Đề tài Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1.Tính cấp thiết của đề tài 7

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

2.1 Mục đích nghiên cứu 8

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Kết cấu của bài viết 10

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 11

CHƯƠNG 1 12

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ 12

1.1 Du lịch quốc tế 12

1.1.1 Du lịch 12

1.1.1.1 Khái niệm du lịch 12

1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch 14

1.1.1.3 Phân loại du lịch 17

1.1.2 Du lịch quốc tế 21

1.1.2.1. Khái niệm du lịch quốc tế 21

1.1.2.2. Đặc điểm của du lịch quốc tế 21

1.1.2.3. Các loại hình du lịch quốc tế 21

1.2 Những vấn đề chung về khách du lịch quốc tế 22

1.2.1 Tổng quan về khách du lịch 22

1.2.1.1. Khái niệm về khách du lịch 22

1.2.1.2. Đặc điểm của khách du lịch 24

1.2.1.3. Phân loại khách du lịch 25

1.2.2 Khách du lịch quốc tế 26

1.2.2.1. Khái niệm khách du lịch quốc tế 26

1.2.2.2. Phân loại khách du lịch quốc tế 27

1.3 Thu hút khách du lịch quốc tế 27

1.3.1 Khái niệm và bản chất của thu hút khách du lịch quốc tế 27

1.3.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế 28

1.3.2.1 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với nền kinh tế 28

1.3.2.2 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội 29

1.3.2.3 Vai trò của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với các doanh nghiệp du lịch 31

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế của một quốc gia 33

1.3.4 Các công việc để thu hút khách du lịch quốc tế 39

1.3.4.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của quốc gia đến với khách du lịch quốc tế 39

1.3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch 40

1.3.4.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 40

1.3.4.4 Cải thiện môi trường du lịch quốc gia 41

1.3.4.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 41

1.3.4.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 41

1.3.4.7 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch 42

1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế 42

1.4 Sự cần thiết phải tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu 46

CHƯƠNG 2 49

THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 49

2.1 Sơ lược về du lịch quốc tế trong thời kỳ 2001 - 2008 49

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 51

2.2.1 Tài nguyên du lịch 51

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn khách du lịch quốc tế 58

2.2.2.1 Tình hình an ninh chính trị 58

2.2.2.2 Các tệ nạn xã hội 59

2.2.2.3 Thiên tai, dịch bệnh 59

2.2.2.4 Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm 60

2.2.2.5 Tình hình an toàn giao thông 62

2.2.3 Các điều kiện phục vụ khách du lịch 62

2.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 63

2.2.3.2 Đội ngũ nhân viên phục vụ khách du lịch 66

2.2.4 Các sự kiện kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa 68

2.2.5 Những biến động kinh tế, an ninh chính trị thế giới 68

2.3 Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 70

2.3.1 Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 70

2.3.1.1 Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế 70

2.3.1.2 Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch của Việt Nam 73

2.3.1.3 Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 77

2.3.1.4 Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam 79

2.3.1.5 Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch 80

2.3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 81

2.3.2 Kết quả của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Vệt Nam 83

2.3.3 Phân tích hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam qua các chỉ tiêu đo lường 90

2.3.4 Đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 95

CHƯƠNG 3 101

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TỚI NĂM 2015 101

3.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế và những thời cơ, thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam 101

3.1.1 Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới thu hút khách du lịch quốc tế 102

3.1.1.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến du lịch quốc tế 102

3.1.1.2 Cam kết của Việt Nam với WTO về mở của thị trường du lịch: 107

3.1.2 Những thời cơ và thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam: 110

3.1.2.1 Những thách thức đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam . .110

3.1.2.2 Những thời cơ đối với thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .110

3.1.3 Xu hướng du lịch quốc tế trong thời gian tới 112

3.2 Những định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam đến năm 2015 .114

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 117

3.3.1 Các giải pháp trong ngắn hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 117

3.3.1.1 Giải pháp liên quan đến Marketing, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới 118

3.3.1.2 Giải pháp giảm giá và tổ chức các hoạt động thu hút khách 120

3.3.1.3 Đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch 122

3.3.1.4 Giải pháp liên quan đến văn hóa du lịch 125

3.3.2 Các giải pháp trong dài hạn nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 127

3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến nâng cao chất lượng tiếp đón khách du lịch quốc tế đến 128

