Đề tài Thái độ của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn với kỉ cương học đường

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Lý do chọn đề tài. .5

II. Mục đích nghiên cứu .6

III. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6

IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.6

V. Giả thuyết nghiên cứu. 7

VI. Phương pháp nghiên cứu. .7

Phần II: NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.8

A. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu thái độ. .8

I. Nghiên cứu thái độ trong TLH Phương Tây .8

II. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô cũ. .10

B. Các khái niệm cơ bản của đề tài .12

I. Khái niệm thái độ.12

1. Khái niệm thái độ.12

2. Đặc điểm thái độ.14

3. Cấu trúc của thái độ.15

4. Chức năng của thái độ.15

5. Cơ chế hình thành thái độ.16

6. Các yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển của thái độ.17

7. Thang đo thái độ.18

II. Khái niệm sinh viên .18

III. Kỷ cương học đường .19

IV. Thái độ của sinh viên với kỷ cương học đường.19

 

 

 

Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

I. Nhận thức của sinh viên đối với kỉ cương học đường.20

1. Hiểu biết của sinh viên về các nội quy, quy chế của khoa,

trường .20

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như việc thực hiện

các nội quy, quy chế của sinh viên. .22

II. Xúc cảm, tình cảm của sinh viên

đối với việc thực hiện kỷ cương học đường. .33

III. Thực trạng việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên.39

Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Kết luận. .44

Kiến nghị .45

 

 

 

