Đề tài Tài nguyên nước sông cầu

MỤC LỤC

Trang

A – Phần mở đầu 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về tài nguyên 2

nước của Sông Cầu

3. Mục tiêu nghiên cứu 2

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2

B - Phương pháp nghiên cứu 2

1. Địa điểm và phạm vi 2

2. Vấn đề nghiên cứu 3

3. Phương pháp thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu 3

C - Nội dung nghiên cứu 3

I - Đánh giá tài nguyên nước sông Cầu 3

1.1. Đặc điểm tự nhiên 3

1.2. Tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm 4

1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội 5

II - Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông Cầu 6

2.1. Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 6

2.1.1. Công nghiệp sản xuất giấy 6

2.1.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm 8

2.1.3. Công nghiệp khai thác và tuyển quặng, luyện kim 8

2.1.4. Các làng nghề 9

2.2. Nông nghiệp 10

2.3. Các hoạt động dịch vụ: y tế, du lịch, giao thông vận tải 11

2.3.1. Y tế 11

2.3.2. Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông 12

2.4. Hoạt động sinh hoạt 12

III. Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước sông Cầu 16

D – Kết luận và kiến nghị 20

I – Đánh giá chung 20

II – Kiến nghị 21

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài nguyên nước sông cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực vật trong lưu vực rất phong phú, đa dạng gồm nhiều loại cây gỗ quý và các động vật hoang dã. 1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội: Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng đân số 6 tỉnh thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 6,9 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,9 triệu người; dân số thành thị khoảng 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng 427 triệu người/km2, cao hơn gần 2 lần so với mật độ trung bình của cả nước. Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất, đất đai chiếm khoảng 63% nhưng dân số chỉ chiếm 15% của toàn lưu vực. Mật độ dân số tăng ở vùng trung tâm và khu vực đồng bằng. Lưu vực sông Cầu gồm 6 tỉnh ( Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội) với tổng diện tích là 13.783,45 km2. Dân số toàn khu vực tính đến năm 2000 là 4.575.584 người. Các địa phương trên lưu vực có mật độ cao gồm có thành phố Thái Nguyên: 1297 người/km2, thị xã Bắc Giang 2943 người/km2, tỉnh Bắc Ninh 1189 người/km2, huyện Đông Anh 1388 người/km2 và một số xã dọc theo triền các sông trong đó có sông Cầu. Vùng thượng lưu sông Cầu chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, sống còn nhiều khó khăn. Vung trung và hạ lưu là vùng đông dân cư đông đúc, có nhiều khu công nghiệp và làng nghề. Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; thủy sản đóng góp đáng kể vào trong cơ cấu này. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm. Công nghiệp khai khoáng và tuyển quặng tập trung phát triển ở 2 tỉnh thượng nguồn là Bắc Cạn và Thái Nguyên. Nằm trên lưu vực có hơn 200 làng nghề các loại tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Các hoạt động khai thác cát trên sông cũng thường xuyên diễn ra. Các hoạt động sản xuất công nghiệp của các tỉnh có lưu vực sông đi qua phát triển khá mạnh mẽ như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và một số nhà máy giấy khác ở Thái Nguyên, cụm công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một phần của thành phố Hà Nội ( huyện Sóc Sơn, Đông Anh)... II - Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông Cầu: 2.1. Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo thống kê năm 2004, toàn bộ lưu vực sông Cầu có hơn 2000 doanh nghiệp, trong đó Bắc Giang chiếm tỷ lệ cao nhất ( 28%), sau đó là Hải Dương (23%) và Bắc Ninh (22%). Các ngành sản xuất ở lưu vực sông Cầu bao gồm: luyện kim, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy... Các khu công nghiệp và nhà máy lướn tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên và Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang. Hiện tại Thái Nguyên có 27 khu công nghiệp – nhiều nhất trong số 6 tỉnh thuộc lưu vực sông trong đó có 12 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Xét về tổng lượng, nước thải của ngành khai thác mỏ, chế biến khoáng sản chiếm tỷ lệ cao nhất ( 55%), tiếp đến là ngành luyện kim ( 29%), ngành giấy 7%, chế biến nông sản, thực phẩm 4%. 