3.3.2.2 Giải pháp trợ giúp khách trong quá trình du lịch 130

3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan để tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 133

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ 133

3.4.2 Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 133

KẾT LUẬN 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và cùng năm đó thì Hội nghị lãnh đạo APEC – 14 được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao như tổng thông Mỹ Geogre Bush, thủ tướng Úc… những sự kiện như vậy đã gây tiếng vang lớn cho Việt Nam trên thế giới ảnh hưởng tốt tới việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Có thể vì vậy mà năm 2007 là năm mà du lịch Việt Nam tăng nhanh về số khách du lịch quốc tế đến. Cũng trong thời gian này thì việc Việt Nam được gia nhập tổ chức kinh tế thể giới WTO cũng là một sự kiện lớn mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho việt thu hút khách du lịch đến Việt Nam. Các sự kiện về thể thao như SEAGAME 22 năm 2003 thu hút được rất nhiều khách du lịch trung khu vực ASEAN đến có thể tham gia vào SEAGAME cũng có thể chỉ là cổ động viên đến cổ vũ cho đội nhà. Năm 2008 vừa qua tai Nha Trang – Khánh Hòa đã điễn ra một sự kiện văn hóa lớn thu hút được sự chú ý của nhiều người dân trên thế giới đó là cuộc thi chung kết Miss Universe 2008 (hoa hậu thế giới 2008). Đã có trên 170 kênh truyền hình đưa tin về sự kiện và thu hút sự quan tâm của ít nhất 120 quốc gia. Các sự kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao thường là các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút khách du lịch tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vấn đề về tổ chức, quảng bá… Những biến động kinh tế, an ninh chính trị thế giới Biến động về kinh tế mà đang là vấn đề nóng hiện nay chính là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở nước Mỹ, một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng lan rộng khắp các châu lục và đang trở thành cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này không những chỉ tàn phá nặng nề hệ thống tài chính, ngân hàng của nhiều quốc gia, mà nó còn tác động và làm suy giảm đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác; mặc dù Việt Nam chưa nằm trong vòng xoáy của cơ lốc tài chính này, do hệ thống tài chính, ngân hàng nước ta chưa hội nhập sâu vào hệ thống thế giới, tuy nhiên sự tác động gián tiếp và tâm lý của nó đến một số lĩnh vực đã khá rõ rệt, du lịch là một trong những ngành đã bị tác động khá mạnh. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính làm cho hàng triệu người trên thế giới bị mất việc. Thu nhập giảm xuống chính vì vậy mà họ phải cắt giảm các chi tiêu không cần thiết để vượt qua thời kỳ khủng hoảng mà du lịch lại là nhu cầu thứ yếu phát sinh khi người dân có cuộc sống sung túc đầy đủ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan ra toàn cầu nhưng tác động mạnh mẽ nhất vẫn là tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác. Chính điều này gây khó khăn cho Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch bởi những thì trường chịu ảnh hưởng lớn nhất của khủng hoảng tài chính lại chính là những thị trường chính của du lịch Việt Nam. Năm 2008 Việt Nam chỉ đạt 4.25 triệu lượt khách du lịch quốc tế con số này này thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo từ 4,8 – 5 triệu lượt người đầu năm. Còn về biến động về chính trị thế giới như cuộc khủng bố 11/9, cuộc đánh bom tại khu du lịch Bali (Indonesia).. hay gần đây là cuộc biểu tình ở Thái Lan đếu có ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch vào Việt Nam. Thường thì những ảnh hưởng này là có lợi cho Việt Nam do Việt Nam là một trong những điểm đến an toàn nhất thê giới. Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam các nhân tố trên đây chỉ là một vài nhân tố cơ bản. Các nhân tố này vừa là cơ hội cũng là thách thức cho ngành du lịch Việt Nam trong công tác thu hút khách du lịch quốc tế. Với các nhân tố đó thì ngành du lịch Việt Nam đã làm được những gì trong việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam sẽ được thể hiện rõ hơn trong phần Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam dưới đây. Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2008 Trong phần này chúng em đi vào phân tích tình hình thực hiện các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam, các kết quả đạt được của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế và thông qua phân tích các chỉ tiêu về thu hút khách du lịch để đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2008. Phân tích tình hình thực hiệc các công việc thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2008 Ở chương 1 chúng em đã trình bày một cách khái quát các công việc khách du lịch đến với một quốc gia mà các công việc này không chỉ giúp thu hút khách du lịch mà đến một điểm đến mà còn là làm thế nào để khách du lịch có thể lưu lại lâu hơn ở điểm đến và còn quay trở lại điểm đến đó thực hiện được như vậy thì việc thu hút khách du lịch mới coi là thành công. Chính vì vậy mà các công việc thu hút khách du lịch mà chúng em đưa ra không đơn thuần là những công việc marketing thu hút khách hàng mà là tổng hợp của nhiều hoạt động. Trong phần này, chúng em sẽ đi sâu vào phân tích một số công việc mà ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện để thu hút khách du lịch trong giai đoạn 2001 – 2008. Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế. Một điểm du lịch sẽ không bao giờ có khách du lịch đến nếu như khách du lịch không được biết về điểm du lịch đó đặc biệt là đối với các quốc gia ở cách xa điểm du lịch đó. Chính vì vậy mà các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam đến với khách du lịch đóng một vai trò rất quan trọng. Trong giai đoạn 2001 – 2008 thì ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam. Trước tiên, việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam đã có nhiều chuyển biến. Năm 2000, lần đầu tiên du lịch Việt Nam đưa ra khẩu hiệu: “Việt Nam – điểm đến của thiên nhiên kỷ” (Vietnam – A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Ngay sau khi có khẩu hiệu này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 20% so với năm 1999, đạt 2,1 triệu. Lượng khách trong năm 2001, 2002 tiếp tục tăng lên 2,3 triệu và 2,6 triệu người. Tuy nhiên thì khẩu hiệu này chưa xuất phát từ quá trình nghiên cứu mà chỉ đơn thuần là lắp ghép từ hai ý tưởng khác nhau, nó chưa hề nêu bật được hình ảnh của Việt Nam, chưa thấy được sức hấp dẫn đối với du khách. Đến năm 2003 du lịch Việt Nam đưa ra khẩu hiệu “Welcome to Vietnam” với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Câu khẩu hiệu này ngay khi được đưa ra đã gặp phải nhiều ý kiến phê phán bởi nó không hề có tính hấp dẫn mà chỉ đơn thuần như câu chào mà bất cứ điểm du lịch nào cũng có. Năm 2005, Tổng cục du lịch đã tổ chức cuộc thi lựa chọn khẩu hiệu và biểu tượng mới cho du lịch Việt Nam để thay thế cho khẩu hiệu và logo nêu trên. Kết quả cuộc thi đã lựa chọn được khẩu hiệu và biểu tượng mới là “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” (Vietnam hidden charm). Đây là một câu khẩu hiệu tốt nhất từ trước tới giờ, nó thể hiện được phần nào sự cố gắng của ngành du lịch Việt Nam, tuy nhiên so nó với các câu khẩu hiệu của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan với “Amazing Thailand”, Singapore với “Uniquely Singapore” (Độc đáo Singapore), Malaysia với “Malaysia – Truly Asia” (Malaysia – Châu Á đích thực) hay như Ấn Độ với “Incredible India” (Ấn Độ trỗi dậy) thì slogan của du lịch Việt Nam có vẻ mờ nhạt, chưa rõ ràng. Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp, không phải chỉ là cứ vận động tổ chức những cuộc thi sáng tác logo, slogan rầm rộ trong cả nước, rồi chọn ra một mẫu mà đem quảng bá với với thế giới. Điều cốt lõi mà Việt Nam chưa làm được đó là cần phải xem xét xem cái gì nổi bật và đặc trưng riêng cho quốc gia? Thế mạnh của chúng ta ở chỗ nào trong so sánh với các nước khác? Phải tìm hiểu cho được thị hiếu và yêu cầu của khách nước ngoài, rồi trên cơ sở đó mà điều chỉnh những cái chúng ta có sẵn mà đem quảng bá cho khách. Đằng sau cái slogan và logo kia là cả một nền công nghiệp khổng lồ trị giá hàng tỉ đôla mỗi năm nên việc xây dựng được các biểu tượng cho nó là rất quan trọng. Trong khoảng thời gian 2001 – 2008 thì nhà nước và Chính phủ ta đã ngày càng thấy được tầm quan trọng của việc xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam. Năm 2007, Chính phủ đã chi hơn 4 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Phim quảng bá du lịch Việt Nam dài 30s sẽ được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN châu Á (bao gồm cả Nhật Bản) bắt đầu từ 19h45’(giờ Việt Nam) từ ngày 10/10/2007 và kéo dài 3 tháng liên tiếp đến hết ngày13/1/2008. CNN dành giờ vàng buổi sáng và buổi chiều để quảng cáo cho du lịch Việt Nam mỗi ngày 2 lần, tổng cộng 182 lần. Chính vì vậy mà ngành du lịch Việt Nam đã thu hút được một lượng khách du lịch khá lớn vào cuối năm 2007 và đàu năm 2008. Trong tình hình cuộc khủng khỏng tài chính toàn cầu đang diễn ra theo hướng bất lợi thì ngành du lịch chi ra 16 tỷ đồng để quảng bá hình ảnh du lịch của đất nước trên các phương tiện truyền thông quốc tế như các kênh truyền hình CNN, Discovery…. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xúc tiến việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình BBC World và trên hệ thống taxi tại London. Chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình BBC World (dự kiến bắt đầu vào tháng 4/2009) sẽ gồm 320 lần phát sóng, mỗi lần 30 giây. Đợt quảng bá này chia làm 3 chương trình gồm: 8 tuần ở Châu Á Thái Bình Dương, 6 tuần ở Châu Âu và 6 tuần ở châu Mỹ. Cùng thời gian đó là chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên hệ thống 10 xe taxi tại London (Anh). Hình ảnh xuyên suốt lúc này là hình ảnh cô gái Việt Nam mặc áo dài, cầm nón giữa phong cảnh của Vịnh Hạ Long. Được biết, chương trình quảng bá năm 2009 rộng hơn so với năm 2008, chủ yếu là nói đến di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và du lịch biển Việt Nam. Hy vọng với chiến dịch quảng cáo mới này thì Việt Nam sẽ được biết đến nhiều hơn trong lòng du khách. Có một điều mà dường như ngành du lịch vẫn chưa làm được đó là tổ chức giới thiệu và tuyên truyền có hiệu quả về du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Có thể thông qua các đại sứ quán hoặc thông qua hãng hàng không gửi các thông điệp về Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới. Có một điều mà các quốc gia khác đã làm được còn Việt Nam thì chưa đó là việc mở các bàn giới thiệu về du lịch Việt Nam tại các sân bay. Do đây là một nơi tập trung rất nhiều khách hàng tiềm tàng họ thường là những người có khả năng thanh toán cao. Ngoài ra, còn phải cần đầu tư vào các gian hàng du lịch Việt Nam hàng năm ở các hội chợ du lịch quốc tế lớn ở Đức, Pháp, Anh, Mỹ,… Do các gian hang của Việt Nam