Đề tài Thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thanh trì Hà Nội

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 3

1. Khái niệm về đầu tư. 3

1.1 Khái niệm đầu tư 3

1.2 Phân loại đầu tư: 4

2. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư 5

2.1 Dự án đầu tư 5

2.2 Thẩm định dự án đầu tư: 7

2.2.1 Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết đối với mọi công cuộc đầu tư. 7

2.2.2 Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư: 9

2.3 Các chủ thể thẩm định dự án đầu tư. 9

2.3.1 Cơ quan nhà nước quản lý vĩ mô: 9

2.3.2 Các chủ đầu tư: 10

2.3.3 Các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín dụng, tổng cục đầu tư.): 10

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11

1. Ngân hàng thương mại chức năng và vai trò 11

1.1 Chức năng của ngân hàng thương mại: 12

1.1.1Chức năng làm trung gian tín dụng: 12

1.1.2 Chức năng trung gian thanh toán: 13

1.1.3 Chức năng tạo tiền: 13

1.2 Vai trò của ngân hàng đối với hoạt động của nền kinh tế. 14

2. Vị trí vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 14

2.1 Vị trí của thẩm định đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 15

2.2 Vai trò của thẩm định đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 16

3. Phân cấp thẩm định. 17

3.1 Thẩm định ở Hội sở chính: 18

3.2 Thẩm định ở chi nhánh: 18

4. Quy trình thẩm định ở Ngân hàng Thương Mại 20

4.1 Trình tự thẩm định dự án đầu tư: 20

4.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư: 21

5. Phân tích rủi ro các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro: 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TRÌ - HÀ NỘI 39

I. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG 39

1. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì Hà Nội. 40

Nội trong những năm qua. 41

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 46

3.1 Những nhân tố khách quan: 46

3.1.1 Môi trường pháp lý : 46

3.1.2 Môi trường kinh tế: 47

3.1.3 Khách hàng vay vốn: 47

3.2 Những nhân tố chủ quan: 47

3.2.1 Sự lãnh đạo của ban giám đốc: 48

3.2.2 Sự chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả của ngân hàng cấp trên: 48

3.2.3 Công tác thẩm định: 48

3.2.4 Quản lý vốn: 49

II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TRÌ HÀ NỘI. 49

1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội. 49

1.1 Tổ chức thẩm định ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà nội: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định cho vay và có trách nhiệm theo dõi các dự án vay vốn thu lãi cho ngân hàng. Hiện nay ngân hàng vừa tiến hành thẩm định cho các dự án vay vốn theo kế hoạch nhà nước, vừa tiến hành thẩm định các dự án vay vốn thương mại. 49

