Đề tài Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc

MỤC LỤC

Lời mở đầu: 4

Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc 5

1.Giới thiệu chung: 5

2. Địa lý và khí hậu: 6

3. Con người: 7

4. Môi trường: 8

5. Chính phủ: 8

6. Kinh tế: 9

Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai đoạn 1949-1978. 10

1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi. 10

2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 ) 11

2.1. Kinh tế. 11

2.2. Chính trị: 11

3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay 12

Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiến Bình(giai đoạm 1978-1991). 14

1. Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao. 14

2. Thành công của cải cách kinh tế. 16

2.1. Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường. 16

2.2. Đề cao vai trò của ngoại thương. 21

2.3. Xây dựng 5 đặc khu kinh tế. 26

3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. 30

3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào. 30

3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn 30

3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp. 31

3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh cũ. 31

4 . Thành tựu và thách thức. 31

4.1 Thành tựu. 31

4.2 Thách thức. 33

 

Chương IV : Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010. 35

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc: 35

1.1. Xu thế toàn cầu hóa: 35

1.2. Tình hình trong nước: 36

2. Những đặc trưng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc giai đoạn 1992-2010. 37

3. Những khó khăn của Trung Quốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm đầu thế kỷ XXI. 43

4. Đánh giá thành tựu đạt được của Trung Quốc giai đoạn 1992-2010. 45

5. Dự báo cho giai đoạn 2010-2020. 49

Chương V: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước. 51

1. So sánh kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật Bản: 51

1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản: 51

1.2. Về tổng thu nhập quốc dân GDP: 52

1.3. Cán cân thương mại: 53

1.4. Chi tiêu công:. 56

1.5. Tình trạng lạm phát: 57

1.6. Về mặt xã hội: 59

2. So sánh kinh tế Trung Quốc với các nước XHCN. 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hàng hóa Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 7 cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi so với trước đây .Trong những năm này tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo trong xuất khẩu tăng 24.9%,thay cho việc nhập khẩu những nguyên liệu thô là nhập khẩu công nghệ tiên tiến ,thiết bị quan trọng và các nguyên liệu chính là những thứ không thể thiếu được cho sản xuất trong nước,đặc biệt cho ngành xây dựng,chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 1990 cơ cấu xuât nhập khẩu tiếp tục được cải thiện tỷ trọng hàng chế tạo công nghiệp trong tổng xuất khẩu đạt 74.4% tăng 3.1% điểm so với năm trước .Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo công nghiệp ,sản phẩm được chế biến sâu hơn và sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã tăng lên Kim ngạch xuất nhập khẩu của trung quốc. Năm Tổng XNK (nhân dân tệ) Xuất khẩu (nhân dân tệ) Nhập khẩu (nhân dân tệ) Tổng XNK (USD) Xuất khẩu (USD) Nhập khẩu (USD) 1978 355.6 167.6 187.4 206.4 97.5 108.9 1979 454.6 211.7 242.9 293.3 136.6 156.7 1980 570.0 271.2 198.8 381.4 181.2 200.2 1981 735.3 367.6 367.7 440.3 220.1 220.2 1982 771.3 413.8 357.5 416.1 223.2 192.0 1983 860.1 438.3 421.8 436.2 