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thái độ của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn với kỉ cương học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành ý thức cá nhân là cực kỳ quan trọng. Nhưng các cá nhân tiếp nhận các thái độ trong nhóm một cách có lựa chọn trong quá trình thoả mãn nhu cầu của anh ta. Trong quá trình này nhân cách của cá nhân đóng một vai trò đáng kể. d. Nhân cách cá nhân và sự hình thành thái độ Các cá nhân có thể tiếp nhận thái độ của nhóm một cách có lựa chọn và theo mức độ, cách thức khác nhau chính là do sự khác nhau về nhân cách của các cá nhân đó. Qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau đã đưa ra kết luận là các cá nhân có xu hướng tiếp cận thái độ phù hợp với nhân cách của mình. Tuy nhiên nhân cách của con người không phải hệ thống hoàn toàn thống nhất. Chính vì thế nó có thể tiếp cận các thái độ mâu thuẫn lẫn nhau bởi sự giáo dục khác nhau, bởi sự giao tiếp của các nhóm xung đột nhau, cũng có thể là sự xung đột các nhu cầu của chính cá nhân đó. 7. Thang đo thái độ Thông qua các nghiên cứu về thái độ, các nhà TLH đã lập ra những thang đo, những chỉ số để từ đó có thể ứng dụng các thang đo vào cuộc sống. Nhà TLH người Đức H.Benesch đã lập ra bảng đo thái độ gồm 4 chỉ số: - Mức độ : nhiều hay ít - Cường độ : cao hay thấp. - ý nghĩa : thái độ bộc lộ ra bên ngoài có giá trị như thế nào với đối tượng hay sự việc mà cá nhân đó thể hiện. - Hướng : mục tiêu (đối tượng hay sự việc) để cá nhân đó có thể bộc lộ ra thái độ của mình . Khái niệm sinh viên Theo giáo trình “ Tâm Lý học đại học ’’ thì có nhiều cách định nghĩa khác nhau về sinh viên có thể theo lứa tuổi , vị trí vai trò …của sinh viên . Theo lứa tuổi có quan điểm cho rằng sinh viên là những người có độ tuổi bắt đầu từ PTTH cho đến hết đại học tức là kết thúc vào khoảng tuổi 24-25 tuổi , họ đã hoàn tất sự phát triển về mặt thể chất nhưng quan điểm này cho đến giờ có lẽ không còn đúng bởi có những người 90 tuổi vẫn là sinh viên đại học. Thuật ngữ “ Sinh viên ’’có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Student” có nghĩa là người làm việc và học tập có nhiệt tình , người tìm hiểu và khai thác tri thức . Như vậy có thể hiểu sinh viên là những người đang được đào tạo chuyên sâu theo những nghành nghề nhất định tại các trường đại học . Họ có tinh thần sáng tạo , chủ động tích cực trong hoạt động học tập , nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác . Kỷ cương học đường Kỷ cương học đường được hiểu là những quy định, nội quy nhằm làm góp phần ổn định trật tự trong lớp học cụ thể đó là việc thực hiện các nội quy, quy chế, việc duy trì phát huy những truyền thống những nề nếp vốn có của lớp học. Thái độ của sinh viên đối với kỷ cương học đường. Đó là tinh thần sẵn sàng thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên được biểu hiện ra bên ngoài thông qua mức độ chấp hành nội quy, quy chế của cá nhân sinh viên. Chương II . Kết quả nghiên cứu của đề tài Nhận thức của sinh viên đối với kỉ cương học đường 1. Hiểu biết của sinh viên về các nội quy, quy chế của khoa, trường Nội quy, quy chế là những quy định cụ thể mà bất cứ tổ chức nào cũng phải đặt ra nhằm làm cho đơn vị mình ổn định và phát triển. Sinh viên cũng là thành viên của một tổ chức cụ thể là nhà trường đại học . Hơn nữa trước khi là sinh viên thì họ đã là những học sinh và trong suốt 12 năm học tập ở trường phổ thông họ đã được học về các nội quy và họ được dạy để thực hiện nó một cách nghiêm chỉnh dù muốn dù không. Bởi vậy với mỗi sinh viên các nội quy, quy chế đối với họ không còn mấy xa lạ. Vì vậy trong phiếu trưng cầu chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: "Theo bạn nội quy trong lớp mà sinh viên phải thực hiện là gì? " đồng thời đưa ra một số nội quy tiêu biểu gần gũi với sinh viên để họ lựa chọn và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về nội quy , quy chế. Các nội quy trong lớp Đi học đúng giờ Nghỉ học phải xin phép Giữ gìn vệ sinh giảng đường Không làm việc riêng Đeo phù hiệu Nghỉ học không quá 20% số tiết n % n % n % n % n % n % Đúng 197 90 175 79.9 176 80.4 180 82.2 168 76.7 197 90 Sai 22 10 44 20.1 43 19.6 39 17.8 51 23.3 22 10 Tổng 219 100 219 100 219 100 219 100 219 100 219 100 Qua bảng số liệu trên có thể thấy sinh viên đã có những nhận thức khá đúng đắn rõ ràng và cụ thể về các nội quy, quy chế. Ngoài những nội quy, quy chế mà chúng tôi đưa ra thì có rất nhiều sinh viên đóng góp thêm ý kiến khác mà họ cho là cần thiết để bổ sung vào quy chế chẳng hạn như: "sinh viên không tự ý bỏ ra ngoài giảng đường trong giờ học", "không nói chuyện", "chăm chú lắng nghe" và "đóng góp xây dựng bài giảng, các hoạt động của lớp mà mình có thể tham gia". "Tôn trọng giáo viên", "không ngủ gật trong giờ học"....Các ý kiến mà sinh viên đưa ra nhìn chung là rất thiết thực đối với việc giữ gìn kỷ cương giảng đường, đảm bảo cho sinh viên những giờ học chất lượng và tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất. Tuy vậy vẫn còn một số sinh viên (xem bảng 1) không chọn một trong các quy định đã được chúng tôi nêu ra trong bảng hỏi. Chúng tôi cho rằng những sinh viên này mặc dù không phải họ không nắm được việc thực hiện nội quy, quy chế gồm những quy định cụ thể nào, nhưng họ cho rằng đã là sinh viên do cách học tích cực, sinh viên tự học là chính. Ngoài việc học ra sinh viên còn tham gia rất nhiều vào các hoạt động xã hội, nên một số nội quy họ cho là không phù hợp nữa. Nhưng dù thế nào những ý kiến trên đã thể hiện quan điểm nhận thức sai lầm của sinh viên. Vì các nội quy, quy chế được quy định cho mọi sinh viên là nhằm phục vụ cho lợi ích lâu dài của họ. Bảng 2: Các nguồn thông tin về nội quy, quy chế. Các nguồn thông tin Nhà trường Bạn bè Gia đình Sách báo n % n % N % n % Đúng 203 93.1 102 46.8 22 10.1 56 25.8 Sai 15 6.9 116 53.2 195 89.9 161 74.2 Tổng 218 100 218 100 217 100 217 100 Và bởi vì những nội quy, quy chế được quy định cho mọi sinh viên đang học tập tu dưỡng trong nhà trường đại học vì thế 93.2% sinh viên được cung cấp các nguồn thông tin về nội quy, quy chế của nhà trường. Có 6.8% sinh viên cho rằng họ không được cung cấp các thông tin về nội quy, quy chế từ nhà trường. Chúng tôi cho rằng các thông tin về nội quy, quy chế được nhà trường thông báo thường xuyên đến sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: vào các đợt nhập học đầu năm, trên bảng thông tin của nhà trường, gửi thông báo đến các khoa....Vì thế không trực tiếp thì gián tiếp, không ít thì nhiều sinh viên đều thu nhận được các thông tin về nội quy, quy chế của nhà trường. Có 46.6% sinh viên biết được các quy chế này từ bạn bè và 25.6% là từ sách báo, từ gia đình là 10%. Nhìn chung đa phần sinh viên đều có nhận thức đúng đắn, rõ ràng về nội quy, quy chế của khoa, trường và họ được cung cấp thông tin về vấn đề này khá phong phú, đầy đủ. Tuy vậy, một số ít sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Do trong quá trình học tập, những thông tin về nội quy, quy chế vì một lý do nào đó chưa đến được với họ hoặc có đến thì cũng chưa có tác động nhiều đến sinh viên. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên Sinh viên sống học tập tu dưỡng trong môi trường đại học. Hàng ngày họ phải giao lưu, tiếp xúc trong môi trường đó. Việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên vì thế mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một yếu tố cơ bản mà theo chúng tôi những yếu tố này đóng vai trò không nhỏ đối với nhận thức cũng như việc thực hiện các nội quy, quy chế của sinh viên đó là: các quy định của khoa, trường; giảng viên; giáo viên chủ nhiệm; phong trào đoàn-lớp-hội và bản thân mỗi sinh viên. Các yếu tố này được chúng tôi đưa ra nhằm tìm hiểu mức độ quan trọng của từng yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đối với cá nhân sinh viên trong việc thực hiện nội quy cũng như tác động đến nhận thức của họ. Chúng tôi đã đưa ra yêu cầu "Bạn hãy sắp xếp từ 1 đến 5 những yếu tố ảnh hưởng đến bạn trong việc thực hiện nội quy, quy chế (1 là quan trọng nhất và 5 ít quan trọng nhất)", đồng thời yêu cầu giải thích vì sao sinh viên lại cho đó là yếu tố quan trọng nhất, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế Các yếu tố ảnh hưởng Giáo viên chủ nhiệm Giảng viên Phong trào Đoàn,Lớp,Hội Bản thân mỗi sinh viên Quy định của nhà trường n % n % n % n % n % Rất quan trọng 3 1.4 19 9 16 7.5 127 59.1 51 23.9 Quan trọng 12 5.7 45 21.3 48 22.6 44 20.5 65 30.5 Bình thường 40 19 51 24.2 50 23.6 20 9.3 50 23.5 ít quan trọng 68 32.2 55 26.1 50 23.6 14 6.5 25 11.7 Rất ít quan trọng 88 41.7 41 19.4 48 22.6 10 4.7 22 10.3 Tổng 211 100 211 100 212 100 215 100 213 100 Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt các yếu tố để thấy được vai trò của chúng ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. *Bản thân mỗi sinh viên: Có 59.1% sinh viên cho rằng bản thân mỗi sinh viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy chế. Họ chọn yếu tố này vì theo họ nhìn chung sinh viên là những người đã có ý thức về bản thân, tự giác, có tư cách đạo đức, có sự độc lập về mặt suy nghĩ, tự quyết định và chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình.Nội quy, quy chế là những quy định giành cho sinh viên và để sinh viên thực hiện vì thế việc thực hiện nội quy, quy chế phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sinh viên, không chỉ phụ thuộc vào nhận thức mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm của họ. Vì nếu họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện chấp hành thì mới có những hành động tuân thủ nội quy còn nếu"bản thân mỗi sinh viên không có ý thức tự giác thì các yếu tố khác có hay không là không quan trọng" hay các yếu tố khác chỉ là các yếu tố tác nhân thúc đẩy bên ngoài mà thôi. Có 20.5% sinh viên cho rằng yếu tố này là quan trọng và xếp thứ 2. Nghĩa là có 79.5% cho rằng yếu tố bản thân mỗi sinh viên đóng vai trò ảnh hưởng rất quan trọng và quan trọng trong việc thực hiện nội quy, quy chế. Như vậy là hầu hết mọi sinh viên đều xác định được vị thế và vai trò của mình trong tất cả mọi hoạt động. Họ biết họ là chủ thể không chỉ của hoạt động học tập mà còn là chủ thể của hoạt động giữ gìn kỷ cương học đường, hoạt động này đóng vai trò khá quan trọng giúp cho việc học của họ đạt hiệu quả cao. Qua điều tra giữa các khoá chúng tôi nhận thấy ở K47 có 63.8% sinh viên coi yếu tố này là quan trọng nhất trong đó K45 là 54.1% và K46 là 55%. Sự chênh lệch không lớn lắm về số lượng nhưng cũng có thể thấy ở sinh viên K47 do vừa mới vào trường đối với họ ý thức về bản thân còn khá rõ ràng cho chưa có nhiều yếu tố khác chi phối như ở các khóa trên. Tuy nhiên trong các sinh viên thuộc diện điều tra số sinh viên chọn yếu tố này chỉ ở mức độ không quan trọng chiếm 4.7% (10/215 sinh viên). Như phần trên chúng tôi đã đề cập đến vai trò của sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế. Và để tìm hiểu nội quy, quy chế tác động như thế nào đến mỗi sinh viên chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Nội quy, quy chế có ảnh hưởng như thế nào đối với bạn?". Chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng4: ảnh hưởng của nội quy, quy chế đến bản thân mỗi sinh viên. Sự ảnh hưởng nội quy quy chế đối với bản thân sinh viên Làm thoải mái trong học tập Rèn luyện tính có tổ chức Làm khó chịu Không ảnh hưởng gì n % n % n % n % Đúng 47 21.5 178 81.3 7 3.2 26 11.9 Sai 172 78.5 41 18.7 212 96.8 193 88.1 Tổng 219 100 219 100 219 100 219 100 Bảng số liệu trên cho thấy có 81.3% sinh viên cho rằng việc thực hiện nội quy, quy chế của họ có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện tính có tổ chức, ý thức có trách nhiệm vì tinh thần tập thể. Sinh viên cho rằng vì họ học tập, tu dượng trong một tổ chức xác định đó là nhà trường đại học. Việc thực hiện nội quy sẽ giúp sinh viên "hoàn thiện nhân cách" , rèn luyện bản thân. Sinh viên cảm thấy mình "được thoải mái trong một khuôn khổ nhất". Họ có thể rèn luyện ý thức trách nhiệm không chỉ với bản thân họ mà còn với cả tập thể. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Trước hết việc thức hiện nghiêm chỉnh nội quy sẽ giúp sinh viên biết tôn trọng bản thân biết cách tôn trọng tập thể và rèn luyện cho họ khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đó là một điều rất cần thiết để chuẩn bị hành trang vào đời bên cạnh những tri thức mà họ lĩnh hội. Có 21.5% sinh viên cho rằng việc thực hiện nội quy, quy chế làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn trong học. Mọi kỷ cương được đặt ra cho sinh viên không phải chỉ đặt ra để có mà có tác dụng của nó. Tác dụng to lớn nhất của các nội quy, quy chế là nó luôn đi cùng với quá trình học tập của sinh viên giúp cho sinh viên học tập đạt hiệu quả cao. Đối với sinh viên thời gian học đại học là thời kì mà mọi sinh viên tích cực học tập chuẩn bị tri thức cho tương lai nên hoạt động chủ đạo của thời kì này vẫn là học tập. Việc chấp hành kỷ cương học đường sẽ góp phần đáng kể vào hứng thú học tập , thúc đẩy năng lực sáng tạo và hiệu quả học tập của sinh viên . Mặc dù vậy vẫn có 3.2% sinh viên cảm thấy việnc thực hiện nội quy, quy chế làm cho bản thân họ khó chịu. Vì: - Nội quy còn mang nặng tính hình thức. - Nội quy chỉ ở dạng lý thuyết. - Nội quy có những hiệu quả nhất định đôi khi còn làm khó chịu bực dọc. Chúng tôi cho rằng quan điểm trên đã nhìn nhận không đúng đắn về nội quy, quy chế. Bản thân nội quy, quy chế chỉ là những văn bản những quy định mang tính hình thức nó sẽ không thể được đưa ra áp dụng trên thực tế nếu không có vai trò thực hiện của sinh viên. Vậy liệu nội quy, quy chế có còn là lý thuyết hay không khi bản thân mỗi sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành. Chấp hành nội quy, quy chế chính là tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh và chắc chắn sự bực dọc sẽ không còn nếu sinh viên nhận thực rõ ràng mục đích mà các nội quy đặt ra không phải là để gây khó chịu. Việc thực hiện nội quy không gây ảnh hưởng gì đến bản thân mỗi sinh viên đó là ý kiến của 11.9% sinh viên được hỏi (26/219 sinh viên). Bởi những lý do như họ thường xuyên nghỉ học haylà việc đôn đốc thực hiện nội quy của khoa, trường chưa nghiêm túc ... Những lý do mà sinh viên nêu ra cho thấy nhiều khi sinh viên còn tỏ ra khá vô trách nhiệm với bản thân và với tập thể. "Thường xuyên nghỉ học " đó là hành động vi phạm nội quy ở mức độ nghiêm trọng . Còn quan điểm cho rằng việc đôn đốc của khoa chưa nghiêm theo chúng tôi đó không phải là một lý do chính đáng. Việc thực hiện nội quy, quy chế đó là quyền và nghĩa vụ của bản thân mỗi sinh viên còn việc đôn đốc của khoa nhiều khi chỉ là góp