Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thế giới

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

Chương I: Xã hội nguyên thủy đến thời kỳ trung đại . .2

I. Xã hội nguyên thủy .2

II. Xã hội chiếm hữu nô lệ phương Đông 4

III. Xã hội chiếm hữu nô lệ phương Tây (Hy Lạp-La Mã) .12

IV. Xã hội phong kiến châu Á 14

V. Xã hội phong kiến Tây Âu .15

Chương II: Thời kỳ cận đại và hiện đại . .19

I. Các cuộc cách mạng tư sản .19

II. Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh .24

III. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) . .27

IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) .29

V. Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-2003) .34

Kết luận . .38

Tài liệu tham khảo . .39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4209 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phân kỳ lịch sử thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạp La Mã cũng chỉ được coi là tài sản biết nói. Họ bị chủ đối xử tàn tệ, dã man; Ở các đấu trường La Mã, bọn chủ nô đã buộc các nô lệ đấu với nhau hoặc đấu với thú cho đến chết để chủ nô tiêu khiển. Đặc điểm riêng của nô lệ Hy Lạp – La Mã được Các Mác coi là chế độ nô lệ điển hình. Ở đấy nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, là đối tượng chủ yếu để nhà nước và chủ nô bóc lột. Do bị áp bức bóc lột nặng nề, tàn khốc nên nô lệ La Mã liên tục khởi nghĩa chống lại giai cấp chủ nô. Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của Xpactacutxơ, một nô lệ đấu sĩ lãnh đạo năm 73-71 tCN đã làm rung động nền thống trị của đế quốc La Mã. Các Mác đã gọi Xpactacutxơ là vị anh hùng vĩ đại nhất thời kỳ cổ đại. Lịch sử Hy Lạp: Hy Lạp là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời ở châu Âu. Khoảng 2000 năm tCN người Crét về sau đó khoảng 1400 năm tCN người Misen đã bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước chiếm hữu nô lệ, tạo ra nền văn minh cao. Thế kỷ VIII tCN công xã nguyên thủy của người Đôrian tan rã và họ bước vào xã hội có giai cấp, có nhà nước. Trên toàn Hy Lạp đã hình thành nhiều nước được gọi là các thành bang, mỗi thành bang có một đô thi trung tâm, chung quanh là nông thôn. Thành bang lớn nhất là Aten, Xpác rộng khoảng 8000km2, thành bang be nhỏ nhất khoảng 800km2. Các thành bang Hy Lạp được thiết chế bởi chế độ cộng hòa. Năm 490 tCN hoàng đế Ba Tư Đatít và sau đó là Actaphécmơ đã mang quân vượt biển Êgiê tấn công xâm lược Hy Lạp. Quân đội Aten dưới sự chỉ huy của Mintiát đã đánh bại quân Ba Tư. Năm 480 tCN Ba Tư là Xêcxet lại huy động 1.700.000 bộ binh, 1207 chiến thuyền ào ạt vào Hy Lạp, trên bộ Hy Lạp bai trận nhưng trên biển thì lại giành phần thắng và Hy Lạp được hoàn toàn giải phóng. Sau khi thắng quân Ba Tư, trong nội các Hy Lạp lại xảy ra nội chiến, xung đột lẫn nhau, mâu thuẫn về sự phát triển kinh tế. Chiến tranh đã nổ ra. Trong thời kỳ Hy Lạp đang suy tàn thì đến năm 146 tCN Hy Lạp bị đế quốc La Mã xâm lược và nằm trong bản đồ rộng lớn của đế quốc La Mã. Lịch sử La Mã: Trước khi bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước, trên bán đảo Italia đã có nhiều bộ lạc sinh sống, trong đó có bộ lạc La Tinh (La Mã) và bộ lạc Êtơrutxcơ là người chủ yếu. Năm 753 tCN ba bộ lạc người La Tinh đã xây dựng thành Rôma trên bờ sông Tibrơ. Từ đó người La Tinh bắt đầu những cuộc xâm lược, bành trướng xây dựng nên một đế quốc La Mã rộng lớn hùng mạnh nhất thời kỳ cổ đại. Biển Địa Trung Hải thành ao của đế quốc La Mã. Thế kỷ II tCN thời kỳ cực thịnh của đế quốc La Mã vĩ đại này. Thế kỷ V (năm 476 đế quốc La Mã sụp đổ, chấm dứt chế độ chiếm hữu nô lệ, châu Âu bước sang thời kỳ phong kiến. Nhìn chung Hy Lạp và La Mã đã đạt được trình độ văn hóa cao, rực rỡ, nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. F. Ăngghen viết: “không có nền