222.3 213.9 1984 1201.0 580.5 620.5 535.5 261.4 274.1 1985 2066.7 808.9 1257.8 690.0 273.5 422.5 1986 2580.4 1082.1 1498.3 738.5 309.4 429.1 1987 3084.2 1470.0 1614.2 826.5 394.4 432.1 1988 3822.0 1766.7 2055.3 1027.9 475.2 552.7 1989 4155.9 1956.0 2199.9 1116.8 525.4 591.4 1990 5560.1 2985.8 2574.3 1154.4 620.9 533.5 1991 7229.3 3830.6 3398.7 1357.0 719.1 637.9 Trước năm 1979 thương mại Trung Quốc được tiến hành chủ yếu với Liên Xô và các nước Đông âu . Từ năm 1979 các nước có nền kinh tế thị trường trở thành bạn hàng chính chiếm 80% nhập khẩu của Trung Quốc ,với tỷ trọng khoảng 87% trong năm 1989 ‏٭ Buôn bán với Nhật Bản Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đời ,các mỗi quan hệ được cải thiện góp phần thúc đẩy buôn bán hai chiều . Theo số liệu thống kê của MOFTEC ,các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 1990 là dầu thô hàng dệt ,quần áo ,thủy sản ,sản phẩm dầu ,than ,ngũ cốc,rau.đồ thủ công mỹ nghệ sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ ,dược liệu ,gỗ …Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản là sản phẩm thép,thiết bị toàn bộ và công nghệ,hóa dầu ,máy móc và ô tô,sản ô,sản phẩm của công nghiệp nhẹ ,hàng dệt công cụ và máy móc .Năm 1985 buôn bán giữa hai nước đạt tổng giá trị hơn 57.47 tỷ USD Nhật Bản là bạn hàng lớn của Trung Quốc. Thương mại giữa nhật bản và Trung quốc năm1978-1991. năm Xuất khẩu của Nhật Bản Tỷ lệ % Nhập khẩu của Nhật Bản Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Thặng dư 1978 3048.7 57.3 2030.3 31.2 5079.0 45.7 1018.5 1979 3698.7 21.3 2954.8 45.5 6653.5 31.6 743.9 1980 5078.3 37.3 4323.4 46.3 9401.7 41.3 755.0 1981 5095.5 0.3 5291.8 22.4 10387.3 10.5 196.4 1982 3510.8 31.1 5352.4 1.1 8863.2 14.7 1841.6 1983 4912.3 39.9 5087.4 5.0 9999.7 12.8 175.0 1984 7216.7 46.9 5957.6 17.1 13137.3 31.7 1259.1 1985 12477.4 72.9 6482.7 8.8 19960.1 43.9 5994.8 1986 9856.2 21.0 5652.4 12.8 15508.6 18.2 4203.8 1987 8248.5 16.3 7396.9 30.9 15645.3 0.9 851.6 1988 9476.0 14.9 9858.8 33.3 19334.8 23.5 382.8 1989 8515.9 10.1 11145.8 13.1 19661.7 1.7 2629.9 1990 6129.5 28.0 12053.5 8.1 18183.0 7.5 5924.0 1991 8593.8 40.2 14220.5 18.0 22814.3 25.5 5626.7 ‏٭ Buôn bán với Mỹ Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 1-1979 ,Mỹ và Trung Quốc đã ký hiệp định thương mại chung ,tiếp theo là các hiệp định trong một số lĩnh vực bao gồm hàng dệt,hàng không,quan hệ đường biển và buôn bán thóc lúa .buôn bán 2 chiều của hai nước tăng trung bình hàng năm 20% ,từ 2.5 tỷ USD năm 1979 lên tới 42.84 tỷ USD năm 1996 Ngoài ra Trung Quốc còn buôn bán với các nước khác như :Liên minh Châu Âu ,các nước Châu Á,Châu Phi ,Tây Nam Á,Liên Bang Nga và Đông Âu . Ngoại thương của Trung Quốc được chú trọng và phát triển làm nền tảng cho kinh tế Trung Quốc có được thành tựu như ngày hôm nay. Những bạn hàng của Trung Quốc năm 1991 Nước Khối lượng trao đổi triệu đô Tỷ lệ (%)36.55 Hồng Kông 49600.2 36.55 Nhật Bản 20283.1 14.94 Liên minh châu âu 15140.7 11.15 Mỹ 14201.5 10.46 Đức 5404.3 3.98 Liên Xô 3904.3 2.87 Các nước khác 27165.5 20.02 2.3. Xây dựng 5 đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế (SEZ) được coi là một trong những nhân tố quan trong thúc đẩy sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua .Theo các chuyên gia, mô hình SEZ ở Trung Quốc thành công nhờ sự nhất quán trong các chính sách của chính phủ và sự linh hoạt của các địa phương trong việc áp dụng chủ trương chung . Trên thực tế Trung Quốc chủ trương trao quyền