phần làm cho việc thực hiện nội quy của sinh viên diễn ra một cách nghiêm túc hơn để khoa có thể quản lý sinh viên một cách dễ dàng hơn góp phần làm cho việc giảng dạy của giảng viên trong khoa và việc học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn. Nói chung việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân quá trình học tập rèn luyện các phẩm chất cần thiết của một nhân cách trưởng thành trong giảng đường đại học. Mặc dù có một số ít sinh viên có những ý kiến không mấy tích cực lắm nhưng đa phần sinh viên đều vẫn nhận thức được vai trò của cá nhân họ trong việc thực hiện nội quy, quy chế và những tác động tích cực của việc thực hiện nội quy, quy chế đến quá trình học tập rèn luyện của họ. *Quy định của khoa , trường. Quy định của khoa , trường có thể hiểu là chính bản thân nội quy, quy chế và áp lực của nó đối với mỗi sinh viên trong việc thực hiện. Có 54.5% sinh viên cho rằng quy định của khoa, của trường đóng vai trò rất quan trọng (quan trọng nhất) và quan trọng. Trong đó có 23.9% sinh viên cho rằng quy định của khoa trường là quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy của họ. Có hai lý do khác nhau giải thích vì sao họ lựa chọn yếu tố này là quan trọng nhất: - Sinh viên học tập tu dưỡng trong tập thể nhà trường. Là một thành viên họ phải tuân thủ các quy định chung của nhà trường bao gồm tất cả các nội quy, quy chế. Hơn nữa việc thực hiện nội quy, quy chế ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi sinh viên. Và sự tự do nào cũng nên nằm trong một khuôn khổ nhất định. Đây là nhận thức hết sức đúng đắn. - Vì những quy định của khoa trường (nội quy, quy chế) mang tính chất ép buộc dù muốn dù không sinh viên cũng phải tuân theo. Theo quan điểm của chúng tôi, ý kiến này chỉ đúng một phần nào đó. Đã đành nội quy, quy chế do trường khoa quy định thì sinh viên phải tuân theo nếu muốn tiếp tục học tập tại trường nhưng không phải là ép buộc, việc tuân theo quy chế nội quy hoàn toàn là tự nguyện dựa trên cơ sở nhận thức của sinh viên về các quy chế những cái lợi và cái hại của việc tuân thủ nội quy, quy chế đem lại. Và trên cơ sở những hiểu biết đó sinh viên tự nguyện hành động theo những suy nghĩ của mình. Tóm lại, sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của những nội quy, quy chế do trường-khoa quy định. Do những nhận thức của họ về áp lực từ quy chế khá rõ ràng hơn nữa họ ý thức được vai trò của bản thân, vì vậy mặc dù có 1/5 sinh viên được hỏi cho đây là yếu tố quan trọng nhất nhưng nó vẫn chỉ là yếu tố bên ngoài góp phần vào việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. * Giảng viên: Có 9% sinh viên cho rằng giáo viên đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Giảng viên là những người giám sát việc thực hiện nội quy của sinh viên và là người chịu trách nhiệm đối với những việc diễn ra trong giờ học. Giảng viên là người trực tiếp tiếp xúc với sinh viên. Ngoài ra nhiều ý kiến khác cho rằng giảng viên có năng lực truyền cảm tốt sẽ gây được sự chú ý học tập tốt hơn ở sinh viên và sinh viên sẽ tự giác chấp hành nội quy để có thể tiếp thu tri thức đầy đủ. Trong những ý kiến giải thích trên, chúng tôi thấy khi nhắc tới giảng viên, đưa vai trò của giảng viên lên là quan trọng nhất, sinh viên chú ý nhiều hơn đến hiệu quả của việc học, đến những kiến thức mà họ thu được. Mục đích của sinh viên là học tập vì vậy việc thực hiện nội quy cũng là để họ có thể học hành có hiệu quả chất lượng nhất. Chính vì thế họ cho rằng giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện nội quy của sinh viên hay là nhân tố giúp sinh viên học tập tốt hơn. Tuy nhiên ở đây cũng có một vấn đề đáng phải bàn