văn minh Hy Lạp–La Mã thì không có nền văn minh châu Âu cận đại”. Hy Lạp–La Mã trở thành trung tâm văn minh lớn nhất của thế giới thời cổ đại. IV. Xã hội phong kiến châu Á Địa lý và kinh tế: Điều kiện địa lý tự nhiên của các nước châu Á như Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc phong phú và đa dạng với đặc điểm là có nhiều con sông lớn tạo nên nhiều đồng bằng màu mỡ phì nhiêu. Vì thế nền kinh tế chủ yếu của các nước châu Á là nông nghiệp, tự cung, tự cấp. Xã hội phong kiến được tạo nên, các hình thức bóc lột của các địa chủ với các nông nô với nhiều hình thức bóc lột khác nhau như: nộp tô, thuế, sưu, phải đi lao động không công cho nhà nước một thời gian…Lao động này được gọi là lao tô dịch. Kiểu bóc lột này của phong kiến được Các Mác gọi là sự “cưỡng bức siêu kinh tế”. Nghĩa là chỉ cần có ruộng đất, mà không càn vốn đầu tư trang thiết bị, chúa đất vẫn có thể bóc lột được địa tô và nhiều khoản sưu, thuế khác đối với nông dân. Quan hệ xã hội: Giai cấp phong kiến quí tộc và sau này xuất hiện thêm tầng lớp địa chủ giai cấp nắm tư liệu sản xuất là ruộng đất nên chúng là giai cấp thống trị. Đó là giai cấp đặc quyền đặc lợi. Giai cấp cơ bản thứ hai đông đảo nhất của xã hội phong kiến là nông dân. Ở châu Á, khi kinh tế phong kiến là điền trang thái ấp nông dân chịu thân phận nông nô. Khi kinh tế phong kiến chuyển sang hình thức địa chủ thì nông dân chịu thân phận là tá điền. Dù là tá điền hay nông nô thì nông dân vẫn chịu sự áp bức bóc lột, họ luôn có nguy cơ bị phá sản vì thuế má. Sự áp bức bóc lột một cách dã man của các địa chủ đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các tầng lớp nông dân với địa chủ và các phong trào đấu tranh đã được nổ ra. Nhìn chung tất cả các cuộc khởi nghĩa của nông dân đều thất bại xét theo ý nghĩa chính trị, tức là không giải phóng được nông dân, không đem lại ruộng đất và quyền lợi cho họ. Lý do chủ yếu làm phong trào nông dân thất bại là do nông dân không đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Nông dân có khả năng đập tan xã hội cũ, nhưng không có khả năng đưa ra các cương lĩnh xây dựng một xã hội khác với xã hội phong kiến. V. Xã hội phong kiến Tây Âu Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu thế kỷ V-IX. Vương quốc Phrăng: Vào thế kỷ V (năm 476 ) đế quốc La Mã sụp đổ, người Giécmanh và Phrăng tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của người La Tinh, lập nên nhiều vương quốc, trong đó nổi bật nhất là vương quốc Phrăng, thủ lĩnh của người Phrăng là Clôvít. Bộ máy nhà nước phong kiến Phrăng thời Côvít chưa phức tạp. Clôvít nắm toàn bộ quyền lực, có thể nói Clôvít là người đặt nền móng cho chế độ phong kiến Tây Âu. Sauk hi Clôvít chết, triều đại dòng họ của ông-Mê rôvanhgiêng mất, triều đại của dòng họ Carôlanhgiêng lên nắm chính quyền. Thời kỳ phong kiến Tây Âu cát cứ thế kỷ IX-XV: Năm 814 Sáclơmanhơ chết, các con và các cháu của hoàng đế đã lao vào cuộc tranh giành quyền lực, làm cho đế quốc Sáclơmanhơ tan vỡ và chia cắt thành 3 phần. Sáclơ Đầu hói được phần Tây Phrăng sau này là lãnh thổ nước Pháp, Lui được phần Giécmanh sau này là lãnh thổ nước Đức. Lôterơ được phần trung tâm của đế quốc La Mã sau này là lãnh thổ nước Italia. Đế quốc Sáclơmanhơ không chỉ được chia thành 3 nước mà chin mà còn bị chia thành nhiều nước phụ khác. Chủ nghĩa tư bản ra đời trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu: Công xã nguyên thủy Tây Âu ngay từ thời kỳ tan rã đã giải thể một cách triệt để, vì thế chế độ tư hữu phát triển mạnh mẽ. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến, chế độ tư hữu tư nhân ngày càng phát triển nhanh chóng. Kinh tế tư bản và quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu ra đời từ thế kỷ XI những thành thị của Hy Lạp, La Mã suy tàn nay được phục hồi, ngoài ra còn ra đời những đô thị mới như Amsteđam (Hà Lan), Luân Đôn, Livơpun (Anh) Pari, Liông, Mácxây (Pháp). Nguồn tích lũy tư bản ban đầu của các nước Tây Âu ngày càng gia tăng gấp bội khi các nước Tây Âu thực hiện các cuộc phát kiến địa lý. Sự lớn mạnh về tư tưởng của giai cấp tư sản được các trí thức của họ thể hiện trong phong trào văn hóa phục hưng, bắt đầu từ thế kỷ XIV, XV, XVI và kéo dài đến thế kỷ XVII. Chế độ phong kiến tập quyền ở Anh và Pháp: Sự xuất hiện những nhân tố tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã tạo những tiền đề kinh tế, xã hội cho việc đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền. Trong các quốc gia phong kiến Tây Âu cát cứ, Pháp và Anh là những nước mà tiền đề cho việc đấu tranh thống nhất đất nước chin muồi hơn cả. Cho nên Anh và Pháp đã thực hiện được thống nhất đất nước vào thế kỷ XV. Pháp: Để thống nhất đất nước, triều đại Capêxiêng đã gây chiến tranh với Anh để thu hồi đất miền Tây nước Pháp. Chiến tranh kéo dài từ 1337 đến năm 1453, lịch sử gọi đây là cuộc “chiến tranh trăm năm”. Sang thế kỷ XVII, Lui XIII, với sự phụ chính của tể tướng Risơliơ (1584-1642), một nhà nước chính trị tài năng, nghị lực đã tiến hành cải cách toàn diện chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự làm cho nền chuyên chế phong kiến vững chắc, nước Pháp trở nên hùng mạnh. Vua Pháp là người nắm tất cả quyền lực nhà nước. Nhà nước Pháp còn có cơ quan đại biểu 3 đănge cấp: Hội nghị 3 đẳng cấp. Quí tộc tăng lữ-đẳng cấp 1, quí tộc phong kiến-đẳng cấp 2, tư sản và nhân dân lao động-đẳng cấp 3. Cơ quan này có quyền biểu quyết khi nhà vua đề nghị tăng thuế. Anh: Từ thế kỷ XII Henri II (1154-1189) đã dựa vào tư sản và thị dân để đấu tranh thống nhất đất nước, chống lại thế lực lãnh chúa. Thế kỷ XV nước Anh thống nhất, xây dựng được quốc gia phong kiến tập quyền. Nhà vua nắm toàn bộ quyền lực. Thế kỷ XIV nghị viện Anh đã có hai viện: Thượng viện và Hạ viện, là cơ quan lập pháp tối cao. Anh là nơi nghị viện ra dời sớm nhất trong lịch sử nghị viện thế giới. Việc Anh, Pháp xây dựng được các quốc gia tập quyền thống nhất là bước tiến trong lịch sử của các quốc gia đó. Cách mạng tư sản ở Nêđéclan 1566 – 1609: Nguyên nhân cách mạng: Sự phát triển kinh tế công thương nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt xã hội Nêđéclan, với sự ra đời của nhiều tầng lớp. Đặc biệt dưới thời cai trị của vua Philíp II, thuế má, bóc lột nặng nề hơn làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền càng them sâu sắc. Mâu thuẫn cơ bản này thể hiện thành mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân, dân tộc Nêđéclan với bọn phong kiến thống trị Tây Ban Nha. Các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc là nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản và cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở Nêđéclan. Diễn biến cách mạng: Tháng 8–1566, nhân dân Nêđéclan đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại Tây Ban Nha. Năm 1567 vua Tây Ban Nha Philíp II cử công tước Anba đem 18.000 quân tới đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa làm cho 8.000 người bị giết hại. Năm 1588 họ đã đánh bại quân đội Tây Ban Nha. Năm 1609 Tây Ban Nha phải công nhận nền độc lập của Nêđéclan. Cách mạng Hà Lan thắng lợi là chiến thắng của giai cấp tư sản trong trận giao chiến đầu tiên với giai cấp phong kiến. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến ngoại xâm. Cách mạng Hà Lan như tiếng chuông báo hiệu một thời đại mới bắt đầu, thời đại cách mạng tư sản, thời đại cáo chung của chế độ phong kiến. * Tiểu kết : Trong thời kỳ lịch sử từ thời xã hội nguyên thủy cho tới hết thời kỳ trung đại. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua ba thời kỳ lịch sử lớn với hai hình thái kinh tế xã hội đầu tiên đó là hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, có niên đại khoảng 3000 năm trước công nguyên đến đầu thời kỳ trung đại. Hình thái kinh tế xã hội thứ hai là hình thái kinh tế xã hội phong kiến, bắt đầu từ thế kỷ V sCN đến năm 1640, từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ cho đến cách mạng tư sản Anh. Chương II. Thời kỳ cận đại và hiện đại I. Các cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tư sản Anh: Nước Anh phong kiến cát cứ thống nhất vào thế kỷ XV. Vào những năm đầu của thế kỷ XVII mâu thuẫn giữa tư sản, nông dân, thị dân, thợ thủ công và một bên là chế độ phong kiến chuyên chế phản động của Sáclơ I đã rất gay gắt. Những năm 30 của thế kỷ XVII nước Anh đã đứng trước tình thế của một cuộc cách mạng tư sản. Năm 1640 cách mạng tư sản bùng nổ và tiến triển theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1640 đến 1642, là giai đoạn chuẩn bị và bùng nổ cách mạng. Cuộc chiến giữa Sáclơ I và nghị viện. Cách mang Anh bùng nổ dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quân đội nhà vua và quân đội nghị viện. Giai đoạn 2: Nội chiến với nghị viện lần 1 (1642 – 1646): Tháng 8 – 1642 nhà vua tuyên chiến với nghị viện. Quân nghị viện dưới sự chỉ huy của Ôlivơ Crômoen, một lãnh tụ thuộc tầng lớp quí tộc, với 22.000 binh lính được mệnh danh là quân “sườn sắt” đã đánh bại quân nhà vua ở Nêdơbi. Năm 1646 Sáclơ I bị bắt trên con dường chạy trốn. Quân đội Crômoen tiến vào Luân Đôn nắm chính quyền. Nội chiến lần 2 (1648): cuối năm 1647 Sáclơ I trốn thoát và chiêu mộ quân đội gây chiến lần 2. Tháng 8–1648 nhà vua bị thất bại và bị bắt lần 2. Ngày 30–1–1649 trước áp lực của nhân dân, nghị viện đưa Sáclơ I lên máy chém về tội danh phản quốc. Nước Anh tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Đây là đỉnh cao nhất của cách mạng tư sản Anh. Giai đoạn 3 của cách mạng Anh (1649–1688): Việc lựa chọn hình thức nhà nước quân chủ nghị viện chứng minh cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, cách mạng tư sản Anh đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, mở đường chi chủ nghĩa tư bản phát triển. Cách mạng tư sản Anh không chỉ kết thúc chế độ phong kiến mà, mở ra một thời đại mới cho lịch sủ nước Anh mà còn kết thúc thời kỳ trung đại, mở đầu cho thời kỳ cận đại trên toàn thế giới, tức là mở ra thời kỳ mới–thời đại cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Anh vì thế là một sự kiện lịch sử tầm cỡ thế giới. Cách mạng tư sản Mỹ: Cách mạng tư sản Mỹ là cuộc cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng giai phóng dân tộc. Lực lượng có vai trò quyết định đến sự thắng lợi là quần chúng nhân dân lao động, giai cấp tư sản có vai trò lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng tư sản Mỹ lật đổ chế độ phong kiến thuộc địa Anh, đưa giai cấp tư Mỹ lên cầm quyền, thiết lập được nhà nước tư sản. Cuộc cách mạng này đã mở đường, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển mạnh mẽ. Yếu tố chính trị này sẽ hoàn thiện thêm trong cuộc nội chiến 1861–1865 làm cho Mỹ thực hiện công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, vươn lên hàng cường quốc số một về kinh tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bản “tuyên ngôn độc lập” và bản than cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc ở Mỹ đã ảnh hưởng sâu rộng đến trào lưu cách mạng ở châu Âu và Nam Mỹ, thúc đẩy, cổ vũ các dân tộc đứng dậy lật đổ chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa, giành độc lập, tự do, dân chủ. Tuy nhiên nước Mỹ-quê hương của “bản tuyên ngôn độc lập”. Bởi vì cuộc cách mạng tư sản Mỹ thế kỷ XVII là cuộc cách mạng tư sản, nghĩa là nó mang lại quyền lợi nhiều hơn cho giai cấp sở hữu tư sản mà thôi. Cách mạng tư sản pháp 1789 – 1794: Nước Pháp thống nhất vào thế kỷ XV và xây dựng được quốc gia phong kiến tập