tự chủ cho SEZ cho phép các SEZ hoàn toàn độc lập về tài chính với trung ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng với nhà đầu tư ,miễn là những ưu đãi đó nằm trong khuôn khổ pháp lý của nhà nước . Sau đó chính phủ tạo ra một môi trường mà nhờ đó các SEZ phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các nhà đầu tư . Cạnh tranh là cơ sở cho sự tồn tại của các SEZ . SEZ được coi như trung gian giữa chính quyền trung ương và các nhà đầu tư . Trong số những chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế có lẽ là quan trọng nhất . Trong các đặc khu kinh tế ,khu công nghệ cao mức thuế đánh vào lợi nhuận doanh nghiệp là 15% ,trong khi con số đó là 24% với các vùng duyên hải và thành phố trực thuộc tỉnh . Các công ty nước ngoài có thể được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu làm ăn có lợi nhuận ,và sau đó được giảm một nửa trong 3 năm tiếp theo . Các công ty công nghệ cao được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi có lãi và được giảm một nữa trong 6 năm tiếp theo .Những doanh nghiệp xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 70% tổng doanh số bán hàng . Các công ty này đều được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua nhiều thiết bị trong nước ,các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc. Tất cả những chính sách trên tạo thành mô hình chung cho việc khuyến khích đầu tư . Hệ thống quản lý hành chính trong các SEZ ở Trung Quốc được đánh giá là có hiệu quả ,chuyên nghiệp và quan trọng hơn cả là có quyền tự đưa ra những thay đổi . SEZ không được chính phủ cấp ngân sách nên buộc phải thu hút càng nhiều vốn càng tốt ,như vậy Trung Quốc đã rất thành công trong việc hình thành các đặc khu kinh tế . Ở Trung Quốc có các đặc khu kinh tế là : 2.3.1 Thâm Quyến Thâm Quyến là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc ,đặc khu kinh tế Thâm Quyến có diện tích 2020 km2 ,dân số 4.5 triệu người ,GDP 493.7 tỷ nhân dân tệ . Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc . Trong 20 năm qua,Thâm Quyến thu hút được 30 tỷ USD đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bên ngoài . Vị trí địa lý : Trước khi trở thành đặc khu kinh tế Thâm Quyến còn là một làng chài ,năm 1979 lãnh đạo tối cao của cộng hòa nhân dân Trung Hoa là Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến . Đây là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc do lợi thế nằm giáp với Hồng Kông (lúc đó còn là thuộc địa của Anh) . Việc thành lập đặc khu này coi như là việc thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại nước Trung Quốc cộng sản . Địa điểm này được chọn vì cả dân Thâm Quyến và Hồng Kông cùng chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông) ,chung văn hóa và dân tộc nhưng lại có giá nhân công ,đất đai rẻ hơn nhiều , Ý tưởng này đã thành công rực rỡ tạo tiền đề cho Trung Quốc đẩy nhanh quá trình cải cách mở cửa kinh tế . Trung Quốc trở thành trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang . Đồng bằng châu thổ Châu Giang đã trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc và là phân xưởng sản xuất của thế giới . Tháng 5/1980 Thâm Quyến chính thức được chuyển thành đặc khu kinh tế ,Thâm Quyến là đặc khu đầu tiên trong năm đặc khu kinh tế tại Trung Quốc . Đặc khu kinh tế Thâm Quyến bao gồm La Hồ,Phúc Điền ,Nam Sơn ,và Diêm Điền Nằm trong trung tâm của đặc khu và sát bên Hồng Kông ,La Hồ là trung tâm tài chính thương mại,diện tích 78.89 km2 .Phúc Điền là trung tâm hành