lần nào cũng vậy: bé nhỏ, lại thường nằm trong các góc kẹt vì đăng kí trễ (lí do - thiếu kinh phí), trang trí sơ sài và nghèo nàn, ít có gì thay đổi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ áo dài, nón lá, hoặc nếu không thì áo tứ thân, nón quai thao quan họ, nếu không phải âm nhạc từ đàn bầu, đàn T’rưng thì cũng lại là nhã nhạc cung đình Huế. Thế cho nên, hầu như gian hàng của Việt Nam không gây được sự chú ý đặc biệt của báo giới và công chúng nước ngoài. Nhìn chung thì Việt Nam vẫn còn yếu trong quá trình xây dựng hình ảnh Việt Nam đới với du khách quốc tế nên hình ảnh của du lịch Việt Nam chưa thực sự có dấu ấn trong lòng của du khách nước ngoài. Xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo tài nguyên du lịch của Việt Nam Khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam là một đất nước rất giàu có về tài nguyên du lịch nhưng vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch đó đến nay vẫn còn là một vấn đề. Việc khai thác các tài nguyên du lịch được thể hiện thông qua việc phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch đến với địa điểm chứa tài nguyên du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch Một trong các yếu tố hấp dẫn khách du lịch đó là sản phẩm du lịch. Khách du lịch luôn luôn muốn tìn hiểu cái mới lạ, chính vì vậy mà sảm phẩm du lịch càng mới lại, càng độc đáo thì càng thu hút được nhiều khách du lịch. Nếu so với thời kỳ trước năm 2001 thì sẳn phẩm du lịch của Việt Nam rất nghèo nàn với sản phẩm truyền thống là du lịch nghỉ ngơi hoặc đi thăm quan tại các thành phố lớn. Nhưng trong giai đoạn 2001 – 2008 thì ngành du lịch cũng đã chủ chương phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái, du lịch, du lịch khám phá thông qua các làng nghề,… tuy nhiên thì các chương trình này chưa được quan tâm đúng mức. Thường thì ngành du lịch vẫn chưa tìm hiểu sâu về thị trường để đề ra các sản phẩm du lịch phù hợp với du khách quốc tế. chính vì vậy mà có nhiều thế mạnh của du lịch Việt Nam vẫn chưa được khai thác như thế mạnh về ẩm thực. Ẩm thực Việt Nam với nhiều món ăn ngon dân dã, rất thanh, dễ ăn không chứa nhiều chất béo thích hợp với các du khách nước ngoài nhưng chúng ta vẫn chưa xây dựng được chương trình du lịch ẩm thực nào mang tầm quốc gia trong khi Thái Lan lại làm rất tốt thông qua chương trình “nhà bếp thế giới” (kitchen of the world). Ngành du lịch cần làm tốt hơn công tác phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng vùng, từng địa phương. Mỗi nơi phải có những nét độc đáo riêng, không nên để tình trạng đi đến đâu cũng thấy những món ăn, món quà lưu niệm như nhau. Các điểm du lịch ở rừng núi, cao nguyên mà vẫn có các món quà lưu niệm làm băng vở ốc vỏ sò – một đặc trưng của du lịch biển. Hiện nay, ở một số doanh nghiệp đã phát triển loại hình du lịch khám phá văn hóa, không chỉ đên thăm các làng nghề mà các du khách được tự minh khám phá có thể là ẩm thực như thông qua dịch vụ dạy nấu ăn Việt cho khách du lịch nước ngoài. Theo như anh Dan Dockery, quản lý nhà hàng Highway 4 (Hà Nội) nói: “Chúng tôi có hai đến ba lớp một tuần và chưa bao giờ vắng khách cho dù vào mùa vắng khách du lịch. Khách dự cooking class chủ yếu do các công ty lữ hành giới thiệu đến, cũng có những khách tự tìm đến do đã được biết về ẩm thực VN qua mạng Internet.”