luận là giảng viên đa phần chỉ là những người truyền đạt kiến thức và sinh viên là những người tiếp nhận kiến thức đó. Hơn nữa ở bậc đại học do có rất nhiều giảng viên dạy trong cùng một lớp mà mỗi giảng viên lại có cách truyền đạt khác nhau. Và lại nếu sinh viên không muốn học thì giảng viên không thể bắt buộc và cũng không quản lý được vì một giảng viên thường giảng ở rất nhiều lớp, nhiều trường khác nhau nên họ không thể nhớ hết và không có thì giờ. Đây có lẽ là lý do giải thích vì sao chỉ có 9% sinh viên coi yếu tố này là quan trọng nhất. Để tiếp tục tìm hiểu những phẩm chất nào của người giảng viên có ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ cương học đường của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra 4 phẩm chất tiêu biểu và thu được kết quả như sau: Bảng 5: Những phẩm chất của người giảng viên ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Các phẩm chất của người thầy Nghiêm khắc Lịch sự chân thành Thống thái khả năng truyền đạt tốt Khả năng bao quát giảng đường n % n % n % n % Đúng 88 40.6 139 64.1 154 71 85 39.2 Sai 129 59.4 78 35.9 63 29 132 60.8 Tổng 217 100 217 100 217 100 217 100 Mặc dù như đã phân tích ở trên chỉ có 9% sinh viên cho rằng giảng viên có vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện kỷ cương học đường của họ nhưng không có nghĩa là giảng viên không có ảnh hưởng nhất định đối với sinh viên trong việc thực hiện kỷ cương. Từ bảng trên ta có thể thấy 71% sinh viên cho rằng khả năng truyền đạt tốt của giảng viên đóng vai trò quan trọng. Phẩm chất này được lựa chọn nhiều nhất vì khả năng truyền đạt tốt của giảng viên giúp cho quá trình nhận thức của sinh viên diễn ra dễ dàng hơn, sinh viên sẽ tích cực tiếp thu tri thức tích cực học và thực hiện mọi quy định giúp cho họ có thể học tập thuận lợi. Từ đó họ sẽ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế. Có 64.1% cho rằng giảng viên cần phải có phẩm chất lịch sự, chân thành. Sinh viên đòi hỏi từ phẩm chất này của người giảng viên đó là quyền được tôn trọng, sinh viên tôn trọng giảng viên và cũng muốn được giảng viên tôn trọng vì chỉ có trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa giảng viên-sinh viên thì quá trình học tập của sinh viên mới diễn ra một cách có hiệu quả. Và từ việc tôn trọng lẫn nhau sinh viên sẽ không vi phạm nội quy để thể hiện sự tôn trọng thầy. Trên 0.6% chọn phẩm chất cần phải nghiêm khắc, 39.2% cho rằng giảng viên cần có khả năng bao quát giảng đường. Trên đây là 2 phẩm chất mà theo chúng tôi nó không tích cực lắm đối với môi trường giảng dạy và tự học tập ở đại học. Nó phần nhiều làm cho sinh viên thụ động, còn giảng viên vô hình dung trở thành một ông thầy cứng nhắc. Việc học không thể đạt hiệu quả cao nếu bầu không khí giữa giảng viên và sinh viên căng thẳng, ức chế. Tuy nhiên qua quá trình xử lý số liệu, chúng tôi thấy rằng sự lựa chọn của sinh viên đối với phẩm chất nghiêm khắc và khả năng bao quát giảng đường cho giảng viên luôn đi kèm với một hoặc hai phẩm chất như : khả năng truyền đạt tốt, lịch sự chân thành. Hơn nữa những phẩm chất này của giảng viên sẽ giúp sinh viên tập trung nhiều hơn vào bài giảng đồng thời sự nghiêm khắc và khả năng bao quát giảng đường trong một chừng mực nào đó có thể giúp sinh viên tích cực hơn nữa trong việc thực hiện nội quy, quy chế. Giảng viên ngoài những phẩm chất đã nêu trên sinh viên còn mong muốn giảng viên có một số các phẩm chất khác như sự nhiệt tình với nghề nghiệp, vui vẻ, hoà đồng và biết cảm thông với sinh viên. Đối với sinh viên, giảng viên đứng trên bục giảng luôn phải là tấm gương để sinh viên noi theo vì vậy đã có nhiều ý kiến cho rằng giảng viên trước hết