Đề tài Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục – Một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Cát Hiệp

MỤC LỤC

Trang

A. Lời nói đầu 2

B. Nội dung nghiên cứu tiểu luận 4

I. Một số vấn đề lí luận chung 4

1. Khái niệm pháp chế XHCN 4

2. Những nguyên tắc của pháp chế XHCN 6

3. Pháp chế XHCN trong quản lý giáo dục 7

II. Thực trạng pháp chế XHCN trong quản lý giáo dục ở

Trường THCS Cát Hiệp 11

1. Đặc điểm chung 11

2. Thực trạng tình hình pháp chế trong quản lý giáo dục ở

Trường THCS Cát Hiệp, Phù Cát 14

III. Các giải pháp và kiến nghị 17

1. Cơ sở đề ra giải pháp 18

2. Các giải pháp 19

3. Các kiến nghị 24

C. Kết luận 26

D. Danh mục tài liệu tham khảo 28

 

 

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục – Một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Cát Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhà nước ta nói chung. Khái niệm quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của một địa phương , đơn vị nói riêng. Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Về cơ bản có thể coi: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông. Chủ thể quản lý các hoạt động này là Hiệu trưởng. Tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường, những nhân tố trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục là đối tượng quản lý. Vậy, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến. Khái niệm về chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được hiểu là tổng hoà những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho người học so với những thang chuẩn giá trị của Nhà nước hoặc xã hội nhất định. Có chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục từng mặt,tuỳ theo góc độ đánh giá. Chất lượng giáo dục có tính lịch sử, cụ thể và luôn luôn tuỳ thuộc vào các điều kiện xã hội nhất định, vào các thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia giáo dục. Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện được đánh giá bằng những điểm số các môn thi, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình và xã hội. Quan hệ giữa pháp chế với quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục: Như đã trình bày ở trên, quản lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của một địa phương , đơn vị nói riêng. Việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với quy định của Luật giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục Việt Nam. Đó là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Đảm bảo đúng tính chất, nguyên lý giáo dục: “1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Pháp chế trong giáo dục định hướng cho quá trình hoạch định đường lối phát triển giáo dục của các nhà quản lý giáo dục. Quá trình hoạch định đường lối phát triển đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước và của địa phương sẽ đảm bảo cho hoạt động giáo dục phát triển thuận lợi, có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Để thực hiện đúng pháp chế trong giáo dục cần phải xây dựng kỷ cương, nền nếp trong ngành giáo dục, việc xây dựng ấy phải bắt đầu từ các cơ quan chỉ đạo giáo dục và đào tạo; từng phòng, ban quán triệt các chủ trương, đường lối chỉ đạo giáo dục; tiến đếùn các nhà trường, cấp học thể hiện nền nếp kỷ cương thông qua hành động cụ thể từ việc soạn giảng, xây dựng hồ sơ, sổ sách, việc kiểm tra đánh giá … đến các quy định cụ thể đến từng bộ phận, từng giáo viên và học sinh. Một khi tính pháp chế trong ngành giáo dục nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng được quán triệt và thực hiện nghiêm, thì vấn đề cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục sẽ không còn tình trạng vi phạm các quy định về chuyên ngành; học sinh không còn hiện tượng vi phạm nội quy trường, lớp … và như vậy quá trình đào tạo của các nhà trường lo gì đến việc không đảm bảo chất lượng . Vì suy cho cùng, sự tuân thủ và chấp hành nghiêm theo các quy định trong