chính của thành phố là trái tim của đặc khu ,Bảo An rộng 712.92km2 là cơ sở tọa lạc phía tây bắc .Diêm điền 75.68 km2 là cơ sở hậu cần hàng hải .cảng Nhan Điền là cảng nước sâu container lớn thứ 2 của Trung Quốc và lớn thứ 4 thế giới Về kinh tế Năm 2001 lực lượng lao động đạt 3.3 triệu người GDP đạt 492.69 tỷ nhân tệ năm 2005 tăng 15% so với 2004 .GDP thời kỳ 2001-2005 tăng 16.3%/năm GDP xếp thứ 4 trong các thành phố của Trung Quốc .Kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ nhất trong 9 năm liên tục vừa qua ,xếp thứ 2 về sản lượng ,thu ngân sách xếp thứ 3 trong 5 năm liên tục ,xếp thứ 3 về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài . Thâm Quyến là một trung tâm chế tạo lớn của Trung Quốc .‏״ mỗi ngày một cao ốc ,ba ngày một đại lộ ,”là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập kỷ 90 .Với 13 tòa nhà cao ốc cao hơn 200m (bao gồm tòa nhà Shun Hing Squere cao thứ 8 thế giới ) . Thâm Quyến là một thành phố diệu kỳ lúc màn đêm buông xuống .Thâm Quyến là nơi đặt trụ sở nhiều công ty IT thành công như Huawei và ZTE . Thâm Quyến có sự hiện diện của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới .Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết ,35 triệu nhà đầu tư niêm yết ,với tổng số vốn 122 tỷ USD. Giao thông vận tải Cảng Thâm Quyến nằm kề cảng Hồng Kông (cách hơn 20 hải lý). Năm 2005 cảng này xếp thứ 4 thế giới với khối lượng container16.2 triệu TEU .Sân bay Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35 km ,đường sắt và đường bộ hiện đại nối liền với Hồng Kông và các thành phố khác của Trung Quốc .Tàu điện ngầm bắt đầu vận hành từ 27/12/2004 . 2.3.2 Chu Hải. Chu hải là một thành phố ở bờ biển phía nam tỉnh Quảng Đông Trung Quốc Vị trí Tọa lạc ở đồng bằng châu thổ sông Châu Giang Chu Hải giáp Giang Môn ở phía tây bắc ,Trung Sơn ở phía bắc và Ma Cao ở phía nam .Chu Hải gồm 146 hòn đảo, bãi biển dài tổng cộng 690km ,diện tích 1653 km2 dân số 1.38 triệu người Kinh tế GDP 54.62 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầu người 41800 nhân dân tệ Chu Hải trở thành một thành phố độc lập vào năm 1979,thời kỳ TrungQuốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã mở cửa kinh tế . Chu Hải là một trong những đặc khu do vị trí giáp Ma Cao ,thành phố đã phát triển thành trung tâm cảng ,khoa học giáo dục ,du lịch của Trung Quốc .Hồng Kông là lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào đây chiếm 22% đầu tư nước ngoài .Thành phố có 5 khu công nghệ cao và công nghiệp nặng : điện tử ,phần mềm ,công nghệ sinh học ,máy móc thiết bị ,lọc hóa dầu .5 khu kinh tế của Chu Hải Khu công nghệ cao (Zhuhai High-Tech Industrial Development Zone) Khu tự do thương mại (Zhuhai free trade zone) Khu công nghiệp cảng (Harbour industrial zone) Khu thử nghiệm phát triển đại dương (Wanshan ocean development testing zone) Khu phát triển kinh tế (Heng Qin economic development zone) Giao thông Sân bay : sân bay quốc tế Chu Hải Đường bộ :đường cao tốc nối Chu Hải với Phật Sơn Cảng biển :cảng nước sâu với môi trường sạch ,2 cảng biển quốc tế Cửu Châu và Cao Lan 2.3.3. Hạ Môn. Hạ Môn là thành phố ven biển phía đông nam tỉnh Phúc Kiến ,Trung Quốc .Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan ,thành phố là một trong những đặc khu kinh tế của Trung Quốc với diện tích 1565 km2 ,dân số 2 triệu người ,GDP 38.56 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầu người là 4660 xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc Các ngành công nghiệp chính :Đánh bắt cá ,đóng tàu ,chế biến thực phẩm ,chế tạo máy ,hóa chất ,tài chính ,viễn thông.