Đề tài Tác động của chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao

MỤC LỤC

 

I- Giới thiệu đề tài 1

II- Công nghệ và chuyển giao công nghệ 1

1. Công nghệ 1

1.1. Khái niệm công nghệ 1

1.2. Phân loại công nghệ 2

2. Chuyển giao công nghệ 2

2.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ 2

2.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ 3

 

III- Tác động của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao 4

1.Tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao 4

2. Tác động tiêu cực của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao 7

2.1 Tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình (hiệu ứng Bumerang) 7

2.2 Một số rủi ro khác ở các nước đang phát triển đối với người chuyển giao 7

 

IV- Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong những năm gần đây. 10

1. Hoạt động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Việt Nam. 11

1.1. Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia. 11

1.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11

1.3. Chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua bán “thuần túy”. 12

2. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. 13

1.4. Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài theo đầu tư FDI 13

1.5. Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán chuyển giao công nghệ. 14

V-Tổng kết. 14

Phụ Lục 15

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5137 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra khái niệm: chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Thuật ngữ chuyển giao công nghệ dễ gây ấn tượng rằng có một bên cho/bên giao và một bên nhận để thay thế cho một bên bán và một bên mua. Thực chất trong các nền kinh tế thị trường thì các trường hợp chuyển giao công nghệ giữa các công ty đều có các thương vụ mua bán/xuất nhập khẩu và được thông qua các hợp đồng, có những yếu tố lượng hóa được, có yếu tố không lượng hóa được, có những ảnh hưởng trực tiếp, đồng thời cũng có những amhr hưởng gián tiếp lâu ngày mới bộc lộ. 2.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ Hiện nay để tao sự gọn gàng thuận lợi, người ta chỉ chia việc chuyển giao công nghệ ra làm 2 loại. Thứ nhất là chuyển giao sỡ hữu hoặc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sỡ hữu công nghiệp, theo như trên, là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. Đây là những hình thức rất phổ biến. Trong đó, hoạt động có thể có hoặc không thiết bị kèm theo qua hình thức mua bán, cung cấp các đối tượng: bí quyết kĩ thuật; phương án, qui trình công nghệ; tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật; công thức bản vẽ, sơ đồ bảng biểu, … cũng được coi là chuyển giao công nghệ. Chỉ khi mua bán hàng hóa mà không kèm theo sự chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp khác thì không được công nhận. Loại còn lại và về việc thực hiện các hỗ trợ và tư vấn. Bên giao hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử dây chuyền công nghệ cho bên nhận. Bên giao tư vấn các nghiên cứu phân tích đánh giá về cơ hội đầu tư, cơ hội tiền khả thi và khả thi các dự án đầu tư đổi mới công nghệ. Bên nhận nhận được sự đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý của cán bộ quản lý kỹ thuật và công nhân. Hỗ trợ thực hiện dịch vụ về thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ pháp lý, tài nguyên môi trường của bên giao. Tất cả những điều trên đây đều là chuyển giao công nghệ. Dựa vào quyền hạn của bên giao bên nhận và giá cả, người ta còn chia chuyển giao công nghệ thành 3 hình thức: Hình thức Yếu tố Chuyển giao giản đơn CGCN không độc quyền CGCN giữ độc quyền Người giao Bán cho một hoặc một số người trên cùng địa phương. Trao quyền cho người mua giới hạn trong phạm vi lãnh thổ. Trao toàn quyền sử dụng cho bên kiatrong thời gian hợp đồng. Người nhận Không được bán lại công nghệ. Không được chuyển nhượng dưới bất kì hình thức nào. Có thể bán lại. Giá cả Thấp. Khá cao. Rất cao. II-TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI NƯỚC CHUYỂN GIAO. Ngày nay, cùng với sự phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ, không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế học trên thế giới đã phát triển một học thuyết “Total Factor Production – TFP” trong đó coi công nghệ là một yếu tố quan trọng, nếu không nói là qua trọng nhất, so với ba yếu tố đầu vào truyền thống của sản xuất là vốn, đất đai và lao động. Trong khi những yêu tố đầu vào truyền thống này là hữu hạn, thì công nghệ lại tạo ra giá trị gia tăng đáng kể cho sản phẩm. Công nghệ giờ đây không chỉ là một công cụ lao dộng thuần túy mà nó được coi là động kực chính trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo một nghiên cứu cho thấy rằng công nghệ đóng góp đến 60% vào sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.Vì tầm quan trọng như thế, mà hoạt động chuyển giao công nghệ có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và riêng đối với bên chuyển gia nói riêng. Tác động tích cực của chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao: Trước hết, cần hiểu rằng, trong thị trường nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa các công ty chứ không phải là sự cạnh tranh của các quốc gia. Các công ty luôn muốn bành trướng thị trường từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm nâng cao vị thế cũng như lợi nhuận của mình. Xuất phát từ sự chuyên môn hóa và phân công lao đông trong sản xuất cũng như mong muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, buộc phải có quá trình chuyên giao công nghệ giữa các công ty nắm giữ các kỹ thuật cao mà suy rông ra là sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau. Như vậy tác dụng đầu tiên của quá trình chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao là xuất phát từ lợi ích của các công ty của các quốc gia này. Tác động này được xét dưới hai chiến lược sản xuất của các công ty, tập toàn đa quốc gia: + Sản xuất tập trung: sản xuất tại một quốc gia, sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Do tính quy mô của dự án sản xuất quá lớn, đồng thời quá trình R&D phải đi kèm với quá trình sản xuất mới đem lại hiểu quả cao cho nên các bí quyết độc đáo để sản xuất ra sản phẩm thường không phải la sản phẩm để chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp này các công ty vẫn phải chuyển giao công nghệ cho các chi nhánh và cho khách hang ở các quốc gia khác trong công đoạn lắp đặt, chảy thử, bảo hành, bảo trì hay sửa chữa nhằm giữ uy tín cho sản phẩm của mình, đảm bảo cam kết với khách hàng cũng như hỗ trợ tiếp thị. Điển hình cho loại chiến lược này này là Microsoft, Coca-cola hoặc các sản phẩm về công nghiệp vũ trụ. + Sản xuất phân tán: đặt nhiều cơ sở sản xuất ở các vị trí gần nguồn tài nghuyên, nguyên nhiên liệu hoặc là gang thị trường tiêu thụ hoặc chia quá trình sản xuất ra một sản phẩm thành nhiều công đoạn ở các nước khác nhau nhằm nâng cao được lợi thế trong cạnh về các mặt sau: Tận dụng được nguồn nhân công rẻ ở các nước đang phát triển. Giảm được chi phí đáng kể chi phí vận tải, tồn kho, cung ứng nghuyên nhiên liệu. Giảm chi phí đầu tư do chuyên môn hóa, phân công công lao động quốc tế. Tích lũy được nhiều kinh nghiệm ở các quốc gia khác nhau. Một hình thức mở rộng thị trường, đối phó với các chính sách hạn chế nhập khẩu của các nước có thị trường tiêu thụ. Tạo điều kiện chiếm lĩnh thị trường dễ dàng Khuyếch trương phạm vi ảnh hưởng, nâng cao uy tín sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. - Hiện