quyền dưới sự cai trị của dòng họ Buốcbông. Vua Lui XVI trị vì nước Pháp và đang đưa chế độ phong kiến xuống tận đáy của sự suy tàn, thối nát. Vào những năm 70 của thế kỷ XVIII mâu thuẫn giữa toàn dân Pháp với chế độ phong kiến Buốcbông đã rất trầm trọng, gay gắt. Tình thế cách mạng đã chin muồi. Nước Pháp bước vào khủng hoảng tài chính. Năm 1788, Lui XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp yêu cầu đặt nhiều thứ thuế mới và mở công trái. Ngày 17-6-1789 đại diện ba đẳng cấp đã bỏ hội nghị ở Vécxây về Pari thành lập Quốc hội mới. Cuộc đại cách mạng Pháp bắt đầu và trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792 là giai đoạn cầm quyền và lãnh đạo của tầng lớp đại tư sản. Sau ngày 14-7-1789 cách mạng lan rộng khắp nước Pháp. Ngày 10-8-1792, Nhân dân Pari vùng dậy khởi nghĩa, lật đổ nền quân chủ lập hiến của tầng lớp đại tư sản, đưa cách mạng sang giai đoạn thứ hai. Giai đoạn 2: từ ngày 10-8-1792 đến tháng 6-1793 giai đoạn cầm quyền và lãnh đạo cách mạng của tầng lớp công thương Girôngđanh. Trước hành động phản bội của Girôngđanh quay sung bắn lại nhân dân, ngày 2-6-1793, 4 vạn nhân dân Pari khởi nghĩa lật đổ nền thống trị của phái Girôngđanh. Giai đoạn 3: Tháng 6-1793 đến 7-1793 giai đoạn cầm quyền và lãnh đạo cách mạng của phái Giacôbanh, Giacôbanh lên nắm chính quyền vào lúc cách mạng Pháp ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất so với tất cả các cuộc cách mạng trước và sau nó. Nguyên nhân thắng lợi triệt để của cuộc cách mạng pháp là vì tất cả các tầng lớp trong giai cấp tư sản Pháp đều bước lên vũ đài chính trị để lãnh đạo cách mạng nhằm thực hiện cương lĩnh chính trị của mình. Cách mạng tư sản Nhật 1868: Trước thế kỷ XVI Nhật là nước phong kiến cát cứ. Chế độ Mạc Phủ thi hành nhiều chính sách phản động, bóc lột nhân dân ha khắc. Về đối ngoại thì dù ra sức bế quan tỏa cảng nhưng chính quyền phong kiến Nhật vẫn không thể ngăn chặn được sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Trước sức ép bên ngoài và mâu thuẫn bên trong gia tăng, chình quyền Mạc Phủ quyết định dựa vào Pháp để vay tiền. Cuộc cách mạng 1868 ở Nhật đã thắng lợi, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, mở đường cho Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản. Sau cách mạng 1868, Chính phủ của Thiên Hoàng Mút xô hi tô (Minh Trị) đã tiến hành một số cải cách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự để xây dựng và phát triển chủ nghĩa tư bản. Cách mạng 1868 của Nhật đã đưa giai cấp tư sản, quí tộc mới lên cầm quyền và tiến hành những cải cách tư sản 1868 đến 1912. Nhờ đó nước Nhật từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa hùng mạnh. Nhật đã ảnh hưởng sâu sắc tới các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á. Cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước Âu-Mỹ: Tiền đề của cách mạng công nghiệp, thuật ngữ cách mạng cong nghiệp được F. Ăngghen dùng lần đầu tiên trong tác phẩ “tình cảnh giai cấp công nhân Anh” năm 1848. Từ đó thuật ngữ này được dùng để chỉ quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Muốn công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa không chỉ tích lũy tư bản mà còn phải tích lũy sức lao động tự do. Tích lũy tư bản và tích lũy sức lao động, nó tuân theo qui luật bạo lực, đẫm máu và nước mắt của nhân dân lao động mà Anh là một điển hình. Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa là áp dụng máy móc vào sản xuất, đòi hỏi khoa học, kỹ thuật phát triển đủ năng lực lý luận để giải quyết những vấn đề cơ giới hóa đặt ra. Cách mạng công nghiệp thực chất là cách mạng kinh tế, nó cũng cần đủ tiền đề chin muồi và nhu cầu bức thiết của sản xuất phải quyết định, phải bùng nổ như nhu cầu chính trị. Quá trình công nghiệp hóa ở Anh và các nước Âu Mỹ: Cách mạng công nghiệp ở Anh: Vào thế kỷ XVIII hàng dệt, len dạ của Anh nổi tiếng chất lượng, được bán ở khắp châu Âu và thị trường các nước khác. Năm 1785 Cácraitơ phát minh ra máy dệt vận hành bằng sức đẩy của nước, máy nâng công suất dệt tăng lên 39 lần. Trước đó 1769 Jêm Oát đã tìm ra nguyên lý hoạt động của máy hơi nước. Đến năm 1784 máy hơi nước đã được áp dụng vào hoạt động ở các công xưởng. Mở đầu cho kỷ nguyên lao động máy móc bắt đầu. Sự phát triển của sản xuất đòi hỏi nhiều máy móc mới. Như vậy công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ kéo theo sự ra đời ngành công nghiệp nặng. Năm 1735 Abơraham Đácbi phát minh ra phương pháp nấu than cốc để luyện gang. Năm 1765 Coóctơ xây lò luyện gang để biến gang thành sắt, thép. Năm 1807 Phơntơn đã đặt máy hơi nước xướng tàu thủy. Năm 1814 Xtiphenxơn đặt máy hơi nước lên đường sắt kéo 8 toa tàu hỏa. Công nghiệp hóa ở các nước tư bản chủ nghĩa khác: cách mạng công nghiệp từ Anh lan sang các nước tư bản Âu-Mỹ, tạo nên một làn sóng dây chuyền công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Những năm 30 của thế kỷ XIX Pháp đã bắt đầu công nghiệp hóa và trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế (sau Anh), cường quốc số hai về xâm lược thuộc địa. Năm 1804 Đức bước vào cách mạng công nghiệp hóa. Từ năm 1860 đến năm 1870 công nghiệp khai thác mỏ của Đức phát triển mạnh, 1860 sản lượng than đá đạt 1,2 triệu tấn. Béc lin trở thành trung tâm chế tạo máy móc. Những năm 40 của thế kỷ XIX nước Mỹ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Những năm 50 máy hơi nước đã được dùng rộng rãi ở Mỹ. kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên bước nhảy vọt to lớn về kinh tế, về kực lượng sản xuất, chuyển lao động thủ công chân tay sang lao động máy móc. Nhìn chung ở các nước tư bản công nghiệp hóa đã tạo ra những bước chuyển về chất trong sản xuất kinh tế.cách mạng công nghiệp còn mang lại kết quả về chính trị, đã tạo nên tác động sâu sắc tới sự phân hóa trong xã hội. Cách mạng công nghiệp đã có tác dụng thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển. Cách mạng công nghiệp đã chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, đặt nền tảng cho toàn bộ nền văn minh hiện đại. II. Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc: Trong lịch sử chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang những nét đặc thù riêng trên nền tảng biến đổi ít nhiều về kinh tế, chính trị. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang bước phát triển mới, là thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Trong đó từ 1870 đến 1945 chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh tranh tự do chấm dứt. Từ năm 1945 đến nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, tức là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa đế quốc, tính chất của giai cấp tư sản cũng thay đổi. Trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, qui luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản ngày càng mạnh mẽ. Tóm lại, kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động theo qui luật cạnh tranh, tư bản nhỏ và vừa bị tiêu diệt, bị những nhà tư bản lớn tiêu diệt, tài sản to lớn tập trung vào tay một số người. Nhóm người này cạnh tranh nhau không loại trừ được nhau, phải liên minh lại với nhau tạo thành tổ chức độc quyền, chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918). Nguyên nhân chiến tranh: vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, do qui luật phát triển không đồng đều, vị trí của các cường quốc thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước, mâu thuẫn xảy ra ngày càng gay gắt dẫn tới chiến tranh nổ ra. Diễn biến chiến tranh: Cuộc chiến tranh kéo dài hơn 4 năm và được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1(1914 –1916). Mở đầu, quân Đức ào ạt