1.2 Tình hình thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội 52

2. Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì - Hà Nội 54

2.1 Trình tự thực hiện thẩm định dự án ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì. 54

2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì Hà Nội. 55

3) Hiệu quả kinh tế của dự án: 71

a) Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: 71

b) Chi phí nhân công: 72

c) Nhu cầu vốn lưu động bình quân năm: 72

d) Khả năng trả nợ của dự án và kế hoạch trả nợ ngân hàng 79

4) Rủi ro tiềm ẩn và hướng khắc phục: 80

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THANH TRÌ: 81

I. Những kết quả thẩm định của ngân hàng thể hiện ở một số mặt sau: 81

doc107 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thanh trì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo lãnh. Thực hiện các loại nghiệp vụ thanh toán Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư. Gắn liền với những chuyển mình của đất nước, từ năm 1995 trở lại đây, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì đã chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp nhưng vẫn chuyên sâu phục vụ cho vay trung hạn và dài hạn. Ngân hàng ĐT&PT Thanh trì đã duy trì được sự phát triển ổn định. Hiện nay, với quy mô gồm 32 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng được bố trí như sau Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán và thủ quỹ Phòng tiết kiệm Phòng kinh doanh Phòng vi tính 2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì Hà Nội trong những năm qua. Chuyển từ hoạt động cấp phát vốn nhà nước sang hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã vượt qua khó khăn, thách thức đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong những năm qua, với một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có trình độ, đầy lòng nhiệt huyết hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Là một Ngân hàng chi nhánh khu vực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì được điều hoà vốn trong hoạt động kinh doanh. Song Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã không ngừng nâng cao nguồn vốn hoạt động của mình thông qua việc thu hút khách hàng, làm tốt các hoạt động và các chiến dịch thu hút vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như phát hành các đợt trái phiếu ngắn dài hạn... nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng liên tục. Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Thanh Trì Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng vốn trên cấp - - - Tổng vốn huy động 213.014 254.708 428.130 Tổ chức tài chính 68.465 61.043 141.296 Dân cư 144.549 193.665 286.834 Nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng cao, tính riêng nguồn vốn tự huy động tăng 50:60% đáp ứng được nhu cầu xin vay, ngân hàng cấp trên không phải cấp vốn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì đã tự lo được nguồn vốn phát triển của mình. Quy mô hoạt động của ngân hàng được mở rộng thể hiện qua số khách hàng đên giao dịch với ngân hàng ngày một tăng: Bảng 2: Số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng Đơn vị : Khách hàng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Gửi Vay Gửi Vay Gửi Vay Tổng số khách hàng giao dịch: 259 122 330 167 372 236 Các tổ chức kinh tế: 78 31 86 39 99 42 Tư nhân (dân cư): 181 91 244 128 273 194 Ngân hàng luôn coi trọng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã không ngừng thu hút thêm khách hàng mới. Khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng tăng bình quân là 20%, số khách hàng đến vay tăng bình quân là 38.5%. Trong đó khách hàng đến vay kinh doanh tăng chậm, chủ yếu là dân cư đến vay tiêu dùng. Số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày một tăng , họ đến ngân hàng không chỉ gửi tiền, vay tiền tại ngân hàng mà còn sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, lịch sự, văn minh, ngân hàng đã giữ được những khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm những khách hàng mới. Lợi nhuận của ngân hàng do đó cũng ngày một tăng lên: từ mức 1,3 tỷ năm 1999, đến 2,5 tỷ năm 2000 và đạt mức 3,2 tỷ năm 2001 đạt kế hoạch, đảm bảo dự chi, dự phòng đảm bảo thanh toán và các giới hạn an toàn. Hoạt động của ngân hàng được triển khai trên mọi mặt, các hoạt động của ngân hàng luôn đạt mức tăng trưởng 45: 50%. Tổng tài sản của Ngân hàng tăng cao, đạt mức 261 tỷ năm 1999 tăng lên 388 tỷ năm 2000 và đạt mức 425 tỷ năm 2001. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Dư đến 31/12/1999 Giá trị %/98 Dư đến 31/12/2000 Giá trị %/99 Dư đến 31/12/2001 Giá trị %/2000 Tổng số vốn huy động: Các tổ chức kinh tế Dân cư 213.014 68.465 144.549 +51.5 +36.3 +59.9 254.708 61.043 193.665 +19.5 +10.8 +33.9 428.130 141.296 286.834 +68.1 +131.5 +48.1 Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung, dài hạn 128.253 108.179 21.074 +19.2 +29.7 +12.9 238.157 227.585 10.572 +85.7 +110.4 -49.8 470.339 454.466 15.873 +97.5 +99.7 +50.1 Doanh số trả nợ Ngắn hạn Trung, dài hạn 112.290 75.359 36.931 +34 +7.78 +166 178.146 164.142 14.004 +58.6 +117.8 -62.1 398.057 384.547 13.600 +123.4 +134.3 -2.88 Số dư cuối kỳ Ngắn hạn Trung, dài hạn 114.867 92.534 22.333 +30 +85.7 +28.4 172.302 138.802 33.500 +50 +50 +50 244.583 208.719 35.863 +41.9 +50.4 +7.05 Kết quả bảo lãnh 7024 - 21.691 +208.8 71.826 +231.1 Lợi nhuận 1.300 - 2.500 - 3.200 - Đơn vị: triệu đồng Nhìn chung hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng đều tăng trưởng. Tốc độ tăng của hoạt động huy động vốn tăng ở mức 50%, hoạt động cho vay tăng khoảng 70-80%. Tuy nhiên vay trung và dài hạn tăng chậm, hoạt động bảo lãnh tăng nhanh năm sau gấp đôi gấp ba năm trước. Doanh số thu hồi nợ đạt 80-90% doanh số cho vay. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tương đối hiệu quả, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong địa phận cũng như những doanh nghiệp có nhu cầu tìm đến ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động huy động vốn: đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho hoạt động của cả hệ thống ngân hàng ĐT&PT Hà nội, ngân hàng đã tiến hành các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo bí mật cho khách, tính lãi đầy đủ nên duy trì được những khách hàng gửi tiền trung dài hạn tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển trung dài hạn. Đối với dịch vụ thanh toán: với sự đảm bảo an toàn, tốc độ nhanh, thủ tục đơn giản, phí chấp nhận được, dịch vụ thanh toán đã được bạn hàng tín nhiệm và mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì Hà Nội Đối với hoạt động tín dụng ngoài việc phục vụ các dự án theo kế hoạch nhà nước ngân hàng đã tự tìm cho mình những dự án mới, tìm khách hàng cho mình. Ngân hàng đã chủ động tìm dự án, phối hợp với chủ đầu tư ngay từ khâu thẩm định dự án trước khi trình duyệt cho vay. Nhiều hợp đồng đầu tư dự án đã được ký kết góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng được quản lý chặt chẽ và thống nhất giữa cán bộ thẩm định, trưởng phòng và giám đốc nên không có trường hợp nợ khó đòi. Chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng được đánh giá là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với thủ tục đơn giản, thời gian xem xét cho vay nhanh, số tiền vay như mong muốn, lãi suất có thể chấp nhận được. Tuy nhiên sự tăng lên của hoạt động tín dụng ngắn hạn nhanh hơn là hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Bảng 4: Hoạt động đầu tư phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 %/98 Năm 2000 %/99 Năm 2001 %/2000 Doanh số cho vay đầu tư phát triển 21.074 -13% 10.572 -49% 15.873 +50% Theo KHNN 10.574 +14% 1.762 -83% 4.535 +157% Dự án tự tìm kiếm 10.500 +15% 8.810 -16% 11.338 +29% 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chúng ta xem xét trên hai góc độ sau: 3.1 Những nhân tố khách quan: 3.1.1 Môi trường pháp lý : Môi trường pháp lý, đó là những quy định của pháp luật làm căn cứ để ngân hàng có thể hoạt động bình đẳng với các tổ chức khác. Nó quy định vị trí quyền hạn và trách nhiệm của ngân hàng trong quan hệ giao dịch kinh tế. Sự minh bạch rõ ràng của các quy định chỉ thị đã tạo điều kiện tốt cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách linh hoạt và nhanh chóng. Tuy nhiên việc thiếu văn bản hướng dẫn với những tình huống trường hợp phát sinh mới trong hoạt động của ngân hàng đã gây khó khăn cho ngân hàng. Ngân hàng không thể tiến hành hoạt động nằm ngoài quy định của pháp luật. Với điều kiện cho vay bằng tài sản thế chấp trong khi chúng ta chưa có luật về sở hữu thì không có một cơ quan nào chịu cấp chứng chỉ sở hữu tài sản và quản lý quá trình dịch chuyển tài sản. Các quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, kiểm kê chưa đủ khả năng và hiệu lực buộc doanh nghiệp phải thực hiện chính xác và kịp thời. Số liệu để làm căn cứ cho vay lại không đúng số liệu thật dẫn đến rủi ro tín dụng hay Ngân hàng phải bỏ qua những cơ hội kinh doanh lớn có hiệu quả cao. 3.1.2 Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế được hiểu là nhu cầu của khách hàng, những yếu tố tác động đến nhu cầu của khách hàng như sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của xã hội đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực cùng phát triển làm tăng nhu cầu vốn kinh doanh. Với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp đã tác động lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Sự phát triển của các doanh nghiệp là điều kiện để ngân hàng hoạt động. Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, đầu tư phát triển thì ngân hàng mới phát huy được vai trò và chức năng cung cấp vốn của mình. Đặc biệt sự phát triển kinh tế ở mỗi khu vực khác nhau cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng: miền núi hay đồng bằng, thành thị hay nông thôn. Sự phát triển của nền kinh tế cả nước cũng như nhu cầu phát triển của khu vực đã tạo nên những thị trường hoạt động mới. Cùng với sự phát triển trong khu vực hoạt động Ngân hàng đã có sự chuyển đổi rõ nét từ cho vay các doanh nghiệp quốc doanh sang cho vay các doanh ngiệp ngoài quốc doanh, thẩm định cấp phát vốn sang thẩm định dự án cho vay, thẩm định theo chỉ thị sang thẩm định những dự án tự tìm kiếm. 3.1.3 Khách hàng vay vốn: Khách hàng là thị trường của ngân hàng. Khi một người vay vốn kinh doanh không có lãi thì sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trên các khoản tín dụng cho vay đầu tư. Trong trường hợp khách hàng kinh doanh tốt thì đó là một nguồn thu nhập của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của khách hàng. Do đó, xây dựng một chiến lược khách hàng tốt là mục tiêu quan trọng ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cần chú trọng đến các yếu tố : tư cách pháp lý, năng lực của người vay, khả năng hoạt động chất lượng khách hàng...để có một thị trường hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng còn chịu sự tác động của những biến động về thị trường, điều kiện tự nhiên...nơi dự án hoạt động. 3.2 Những nhân tố chủ quan: 3.2.1 Sự lãnh đạo của ban giám đốc: Con người là trung tâm của mọi hành động. Mọi quyết định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng như việc thu thập thông tin xử lý thông tin, quyết định cho vay, quản lý ...đều do con người đảm nhiệm. Do đó, hoạt động của ngân hàng trước tiên phụ thuộc vào người thực hiện nó. Đặc biệt phải nói đến sự lãnh đạo của ban giám đốc đối với hoạt động của ngân hàng. Ban giám đốc đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đó là đầu tàu đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được phát triển đúng hướng hay không. Sự chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc tác động đến sự hoàn thành tốt các hoạt động của ngân hàng trên tất cả các mặt: công tác huy động vốn, sử dụng vốn, quản lý vốn. Mỗi ban giám đốc có sự chỉ đạo khác nhau đến hoạt động của ngân hàng, đưa ra những biện pháp nhanh chóng kịp thời chính xác để đối phó với những tình huống xấu, đặc biệt là hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ như: mở rộng khách hàng, tìm kiếm khách hàng, quyết định cho vay, quản lý vốn vay, theo dõi khách hàng...Với quy mô hoạt động của chi nhánh, ban lãnh đạo gồm một nữ giám đốc và nữ phó giám đốc đã chỉ đạo kịp thời hoạt động của ngân hàng đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh (xem bảng 3). 3.2.2 Sự chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả của ngân hàng cấp trên: Đó chính là sự chỉ đạo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Mọi hành động đều phải có phương hướng rõ ràng. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, ngân hàng cấp trên đã đôn đốc hướng dẫn thực hiện kịp thời để ngân hàng có thể đáp ứng tốt những nhu cầu mới. Bên cạnh đó, việc đưa ra những biện pháp giải quyết đúng đắn như định hướng hoạt động của ngân hàng, biện pháp khắc phục những khó khăn đối với ngân hàng...Đồng thời việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao nghiệp vụ của nhân viên đã giúp cho ngân hàng hoạt động ngày một hiệu qủa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. 3.2.3 Công tác thẩm định: Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Việc làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần quyết định cơ hội kinh doanh của ngân hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thẩm định tốt đã giúp ngân hàng có những cơ hội làm ăn tốt, loại bỏ những dự án không hiệu quả. Để có thể hoạt động hiệu quả công tác thẩm định cần được tiến hành tốt ở tất cả các khâu: thẩm định khách hàng vay vốn cũng như dự án vay vốn. 3.2.4 Quản lý vốn: Trên cơ sở thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin, lưu trữ thông tin, số liệu về tình hình thực hiện dự án được phân công, đảm bảo phương án vay vốn thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng. Việc quản lý thường xuyên chặt chẽ món vay là rất quan trọng đã giúp ngân hàng phát hiện những vướng mắc, sai lệch trong quá trình vận động dự án từ đó ngân hàng đã phối hợp cùng doanh nghiệp giải quyết, hạn chế tối đa tình huống xấu có thể xảy ra. Hoạt động của ngân hàng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thẩm