lĩnh vực giáo dục đã giải quyết được vấn đề về đổi mới và cập nhật phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục – giảng dạy trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. Như vậy, mối quan hệ về pháp chế với quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục là mối quan hệ nhân quả và bổ trợ phát triển: pháp chế thực hiện nghiêm minh giúp cho hoạt động quản lý thực hiện tốt vai trò chức năng của mình, khi quản lý thực hiện đúng vai trò, chức năng , nhiệm vụ thì tổ chức, đơn vị sẽ hoạt động đảm bảo theo tiến trình, theo kế hoạch, đúng theo quy định của ngành và như vậy hiệu quả công việc chắt chắn được nâng cao. Ngược lại, chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan đơn vị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội , hay nói cách khác chất lượng giáo dục của nhà trường cao phản ánh sự quản lý có hiệu quả và khoa học của lãnh đạo, đồng thời nó cũng phản ánh sự chấp hành nghiêm minh các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục là tiền đề, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay và mai sau. II. THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HIỆP. Đặc điểm chung: 1.1. Sơ lược về nhà trường. Trường THCS Cát Hiệp nằm trong địa bàn thôn Hòa Đại, Xã Cát Hiệp về phía tây của Huyện Phù Cát, thuộc tỉnh Bình Định. Cát Hiệp là xã trung du, có diện tích tự nhiên 4102 ha, gồm 1784 hộ với 7780 nhân khẩu, trong đó 90% dân số làm nghề nông, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Xã có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, với vùng bán sơn địa có nền đất cát xám bạc màu, không có hệ thống thủy lợi như những địa phương khác, nguồn nước phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, hoạt động sản xuất chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thiên nhiên không được ưu đãi, với vị trí địa lí không mấy thuận lợi nên nhìn chung đời sống của nhân dân trong địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, mức độ đầu tư cho giáo dục của địa phương không cao, phụ huynh học sinh chú trọng nhiều trong sản xuất, lo đi làm ăn xa để có nguồn thu nhập, việc chăm lo học hành của con em ít được chú trọng. Đơn vị trường mới được tách ra từ cơ sở chung trường Cấp I- Cấp II từ năm học 2002 – 2003. Cơ sở trường mới xây dựng tại khu trung tâm của xã, với diện tích khuôn viên trường khoảng 14 000 m2,đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chỉ có 10 phòng học, và 2 phòng làm việc. Số lượng lớp học trên dưới 19 lớp, Chính vì thế hoạt động ngoại khóa về chuyên môn của nhà trường thường rơi vào ngày nghỉ trong tuần, hệ thống các phòng chức năng, phòng bộ môn chưa có. Các công trình phụ : nhà vệ sinh, nhà để xe, giếng nước, tường rào, cổng ngõ tương đối đảm bảo phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường. Thành tích hoạt động của nhà trường còn khá khiêm tốn, số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh chưa có, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp còn quá ít. Chỉ có hoạt đôïng phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được Hội Đồng Đội Huyện đánh giá là đơn vị mạnh trong Huyện. Năm học 2007 – 2008: Tổng số cán bộ , giáo viên, nhân viên : 37 nữ: 18 Trong đó: Ban giám hiệu : 2 nữ: 0 Giáo viên biên chế: 33 nữ: 17 Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn: 24 nữ: 7 Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn : 2 nữ : 0 (thuộc các bộ môn : âm nhạc, thể dục) Nhân viên : 2 nữ:1 Tổng số học sinh: 634 nữ : 292. Biên chế thành 18 lớp. Trong đó: Khối lớp 6 : 188 học sinh, xếp thành 5 lớp Khối lớp 7: 143 học sinh ‘’ 4 lớp Khối lớp 8: 158 học sinh ‘’ 5 lớp Khối lớp 9: 145 học sinh ‘’ 4 lớp 1.2 Thực trạng về chất lượng giáo dục của nhà trường ( từ năm học 2004 – 2005 đến nay): *. Đối với giáo viên: Trong 3 năm học tỉ lệ giáo viên được xếp loại tốt, khá, trung bình hầu như không biến động mấy, loại tốt và loại khá luôn đạt ở mức từ 75% đến 