. Ngoài ra còn có hình thức cho khách du lịch thuê xe đạp và khách du lịch sẽ tự mình đi thăm thú thành phố bằng chiếc xe đạp đó. Các hình thức du lịch này được khách du lịch yêu thích nhưng nó lại chưa được phổ biến rộng rãi. Loại hình du lịch này được rất nhiều khách du lịch yêu thích nhưng nó vẫn chưa được phát triển rộng rãi trên cả nước. Có thể nói sản phẩm dịch vụ du lịch của nước ta chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước nhưng lại chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam. Tổ chức các sự kiện du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế Tiêu biểu cho các sự kiện du lịch đó là việc tổ chức các năm du lịch ở các địa phương. Từ năm 2001 với ý tưởng là tổ chức một sự kiện du lịch dưới hình thức một chương trình xúc tiến có quy mô lớn gắn liền với một địa phương thì đến năm 2003 lần đầu tiên ý tưởng đó được thực hiện thông qua đề án "Năm du lịch Hạ Long 2003 hưởng ứng SEA Games 22". Cho đến năm 2008 sự kiện năm du lịch quốc gia được tổ chức tại 5 địa phương là Hạ Long (Quảng Ninh), Điện Biên Phủ, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Nguyên, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên các sự kiện này thường đều gặp chung một nhược điểm đó là mọi kế hoạch tập trung cho lễ khai mạc thì rất tốn kém nhưng sau đó lại là các sự kiện riêng lẻ không gắn kết được với nhau, các sự kiện còn thiếu sự hấp dẫn chỉ mới dừng lại ở việc phục vụ quan khách và nhân dân địa phương. Bảo tồn và giữ gìn tài nguyên du lịch Trong giai đoạn 2001 – 2008 thì Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều dự án đầu tư để bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên du lịch như dự án khu bảo tồn biển hòn Mun, dự án bảo tồn Cù Lao chàm Hội An, dự án bảo tồn và phát triển hay dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng… Tại vịnh Hạ Long còn thành lập thành lập bốn trung tâm bảo tồn trên biển bao gồm: Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh; Trung tâm bảo tồn công viên, hang động; Trung tâm bảo tồn văn hóa biển và Trung tâm bảo tồn, phát triển giải trí biển. Không chỉ có vậy, các làng nghề truyền thống cũng nhận được nhiều sự quan tâm đã có nhiều dự án về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo nghề truyền thống.Về xây dựng cơ sở hạ tầng thì theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, từ năm 2002 đến năm 2007 đã đầu tư 440 tỷ đồng cho 42 tỉnh; hỗ trợ cho 200 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của các làng nghề. Trong đó, thực hiện đến tháng 7/2007 là 218,5 tỉ đồng (Ngân sách Nhà nước: 126,8 tỉ đồng; huy động đóng góp: 92 tỉ đồng). Đối với đào tạo nghề truyền thống thì tTính đến tháng 7/2007, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã bố trí 26,5 tỉ đồng để đào tạo 37.467 người và phần lớn được bố trí sắp xếp. không chỉ có vậy mà các di tích lịch sử - văn hóa cũng là những địa điểm thu hút khách du lịch xuất phát từ thực tiễn đó ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng như nhiều địa phương đang ra sức bảo tồn các di tích này thể hiện qua cá dự án như dự án tôn tạo khu di tích thành cổ Quảng Trị, dự án trùng tu lăng Tự Đức (Thừa Thiên Huế), dự án tu bổ lăng Trà Quân (Hội An), tu bổ và tôn tại Đền Và (Hà Nội)… Tuy đã có nhiều dự án khai thác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch như vậy nhưng một thực tế là các tài nguyên du lịch như rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nơi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thì từ năm 2003 (Năm mà rừng Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận) đến tháng 8 năm 2008, thì hạt kiểm lâm đã phát hiện và xử lý gần 720 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu hơn 500m3, 60 ste gỗ các loại và 425 kg động vật hoang dã; đã xử phạt, bán lâm sản tịch thu sung công quỹ hơn 3,5 tỷ đồng. Các dự án tôn tạo các di tích lịch sử thì chỉ sau vài năm các di tích này lại xuống cấp nhanh chóng, không chỉ có vậy, nhiều đền chùa sau