phải là người gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế mới có thể trở thành tấm gương tốt để sinh viên noi theo. Tóm lại trong các phẩm chất của giảng viên ảnh hưởng tới với việc thực hiện kỷ cương học đường của sinh viên, chúng tôi thấy có một nét chung mà sinh viên đòi hỏi ở giảng viên đó chính là quyền được tôn trọng và tôn trọng người khác. Đây có lẽ là phẩm chất cần thiết ảnh hưởng khá lớn đến việc thực hiện nội quy của sinh viên. * Phong trào Đoàn-Lớp-Hội. Đó là những phong trào của lớp, của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cùng tập trung vào một đối tượng là sinh viên. Các phong trào này có thể diễn ra dưới các hình thức khác nhau phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, nhưng mục đích lớn nhât của phong trào này là giúp cho sinh viên học tập đạt hiệu quả cao nhất, luôn được thoải mái trong học tập...Trong các phong trào trên thì các phong trào của lớp đóng vai trò chủ yếu hướng sinh viên vào những hoạt động có hiệu quả, tích cực. Các hoạt động giúp sinh viên tìm hiểu đồng thời giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên. Còn các phong trào của Đoàn-Hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ các phong trào của lớp trong việc thực hiện các hoạt động trên. Có 7.5% sinh viên cho rằng phong trào Đoàn-Lớp-Hội giữ vai trò quan trọng nhất trong việc chấp hành nội quy, quy chế của sinh viên. Bởi vì một cá nhân rất khó khăn khi tự nỗ lực nhưng nếu bất kỳ một hoạt động nào của cá nhân đó chịu sự giám sát, ủng hộ, phê phán của cả lớp thì cá nhân sẽ dễ tuân theo và sửa chữa hay cả lớp cùng thực hiện thì cá nhân khó mà có thể làm ngược lại. Đây là khả năng thích nghi trong nhóm của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều có xu hường hoà nhập vào nhóm để dễ thích nghi. Đây có lẽ là một điểm mạnh mà phong trào Đoàn-Lớp-Hội trong việc thúc đẩy cá nhân thực hiện nội quy, quy chế. Mặc dù chỉ có 7.5% sinh viên cho rằng phòng trào của Đoàn-Lớp-Hội là yếu tố quan trọng nhất nhưng với khả năng lôi cuốn được quần chúng vào các hoạt động của mình các phong trào Đoàn-Lớp-Hội đã và sẽ đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên nói riêng và nhiều hoạt động khác của sinh viên nói chung. Để làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội đối với việc thực hiện nội quy, quy chế của sinh viên, chúng tôi đưa ra một câu hỏi mở để sinh viên có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách khách quan nhất. Dưới đây là số liệu mà chúng tôi đã thống kê: Bảng 6 : ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội đối với việc thực hiện nội quy, quy chế. Mức độ ảnh hưởng của phong trào Đoàn-Lớp-Hội n % Rất ảnh hưởng & ảnh hưởng 109 70.8 ít ảnh hưởng 25 16.2 Không ảnh hưởng 20 13.0 Tổng 154 100 Có 70.8% sinh viên được hỏi cho rằng các phong trào của Đoàn-Lớp-Hội có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ cương của họ. Thông qua phong trào Đoàn-Lớp-Hội sinh viên cảm thấy: - Phong trào Đoàn-Lớp-Hội có tác dụng thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện kỷ cương học đường không những của một cá nhân mà còn cả tập thể lớp. - Phong trào Đoàn-Lớp-Hội là nơi cung cấp các nguồn thông tin, những nhận thức đúng đắn để sinh viên hiểu và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện kỷ cương học đường. - Nhắc nhở, nâng cao ý thức của sinh viên, biểu dương khen ngợi cũng như phê bình khiển trách kịp thời nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên. Tuy nhiên phong trào Đoàn-Lớp-Hội có thực sự ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThái độ của sinh viên trường ĐHKHXH&NV với kỷ cương học đường.DOC
Tài liệu liên quan