Đầu tư nước ngoài tăng nhanh ,năm 1992 Hạ Môn nằm trong 10 thành phố toàn diện của Trung Quốc GDP tăng 20% /năm Thành phố có sân bay cao khi ,cảng Hạ Môn nằm trong 10 cảng đầu của Trung Quốc .Đây là cảng sâu có thể đón tàu 50000 nghìn tấn cập cảng ,tàu 100000 tấn vào neo đậu trong cảng 2.3.4 Sán Đầu. Sán Đầu là thành phố ven biển tỉnh Quảng Đông ,Trung Quốc .đây cũng là một trong 5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc được thành lập năm 1980 ,nhưng không bùng nổ như các đặc khu khác như Chu Hải, Thâm Quyến ,Hạ Môn…Với dân số 1 triệu người ,diện tích 234 km2 đây là trung tâm phía đông tỉnh Quảng Đông .GDP năm 2005 đạt 65.08 tỷ nhân dân tệ ,GDP đầu người đạt 13.298 .Đây là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc nhưng chưa thực sự phát triển . 2.3.5 Hải Nam. Đặc khu Hải Nam trải rộng trên toàn bộ đảo Hải Nam là hòn đảo lớn thứ 2 của Trung Quốc ,có diện tích lớn gấp nhiều lần diện tích của 4 đặc khu kinh tế trên cộng lại,Hải Khẩu là thành phố lớn nằm ở bờ biển phía bắc của đảo .Trước khi thành lập đặc khu kinh tế Hải Nam là tập trung vào việc phát triển nông –lâm nghiệp . Công nghiệp chậm phát triển hơn so với các thành phố khác của Trung Quốc . Cho đến nay cở sở hạ tầng của Hải Nam chủ yếu phục vụ một nền kinh tế hướng vào nông nghiệp tương đối kém phát triển .Tuy trong vài năm gần đây ,cơ cấu hạ tầng của mấy thành phố lớn được cải thiện đáng kể nhờ sự tăng lên đáng kể của đầu tư nước ngoài .Đến cuối năm 1990 sản lượng điện của hòn đảo này tăng gấp đôi so với năm 1987 Hải Khẩu, Sanyo,Tongshi – 3 thành phố lớn nhất của đảo có dịch vụ điện thoại trực tiếp tới hơn 500 thành phố lớn của Trung Quốc và hơn 100 nước trên thế giới . Một hệ thống đường cao tốc nối tất cả các khu vực chính trên đảo đã được xây dựng. Tuy vậy đến đầu năm 1991 mới chỉ có các tuyến hàng không từ đảo đến 16 thành phố lớn của Trung Quốc . Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài được đề xuất sau khi đặc khu được thành lập 1987 cuối năm 90 có khoảng 900 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập ở đảo Hải Nam với tổng số vốn khoảng 900 triệu USD. 3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. 3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào. Lao động là nhân tố then chốt để nâng cao năng suất lao động và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế . Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào nhất thế giới đó là động lực to lớn để phát triển kinh tế Trung Quốc .Trung quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới hơn 1.3 tỷ người là một lợi thế để cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thi trường trong nước và thế giới .Giá lao động ở Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác có nền kinh tế phát triển như Mỹ ,Nhật Bản …Ở những nước này giá lao động hơn gấp năm lần so với ở Trung Quốc ,đây là một lợi thế của Trung Quốc khi tham gia vào hội nhập quốc tế . do giá nhân công rẻ nên các sản phẩm làm ra của Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của các nước khác . Dân số Trung Quốc thuộc vào loại trẻ trên thế giới nên nguồn lao động cho tương lai rất dồi dào . Với lực lượng lao động hùng hậu như vậy và giá lao động rẻ nên các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào Trung Quốc để tận dụng nguồn lực này và do vậy tỷ lệ người có việc làm ở Trung Quốc đứng đầu thế giới (năm 1987 tỷ lệ người có việc làm ở Mỹ là 40.1%,ở Anh là 43.9%,ở Nhật Bản là 48.1%) .Tuy nhiên , lao động ở Trung Quốc chủ yếu là lao động phổ thông chưa có tay nghề ,thiếu lao động có trình độ chuyên môn nên cũng là một thách thức lớn đối với chính phủ Trung Quốc buộc chính phủ Trung Quốc phải quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực co trình độ cho tương lai khi mà kinh tế của nước này đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. 