khi được tôn tạo thì dường như mất đi cái vẻ vốn có của mình. Như vậy, công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược khai thác, bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên du lịch ở nước ta tuy có đạt được một số kết quả khả quan nhung nó vẫn chưa thực sự tạo ra tiền đề cho việc du lịch Việt Nam phát triển bền vững, thu hút được nhiều hơn nữa khách du lịch quốc tế trong tương lai. Đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng nó giúp cho việc khách du lịch thuận tiện hơn trong việc đi du lịch. Đây cũng là điểm yếu của du lịch Việt Nam trong việc thực hiện thu hút khách du lịch do nước ta là một nước đang phát triển nên cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Trong giai đoạn 2001 – 2008 thì chúng ta cũng có thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng. Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du lịch theo công văn số 1095/CP-KTTH ngày 28/11/2000 về việc xây dựng các khu du lịch, ngân sách nhà nước đã được bố trí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phương. Trong giai đoạn 2001 – 2005 thì vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sơ hạ tầng kỹ thuật du lịch lên đến 2.146 tỷ đồng, ngoài ra thì các địa phương còn thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác. Theo kế hoạch phát triển ngành du lịch giai đoạn 2006 – 2010, ngành du lịch cần huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển du lịch với mức vốn khoảng 5,5 tỷ USD cho giai đoạn 2006 - 2010. Trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch 1,5 tỷ USD (tương đương khoảng 24 nghìn tỷ đồng Việt Nam). Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch sẽ huy động từ nhiều nguồn. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chiếm 20 - 30% tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, khoảng 5.000 đến 7.200 tỷ đồng. Tính đến năm 2005 thì cả nước có cả nước có hơn 5900 cơ sở lưu trú với hơn 120 nghìn phòng và trong 3 năm (từ năm 2005 đến 2007) thì tổng số phòng khách sạn tại Việt Nam tăng 210% thế nhưng đến năm 2008 tình trạng thiếu trầm trọng phòng khách sạn đặc biệt là khách sạn cao cấp. Số buồng hạng 5 sao chỉ có 8.196 buồng chiếm 3,96%. (Xem bảng 2.1) Thứ hạng Cơ sở lưu trú Số buồng Tổng số 10.400 207.014 Trong đó: - Hạng 5 sao 31 8.196 - Hạng 4 sao 90 10.950 - Hạng 3 sao 175 12.524 - Hạng 2 sao 710 27.300 - Hạng 1 sao 850 19.000 Hạng chuẩn 3.000 44.030 Bảng2.1: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Tính riêng cho Hà Nội thì vào năm 2010, thành phố có khả năng đón được mỗi năm hai triệu lượt du khách quốc tế và từ sáu đến bảy triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên, để có thể đón được hai triệu lượt khách quốc tế thì thành phố còn thiếu khoảng 13 nghìn phòng khách sạn, đặc biệt là loại khách sạn cao cấp từ ba đến năm sao có quy mô lớn. Có nghĩa là mỗi năm Hà Nội sẽ thiếu khoảng từ 2.000 đến 3.000 phòng khách sạn, trong đó, phần lớn là thiếu các khách sạn từ ba sao trở lên, là loại khách sạn có quy mô đón được các đoàn khách lớn, có các dịch vụ bổ trợ phong phú phục vụ khách và có khả năng tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Phòng khách sạn thiếu là nguyên nhân đẩy giá phòng khách sạn nên cao hơn so với các nước trong khu vực đây là một bất lợi cho Việt Nam trong việc thu hút khách du lịch đặc biệt là du lịch MICE. Không chỉ thiếu về phòng ngủ mà du lịch Việt Nam còn thiếu những địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí lớn khiến du lịch Việt Nam tự đánh mất đi nguồn thu từ hoạt động của du khách. Không chỉ có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi của du khách mà hệ thống khác như hệ thống giao thông đường bộ, các bến cảng, sân bay, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… cũng chưa được phát triển nhiều. Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để năng cấp, cải tiến các hệ thống này nhưng chất lượng vẫn chưa tốt, làm giảm hiệu quả của việc thu hút khách du lịch. Ví dụ như hệ thống sân bay thì ngoại trừ hai sân bay là sân bay Nội Bài và sân bay tân Sơn Nhất thì các sân bay còn lại thường nhỏ, hệ thống xe buýt chở khách từ máy bay vào sân bay chưa nhiều khiến cho du khách còn phải chờ đợi… Các phương tiện giao thông công cộng cũng chưa phát triển gây khó khăn cho nhu cầu đi lại của du khách. Nước ta với lợi thế có hơn 3000km đường biển nhưng số lượng khách du lịch đến với nước ta thông qua đường biển chưa nhiều điều này cũng là do chúng ta chưa có cảng chuyên phục vụ du lịch mà chủ yếu là các cảng hàng hóa thông thường nên các điều kiện về mỹ quan cũng như về đón tiếp khách du lịch quốc tế không tốt vì vậy mà có nhiều hang tàu lớn chở khách du lịch đã không chọn Việt Nam là điểm nghỉ chân. Hệ thống thông tin liên lạc giá thành sử dụng còn đắt hơn nhiều so với giá thành tại nhiều quốc gia khác tương đương, sóng yếu chập chờn. Hệ thống tài chính chưa phát triển, các dịch vụ thanh toán bằng thẻ ít gây khó khăn cho khách du lịch trong vấn đề thanh toán. Cải thiện môi trường du lịch Việt Nam Khi khách du lịch đến Việt Nam thì điều đầu tiên gây ấn tượng tốt hay xấu cho du khách chính là các thủ tục hải quan. Nhưng hiện tại việc đơn giản hóa thủ tục hoặc miễn visa đến Việt Nam cho du khách từ các thị trường trọng điểm vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi các nước láng giềng đều đã có những chính sách nới lỏng thủ tục visa, điển hình là Chính phủ Thái Lan vừa đồng ý miễn thị thực cho công dân của 62 quốc gia trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Một phần nhờ có chính sách visa thoáng mà chỉ hơn hai tháng sau những bất ổn chính trị, Bangkok đã giành lại vị trí “điểm trung chuyển lớn nhất Đông Nam Á”. Vốn tự hào là điểm đến an toàn nhất Châu Á, tuy nhiên vấn đề về môi trường lại là một vấn đề đáng lo ngại. Như ở phần trên đã có nêu ra một số vấn đề về môi trường Việt Nam nhưng cho đến nay thì ngành du lịch vẫn chưa thực sự tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Còn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tuy bộ y tế đã triển khai các hoạt động kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị kinh doanh nhưng vẫn còn rất nhiều các cơ sở sản xuất mà chưa được chứng nhận, hơn nữa nguồn gốc của thực phẩm được bán ở các hàng ăn uống này không có nguồn gốc rõ ràng nên không có gì đảm bảo cho du khách. Đặc biệt, Việt Nam có một điều chưa làm được đó là công tác cứu hộ chưa tốt, nếu so sánh về hoạt động cứu hộ biển với các nước khác thì chúng ta thua họ rất nhiều. Ở các bãi biển nước ta rất hiếm thấy các thuyền cứu hộ với phao cứu sinh. Điều này là do người dân Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến vấn đề an toàn nhưng với du khách nước ngoài thì đây là điều quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của họ. Phối kết hợp hoạt động của ngành du lịch với các ngành liên quan phục vụ cho hoạt động du lịch Việc phối kết hợp giữa các ngành khác để phục vụ cho hoạt động du lịch là việc làm mà chúng ta còn kém. Ngành du lịch đã chưa là cầu nối giữa các ngành kinh tế khác nhau để cùng phục vụ cho du lịch. Các tour du lịch ở Thái Lan có giá rất rẻ do được chính phủ trợ giá nhưng nhờ có diều đó mà tất cả các ngành kinh tế khác phát triển theo du lịch ví dụ như ngành giao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan