Đề tài Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Sau 8 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng:

 Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng;

 Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước;

 Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển;

 Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng;

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho nền kinh tế của tỉnh phát triển không có đột phá. Như vậy, nếu cố định các yếu tố khác thì đây là xu thế Đầu tư không đúng, không phù hợp với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện vốn có hạn. 3.7. Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP : Vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không chỉ mang lại mức độ tăng trưởng khác nhau cho các ngành riêng biệt mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế . Tỷ lệ đầu tư vào các ngành khác nhau cũng mang lại sự chuyển dịch lớn về cơ cấu của GDP, bởi vì đối với mỗi ngành mức độ đóng ghóp của vốn khác nhau : Biểu 25 :Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhịp độ bình quân thời kỳ 00 -05 1. Tốc độ tăng GDP 10.7 11.9 12.9 19.5 14.6 14.7 14.7 2. Tốc độ tăng VĐT 20.37 32.2 34.9 24.4 20.9 19.9 26.35 3. Tốc độ phát triển các ngành NLN - TS 12 5.5 7.7 7.05 6.9 6.92 6.85 CN & XD 14.7 16.32 18.17 28.5 23.8 23.86 22 DV 10.07 13.5 11.25 19.2 7.4 7.3 11.65 Phi NN ( = CN & DX + DV) 11.23 15.13 15.3 24.8 17.5 18.05 18.1 4. Tốc độ tăng lao động trong các ngành KTQD 2.9 3.2 3.13 3.64 2.99 1.72 2.0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 25 , ta có thể thấy : - Trong vòng 5 năm ( 2000 - 2005 ) tốc độ tăng của GDP từ 10.7 % lên 14.7% ( tăng 4 %); tốc độ tăng vốn đầu tư từ 20.37%( năm 2000) lên 26.35%( năm 2005). - Tốc độ phát triển các ngành trong GDP : + Ngành Nông lâm nghiệp : tốc độ phát triển giảm từ 12% ( năm 2000) xuống còn 6.85% ( năm 2005) + Ngành CN & XD : Tốc độ phát triển tăng từ 14.7%( năm 2000) lên 22 % ( năm 2005) +Ngành DV : cũng có xu hướng tăng cao : từ 10.07%( năm 2000) lên 11.65%( năm 2005) 3.8. Một số tác động khác của đầu tư đến kết quả kinh tế, xã hội của tỉnh Nhìn một cách tổng thể, việc tích cực huy động các nguồn vốn và đầu tư phát triển đã góp phần quyết định sự phát triển có tính bứt phá của tỉnh, sự phát triển nhanh chóng và toàn diện trong những năm vừa qua, làm cho nền kinh tế của Vĩnh Phúc tăng nhanh, từ chỗ thu ngân sách chỉ khoảng vài chục ngìn tỷ nay đã đạt mức khoảng 3 ngàn tỷ đồng. Hiện Vĩnh Phúc và Bình Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đang là những tỉnh có bước phát triển khá nhất so các tỉnh khác, đặc biệt về thu hút đầu tư từ tỉnh ngoài và từ nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP đạt mức khá cao, khoảng trên 40% ( trong khi tỷ lệ này của cả nước cũng chỉ đạt khoảng 38% Biểu 26: Đánh giá Kết quả và Hiệu quả Đầu tư Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. ĐTXH / GDP(%) 27.9 32.9 39.4 40.9 43.2 45.2 2. ICOR 2.47 3.09 3.44 2.51 3.38 3.53 3. NSLĐ 5.2 5.6 6.1 7.1 7.9 8.9 4. Tỷ lệ thất nghiệp(%) 7.1 7.4 7.4 7.12 7.08 7.05 5. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 4.0 3.8 2.5 2.37 2.2 2.0 6. Tỷ lệ đói nghèo(%) 12.26 10.91 9.7 8.7 7.0 5.6 7. GDP / NG ( Triệu đ ) 3.53 3.94 4.62 5.66 6.8 8.2 8. KWH/GDP 0.61 0.58 0.57 0.55 0.53 0.51 9. Thu ngân sách / GDP(%) 17.5 18.9 31.4 27.9 26.9 17.5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Từ những phân tích nêu trên cho thấy đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc có quan hệ mật thiết với nhau. Tương ứng với tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP tăng thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và nhờ đó tốc độ tăng GDP cao; đồng thời các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ, trong đó nổi bật là năng suất lao động tăng, tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP giảm, GDP/người tăng, tỷ lệ đóighèo giảm....Diều này còn được thể hiện cụ thể bơỉ đầu tư và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành. Kết quả và hiệu quả của đầu tư tuy chưa bóc tách riêng ra được nhưng nếu quan sát các chỉ tiêu tổng hợp cũng phần nào thấy được điều mà chúng ta muốn nói tới: (1) - Tốc độ tăng GDP cao và có chiều hướng tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Do đó GDP/người cũng tăng lên. (2) - Trong 5 năm 2001 - 2005, năng suất lao động tăng lên, gấp khoảng 1,8 lần, từ khoảng 5,2 triệu đồng/ lao động lên 8,9 triệu đồng/lao động. (3) - Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7,1% năm 2000 xuống còn khoảng 6% vào năm 2005. Với cơ cấu kinh tế như đã trình bày và căn cứ vào những kết quả phan tích ở biểu trên cho thấy về cơ bản trong những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tương đối đúng hướng và đem lại kết quả, hiệu quả rõ rệt: nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (13 -14%), tỷ lệ đói nghèo giảm liên tục (giảm được 6,6 điểm phần trăm), duy trì tỷ lệ thu ngân sách khoảng 26%, tiêu hao điện năng giảm từ 0,61 xuống 0,51, GDP bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ 1,4 trđ ( năm 1995) lên 5,1 triệu đồng (năm 2005). 3.9. Xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tr ên đ ịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2005 Qua những phân tích trên cho thấy cơ cấu đầu tư ảnh hưởng quyết định đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh như đã đề cập và đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng sẽ đem lại sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế trong tương lai cần tiếp ục đầu tư theo hướng này. Tức là đầu tư nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng và cho phát triển các sản phẩm chủ lực mà tỉnh có lợi thế so sánh cũng như các nhà đầu tư quan tâm nhiều. Trừ năm 2000, theo con số thống kế cứ tăng đầu tư vào khu vực phi nông nghiệp 1% và tăng đầu tư vào kết cấu hạ tầng 1,2% thì tỷ trọng cácc ngành phi nông nghiệp có thể tăng khoảng 1,5 - 2%. Có thể chưa thật chính xác nhưng cũng cho phép đưa ra một hệ số tương quan để dự báo quan hệ tăng vốn đầu tư cho khu vực phi nông nghiệp và việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong tương lai. Đây là vấn đề có ý nghiã quan trọng trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô của tỉnh Vĩnh Phúc. Biểu 27 : Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu ĐT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 5,76 9,6 7,61 7,6 7,4 7,2 Phi nông nghiệp 94,24 90,38 92,39 92,4 92,6 92,8 Cơ cấu KT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 33,2 31,3 29,9 26,7 24,9 23,3 Phi nông nghiệp 66,8 68,7 70,1 73,3 75,1 77,3 ĐTPT Sản xuất 75,5 77,1 77 74,3 73,1 73,5 ĐT vào KCHT 24,5 22,9 23 25,7 26,9 26,5 Nguồn: N ên giám thống k ê tỉnh Vĩnh Phúc. X ử lý theo số liệu thống kê. Xem xét xu hướng đầu tư theo ngành cho thấy, trong giai đoạn 1996 - 2000 , quy mô đầu tư cho các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm, kể cả đầu tư công nghiệp, dịch vụ (vận tải, tài chính, tín dụng, nhà hàng ). 5 năm gần đây ( 2000 - 2005), đầu tư có xu thế phục hồi, tăng mạnh trở lại, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (đạt tốc độ tăng vốn đầu tư gần 50%). Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn tham gia chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một hạn chế lớn của một tỉnh có quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chuyển đổi cơ cấu thu nhập của người dân nghề nông dựa chủ yếu vào phát triển các hoạt động phi nông nghiệp (dịch vụ và buôn bán nhỏ), lĩnh vực này phát triển còn chậm. Hạn chế của sự biệt lập tương đối giữa khu vực kinh tế TW và địa phương giờ đây lại cộng thêm giữa kinh tế trong nước và nước ngoài, giữa sản xuất công nghiệp và dịch vụ.. đã hạn chế sự phối hợp, hỗ trợ, nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của kinh tế lãnh thổ hoạt động như một thể thống nhất. 4. Đánh giá những thuận lợi và những hạn chế, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 4.1. Thuận lợi - Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, hàng không, đường thuỷ) toả đi khắp đất nước và thông thương ra quốc tế; gần kề thủ đô Hà Nội và một số khu công nghiệp lớn, là lợi thế để tỉnh tiếp thu sự lan toả, tận dụng cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình; - Địa hình bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú; trong đó quỹ đất đai lớn phù hợp cho việc phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; - Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư; - Trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị khá phát triển trải đều khắp, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh; - Tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng KTTĐ Bắc Bộ và của cả nước; - Việc Vĩnh Phúc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước; tương lai sẽ là địa bàn phát triển quan trọng của vùng KTTĐ Bắc Bộ, mang thêm các chức năng cấp vùng. Điều nay đã mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc huy động nguồn hỗ trợ từ TW, từ Hà Nội và từ các tỉnh bạn; - Cuối cùng, yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biến những tiềm năng và lợi thế của tỉnh có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vĩnh Phúc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa dân gian đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, có lịch sử khoa bảng với lối sống và đạo đức chuẩn mực luôn được giữ gìn và phát huy đến ngày nay. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhậy, có trình độ tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo ra được khung thể chế khá hoàn chỉnh, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập; 4.2. Hạn chế và thách thức: Những hạn chế và thách thức hiện nay là: Kinh tế phát triển chưa vững chắc, phát triển công nghiệp nhanh song thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, có độ rủi ro cao; kim ngạch xuất khẩu quá thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Có rất ít doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, song chất lượng thấp kém, đang xuống cấp và quá tải vẫn Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tăng thu nhập của đại bộ phận nông dân; Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; chưa phát huy lợi thế gắn với vùng KTTĐ Bắc Bộ (liên kết về hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ du lịch thương mại); Chất lượng nguồn lao động thấp; là một tỉnh công nghiệp nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25% (năm 2004); dân số nông thôn chiếm tới 86%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng lực lượng lao động; Áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn. Xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người năm 2004 bằng 83,3% so với bình quân cả nước và bằng 62% so với vùng KTTĐ Bắc Bộ (giá thực tế), dự kiến 2005 2 mức trên bằng 95,3% và 68; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi. PHẦN II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC I. Định hướng Đầu tư phát triển Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 - 2010 1. Mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 * Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2010, nền kinh tế Vĩnh Phúc có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, các ngành phi nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và bộ mặt kinh tế, xã hội có sự tiến bộ vượt bậc; Vĩnh Phúc trở thành một trong số các tỉnh dẫn đầu về phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ; * Mục tiêu cụ thể : Hai phương án tăng trưởng kinh tế của tỉnh 2006-2010: Biểu 25 :Các phương án tăng trưởng của Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2010 Đơn vị : % Tốc độ tăng trưởng GDP Hiện trạng 2001-2005 Phương án I (2006-2010) Phương án II (2006-2010) Toàn bộ nền kinh tế 14,4 14,4 13,8 -Công Nghiệp+Xây dựng 21,1 18,2 16,5 - Dịch vụ-thương mại 12,3 13,4 15,0 - Nông-lâm-Ngư 6,1 4,5 4,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Tính toán của chuyên gia Viện chiến lược và phát triển. - Phương hướng phát triển cơ cấu Kinh tế chung: Biêủ 26: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc theo hai phương án tăng trưởng Đơn vị : % Cơ cấu kinh tế, % 2005 Phương án I 2010 Phương án II 2010 I, Toàn bộ nền kinh tế 100 100 100 - Công Nghiệp+Xây dựng 50,4 58,5 55,5 - Dịch vụ-thương mại 28,2 27,2 39,8 - Nông-Lâm-Ngư 21,4 14,3 14,7 Nhu cầu vốn đầu tư 2001 - 2005 2006 - 2010 2001 - 2010 PA1 PA2 PA1 PA2 Nhu cầu vốn đầu tư (%GDP) 56,1 54,6 61,1 55,0 59,6 GDP 22974,0 45,009 43,998 67,984 66,973 Vốn (giá ss 1994) 12,888,4 24,561 26,861 37,450 39,749 Vốn (giá 2004) 18,782,6 44,169 48,258 62,951 67,040 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Tính toán của chuyên gia Viện chiến lược và phát triển. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ, phải đảm bảo vai trò động lực cho toàn vùng; Ngành công nghiệp và khả năng thu hút các nguồn vốn bên ngoài (đặc biệt là nguồn FDI) của tỉnh đang trên đà phát triển; cơ hội tiếp nhận sự lan toả phát triển của Thủ đô Hà Nội là rất to lớn. Vĩnh Phúc cần tận dụng cơ hội, tíếp tục ưu tiên đầu tư tập trung cho công nghiệp, cố gắng hạn chế những rủi ro do quá trình hội nhập quốc tế đem lại. Bởi vậy, phương án I sẽ là phương án chọn cho định hướng phát triển của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2010 với mức phấn đấu cao. 2. Định hướng chủ yếu về Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đối với một số ngành, lĩnh vực chủ yếu : 2.1. Ngành Nông - Lâm Nghiệp - Thủy sản : Mục tiêu cụ thể phát triển nông - ngư nghiệp đến năm 2010 là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; coi chăn nuôi và thuỷ sản là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp; Đảm bảo tốc độ tăng trưởng toàn ngành thời kỳ 2006-2010 đạt 4,5-5%/năm, trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 4,2%/năm; thủy sản tăng khoảng 11,7%/năm và lâm nghiệp giảm khoảng 1%/năm. Với tốc độ tăng trưởng trên, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể: tỷ trọng chăn nuôi trong GDP ngành nông nghiệp sẽ từ 31,4% năm 2005 tăng lên 37% vào năm 2010; tỷ trọng ngành thuỷ sản sẽ từ 4,6% tăng lên 7,2% trong cơ cấu nông-lâm-ngư. Tỷ trọng khối ngành ngành nông - lâm - ngư trong cơ cấu kinh tế tỉnh sẽ còn khoảng 14,2% năm 2010. 2.2. Công nghiệp và Xây dựng Mục tiêu phát triển Duy trì tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD ở mức 18-20%/năm trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2010; GDP công nghiệp - xây dựng sẽ tăng từ 3,065,5 tỷ đồng năm 2005 lên 7,084 tỷ đồng năm 2010 (giá ss 94); Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh sẽ tăng từ 50,44% năm 2005 lên 58,4 vào năm 2010; Cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng trong cơ cấu GTSX ngành công nghiệp từ 18,8% năm 2000 lên 19 - 20% vào năm 2010. Đảm bảo ổn định sản xuất công nghiệp của tỉnh khi sản xuất ô tô, xe máy có biến động; Tiếp tục thúc đẩy ngành xây dựng phát triển, nâng tỷ trọng xây dựng trong cơ cấu ngành từ 9,0% năm 2005 lên 12,3% năm vào năm 2010. 