3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn Một đặc điểm nổi bật nữa của lao động ở Trung Quốc là công nhân Trung quốc không thích tham gia vào công đoàn . Ở Trung Quốc trong giai đoạn này không thành lập công đoàn cho người lao động, do là một nước có dân số đông nhất thế giới nền kinh tế lại vừa cải cách mở cửa chuyển đổi từ nền kinh tế mệnh lệnh sang kinh tế thị trường nên đang gặp rất nhiều khó khăn ,do vậy để tìm được một việc làm và một mức lương tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống là rất khó khăn đối với người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc có các quy định pháp lý về lao động mà nếu nghiêm chỉnh chấp hành sẽ làm nhẹ đi các lạm dụng phổ biến như không trả lương cho công nhân nên các công ty buộc phải trả lương cho công nhân theo đúng thỏa thuận của hai bên nên quyền lợi của họ được đảm bảo , do đó không có lý do gì để công nhân tham gia vào công đoàn .Công đoàn là nơi bảo vệ lợi ích của người lao động nhưng khi lợi ích của họ được các công ty đảm bảo nên không cần thiết họ phải tham gia vào công đoàn .đây cũng là một lợi thế lớn để Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài và cũng là một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc. 3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp. Chi phí để chi trả cho nguồn nhân công ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác kể cả lao động có trình độ và lao động phổ thông .theo kết quả điều tra cho thấy chi phí để chi tra cho nhân công có tay nghề ,có trình độ so với Trung Quốc là cao nhưng so với ở Mỹ chỉ bằng 1/10 chi phí mà nước Mỹ phải trả cho người lao động . Nếu một nước có chi phí thấp như vậy thì các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ vốn vào đây để đầu tư ,như vậy sản phẩm của họ vừa có chất lượng vừa có giá thành rẻ hơn nhiều so với việc sản xuất ở quốc gia khác nên có thể cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới .Hơn nữa nó còn thu hút được các nhà đầu tư ,đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai (R&D) . 3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh cũ. Trước năm 1979 ưu thế của các biện pháp hành chính đã hạn chế vai trò của giá cả trong việc cung cấp các nguồn lực ,trên thực tế giá cả đều do nhà nước quản lý . hệ thống giá cả được quy định trong 50 năm rất hiếm khi được điều chỉnh dù giả thành sản xuất không ngừng tăng lên . Nhưng chính vì sự kiểm soát giá của chính phủ mà nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn này lạm phát rất thấp là một dấu hiệu tốt của sự kiểm soát giá . Và giá cả vẫn điều chỉnh được sự phân phối thu nhập ,mang lại cuộc soongt đẹp cho người dân nên sự kiểm soát giá cả cũng là một lợi thế để Trung Quốc bước vào cải cách mở cửa được thuận lợi hơn. 4 . Thành tựu và thách thức. 4.1 Thành tựu. Qua 25 năm cải cách, mở cửa (1978- 2004), Trung Quốc đã giành được những thành tựu rất to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao v.v.. và đang đứng trước triển vọng đầy hứa hẹn có thể hoàn thành công cuộc hiện đại hóa đất nước vào khoảng giữa thế kỷ XXI Trong vòng 12 năm đổi mới cảnh tượng kinh tế Trung quốc đã biến đổi sâu sắc .Trong những năm 80 mức tăng trung bình hàng năm của PNB là 9.7% tức là gần gấp đôi Ấn Độ (5.3%) và các nước ASEAN (4.4%) cao hơn các nước công nghiệp mới ở Châu á trong cùng kỳ (7.6%) . Thành tích tốt đẹp này có thể so sánh với Nhật Bản lúc có mức tăng trưởng cao (57-73) 10.6% hoặc với Đài Loan trong thời kỳ kinh tế thành công nhất (1964-1978) với mức tăng hàng năm 10.3% .Một số vùng của Trung Quốc như các tỉnh ven biển Quảng Đông hay Triết Giang năm 1980-1990 mức tăng trung bình hàng năm là 12.3% và 11.2% . Cơ cấu PNB so sánh quốc tế năm 1989 PNP 1989 Tỷ lệ tăng PNB năm 1980-1989 Nông nghiệp Công nghiệp Chế biến Dịch vụ Trung quốc 417830 9.7 32 48 34 20 Ấn độ 235220 5.3 30 29 18 41 Hàn quốc 211880 9.7 10 44 26 46 Đài loan 148206 7.7 4.9 43.6 35.6 51.5 Xingapore 28360 6.1 0 37 26 63 Hồng kông 52540 7.1 0 28 21 72 Indonexia 93970 5.3 23 37 17 39 Philippin 44350 0.7 14 33 22 43 Thái lan 69680 7.0 15 38 21 47 Malaixia 37480 4.9 - - - - Nhật bản 2818520 4.0 3 41 30 56 Mỹ 5156440 3.0 2 29 17 69 Nước có thu nhập thấp nhát thế giới 3011600 19981450 3.4 3.1 32 - 37 - 27 - 31 - Nông nghiệp. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.nền kinh tế tự cung tự cấp chấm dứt Công nghiệp. Trung Quốc xếp thứ 3 thế giới về sản lượng công nghiệp. Các ngành chính: sắt thép, than đá, máy móc, vũ khí, may mặc, dầu mỏ, xi măng, hóa chất, giày dép, đồ chơi, chế biến thực phẩm, ô tô, điện tử tiêu dùng, viễn thông, công nghệ thông tin. Công nghiệp nhẹ tiến bước nhanh hơn công nghiệp nặng và sự đảo ngược ưu tiên ấy được cải thiện ở sự cải thiện mức sống của nhân dân . Thu nhập các hộ tăng lên rõ rệt đặc biệt ở các vùng nông thôn .thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng hàng năm 6.4 % trong thập niên vừa qua ,tức là gần gấp đôi mức tăng từ năm 1953-1978 là 3.9% Dịch vụ. Dịch vụ tăng 22.9% (1978) lên 27.2 %(1990) Bước sang thế kỷ XXI, trên đường hiện đại hóa đất nước và giành vị thế xứng đáng trên trường quốc tế, Trung Quốc đứng trước nhiều cơ hội to lớn, nhưng cũng không ít thách thức. Xu thế hòa bình và phát triển đang tạo cơ hội "ngàn năm có một" cho Trung Quốc yên tâm xây dựng hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hòa bình. Xu thế toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tạo cho Trung Quốc cơ hội thu hút vốn đầu tư, khoa học - kỹ thuật cao và phương pháp quản lý hiện đại của các nước phát triển phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước. Nhưng thế kỷ XXI cũng là thế kỷ "tri thức hóa" nền kinh tế thế giới, cuộc chạy đua tăng sức mạnh tổng hợp của đất nước chủ yếu dựa vào lợi thế khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước phát triển, nhất là với Mỹ. Trong đối nội, thành tựu đạt được trong hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ sau ngày cải cách đã chuẩn bị hành trang cho Trung Quốc vững bước tiến vào thế kỷ XXI, vững tin vào tiền đồ của "đại nghiệp phục hưng Trung Hoa". Nhưng như trên đã đề cập, nội tình kinh tế - xã hội Trung Quốc còn nhiều vấn đề và khó khăn cần phải giải quyết: nguồn lực hạn chế, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, nhiều mâu thuẫn trong tầng sâu của nền kinh tế Ngoại thương Trung Quốc đã gấp 6 lần trong 13 năm từ 20.6 tỷ USD (1978) lên 135.7 tỷ USD năm 1991 4.2 Thách thức. Công cuộc cải cách mỏ cửa nền kinh tế đã gặt hái được những thành tựu to lớn song vẫn còn