80%. Năm học 2004 – 2005 có 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2005 – 2006 có 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Năm học 2006 – 2007 không có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp. Quá trình đánh giá, xếp loại của Ban giám hiệu đối với giáo viên nhìn chung còn chưa thật sự chính xác, còn mang tính chất thành tích,hình thức. *. Đối với học sinh: - Về mặt hạnh kiểm mức độ biến động không lớn, năm học 2006-2007 tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình , yếu có tăng hơn các năm trước. Tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt có giảm hơn. - Về mặt học lực có sự thay đổi rõ nét: tỉ lệ học sinh đạt giỏi, khá giảm hơn các năm trước. Tỉ lệ học sinh xếp loại yếu , kém tăng hơn các năm học trước.( thể hiện qua bảng thống kê). Có 1 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện. Số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp thi đậu vào lớp 10 hệ công lập còn thấp, dao động từ 32,5 % đến 41, 2 %. Kết quả hai mặt giáo dục của học sinh từ năm học 2004 – 2005 đến năm 2006 – 2007 được thể hiện ở bảng thống kê . Bảng thống kê 2 mặt giáo dục của trường THCS Cát Hiệp ( từ năm học 2004-2005 đến năm học 2006- 2007) Hai mặt Giáo Dục Xếp Loại 2004 -2005 2005-2006 2006-2007 HẠNH KIỂM Tốt Số Lượng 280 320 227 Tỉ lệ (%) 41.4 47.0 36.2 Khá Số Lượng 313 263 267 Tỉ lệ (%) 46.3 38.6 46.2 Trung Bình Số Lượng 83 96 130 Tỉ lệ (%) 12.3 14.1 20.7 Yếu Số Lượng 2 3 Tỉ lệ (%) 0.3 0.5 HỌC LỰC Giỏi Số Lượng 20 39 24 Tỉ lệ (%) 3.0 5.7 3.8 Khá Số Lượng 177 162 125 Tỉ lệ (%) 26.2 23.8 19.9 Trung Bình Số Lượng 391 393 349 Tỉ lệ (%) 57.8 57.7 55.6 Yếu Số Lượng 85 85 128 Tỉ lệ (%) 12.6 12.5 20.4 Kém Số Lượng 3 2 2 Tỉ lệ (%) 0.4 0.3 0.3 Thực trạng tình hình pháp chế trong quản lý giáo dục ở trường Trung học cơ sở Cát Hiệp, huyện Phù Cát: Những kết quả đạt được: Pháp chế trong giáo dục nói chung và trong quản lý giáo dục nói riêng là sự triển khai và thực hiện các quy định, các văn bản của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục; các văn bản của ngành giáo dục quy định về phương hướng, nhiệm vụ cách thức tiến hành các chủ trương chỉ thị của Nhà nước và của ngành cấp trên trong lĩnh vực giáo dục. Trong những năm qua, trường THCS Cát Hiệp đã triển khai và thực hiện được các vấn đề sau: * Đối với giáo viên: - Triển khai và thực hiện kịp thời các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Triển khai thực hiện đúng các quy định của ngành trong các lĩnh vực như: tổ chức biên chế năm học, thực hiện đảm bảo yêu cầu về quy chế chuyên môn; đề ra nội quy quy chế cơ quan, nội quy nhà trường…. - Tiến độ thực hiện kế hoạch năm học đúng theo quy định của ngành; chế độ trực báo tổng hợp của ban giám hiệu kịp thời , không có trường hợp bị nhắc việc của lãnh đạo ngành cấp trên. * Đối với học sinh: - Học sinh thực hiện đúng theo yêu cầu quy định của nhà trường, của lớp và các đoàn thể trong nhà trường. Thể hiện được phẩm chất đạo đức của người học sinh, người Đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường trung học cơ sở. 2.2 Những tồn tại: - Vai trò lãnh đạo của Chi bộ đảng trong trường học chưa thật sự chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. - Đồng chí Hiệu trưởng chưa được học qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục, nên trong quá trình xây dựng kế hoạch, điều hành xử lý công việc, triển khai chỉ đạo thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn theo cảm tính, không kiên quyết dứt khoát dẫn đến sự chây ì trong tổ chức, sự chấp hành và tuân thủ của cấp dưới quyền chưa triệt để. - Tính dân chủ trong cơ quan thực hiện chưa triệt để, còn có trường hợp người đứng đầu đoàn thể, tổ chức tự áp đặt kế hoạch hoạt động của tổ chức mình, triển khai nhiều kế hoạch công tác một cách tuỳ tiện, chưa có sự bàn bạc thống nhất trong tổ chức, đoàn thể dẫn đến sự chấp hành và thực hiện kế hoạch mang tính gượng ép “bằng mặt, không bằng lòng”, chất lượng kế hoạch đạt được không cao. - Việc thực hiện đúng theo các quy định, quy chế của cơ quan chưa đảm bảo: còn bộ phận giáo viên thực hiện chế độ báo cáo, tổng hợp chưa kịp thời; còn có trường hợp thực hiện sai quy chế chuyên môn về vấn đề sửa chữa sổ sách, học bạ; tình trạng đi muộn, dạy không đảm bảo thời gian vẫn còn tồn tại : nhất là đối với các giờ học tự chọn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; tình trạng cán bộ giáo viên vi phạm về nội quy cơ quan vẫn còn, nhất là việc chấp hành không hút thuốc lá trong giờ làm việc tại cơ quan chưa thực hiện được, vẫn có nhiều trường hợp vi phạm. - Một bộ phận giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp chưa nhiệt tình, không tận tâm với công việc của bản thân, tuyên truyền giáo dục học sinh chưa đến nơi, không thể hiện sự ân cần bền bỉ trong công tác, phổ biến triển khai một cách qua loa đại khái, chưa theo dõi kiểm tra giám sát, giúp đỡ sửa chữa kịp thời đối với học sinh lớp mình phụ trách. Vì vậy, còn có hiện tượng học sinh vi phạm về nội quy lớp học, vi phạm những quy định của nhà trường. Hiện tượng học sinh vi phạm tác phong khi đến trường, điều khiển xe mô tô xe máy khi ở nhà vẫn xuất hiện; học sinh bỏ giờ trốn học vẫn tồn tại. - Sự kết hợp ba môi trường giáo dục ở địa phương còn bộc lộ nhiều yếu điểm khiếm khuyết. Nhận thức của phần lớn phụ huynh học sinh về giáo dục học sinh là nhiệm vụ của thầy cô giáo trong nhà trường, nên có hiện tượng phụ huynh phó thác cho nhà trường về việc học của con em, không quan tâm đến kết quả học tập của con em . - Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay xác định không đúng động cơ học tập, vì vậy sự tích cực trong học tập rèn luyện ở nhà trường của các em không có. Mặc khác, tác động mặt trái của cơ chế thị trường và sự phát triển của công nghệ thông tin … đã làm cho nhiều học sinh thái hoá suy giảm đạo đức của người học sinh. 2.3. Những nguyên nhân tồn tại: - Nguyên tắc tập trung dân chủ trong nhà trường thực hiện chưa nghiêm. - Bản thân người đứng đầu nhà trường là Hiệu trưởng chưa học qua chương trình quản lý giáo dục. - Sự tập trung chú ý của giáo viên trong khi lãnh đạo nhà trường triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên môn chưa cao; giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu , tìm hiểu kỹ hệ thống văn bản thuộc về quy định của ngành. - Ý thức tự giác chấp hành trong một bộ phận giáo viên chưa cao. - Lòng nhiệt thành tận tâm với nghề, lòng yêu nghề mến trẻ của một bộ phận thầy cô giáo bị tác động mặt trái của cơ chế thị trường chuyển hoá. - Quá trình tuyên truyền giáo dục của giáo viên, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đến học sinh chưa thật sâu rộng; nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. - Một bộ phận giáo viên có tư tưởng “an phận thủ thường” , không thể hiện vai trò tiên phong, tích cực trong hoạt động và công tác của nhà trường. - Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con em, có thành phần quá cưng chiều con không đúng; còn có sự giao phó con em cho nhà trường, phụ huy đi làm ăn xa để con em ở nhà tự do tự tại, thiếu người nhắc nhở … - Sự quan tâm, phối hợp làm công tác giáo dục của các tổ chức xã hội ngoài nhà trường chưa được chú trọng, chưa có biện pháp hữu hiệu, hoạt động phối hợp chỉ mới thể hiện trong hội họp và văn bản báo cáo. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ: Cơ sở đề ra giải pháp: Theo chỉ thị số 40/CT-TW ngày15-6-2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. “ … tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và chấn hưng đất nước …”. Mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 : “ Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Chỉ thị ghi rõ: “ Để đạt được mục tiêu trên, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ : -Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục. -Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - ….”