2.3. Dịch vụ Mục tiêu phát triển Đến năm 2010, phấn đấu đưa lĩnh vực dịch vụ - thương mại phát triển với chất lượng và loại hình dịch vụ tương đương với một thành phố loại II, trong đó du lịch phải trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (ĐH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 13 đã xác định); Duy trì mức tăng trưởng ngành thương mại-dịch vụ khoảng 13-14%/năm .Với mức tăng trưởng này, GDP của ngành dịch vụ sẽ từ 1,517 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 2,848,0 tỷ đồng năm 2010 (giá ss 1994). Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh sẽ dao động ở mức 27,5-28%. a. Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành dịch vụ đạt 380 triệu USD; b. Kinh doanh du lịch Đầu tư xây dựng các khu du lịch ưu tiên phù hợp với cảnh quan để thu được hiệu quả cao theo hướng: Khu du lịch Tam Đảo núi: Xây dựng thành một trung tâm nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Điều chỉnh quy hoạch Tam Đảo I, quy hoạch đầu tư phát triển Tam Đảo II; Khu du lịch Tây Thiên; Khu du lịch Vĩnh Yên và phụ cận: Chủ yếu là vui chơi giải trí, công viên trung tâm; Khu du lịch hồ Đại Lải: xây dựng khu du lịch Tổng hợp phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, phát triển hệ thống lâm viên cây xanh Tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực nhà hàng-khách sạn. Đến năm năm 2010 tăng số phòng lên 2,000 phòng, trong đó 60% phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải với giá rẻ và an toàn; đảm bảo cung cấp các dịch vụ về điện (đặc biệt là điện nông thôn), bưu chính-viễn thông…với chất lượng ngày càng cao Tiếp tục cải thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính tín dụng trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn đạt 30-35% GDP và đảm bảo chi cho đầu tư phát triển khoảng 40% tổng chi ngân sách.; II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động có hiệu quả của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 1. Giải pháp huy động Vốn đầu tư : 1.1. Đánh giá tiềm năng tích luỹ của tỉnh : Khả năng tích luỹ của một tỉnh được xác định bởi các nguồn: nguồn tích luỹ trong dân và doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ ngân sách TW, nguồn tín dụng cho vay ưu đãi và cho vay thương mại, nguồn ODA, FDI và nguồn thu hút từ tỉnh ngoài. Ngoài ra, nguồn đóng góp lao động công ích của dân hay đóng góp của các chủ đầu tư, các tổ chức cơ quan đoàn thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy công trình... cũng rất đáng kể. Căn cứ vào kết quả điều tra về khả năng huy động các nguồn vốn do Tổng cục Thống kê và Viện Chiến lược phát triển kết hợp thực hiện (2005), có thể ước tính khả năng tích lũy của các thành phần kinh tế ở Vĩnh Phúc như sau: - Tổng tích luỹ hộ gia đình đạt khoảng 312 tỷ đồng, ước tính đạt tỷ lệ 9,2% GDP ( bằng 1/2 mức tích luỹ vùng ĐBSH). Trong đó tỷ lệ huy động vào đầu tư trực tiếp bằng khoảng 4,6%GDP, còn một phần đầu tư gián tiếp thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. - Tích lũy doanh nghiệp ước tính đạt khoảng 15% GDP; - Ngân sách tỉnh bắt đầu có tích luỹ từ năm 1999 và quy mô tích luỹ tăng khá nhanh (4,5%GDP năm 1999, 8,35%GDP năm 2000, 17,9%GDP năm 2003, tăng gần gấp 4 về quy mô so GDP), chủ yếu nhờ nguồn thu từ khu vực FDI tăng ổn định. Như vậy, tiềm năng tích luỹ nội lực của tỉnh khá lớn kể cả khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt từ khu vực doanh nghiệp FDI. (9%GDP khu vực hộ và 15% từ tái đầu tư của các doanh nghiệp). Tích luỹ trong dân tuy chưa lớn song lại rất ổn định, hiện mới khai thác ở mức 50%GDP. Thu ngân sách tỉnh nếu có cơ chế điều tiết để lại ưu tiên cho tỉnh (qua các chương trình mục tiêu và các dự án hỗ trợ của Chính phủ), có thể tăng thêm 5-10%GDP. Đó là chưa kể khả năng các nguồn hỗ trợ bên ngoài (vốn ODA, vốn vay thương mại, tín dụng, vốn đầu tư từ các tỉnh lân cận...) hiện nay chưa khai thác được nhiều. Đánh giá trên xác nhận rằng khả năng khai thác tích luỹ phục vụ mục tiêu tăng trưởng của tỉnh còn khá lớn (9%GDP khu vực dân cư, 15% khu vực doanh nghiệp, 10% khu vực đầu tư nước ngoài, chưa kể tín dụng thương mại, vốn từ các tỉnh ngoài và các hình thức huy động vốn khác lên tới trên 45% GDP) 1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ Năm 2005 quy mô đầu tư của tỉnh đạt 32,7% GDP, là mức huy động vốn rất tích cực trên mặt bằng chung cả nước, trong điều kiện khả năng tích luỹ nội tỉnh còn hạn hẹp (ngoại trừ nguồn thu ngân sách tăng khá mạnh nhờ thu từ khu vực vốn FDI). - Riêng vốn từ trong dân và doanh nghiệp đã chiếm tới trên 9% tổng vốn đầu tư thực hiện (chưa bóc tách được phần doanh nghiệp nội tỉnh và doanh nghiệp từ ngoài tỉnh đầu tư vào). - Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của tỉnh còn có thể cao hơn, kết quả đánh giá điều tra chung cho biết hiện nay mức huy động tích luỹ của vùng ĐBSH khu vực doanh nghiệp và khu vực hộ không quá 50%, riêng 2 nguồn này đã có quy mô khoảng 25% GDP của tỉnh. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư doanh nghiệp đạt 11% và hộ gia đình đạt 4,7% GDP, nghĩa là khả năng huy động vốn nội tỉnh từ GDP còn có thể tăng thêm 10%GDP nữa so với mức đầu tư hiện tại. Ngoài ra, các nguồn vốn thu hút từ bên ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc còn tiềm năng lớn (vốn FDI và vốn doanh nghiệp), căn cứ vào kết quả huy động vốn từ bên ngoài của tỉnh trong những năm gần đây; đặc biệt vốn tín dụng thương mại còn có thể khai thác thêm. Như vậy tính tổng cộng, quy mô đầu tư còn có thể tăng thêm 10% - 15% GDP nữa, nghĩa là với mức ICOR tăng lên so với hiện nay (từ 3 lên đến 4 hoặc 5) thì vẫn có thể xây dựng phương án tăng trưởng GDP cao hơn so với mức dự kiến 2 - 3% nữa trong phương án tích cực. Tiềm năng đó là nội lực tiềm tàng để tỉnh có thể đối phó với tình trạng vốn FDI giảm sút và do đó đầu tư ngân sách cũng giảm theo. Vấn đề chính là cần nghiên cứu những giải pháp huy động có hiệu quả. Khả năng tích luỹ của một tỉnh được xác định bởi các nguồn: nguồn tích luỹ trong dân và doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ ngân sách TW, nguồn tín dụng cho vay ưu đãi và cho vay thương mại, nguồn ODA, FDI và nguồn thu hút từ tỉnh ngoài. Ngoài ra, nguồn đóng góp lao động công ích của dân hay đóng góp của các chủ đầu tư, các tổ chức cơ quan đoàn thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy công trình... cũng rất đáng kể. 1.3. Giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ 1.31. Đối với nguồn thu tại chỗ a. Vốn doanh nghiệp: Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội. Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và DNNN, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất - nhập khẩu; Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần nay tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; Nhà nước địa phương cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Ngoài ra, cần có 2 tác động hỗ trợ các doanh nghiệp là: hỗ trợ đào tạo các doanh nhân và thợ lành nghề, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư; b. Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu. Tăng thu nhập là giải pháp tích cực và chủ động để tăng tỷ lệ hộ có khả năng tiết kiệm đầu tư. Vì vậy đối với các hộ gia đình cần: Khuyến khích các hộ trong làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, trung chuyển hàng hóa; trang trại,,,), chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình sang sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh. Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để dành) thông qua việc động viên nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng nhà nước, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36431.doc
Tài liệu liên quan