vô trùng, sau khi cấy xong phải ghi ngày cấy lên nơi đã cấy sang. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển hệ sợi của các chủng giống nấm Linh Chi 4.1.1 Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi nuôi cấy đến lan 1/2 bịch Trong thời gian đầu, từ sau khi nuôi cấy đến khi hệ sợi lan 1/2 bịch có tốc độ sinh trưởng chậm. Nhìn chung, thời gian để đạt tới giai đoạn này ở tất cả các chủng giống nghiên cứu là chênh lệch nhau không đáng kể, ngoại trừ chủng giống G4 (bảng 8). Hệ sợi của các chủng giống còn lại đều mọc với tốc độ tương đương nhau. Chứng tỏ trên các nền cơ chất nghiên cứu, hệ sợi có thể mọc tốt trong giai đoạn đầu. 4.1.2. Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi cấy đến giai đoạn lan kín bịch Mặc dù trong giai đoạn đầu, chủng giống G4 có thời gian chậm hơn so với các chủng giống còn lại nhưng trong giai đoạn này thời gian đạt đến hệ sợ lan kín bịch ở tất cả các chủng giống đều xấp xỉ như nhau, vào khoảng 31-32 ngày (bảng 8). Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy thời gian hệ sợi lan kín bịch của chủng giống G3(Ganoderma lucidum DL nguồn gốc Đà Lạt) phát triển trên cơ chất nền N1(96,5 % mùn cưa cao su + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo) là ngắn nhất, trung bình chỉ khoảng 28,3 ngày(Cv=14,1%) Bảng 8: Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi nuôi cấy đến lan kín bịch Chỉ tiêu Thời gian hệ sợi lan 1/2 bịch Thời gian hệ sợi lan kín bịch Giống CCN T.B (ngày) Cv (%) T.B (ngày) Cv (%)/size G1 N1 22,5 0,6 32,2 3,7 N2 23,5 3,7 31,8 2,2 N3 23,7 7,2 31,8 2,1 G2 N1 23,7 7,8 31,1 4,2 N2 23,2 3,7 31,3 3,7 N3 23,6 6,9 31,0 3,0 G3 N1 23,7 0,4 28,3 14,1 N2 22,8 3,5 30,8 2,1 N3 23,0 1,8 30,7 1,9 G4 N1 24,2 3,6 32,2 3,4 N2 24,7 2,4 31,8 1,7 N3 25,2 3,6 32,1 1,6 4.1.3. Thời gian sinh trưởng hệ sợi đến ngày tưới đón nấm Đây là thời kỳ rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sức sinh trưởng, phát triển của quả thể và năng suất của nấm Linh Chi. Nếu tưới đón nấm sớm hoặc chậm sẽ dẫn đến hiện tượng quả thể phát triển kém, ảnh hưởng đến tính chống chịu sâu, bệnh của các chủng giống nấm nghiên cứu. Căn cứ vào thời gian hệ sợi lan kín bịch và màu sắc của hệ sợi để để có kỹ thuật tưới đón nấm thích hợp nhất, cơ sở làm tăng năng suất. Quá trình theo dõi và thực hiện kỹ thuật này được ghi nhận trong bảng 9. Do thời gian đạt đến hệ sợi lan kín bịch ở tất cả các chủng giống xấp xỉ như nhau nên thời gian từ khi nuôi cấy đến lúc tưới đón nấm cũng ít có sự thay đổi. Khoảng thời gian này dao động từ 32 - 33,4 ngày. Kết quả phân tích Cv đã cho thấy mức độ biến động về số ngày trong giai đoạn này ở chủng giống G1 (Ganoderma lucidum L); G2 (Ganoderma lucidum K) trên cơ chất nền N1 (96,5 % mùn cưa cao su + 2 % bột ngô + 1,5 % cám gạo); N2 (67,6 % mùn cưa cao su + 28,9 % bã vỏ lạc + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo) là thấp nhất (Cv gần bằng 3%). Như vậy, có thể thấy mức độ đồng đều về tốc độ phát triển của hệ sợi của G1, G2 trên 2 cơ chất nền này là khá cao. Đây chính là kết quả của đặc tính giống, chất lượng cơ chất nền và mối tương tác giữa 2 yếu tố này gây ra. Bảng 9: Thời gian sinh trưởng hệ sợi từ khi cấy đến ngày tưới đón nấm Chỉ tiêu Thời gian tưới đón nấm (ngày) Cv (%) Giống CCN G1 N1 33,2 3,0 N2 33,1 3,0 N3 33,4 5,2 G2 N1 32,2 3,1 N2 32,5 3,1 N3 32,0 8,3 G3 N1 32,1 5,4 N2 32,3 6,2 N3 32,1 3,1 G4 N1 32,2 5,4 N2 32,4 6,2 N3 32,5 3,1 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của quả thể 4.2.1. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn ra mầm quả thể Sau khi mở nút bịch, hệ sợi nấm vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Các sợi tơ sơ cấp (mang n NST) kết hợp với nhau để hình thành sợi tơ thứ cấp (n+n NST). Các sợi tơ thứ cấp tăng trưởng dẫn đến tạo thành quả thể [Nguyễn Lân Dũng, 2003]. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính giống và điều kiện nuôi trồng. Với điều kiện thí nghiệm, các chủng giống hình thành mầm quả thể chỉ sau khoảng thời gian từ 3-5 ngày kể từ ngày mở nút bịch. Trong đó, chủng giống G1(Ganoderma lucidum L) trên cả 3 cơ chất nền có thời gian ngắn nhất, chủng giống G3 (Ganoderma lucidum DL, nguồn gốc Đà Lạt) có thời gian dài nhất (bảng 10). Bảng 10: Thời gian từ khi nuôi cấy đến quả thể hoàn chỉnh Chỉ tiêu Thời gian hình thành mầm quả thể Thời gian hình thành tán Giống CCN T.B (ngày) Cv (%) T.B (ngày) Cv (%) G1 N1 35,4 2,0 42,1 1,6 N2 35,0 1,5 43,5 1,2 N3 36,5 1,3 43,2 1,0 G2 N1 37,5 1,7 47,2 0,7 N2 37,2 1,1 47,5 0,6 N3 38,5 1,9 45,3 11,6 G3 N1 37,7 2,1 44,7 1,6 N2 37,4 2,4 44,8 1,0 N3 36,5 2,2 44,6 0,2 G4 N1 35,0 1,7 44,6 0,3 N2 34,5 2,2 44,5 1,7 N3 34,7 2,5 46,4 0,6 4.2.2. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn hình thành tán Mầm quả thể sau khi được hình thành tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển lúc này có thể quan sát bằng mắt thường và được thể hiện rõ qua các đặc trưng hình thái. Cuống nấm và tán sẽ hình thành và lớn dần lên. Tốc độ phát triển trong giai đoạn từ khi hình thành mầm quả thể đến hình thành tán của chủng giống G3 và G1 là vượt trội, trung bình mất khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, khi xét tổng thời gian từ nuôi trồng đến giai đoạn hình thành tán trên cả 3 cơ chất nền thì thấy chủng giống G1(Ganoderma lucidum L) đạt nhanh nhất, trung bình 43 ngày. G2 (Ganoderma lucidum K) là chủng giống hình thành tán chậm nhất, chậm hơn so với G1 là 3 ngày (bảng 10). Bảng 11: Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn trưởng thành & thu hoạch Chỉ tiêu Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn trưởng thành Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn thu hoạch Giống CCN T.B (ngày) Cv (%) T.B (ngày) Cv (%) G1 N1 68,2 0,6 76,5 0,2 N2 67,5 0,9 76,7 0,3 N3 67,3 0,7 75,8 0,1 G2 N1 76,2 0,6 83,7 0,9 N2 75,6 1,1 83,9 0,4 N3 72,7 0,6 84,7 0,5 G3 N1 76,6 0,7 84,3 0,5 N2 74,8 0,5 85,3 0,5 N3 75,9 0,3 84,6 0,3 G4 N1 76,2 0,8 86,6 0,8 N2 75,5 0,4 85,5 0,4 N3 75,2 0,3 84,6 0,2 4.2.3. Thời gian từ khi nuôi cấy đến giai đoạn thu hoạch Kế thừa tính vượt trội về tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn trước, chủng giống G1 (Ganoderma lucidum L) có thời gian đạt đến thời kỳ trưởng thành nhanh nhất so với các chủng giống khác. Do vậy, nó cũng cho thu hoạch sớm hơn các chủng giống khác. Trung bình sau 76 ngày kể từ khi nuôi cấy đã cho thu hoạch. Trong khi đó, chủng giống G3 (Ganoderma lucidum DL, nguồn gốc Đà Lạt) và G4 (Ganoderma lucidum X) phải đến 85 ngày mới cho thu hoạch. Rõ ràng sự sai khác về thời gian giữa các chủng giống từ khi nuôi cấy đến thu hoạch là khá lớn. Giữa chủng giống sớm nhất và chủng giống muộn nhất có thể lên đến 9 ngày. Đây có thể là một trong những đặc điểm ứng dụng để rải vụ, sử dụng hiệu quả nguồn lao động khi quy mô sản xuất mở rộng. Hệ số biến động của chỉ tiêu này rất nhỏ (Cv <1%). Điều này cho thấy thời gian sinh trưởng, phát triển của các chủng giống ít phụ thuộc vào môi trường của cơ chất nền. 4.3. Đặc điểm về hình thái giữa các chủng giống nấm Linh Chi 4.3.1. Chiều cao cuống của các chủng giống thí nghiệm Cuống nấm là bộ phận tiếp giáp giữa gốc nấm và tán nấm. Cuống khi mới hình thành có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng đến nâu. Cuống có hình trụ. Đây cũng là cơ quan vận chuyển dinh dưỡng từ gốc lên để nuôi tán nấm. Quá trình đo đếm và thu thập số liệu được thực hiện khi trưởng thành và được thể hiện ở bảng 12. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao cuống giữa các chủng giống thí nghiệm có sự sai khác rất có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cuống của các chủng giống thu được trên các cơ chất nền dao động từ 4,23-12,06cm, trong đó G3 (Ganoderma lucidum DL, nguồn gốc Đà Lạt) có chiều cao cuống lớn nhất, đạt trung bình 12,06 cm. G1(Ganoderma lucidum L) là chủng giống có chiều cao cuống nhỏ nhất (bảng 12) Khi phân tích hệ số biến động về chiều cao cuống của các chủng giống phát triển trên các cơ chất nền đã cho thấy: Chủng giống G1 có hệ số biến động lớn hơn (Cv =7,46%). Điều này chứng tỏ chủng giống này khi phát triển ở cơ chất nền khác nhau thì chiều cao cuống của G1 chịu tác động mạnh mẽ của môi trường nuôi cấy. Các chủng giống có biến động thấp hơn thì ít bị ảnh hưởng bởi các cơ chất nền khác nhau so với G1. Tuy nhiên, trung bình chiều cao của các chủng giống khi phát triển trên N1, N2 và N3 thì không có sự sai khác một cách có ý nghĩa. Trung bình chiều cao cuống thu được khi các chủng giống phát triển trên N1 có hệ số biến động nhỏ nhất(Cv = 33,95). Điều này chứng tỏ: các giống khác nhau sinh trưởng trên N1 ( 96,5 % mùn cưa cao su + 2 %bột ngô + 1,5 % cám gạo) thì về chỉ tiêu chiều cao cuống ổn định hơn so với các nền còn lại(N2 và N3). Khi xét mối tương tác của các chủng giống và cơ chất nền ảnh hưởng đến chiều cao của cuống, một sự thay đổi rõ được chia thành 4 nhóm khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, tổ hợp G2+N1, G3+N1, G3+N2, G3+N3 là nhóm tổ hợp chiếm ưu thê về chỉ tiêu chiều cao cuống. Nhóm có chỉ tiêu về chiều cao cuống thấp nhất bao gồm G1+N1, G1+N2, G1+N3 (bảng12). Hệ số chiều cao cuống của các tổ hợp có biến động thay đổi từ 0,86-7,85%. Trong đó tổ hợp G2+N1 có hệ số biến động thấp nhất, Cv = 0,86%. Như vậy, chiều cao cuống thu được khi chủng giống G2 (Ganoderma lucidum K) phát triển trên cơ chất nền N1 (96,5 % mùn cưa cao su + 2 % bột ngô + 1,5 % cám gạo) là ổn định nhất và đồng thời cũng có chiều cao cuống cao, khá cao,trung bình 11,60cm. Hiện tượng này chủ yếu là do yếu tố về giống gây ra. Bảng 12: Chiều cao cuống của các chủng giống nấm Linh Chi Chỉ tiêu Trung bình chiều cao cuống (cm) Cv (%) Giống G1 4,23 d 7,46 G2 11,54 b 4,48 G3 12,06 a 5,38 G4 8,33 c 4,45 LSD0,05 Cơ chất nền N1 9,07 33,95 N2 9,07 37,12 N3 8,98 38,17 ANOVA ns Giống+Cơ chất nền G1+N1 4,60 d 2,17 G1+N2 4,13 d 3,69 G1+N3 4,96 d 5,25 G2+N1 11,60 b 0,86 G2+N2 11,26 b 2,05 G2+N3 11,76 ab 7,66 G3+N1 11,76 ab 7,85 G3+N2 12,5 a 1,38 G3+N3 11,93 ab 5,05 G4+N1 8,33 c 3,02 G4+N2 8,40 c 5,45 G4+N3 8,26 c 6,21 LSD0,05 0,77 (Trung bình các công thức theo sau có cùng một chữ cái thì không sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95%) 4.3.2. Đường kính cuống của các chủng giống thí nghiệm Cùng với sự theo dõi chỉ tiêu về chiều cao cuống của các chủng giống thí nghiệm, chúng tôi cũng đã tiến hành theo dõi về đường kính cuống nhằm xem xét ảnh hưởng của chỉ tiêu này tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các chủng giống nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt về đường kính của các chủng giống nấm Linh Chi. Đường kính cuống giữa các giống biến động từ 0,80 - 2,28 cm. Trong đó, chủng giống G1 có đường kính đạt lớn nhất, trung bình 2,28cm và có Cv=6,71%. Đường kính cuống nấm thấp nhất được thấy rõ ở chủng giống G3 trên tất cả các nền cơ chất thí nghiệm. Đồng thời G3 cũng là chủng giống có mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (WCurt-Fr)Karst] nuôi trồng ở Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, huyện Phú .doc
Tài liệu liên quan