. Các giải pháp: Trong thực tiễn của đất nước hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay, ngành giáo dục – đào tạo cần cung cấp cho xã hội đội ngũ những công dân đảm bảo yêu cầu về đức, trí, thể mỹ và các kĩ năng lao động - hoạt động xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cần thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục và đào tạo của ta trong giai đoạn hiện nay. Sở dĩ có yêu cầu như vậy, là do “ sản phẩm” của ngành giáo dục – đào tạo tạo nên, tuy có đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước nhưng so với trong khu vực và quốc tế ta còn thua kém xa họ. Đối với lĩnh vực giáo dục trung học cơ sở, cũng không rời khỏi tình trạng chung đó, sau khi rời ghế nhà trường trung học cơ sở, học sinh học lên bậc học cao hơn, hoặc tham gia vào các lĩnh vực học ngành nghề khác, số lượng học sinh đáp ứng yêu cầu môi trường mới thường rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học trung học cơ sở nói chung, và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở Cát Hiệp nói riêng cũng là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Một trong những biện pháp góp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cơ sở hiện nay đó chính là sự quản lý có kế hoạch, có phương thức khoa học, có tầm nhìn thời đại của người cán bộ quản lý. Người cán bộ quản lý muốn đạt được mục tiêu của mình cần vận dụng hài hoà nhiều phương pháp khác nhau, trong đó vấn đề “ đả thông tư tưởng” của đối tượng mình quản lý là một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải chú ý. Hay nói cách khác, đối tượng quản lý của người cán bộ quản lý cần phải được giác ngộ ,giáo dục họ nắm vững những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm vững những quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực họ phụ trách; nghĩa là đảm bảo tính pháp chế trong giáo dục. Chính vì vậy, để tăng cường tính pháp chế trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục ở trường trung học cơ sở Cát Hiệp nói riêng cần tiến hành các biện pháp sau: Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đó là lãnh đạo chỉ đạo việc tổ chức thực hiện pháp luật; kiểm tra việc thực hiện pháp luật của Chi bộ Đảng và Đảng viên. Lãnh đạo công tác cán bộ, công chức trong cơ quan, ban ngành của nhà trường. Đảng viên trong Chi bộ nhà trường phải thể hiện tốt vai trò tiên phong gương mẫu, hoàn thành đúng và sớm hơn thời gian quy định về chế độ báo cáo thống kê, thực hiện đầy đủ và đúng các quy định của ngành; bản thân Đảng viên phụ trách lĩnh vực, bộ phận nào phải hoàn thành một cách xuất sắc các nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra còn phải biết động viên , lôi kéo các thành phần khác trong nhà trường cùng thực hiện tốt như mình. Không ngừng hoàn thiện hệ thống nội quy quy chế cơ quan, đó là các quy định đối với cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Phát hiện những quy định lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn để có kế hoạch sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung. Trước khi bước vào năm học mới, cần tổ chức cho giáo viên và học sinh học nội quy, quy chế cơ quan trường học; thông qua tổ chức đội trong nhà trường, tổ chức hội thi: nhận thức về nội quy trường học; tìm hiểu những điều cấm đối với học sinh… qua đó nâng cao tầm nhận thức và ý thức chấp hành của học sinh. Thứ hai: Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực mang tính xã hội rộng lớn, quản lý giáo dục là một hoạt động mang tính nghiệp vụ, tính chỉ đạo. Vì vậy, cần nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở mà cốt lõi là cán bộ quản lý ở các trường học, đó chính là các Hiệu trưởng,có như vậy hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục mới được nâng cao và có hiệu quả. Để đạt được vấn đề này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục – Một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Cát Hiệp.doc