2.1.1. Công nghiệp sản xuất giấy: Sản xuất giấy là nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể đối với lưu vực vơi tổng tải lượng khoảng 3.500 m3/ngày. Trong đó, nước thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ( Thái Nguyên) có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông. Mỗi ngày nhà máy cần khoảng 3150 m3 nước cấp bổ sung cho dây chuyền sản xuất của nhà máy. Nước thải của nhà máy đổ ra sông Cầu chứa các chất ô nhiễm vô cơ, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và bốc mùi. Từ năm 2005, công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất và năm 2006 đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiêu ô nhiễm. Theo nguồn tin của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên: Xây dựng mô hình trình diễn về xử lý nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ là một trong 6 dự án được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua. Qua hiện trạng khảo sát hiện trạng nhà máy, nhóm tư vấn kỹ thuật thuộc hợp phần PCDA ( kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo) gồm GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS Lều Thọ Bách đã đề xuất phương án xủ lý đối với nhà máy. Theo TS Lều Thọ Bách: nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập năm 1913 với công nghệ cũ, lạc hậu. Sản phẩm là giấy bao gói. Nguyên liệu sản xuất là tre, nứa. Do nhu cầu cấp nước bổ sung cho dây chuyền sản xuất của nhà máy rất lớn (3150 m3/ngày) nên cần thiết kế hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản xuất, thu hồi bột giấy và tuần hoàn về dây chuyền sản xuất. Nhà máy lựa chọn phương án kết hợp sử dụng công trình cũ và tuyển nổi. Các công trình trong hệ thống xử lý nước thải cũ của nhà máy được phục hồi lại để sử dụng cho mục đích lưu giữ và xử lý nước thải trong sự cố. Cụ thể, nước mưa được thu gom theo hệ thống riêng biệt, các hố ga được thu gom theo hệ thống riêng biệt, các hố ga thu nước mưa được bố trí lưới chắn rác để đảm bảo rác và giấy vụn không lọt vào hệ thống thoát nước mưa, bố trí các hố ga dọc đường để lắng cát trước khi xả ra sông. Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, các khu vệ sinh đã được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại được thu gom bằng hệ thống cống riêng về xử lý tại bể tự hoại tập trung sau đó được lọc sạch tiếp bằng hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây rồi quay vòng về bể chứa tái cử dụng cho sản xuất. Nước thải sản xuất được thu gom về bể điều hòa, một phần nước thải được bơm tuần hoàn về dây chuyền sản xuất tại công đoạn xeo giấy, phần còn lại được bơm tới hệ thống tuyển nổi tách bột giấy. Nước thải sau xử lý được thu gom về ngăn nước sạch trong bể tuần hoàn, từ đó tuần hoàn lại dây chuyền sản xuất, một phần nước được sử dụng làm nước kỹ thuật trong hệ thống tuyển nổi. Bên cạnh nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy sản xuất giấy để xuất khẩu cũng trực tiếp xả nước thải vào suối Phượng Hoàng – Thái Nguyên. 2.1.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tại các tỉnh trong lưu vực xả lượng nước thải khoảng 2000 m3/ngày. Lượng nước thải không được xử lý và đổ thẳng vào các cống, mương, kênh, rạch và sông. Thành phần nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, gluxit, lipit, vi khuẩn, Colifom... làm cho nguồn nước mặt bốc mùi hôi thối. Ngoài các nguồn thải chính nêu trên, các nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề khác cũng đổ nước thải sản xuất vào lưu vực sông Cầu, như các cơ sở sản xuất dược phẩm, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, lắp ráp ô tô... Trong đó các cơ sở thuộc các khu – cụm công nghiệp Vĩnh Phúc thải nước chưa qua xủ lý sơ bộ vào sông Cà Lô; nước thải của một số cụm công nghiệp và nhà maysanr xuất Bắc Giang ( như khu công nghiệp Đình Trám, cụm công nghiệp Song Kê – Nội Hoàng, Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc...) chỉ qua xử lý sơ bộ như lắng lọc cơ học rồi thải trực tiếp vào các thủy vực xung quanh; một số nhà máy quy mô lớn như nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy thuốc lá Bắc Sơn ( Bắc Ninh) đều xả nước thải sản xuất vào sông Ngũ Huệ Khê. 2.1.3. Công nghiệp khai thác và tuyển quặng, luyện kim: Công nghiệp khai thác và tuyển quặng tập trung phát triển ở hai tỉnh thượng lưu là Bắc Kạn và Thái Nguyên bao gồm các hoạt động khai thác vàng, khai thác sắt, chì, kẽm, khai thác than, khai thác sét và các loại khoáng sản khác, hoạt động khai thác tập trung của nhà nước và nhỏ lẻ, phân tán của tư nhân. Đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông Cầu không có hệ thống xử lý nước thải, do vậy nước thải trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào nguồn nước mặt. Luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc: tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải khoảng 16.000 m3/ngày. Trong đó, nước thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng nước sông. Nước thải của khu công nghiệp qua hai mương dẫn rồi chảy váo sông Cầu với lưu lượng khoảng 1,3 triệu m3/năm. Hoạt động sản xuất gang thép phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và xyanua từ quá trình cốc hóa. Đến nay, khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm. 2.1.4. Các làng nghề: Trên lưu vực sông Cầu có hơn 200 làng nghề nghư các làng nghề sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm... tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và một số làng nghề nằm rải rác ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Lưu lượng nước thải làng nghề lớn, mức độ ô nhiễm cao, không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt. Bắc Ninh là tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất ( hơn 60 làng nghề, chiếm 31%). Các làng nghề tại Bắc Ninh và Bắc Giang tập trung chủ yếu ở dọc hai bên sông, do đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước mặt trong lưu vực. Các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh với nhiều ngành nghề sản xuất phong phú, đa dạng và chủ yếu nằm dọc theo sông Ngũ Huyện Khê. Phần lớn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề đều sử dụng hệ thống thiết bị lạc hậu, quy mô mang tính gia đình, khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước hạn chế. Hầu hết nước thải từ các làng nghề đều đổ trực tiếp xuống sông Ngũ Huyện Khê mà không qua hệ thống xử lý. Trong đó làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê và Phú Lâm sản xuất 18-20 nghìn tấn sản phẩm/năm và thải ra 5.500-6000 m3 nước thải/ngày. Nước thải sản xuất giấy chứa nhiều hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm màu các loại. Hàm lượng BOD5 vượt 4,3 lần, COD vượt 6 lần tiêu chuẩn cho phép. Hay như làng nghề rèn, cán, kéo thép Đa Hội có tổng sản lượng khoản 500-700 tấn sản phẩm/ngày và thải ra 15.000 m3 nước thải/ngày. Thành phần nước thải chứa rất nhiều axit hoặc kiềm, dầu, rỉ sắt... thải vào môi trường và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Bắc Giang có 25 làng nghề tập trung, trong đó diển hình là làng nghề Vân Hà với nghề chính là chưng cất rượu, làm bánh đa nem và chăn nuôi gia súc. Làng nghề Phúc Lâm giết mổ gia súc. Nước thải của hai làng nghề này đều thải trực tiếp ra ao hồ xung quanh làng rồi chảy vào lưu vực sông Cầu gây ô nhiễm hữu cơ. Thái Nguyên có các làng nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, làm miến dong, sản xuất gạch nung. Ngoài ra Thái Nguyên còn có 12 cơ sở đúc gang và cán thép thủ công, trên 30 bàn tuyển quặng chì thiếc nhỏ và trên 100 bàn tuyển vàng lớn nhỏ. Tất cả các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải của các cơ sở này chứa nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại và được thải trực tiếp vào các mương thoát nước chảy vào sông Cầu. Vĩnh Phúc có 16 làng nghề với các nghề như cơ khí, mộc, gốm sứ, mây tre đan, chế biến lương thực. Hầu hết nước thải từ các làng nghề đều không được xủ lý, thải vào các ao, hồ, cống thải, kênh mương... rồi đổ vào sông Cà Lồ góp phần gây ô nhiễm nguôn nước. 2.2. Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Ngoài các loại cây lương thực truyền thống, các tỉnh chú trọng đến phát triển các loại cây được coi là thế mạnh của từng tỉnh. Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3-5 lần trong một vụ lúa hoặc chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực trung bình là 3 kg/ha/năm, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ lớn nhất (68,3%). Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều sử dụng loại phân hóa học với khối lượng khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu bệnh khoảng 4.000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính là 33% ( theo số liệu sơ bộ năm 1999). Ngoài sản xuất lương thực là cây lúa, tại Bắc Giang còn chú trọng phát triển các cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây vải và nhãn. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ước tính khoảng145 tấn/năm ( Báo cáo hiện trạng môi trường 2005). Lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm khoảng 1.200 tấn thuốc bảo vệ thực vật và khoảng 200.000 - 300.000 tấn phân NPK. Tại các vùng thâm canh rau, tỷ lệ lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sủ dụng cao gấp 3 – 5 lần các vùng trồng lúa. Hiện nay, tỉnh đang khuyến khích và dần dần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thực hiện canh tác, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của các tỉnh có liên quan lưu vực sông Cầu tăng đều qua các năm. Nhưng rất ít nơi thực hiện các biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi. Do đó, hầu hết các chất thải này, đặc biệt là nước thải đều được đổ xuống các nguồn nước mặt. 2.3. Các hoạt động dịch vụ: y tế, du lịch, giao thông vận tải: 2.3.1. Y tế: Theo số liệu thống kê năm 2005, các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu có hơn 1.200 cơ sở y tế với khoảng 15.400 giường bệnh, thải ra lượng nước thải y tế ước tính là 5.400 m3/ngày. Trong đó chỉ một số bệnh viện cá hệ thống cử lý nước thải. Tuy nhiên phần lớn các hệ thống này không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả nên hầu hết nước thải được thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo nhiều hóa chất độc hại, chất hữu cơ và các vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ, năm 2006 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 200 cơ sở y tế đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ có Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Còn lại các cơ sở y tế khác đều chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, nước thải phần lớn đều đổ trực tiếp ra môi trường. Đây là nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm môi trường và lan truyền dịch bệnh cho các khu dân cư. 2.3.2. Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông: Trong khoảng hai năm trở lại đây, tại khu vực lòng hồ Núi Cốc có khoảng 200 tàu hút cát thường xuyên hoạt động. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện khai thác cát sỏi, dọc đường ven hồ có tới trên 30 bến cát tự phát, hoạt động trái phép. Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép ở khu vực lòng hồ Núi Cốc có thời điểm thu hút gần 3.000 lao động. Trong mùa cao điểm về xây dựng, khu vực lòng hồ Núi Cốc như một "đại công trường" khai thác cát sỏi, phá tan cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi dòng chảy, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của khu vực chân đập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông đường thủy... Sự gia tăng của hoạt động khai thác cát sỏi trái phép một phần do có sự buông lỏng quản lý của ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương. Hồ Núi Cốc, thuộc địa bàn huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích mặt nước khoảng 25km2, ngoài mục đích chính cung cấp nước tưới cho trên 12.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hàng năm hồ còn cung cấp 40-70 triệu m3 nước cho công nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, hồ Núi Cốc chứa đựng tiềm năng lớn về phát triển du lịch và bước đầu đã hình thành diện mạo của một khu du lịch sinh thái khá lớn. 2.4. Hoạt động sinh hoạt: Dân số trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng tăng, đặc biệt là ở các đô thị. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, trong khi đó hạ tần kỹ thuật đo thị không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hấu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông, hồ, lưu vực sông. Các tỉnh trong lưu vực sông phát sinh khoảng hơn 1.500 tấn rác thải đô thị các loại mỗi ngày, trong đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom rác thải nhìn chung còn ở mức thấp, trung bình khoảng 40-50% trong toàn lưu vực. Ở các đô thị, tỷ lệ thu gom cao hơn, đạt khoảng 60-70%. Hầu hết các tỉnh đều không có bãi chôn lấp hợp vệ sinh và hệ thống xử lý nước rác. Lượng rác thải phát sinh không được thu gom và được xủ lý mà thường đổ tập trung ở rìa đường, các mương, rãnh hoặc đô xuống các sông, suối. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm thuộc lưu vực sông Cầu. * Theo đánh giá của Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam đánh giá về tình hình nước mặt của sông Cầu như sau: a. Thượng nguồn lưu vực sông Cầu: Thượng nguồn sông Cầu nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, ngoài dòng chính là dòng sông Cầu còn có phụ lưu là sông Chợ Chu. Chất lượng nước sông Cầu và sông Chợ Chu tương đối ổn định. Sông Cầu qua tỉnh Bắc Kạn đã bắt đầu ô nhiễm nhẹ ở một vài vị trí: Theo số liệu quan trắc, khu vực cầu Phà và cầu Thác Riềng ( Bắc Kạn), một số giá trị BOD5 và SS đã vượt TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A. TCVN 5942-1995(A) Theo cục Bảo vệ môi trường 2006 b. Trung lưu Lưu vực sông Cầu ( qua tỉnh Thái Nguyên): Lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên gồm dòng chính là sông Cầu và 3 phụ lưu sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Công. Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên bắt đầu chịu tác động do các họat động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp dọc bên bờ sông. Ngoài ra, đoạn sông này tiếp nhận hai phụ lưu sông là Nghinh Tường và sông Đu nên chất lượng nước sông Cầu bị ảnh hưởng bởi nguồn nước từ hai phụ lưu này đổ sang. Sông Nghinh Tường chịu tác động của hoạt động khai thác vàng, đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước thải của mỏ than Phấn Mễ, tuy nhiên mức độ ô nhiễm nước đối với hai dòng sông này chưa đáng kể. Đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên nhận nước thải các nhà máy sản xuất giấy, nhiệt điện, gang thép, các bệnh viện, khu dân cư đô thị như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên... Đồng thời, đoạn sông cũng chịu tác động của nước suối Phượng Hoàng chảy sang. Tại phường Tân Long, nước rất đục, có màu đen nâu và mùi. Đoạn sông Cầu chảy qua khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, giá trị thông số SS, BOD5, COD vượt quá TCVN 5942-1995 (loại A) từ 2-3 lần, nước sông có mùi dầu rõ rệt. TCVN 5942-1995 (A) Theo cục Bảo vệ môi trường 2006 Sau khi ra khỏi thành phố Thái Nguyên: do không có các khu công nghiệp và ít các hoạt động sản xuất nên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông giảm. Tại khu vực Thuận Thành đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép loại A. Suối Phượng Hoàng: nước suối đã bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng do nước thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực tiếp, hàm lượng các chất hưu cơ chứa nitơ rất cao. Các thông số đặc trưng ô nhiễm là BOD5, COD, phenol... Sông Công là sông lớn thư hai trong lưu vực, chảy qua địa phận Thái Nguyên và nhập với lưu vực sông Cầu tại Đa Phúc. Nước sông đã bắt đầu bị ô nhiễm hưu cơ, dầu mỡ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện ở một số điểm. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của các thuyền du lịch trên Hồ Núi Cốc, tàu thuyền khai thác cát trên sông, nước thải của hoạt động khai thác khoáng sản và nước thải của khu công nghiệp Sông Công. c. Hạ lưu Lưu vực sông Cầu ( tù Cầu Vát đến Cầu Phả Lại): chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu ( chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh) của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Đoạn cuối sông Cầu tại Phả Lại, nước sông có nhiều váng dầu do hoạt động giao thông thủy. Vùng hạ lưu của lưu vực còn tiếp nhận nước của sông Cà Lồ tại Bắc Giang và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh. Trong đó, ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê là vấn đề đáng lưu ý, góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước lưu vực. sông Cà Lồ chảy qua nhiều khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh VĨnh Phúc và một phần của Thành phố Hà Nội ( huyện Sóc Sơn, Đông Anh). Nước sông có dấu hiệu ô nhiễm hưu cơ do nước thải sinh hoạt, đô thị, du lịch và ô nhiễm dầu mỡ thừ chất thải công nghiệp. Hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng cũng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép loại A. Ô nhiễm dầu mỡ thể hiện rõ tại điểm cầu Lò Cang, Bình Xuyên. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực sông Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt là các làng nghề trải suốt từ Đông Anh ( Hà Nội) cho đến Vạn An ( Bắc Ninh). Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua thị xã Bắ Ninh và huyện Từ Sơn, Yên Phong trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Dọc hai bên bờ sông có nhiều làng nghề chế biến thực phẩm, chản nuôi gia súc, tái chế giấy, phế liệu, cơ khí... Hầu hết nước thải của các làng nghề này đều được xả trực tiếp vào sông. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng các dinh dưỡng cao hơn TCVN 5942-1995 loại A hàng chục lần. TCVN 5942-1995 Theo cục Bảo vệ môi trường 2006 III. Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước sông Cầu: Với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước của Việt Nam năm 1998 và được sửa đổi năm 2005 không chỉ sông Cầu nói riêng mà toàn bộ lưu vực sông trong lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện theo Luật Tài nguyên nước đã ban hành. Đây là một công cụ quản lý quan trọng và đi đầu trong công tác quản lý tài nguyên nước sông Cầu và các loại tài nguyên khác nói chung để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý. Tuy nhiên đối với mỗi địa phương, mỗi tỉnh có biện pháp thực hiện riêng cho phù hợp với địa phương của mình. Với tính chất là một con sông liên tỉnh nên việc quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu mỗi tỉnh trong lưu vực