tiến sang đất Pháp, chính phủ Pháp phải rời về Boócđô. Giữa lúc đó, Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân về chống đỡ, song song với mật trận Đông Phổ, Nga còn tấn công xuống miền Nam Áo–Hung. Bước sang 1915, Đức dồn quân sang phía Đông đánh Nga làm cho Nga phải bỏ chạy, Đức không hoàn toàn đè bẹp được Nga. Năm 1916 Đức quay trở lại phía Tây, mở chiến dịch Vecđoong, chiến sự diễn ra ác liệt nhưng Đức không hạ nổi thành Vecđoong. Giai đoạn 2 (1917-1918). Năm 1917, cuộc cách mạng thánh hai ở Nga bùng nổ. Vua Nga Nicôlai II bị lật đổ, chính phủ lâm thời được thành lập. Đúc dùng tàu ngầm đánh Anh và gây cho Anh nhiều thiệt hại, Mỹ kiếm cớ nhảy vào vòng chiến và cổ vũ cho phe Hiệp ước. Nửa đầu những năm 1918, Đức tập trung lực lượng tiến công Pháp. Tháng 7–1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu, nhờ đó mà Anh, Pháp quay lại đánh quân Đức. Từ tháng 9-1918, quân Đức liên tục rút lui, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Bỉ và Pháp, các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công, buộc phải đầu hàng Bungari (19/9), Thổ (30/10), Áo–Hung (3/11). Chính phủ mới của Đức đòi thương lượng nhưng Mỹ không chấp nhận buộc Đức phải đầu hàng. Ngày 11-11-1918, hiệp ước đình chiến được ký ở rừng Côngpiehơ với những điều khoản nậng nề thuộc về Đức. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh thế giới thứ nhất có qui mô to lớn và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh từ trước cho tới lúc bấy giời, 36 nước bi lôi vào vòng khói lửa, 74 triệu người tham gia vào quân đội, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và tàn phế, thiệt hại về vật chất lên đến 338 tỷ đô la. Chiến tranh đã làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và sự thay đổi vị trí của các cướng quốc trên thế giới. Mỹ vươn lên và chi phối thế giới tư bản, xếp lại trật tự thế giới có lợi cho Mỹ. sau chiến tranh một trật tự thế giới mới ra đời, trật tự Véc xây- Oa sinh tơn. Chiến tranh đã giáng những tai họa to lớn lên đầu nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa: chết chóc, đói khổ. Điều đó làm cho những mâu thuẫn ở các nước tư bản ngày càng gay gắt, mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa ngày càng trầm trọng. Cách mạng dân chủ Tư sản tháng 2-1917. Nguyên nhân và tình hình nước Nga trước chiến tranh: Sau khi cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Sa hoàng Nikolai II. Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Nga tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng có thêm thị trường và thuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Sa hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Triều đình Sa hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa. Điều này báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần. Diễn biến cuộc cách mạng: Đảng Bônsêvích do Lênin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Ngày 9 tháng 1 năm 1917 (22 tháng 1 theo Công Lịch), trong lễ kỷ niệm "Ngày chủ nhật đẫm máu" ở Pêtrôgát đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh. Cuộc biểu tình lan rộng sang Mạc Tư Khoa, Baku và nhiều thành phố khác. Phong trào cách mạng sôi nổi nhất là ở thành phố Pêtrôgát Ngày 18 tháng 2 (3 tháng 3 theo Công Lịch), 30.000 công nhân đình công và ngày này trở thành ngày mở đầu cho Cách mạng tháng Hai. Ngày 25 tháng 2 (10 tháng 3), đảng Bônsêvích quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 27 tháng 2 (12 tháng 3), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Triều đình Sa hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các bộ trưởng và tướng của Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc Nga cáo chung (1917). Cách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsu_phan_ky_lich_su_the_gioi_3384.doc
Tài liệu liên quan