có nhiều thách thức đặt ra cho Trung Quốc Đó là ô nhiễm môi trường nặng nề ,sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc , nguồn lực hạn chế ,sức cạnh trah trên thị trường của kinh tế chưa cao ,nhiều mâu thuẫn trong tầng sâu của nền kinh tế đang trong quá trình giải quyết thông qua cải cách thể chế, nhiều vấn đề xã hội, nhất là điều chỉnh quan hệ lợi ích, giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra còn phải giải quyết những vấn đề quan hệ dân tộc và vấn đề Đài Loan ,lạm phát tăng cao ,thu nhập của người dân không ổn định ,sự phát triển không đồng đều giữa các vùng kinh tế v.v. là những thách thức lớn đối với kinh tế ,chính trị và xã hội ở Trung Quốc . xã hội. . Mặc dầu con đường tiến lên hiện đại hóa còn nhiều thử thách, như nhưng cơ hội lịch sử đã rộng mở và Trung Quốc đang hội tụ được những nhân tố phát triển, ý chí phục hưng của dân tộc Trung Hoa cao hơn bao giờ hết. Mọi khó khăn thử thách không thể cản trở nhân dân Trung Quốc tiến lên con đường hiện đại hóa đất nước dưới ánh sáng của chủ nghĩa xã hội. Chương IV : Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010. 1. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc: 1.1. Xu thế toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa kinh tế tạo cho Trung Quốc 6 cơ hội lớn gồm: Tạo điều kiện triệt để lợi dụng nguồn vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy hữu hiệu tăng trưởng kinh tế. Bằng phát huy ưu thế tương đối thực hiện nâng cao hữu hiệu việc bố trí tài nguyên; Xuất khẩu mở rộng tổng nhu cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nguồn vốn nước ngoài sẽ hộ trợ cho sự thiếu hụt về dự trữ và ngoại hối; thu hút vốn bên ngoài để cải thiện và nâng cao tố chất nguồn vốn đầu tư vốn có; Nhập khẩu kỹ thuật và thu hút vốn bên ngoài sẽ học được phương thức quản lý kỹ thuật, thiết bị và khoa học của nước ngoài, sẽ thu được “ hiệu ứng cao”; Phát triển nguồn nhân lực và tích luỹ vốn nhân lực. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tạo số lượng lớn việc làm, phát triển công nghiệp gia công xuất khẩu tập trung nhiều lao động, mở cửa ngành dịch vụ, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lợi dụng vốn của các nước phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hỗ trợ cho cải cách và phát triển, thúc đẩy bồi dưỡng và hoàn thiện kinh tế thị trường. Nguyên tắc của WTO xây dựng trên cơ sở cơ chế thị trường, sẽ hỗ trợ cho Trung Quốc xoá bỏ những trở ngại đối với cải cách thị trường hoá, tạo động lực lớn thúc đẩy cải cách và phát triển. Tạo điều kiện bên ngoài tích cực. Nguồn lao động của Trung Quốc chiếm 26% , diện tích trồng trọt chiếm 7%, lượng dự trữ dầu thô chiếm 2,34%, khí đốt thiên nhiên 1,20% thế giới; mức đầu tư trong nước chiếm 3,4% tổng lượng thế giới, kỹ thuật được thế giới phê chuẩn chiếm 1%. Toàn cầu hoá, tạo cho Trung Quốc cơ hội tốt với giá thành thấp mà thu được nguồn tài nguyên, kỹ thuật, vốn và thị trường toàn cầu. Tạo hướng đi quan trọng để Trung Quốc phát huy được ưu thế của người phát triển sau, thực hiện chiến lược vượt lên, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Trước tiên thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật và tri thức. Cuối thế kỷ 19, Mỹ vượt Anh; Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật tiến kịp Mỹ; Thập kỷ 60 của thế kỷ 20 “ 4 con rồng” Châu á tiến kịp các nước phát triển; Đầu thập kỷ 90, Ấn Độ tiến kịp các nước phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24678.doc
Tài liệu liên quan