sông có những biện pháp quản lý riêng. Do đó cần có sự thống nhất trong việc quản lý tài nguyên nước sông Cầu ở quy mô liên tỉnh hay của Bộ Tài nguyên và môi trường. Để thực hiện việc thống nhất trong quản lý sông Cầu, ngày 28/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 174/2006/QĐ-TT phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TNMT chuẩn bị và kiến nghị với Thủ tướng việc thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu với các thành viên là UBND các tỉnh trong lưu vực và các đại diện có thẩm quyền và của các Bộ, ngành liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện đề án. Nhiệm vụ của Uỷ ban là bảo vệ và phục hồi môi trường lưu vực sông Cầu. Ủy ban gồm 14 thành viên, theo quyết định của Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Xuân Đương - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên làm Chủ tịch nhiệm kỳ đầu tiên, Phó chủ tịch là thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Công Thành, còn lại các uỷ viên là các lãnh đạo UBND các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương và đại diện lãnh đạo các bộ. Cục Bảo vệ môi trường cho biết, hiện có 800 cơ sở có nguồn thải ra lưu vực sông Cầu mà không qua xử lý, chủ yếu từ khai khoáng và tuyển quặng. Cùng với đó là khoảng 200 làng nghề các loại chủ yếu tập trung ở Thái Nguyên, Bắc Ninh và Bắc Giang. Vì vậy, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của lưu vực sông Cầu hiện đang bị ô nhiễm cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ, có nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong mấy năm vừa qua, quá trình phát triển kinh tế xã hội đã và đang làm cho môi trường lưu vực sông Cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình trạng suy thoái và ô nhiễm ở nhiều nơi trên lưu vực sông Cầu đã đến mức báo động. Trong khi đó, tác động của phát triển kinh tế xã hội cò tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên Ủy ban mới chỉ cảnh báo và vẫn chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể, thiết thực nào nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường sông Cầu. Û Sau đây là nội dung Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu: - Quan điểm chỉ đạo: + Là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, cần có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương. + Phải được giải quyết tổng thể: theo toàn lưu vực kết hợp với theo địa giới hành chính; giữ gìn chất lượng nước đi đôi với việc đảm bảo đủ khối lượng nước. + Khắc phục tình trạng khai thác cát sỏi trong sông theo quy hoạch, bảo vệ mặt cắt ổn định của dòng sông. + Tăng cường bồi tụ, bảo đảm rừng có chất lượng theo tiêu chuẩn quy định nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước các tháng mùa khô; giữ gìn, tái tạo và phát triển môi trường tự nhiên trong sạch, bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn lưu vực. + Hình thành và từng bước hoàn chỉnh mô hình tổ chức quản lý môi trường lưu vực; xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy xã hội hóa bảo vệ môi trường lưu vực. - Các nhiệm vụ chủ yếu: + Đánh giá đầy đủ hiện trang, ngăn chặn cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu. + Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên toàn lưu vực. + Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư để thu hút tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực với cơ chế khuyến khích hợp lý, nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm, phục vụ bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên môi trường lưu vực sông Cầu. + Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song song với các nước, với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ để tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, khuyến khích và tạo điều kiện để các Bộ, ngành, địa phương vận động các nguồn tài trợ quốc tế và vốn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế khác nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Đề án tổng thể này. Một số hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước sông Cầu: a. Trong lĩnh vực quan trắc chất lượng nước mặt: - Kinh phí đầu tư và nguồn lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn nhiều hạn chế do tần suất quan trắc còn thưa, thông số quan trắc còn hạn chế và số lượng điểm quan trắc còn ít so với yêu cầu thực tế. - Chưa có các hoạt động quan trắc chất lượng nước liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng. - một số địa phương đa đang trang bị được các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn môn tài nguyên thiên nhiên.doc
Tài liệu liên quan