nay ở các nước tư bản chủ nghĩa người ta cho rằng buôn bán licence ( hay gọi là chuyển giao công nghệ) là một trong những nghiệp vụ kinh tế đối ngoại có lãi nhất. trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt toàn cầu, khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển các công ty xuyên quốc gia luôn luôn liên tục đầu tư chi phí rất lớn cho hoạt động R&D, nghĩa là phải luôn thay thế các công nghệ cũ bằng công nghệ mới hay hơn. Tuy nhiên do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển công nghệ sản xuất ở các quốc gia, công nghệ cũ ở các quốc gia phát triển lại có ích cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. do vậy nếu bỏ đi các công nghệ này sẽ là một sự lãng phí rất lớn. mong muốn chuyển giao công nghệ sang các nước khác là tất yếu để có thể tiếp tục thu các nguồn lợi tứ những công nghệ đáng lẽ phải bỏ, đặc biệt đây lại là một nguồn thu rất lớn cho các nước chuyển giao. Theo ước tính của Mỹ, khoản thu từ chuyển nhượng licence đã lên đến 100 tỷ USD năm 2000, hay chỉ riêng công ty IBM đã thu được 1,5 tỷ USD từ chuyển nhượng licence trong vài năm gần đây. Một số liệu cũ để tham khảo về thu nhập từ buôn bán licence: 1975 1984 1985 Mỹ 4615 Anh 608 1203 1127 Tây Đức 361 612 574 Pháp 191 496 426 Italia 71 Nhật 185 ( Đơn vị: triệu USD) Thu nhập từ hoạt động mua bán licence của Colombia cũng khá cao ( có thể tham khảo biểu đồ ở phần phụ lục trang Bằng những ràng buộc ký kết hợp đồng licence (CGCN), hoặc thanh toán bằng trái phiếu, cổ phần của công ty mua, bên chuyển nhượng kỹ thuật, công nghệ sẽ từng bước thiết lập sự kiểm tra của mình đối với các công ty, cũng như quốc gia nhận chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, khi thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, bên chuyển giao sẽ có một số ưu đãi nhất định trong cam kết với nước chuyển giao: + Bắt buộc bên mua côngn ghệ phải mua kèm một số công nghệ khác có liên quan (Tie-ins). Điều này nghĩa là, để có thể vận hành được máy móc thiết bị theo công nghệ đã được chuyển giao, bên mua công nghệ bắt buộc mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện… của bên bán licence hoặc là từ các nguồn khác do bên chuyển giao chỉ định, trong khi người mua công nghệ có thể tìm được nguồn hàng rẻ hơn. Như thế nghĩa là, bên chuyển giao đã kiếm them được một phần thu nhập ngoài phần thu nhập chính từ hoạt động chuyển giao công nghệ. Khoản thu nhập còn dược tăng lên ở chỗ bên nhận công nghệ còn phải trả phí trong các dịch vụ bảo hành, sửa chửa, kiểm định chất lượng, tiếp thị cũng như cung cấp thông tin. + Bắt buộc bên mua công nghệ không được mua của người khác (Tie-outs). Một khi đã mua từ một nguồn thì bên mua công nghệ bị rang buộc chỉ sử dụng công nghệ đó, không được phép ( hoặc được phép nhưng thực chất là không thể) mua một công nghệ tương tụ hoặc bổ sung từ nguồn khác. Vô hình chung, bên chuyển giao công nghệ đã tạo được một sự kiểm soát trong lĩnh vực công nghệ đó đối với nước chuyển giao. + Bắt buộc người mua phải cung cấp miễn phí mọi thông tin, mọi ý tưởng cũng như giải pháp về cải tiến, đổi mới công nghệ cho mình( người bán). Trong dây chuyền phân công lao động quốc tế như ngày nay, không thể một quốc gia nào đi vào mọi lĩnh lực của công nghệ mà phải tập trung vào lĩnh vực nào đó mà mình có thế mạnh. Thực tế cho thấy rằng ở những nước có hoạt động nghiên cứu công nghệ càng phát triển thì hoạt động áp dụng công nghệ vào thực tiển lại không mấy phát triển bằng các quốc gia khác và ngược lại. Như vậy chuyển giao công nghệ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn thúc đảy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hoạt đông chuyển giao công nghệ có tác dụng cải tiến và thích ững kỹ thuật với điều kiện địa phương thong qua các thông tin phản hồi. Trên thực tế hiện nay các nhà khoa học ở nhiều nước đã cùng bắt tay hợp tác về cùng một lĩnh vực nào đó, nhiều diễn đàn khoa học mang tính quốc tế đã được tổ chức, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát trine kinh tế thế giới. Mặt khác các nước phát triển (đa phần các nước chuyển giao công nghệ) phải thừa nhận rằng, rốt cuộc họ không thể duy trì sự giàu có của họ, nếu đại đa số bộ phận trên thế giới nghèo nàn lạc hậu. Các vấn đề khó khăn về kinh tế sẽ gây nên sự mất ổn định về chính trị quốc tế. Thông qua hoạt động chuyên giao công nghệ, các nước đang phát triển ( thường là những nước nhận chuyển giao) tăng cường phát triển kinh tế . cũng sẽ đem lại lợi ích cho các nước chuyển giao nhờ có được một số lượng lớn khách hang từ những nước nhận chuyển giao mua hàng hóa công nghiệp, và hàng tiêu dùng từ nước mình. Người ta ước tính được rằng cứ 3% tăng trưởng của những nước đang phát triển sẽ dẫn đến 1% tăng trưởng cho nền kinh tế ở nhũng nước phát triển- đa phần là những nước chuyển giao công nghệ. Tác động tiêu cực của việc chuyển giao công nghệ đối với nước chuyển giao: Chuyển giao công nghệ không chỉ có những lợi ích thiết thực mà nó còn chứa những “rủi ro” tiềm ẩn đối với nước chuyển giao công nghệ. Chính vì vậy, để tránh vấp phải những sai lầm trong chuyển giao công nghệ quốc tế, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những rủi ro đối với bên chuyển giao trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình (hiệu ứng Bumerang) : Chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng lực công nghệ cho người mua trong cùng 1 ngành công nghiệp với người bán. Rõ ràng người bán càng hoàn thành tốt cam kết chuyển giao công nghệ với người mua bao nhiêu thì càng làm tăng thêm khả năng cạnh tranh của người mua với chính mình bấy nhiêu. (Mặc dù theo Porter, có 2 loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ “tốt” – good competitor, và đối thủ “xấu” – bad competitor. Tạo ra đối thủ tốt sẽ có lợi cho người bán công nghệ vì có động lực để vươn lên, cùng nhau khuếch trương sản phẩm, có “sân sau” để thải công nghệ lạc hậu khi cần thiết…chỉ có điều đáng tiếc là phân biệt giữa các đối thủ tốt và các đối thủ xấu chẳng bao giờ là rõ ràng và càng không phải là bất biến! ). Tạo ra đối thủ cạnh tranh cho chính mình là “bài học” đắt giá cho nhiều công ty của Nhật và Mỹ khi chuyển giao công nghệ cho Hàn Quốc, Đài Loan trong lĩnh vực điện tử. Các công ty SamSung, Daewoo, Acer… sau khi nhận được công nghệ (dù chưa phải là tiên tiến nhất) đã quay trở lại cạnh tranh với “chính quốc” trên thị trường hàng điện tử dân dụng bằng cách đưa ra những sản phẩm có giá hạ hơn mà chất lượng không thua kém là bao. Tập đoàn điện tử SamSung là một ví dụ điển hình của các trường hợp kiểu này. + Theo những số liệu thống kê gần nhất thì hãng Samsung của Hàn Quốc đã vượt lên trên Motorola tại thị trường Mỹ về thiết bị điện tử cầm tay quý 3 năm 2008. Biểu đồ về thị phần thiết bị điện tử cầm tay ở Mỹ: + Samsung cũng đã vượt Sony và đang giãn dần khoảng cách với Sony trong cuộc cạnh tranh giành vị trí số 1 trên thị trường ti-vi kỹ thuật số Mỹ. Samsung chiếm khoảng 26,7% thị phần TV kỹ thuật số Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2008, tiếp theo là Sony (14,8%), Panasonic (7,2%), Toshiba (6,8%) và LG Electronics (6,7%). Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường NPD, Samsung đã mở rộng khoảng cách với Sony đến 11,9 phần trăm vào cuối tháng 11 năm 2008. Trong năm 2007, khoảng cách là 6,3 phần trăm, tăng 2,8 phần trăm của năm 2006. Samsung hy vọng sẽ dẫn đầu thị trường ti-vi kỹ thuật số Mỹ trong 3 năm tới. Bên cạnh Samsung, công ty điện tử Acer của Đài Loan cũng đã rất thành công sau khi nhận được công nghệ chuyển giao từ các công ty Hoa Kì, Nhật Bản. Nổi tiếng với các dòng điện tử giá rẻ, đặc biệt là Notebook, Acer đã lớn mạnh nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê gần đây của hãng nghiên cứu thị trường iSuppli cho biết hiện tại Acer đã lần lượt vượt mặt các “đại gia” điện tử Mĩ, Nhật như Dell, Toshiaba, IBM…để trở thành hãng Notebook lớn thứ 2 thế giới với thị phần toàn cầu lên tới 15,63% (đứng đầu là hãng máy tính HP với thị phần 19.3%). Điều đáng chú ý ở đây là một năm trước khoảng cách giữa Acer và Dell lên tới hơn 4%. Thương hiệu máy tính Đài Loan đã đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các "đại gia" đầu bảng - 68% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong thị trường Netbook (dòng máy tính Notebook nhỏ gọn), tính đến hết quý III năm 2008, Acer đang dẫn đầu thị trường với thị phần lên tới 38,3%, vượt qua và bỏ xa hãng sản xuất netbook hàng đầu hiện nay Asus tới 8%. Dưới đây là bảng số liệu thị phần trong thị trường Netbook toàn cầu ba quý đầu năm 2008 (Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường DisplaySearch). Tại thị trường Việt Nam, Acer liên tiếp khẳng định vị trí “Thương hiệu máy tính xách tay số 1” trong hai năm 2006 – 2007 theo đánh giá của Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Gfk, căn cứ trên số lượng máy tính xách tay được tiêu thụ trong nước. Trong những trường hợp tương tự đối với các công ty chuyển giao công nghệ, việc thu được một khoản chi phí từ Chuyển giao công nghệ (royalty) không so sánh được việc bị mất thị trường. Hơn nữa, các công ty nhận công nghệ do làm ăn có lãi, có tiềm lực và tài chính đã kịp phát triển năng lực R&D của chính mình (thu hút nhân tài, mua thiết bị thí nghiệm hiện đại, mua patent chứ không mua license công nghệ…), có thể sáng tạo ra công nghệ mới và tích cực cạnh tranh trên thị trường hàng công nghệ cao. Điều đáng nói là, các nước mới bước vào quá trình công nghiệp hóa mong muốn lặp lại thành công của những “con rồng” Châu Á sẽ gặp rất nhiều khó khăn, là vì: Các công ty của các nước phát triển ngày càng trở nên thận trọng hơn trong khi phải bộc lộ bí quyết công nghệ cao cấp của mình; Khoảng cách về công nghệ ngày nay đã trở nên quá rộng so với những năm 60-70, chiến lược đi lên từng bước mà các nước đã làm là “nhập khẩu, cải tiến, bắt kịp” trong nhiều trường hợp không còn thích hợp nữa. Cách khả dĩ là “nhảy cóc công nghệ - leapfrogging”, liên tục chuyển từ công nghệ này sang công nghệ khác cao hơn, đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến nhất. Một trong những giải pháp hữu hiệu để có thể nâng cao năng lực R&D- nhân tố quyết định sự thành bại của sách lược “đi tắt đón đầu”, là phải chú trọng phát triển nguồn lực con người, coi đó là “yếu tố hàm chứa công nghệ” quan trọng bậc nhất đối với các nước đang phát triển- những công nghệ “thâm dụng trí thức” trong thời đại hiện nay. Cũng cần lưu ý rằng bản thân các nước đang phát triển cũng có những công nghệ truyền thống, đặc thù cần bảo vệ và phát huy, do đó càng phải thận trọng khi chuyển giao công nghệ cho người khác. 2.2. Một số rủi ro khác ở các nước đang phát triển đối với người chuyển giao: Không nắm được thông tin đầy đủ về thị trường và về đối tác địa phương. Từ đó dẫn đến việc dễ vướng mắc những sai lầm trong đầu tư như đầu tư vào những nơi có môi trường kinh doanh không ổn định, độ rủi ro trong đầu tư cao. Hoặc ngay cả trong việc mua bán license thuần túy thì việc nắm bắt thông tin đầy đủ về thị trường cũng rất có ích. Giúp bên chuyển giao công nghệ tránh được việc bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với những giá trị mà bên nhận công nghệ chuyển giao sẽ thu được trong tương lai; Không đảm bảo sự bảo hộ, bảo vệ thích đáng với các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, phần mềm máy tính…). Ở những nước mà còn xem nhẹ vấn đề bản quyền thì bên chuyển giao cần xem xét cặn kẽ trong việc quyết định chuyển giao công nghệ để tránh tình trạng không thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ; Cơ sở hạ tầng về R&D vừa thiếu vừa yếum, vừa phân tán hoặc chỉ tập trung vào một số lãnh vực do nhà nước quản lý gây khó khăn cho việc phát huy tính tích cực của công nghệ được chuyển giao, vốn đầu tư… Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo thích đáng. Từ đó sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, giám sát… Bảo hộ quá đáng hàng trong nước, có chính sách phân biệt đối xử sẽ tạo nên những rào cản cho các công ty nhận công nghệ chuyển giao; Hy vọng quá cao của đối tác và chính quyền nước sở tại…. IV- TÌNH HÌNH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Như đã nêu ở mục trên, hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế không chỉ có những tác dụng tích cực và nó còn chứa một số “rủi ro” tiềm tàng đối với các nước chuyển giao công nghệ. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà chuyển giao công nghệ mang lại cho các nước chuyển giao. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển khá năng động ở khu vực Đông Nam Á với một thị trường đầy tiềm năng, nguồn lao động rẻ cũng như nguồn nguyên nhiên vật liệu dồi dào, nên luôn nhận được sự quan tâm của các nước phát triển, những quốc gia có tiềm lực về công nghệ cao. Bên cạnh đó, tuy còn là một nước đang phát triển và đang hội nhập dần vào sân chơi quốc tế, Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực nhất định mà đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng. Vì vậy trong mục này chúng tôi sẽ xét về hai khía cạnh trong hoạt động chuyển giao công nghệ những năm gần đây ở Việt Nam, đó là hoạt động tiếp nhận chuyển giao công nghệ vào Việt Nam và hoạt động chuyển giao công nghệ ra nước ngoài. Hoạt động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Trong khoảng hơn 20 năm qua kể từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành Đổi mới, “mở cửa” nền kinh tế và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã diễn ra hết sức sôi động và đa dạng theo đúng nghĩa của nó. Nhìn chung, công nghệ nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam chủ yếu theo 3 luồng chính: Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia, chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua bán “thuần túy”. Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia. Đây là loại chuyển giao công nghệ vô hình hầu như không thông qua các hợp đồng thương mại nên bên nhận không chịu những ràng buộc do bên giao hoặc do chính phủ nước bên chuyển giao áp đặt. Bằng luồng chuyển giao này chúng ta có khả năng nhận được những công nghệ cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất với giá rẻ mà chúng ta không thể nào đạt được bằng các luồng chuyển giao công nghệ khác. Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn trong luồng chuyển giao công nghệ này. Theo thống kê, hiện nay ngoài Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu Việt kiều sinh sống trên hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng hơn 1,5 triệu người sống tại Hoa Kỳ, hơn 250.000 người sinh sống tại Pháp và 180.000 người sinh sống tại Úc…Đa số Việt kiều đã định cư ở nước ngoài và có nhiều người đã trở thành các chuyên gia có trình độ khá cao. Tuy vậy hiện nay thực trạng chuyển giao công nghệ trong luồng này lại không đáng kể so với tiềm năng do nhiều lí do mà trước hết là cơ chế, chính sách chưa hợp lí, thiếu đồng bộ trong việc thu hút nguồn lực quan trọng này. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đây là luồng chuyển giao công nghệ chính từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương thì có đến 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ là vào các doanh nghiệp FDI. Ưu điểm rõ rệt của luồng chuyển giao này là vốn để thực hiện các công nghệ được chuyển giao chủ yếu là vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, quy mô của luồng này tùy thuộc vào cơ hội và môi trường đầu tư tại Việt Nam hơn là phụ thuộc vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, công nghệ được chuyển giao trong luồng này thường là các công nghệ khá tiên tiến so thế giới. Chính vì những ưu điểm của luồng chuyển giao công nghệ này, việc thu hút các doanh ngiệp FDI luôn được Chính phủ tập trung quan tâm. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, trong thời gianqua, Chính phủ đã tập trung thực hiện một số giải pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tào nguồn nhân lực…Vì vậy Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trong thu hút nguồn vốn FDI. Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 22 tỉ USD vốn FDI đăng kí, tăng hơn 2 lần so với năm 2006 ( vốn FDI đăng kí năm 2006 đạt 10,2 tỉ USD), thì đến năm 2008 tổng vốn FDI đăng kí đã đạt trên 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Những con số trên là những kết quả rất đáng ghi nhận cho nỗ lực thu hút FDI của Việt Nam. Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng trong thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2002-2008 ( đơn vị tỉ USD) ( Số liệu tổng hợp). Nhìn từ biểu đồ trên cho thấy Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn FDI từ các nước phát triển đổ vào Việt Nam sẽ tạo tiền đề cho khoa học công nghệ trong nước sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Chuyển giao công nghệ theo các hợp đồng mua bán “thuần túy”. Đây là luồng chuyển giao công nghệ điển hình nhất vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của bên nhận chuyển giao công nghệ được đảm bảo tốt nhất. Trên thực tế, luồng chuyển giao công nghệ này đã hình thành lâu ở Việt Nam kể từ khi Miền Bắc được giải phóng cho đến năm 1987. Nói chung các trường hợp này hầu hết là nhập kĩ thuật từ nước ngoài ( chủ yếu là Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác) với vốn sử dụng hầu hết là vốn viện trợ ( vốn vay ưu đãi hoặc vốn viện trợ không hoàn lại). Tuy vậy do những nhận thức sai lầm trong quan niệm của các cơ quan, đơn vị Nhà nước về vai trò của chuyển giao công nghệ và phần mềm công nghệ mà tuyệt đại đa số các trường hợp chuyển giao công nghệ này đều không phát huy hiệu quả. Kể từ khi thực hiện Đổi mới và mở cửa, do yêu cầu bức xúc của việc nâng cao hiệu quả đối với công nghệ của các doanh nghiệp trong nước thì quy mô của luồng chuyển giao công nghệ này đã có những sự tăng trưởng khá tích cực (khoảng 6-7% số hợp đồng chuyển giao công nghệ), tuy vậy vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng thực sự nó. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Do những lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ quốc tế cũng như nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ ra nước ngoài. Hoạt động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu theo hai luồng chính, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao theo hợp đồng mua bán công nghệ (chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp). .Chuyển giao công nghệ ra nước ngoài theo đầu tư FDI Công nghệ từ Việt Nam được chuyển giao sang nước ngoài cùng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt là lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực trồng cây công nghiệp. Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của chuyển giao công nghệ quốc tế đối với nước chuyển giao.DOC
Tài liệu liên quan