định dự án đóng vai trò quan trọng quyết định việc sử dụng hiệu quả đồng vốn của ngân hàng. Thẩm định tốt sẽ lựa chọn được những dự án tốt loại bỏ những dự án xấu, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ trong các dự án không có tính khả thi hay loại bỏ những dự án tốt. Để hiểu rõ hơn về hoạt động thẩm định của Ngân hàng ta xem xét tình hình thẩm định cho vay đầu tư phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội. II. thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thanh trì hà nội. 1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội. 1.1 Tổ chức thẩm định ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà nội: Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định cho vay và có trách nhiệm theo dõi các dự án vay vốn thu lãi cho ngân hàng. Hiện nay ngân hàng vừa tiến hành thẩm định cho các dự án vay vốn theo kế hoạch nhà nước, vừa tiến hành thẩm định các dự án vay vốn thương mại. Theo quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 6/4/1998 về thành lập phòng thẩm định và tư vấn đầu tư, căn cứ quyết định hoạt động của ngân hàng, các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng hoạt động thẩm định của ngân hàng được phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các cán bộ tín dụng. Hiện tại, phòng kinh doanh của chi nhánh chỉ có 7 cán bộ làm nhiệm vụ tín dụng kiêm thẩm định dự án (chi nhánh chưa có bộ phận thẩm định). Phần lớn cán bộ đều mới tốt nghiệp ở các trường Quản lý kinh tế về công tác thời gian dưới 5 năm. Với thời gian trực tiếp làm tín dụng ít như vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay nói chung và thẩm định dự án vay đầu tư nói riêng. Các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện việc thẩm định dự án với các đơn vị khách hàng được phân công phụ trách. Khi có nhu cầu vay vốn cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ rồi tiến hành thẩm định và làm thủ tục xin vay vốn trình trưởng phòng và giám đốc hoặc phó giám đốc thông qua quyết định cho vay . Trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định được quy định rõ ràng, không chồng chéo làm tăng hiệu quả hoạt động của công tác tín dụng. Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Nhận hồ sơ đề nghị thẩm định Bổ xung giải trình Lập báo cáo thẩm định Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lưu hồ sơ tài liệu Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Thẩm định Kiểm tra kiểm soát Khách hàng vay vốn Cán bộ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu Đạt Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư có thể minh họa theo sơ đồ sau: Mỗi dự án khi tới với ngân hàng đều được xem xét một cách kỹ càng qua các khâu một cách độc lập. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định của mình đối với những dự án được giao. Cán bộ tín dụng phải bảo vệ kết quả thẩm định của dự án trước trưởng phòng và giám đốc, phó giám đốc phụ trách. Đối với những dự án vượt thẩm quyền thì chi nhánh có trách nhiệm thuyết trình hay gửi lên hội sở chính để xin ý kiến cho vay của Hội sở chính. 1.2 Tình hình thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì Hà Nội Trong những năm qua, với lợi thế địa bàn của ngân hàng nằm giáp ranh giữa Huyện Thanh trì và Quận Hai Bà Trưng, ngân hàng đã có được một lượng kháh hàng ngày một tăng. Hoạt động thẩm định của ngân hàng thực hiện thuận lợi đem lại hiệu quả tốt hơn nhưng cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải linh hoạt hơn, năng động hơn trước nhu cầu đầu tư ngày một lớn của huyện. Những dự án đến vay vốn của Ngân hàng có thể chia thành: * Theo mục đích sử dụng Dự án xây mới Dự án đầu tư mở rộng Dự án cải tạo * Theo quyết định đầu tư Dự án theo chỉ thị của chính phủ Dự án tự tìm kiếm * Theo thành phần kinh tế Dự án cho vay quốc doanh Dự án cho vay ngoài quốc doanh Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh, đảm bảo nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội phân quyền phán quyết cho vay ở các chi nhánh theo công văn mới nhất số 642 ngày 12/11/2001 (xem thêm phần phân cấp thẩm định). Việc phân cấp thẩm định thống nhất trong toàn chi nhánh đảm bảo tính khoa học, phù hợp với năng lực của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong giới hạn cho phép, cán bộ tín dụng có quyền xem xét thẩm định và chịu trách nhiệm thẩm định những nội dung chính sau: - Năng lực pháp lý của khách hàng - Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay. - Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. - Thẩm định mặt kinh tế kỹ thuật của dự án. Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ lấy ý kiến của các phòng chức năng khác: lấy ý kiến tham gia về khả năng đáp ứng nguồn vốn đối với nhu cầu vốn của dự án, lãi suất cho vay, tài khoản của doanh nghiệp. Quá trình thẩm định cho vay thường xuyên được tổng kết và phải báo cáo lên Hội sở chính thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh tháng. Từ đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có thể kịp thời chỉ đạo đưa ra những hướng phát triển đúng đắn cho chi nhánh. Kết quả thẩm định ở chi nhánh được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thanh tra, kiểm tra, kiểm soát định kỳ. Đối với những dự án vượt thẩm quyền của chi nhánh thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tiến hành tái thẩm định. Trong điều kiện cho phép, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội sẽ giao cho chi nhánh thực hiện tiếp việc cho vay dự án. Như vậy cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các dự án ở các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất tiêu thụ... Với một đội ngũ trẻ năng động, vượt qua những khó khăn thách thức trong chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bao cấp sang kinh doanh, chi nhánh đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao với định hướng đúng đắn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội, của huyện uỷ và uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì và sự đoàn kết nhất trí từ ban lãnh đạo đến cán bộ ngân hàng, sự cố gắng nỗ lực của từng cán bộ, hoạt động thẩm định ở ngân hàng đã có được những cơ hội đầu tư hiệu quả. Trong những năm qua số dự án mà ngân hàng thẩm định đã tăng lên thể hiện ở bảng sau: Bảng 5 : Số dự án thẩm định cho vay ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh trì - Hà Nội Năm 1999 2000 2001 Số dự án thẩm định 32 30 40 Số dự án cho vay 30 25 38 Da tự tìm kiếm 23 17 28 Da theo KHNN 7 8 10 Không phải mọi dự án đều được cho vay vốn. Qua số liệu về số dự án được tiến hành thẩm định cho thấy công tác thẩm định được tiến hành tương đối nghiêm túc. Quyết định cho vay được xem xét kỹ ở hai cấp thẩm định đó là thẩm định ở chi nhánh và thẩm định ở hội sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Như vậy việc tiến hành thẩm định dự án cho vay được thực hiện qua hai cấp đã phát huy được hiệu qủa cho vay vốn của ngân hàng. Số dự án được vay phát triển chiếm 90-95% số dự án đến với ngân hàng. Thời gian vay của các dự án cũng tăng lên từ 3 năm đến 5 năm và 7 năm. Quyết định cho vay là khách quan chứ không chịu sự chi phối chủ quan của một cá nhân nào. Những dự án được vay đã phát huy tác dụng trong nền kinh tế: tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện việc làm cho người lao động... 2. Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì - Hà Nội 2.1 Trình tự thực hiện thẩm định dự án ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì. Trên cơ sở hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi đến ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định phương án đầu tư qua hai bước sau: Điều tra thực tế về doanh nghiệp: Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc chấp nhận đối tác cho vay. Cán bộ tín dụng của Ngân hàng chủ động tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu về năng lực pháp lý của khách hàng theo quy định của pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, tình hình sản xuất khả năng kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng. Thẩm định dự án đầu tư: đây là cơ sở quyết định cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ các đối thủ của khách hàng, các tổ chức có quan hệ với khách hàng. Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng xem xét kiểm soát. Dự án được giám đốc xét duyệt cho vay hay không. 2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thanh Trì Hà Nội. Thẩm định dự án đầu tư là một phần quan trọng trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Tuỳ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động mà mỗi ngân hàng có cách thức thẩm định khác nhau. Nhìn chung nội dung mà ngân hàng quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay một dự án đầu tư bao gồm 5C: - Character (tính cách): vay có nghiêm túc trả không. Chi nhánh xem xét lịch sử tín dụng của khách hàng như dư nợ trung, dài hạn, mục đích của các khoản vay, các khoản vay, thu nợ, mức độ tín nhiệm. Tính minh bạch hay những uẩn khúc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản có bị phong toả hay không, hoạt động có ngừng trệ không và xem xét chữ tín trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Capacity (năng lực): khả năng thanh toán: khi tiến hành vay vốn khách hàng có khả năng trả nợ hay không. Khả năng trả nợ có thể từ hiệu quả dự án hay từ hoạt động chung của doanh nghiệp hay có sự bảo lãnh của doanh nghiệp mẹ hoặc của bên thứ ba. - Capital (tiền vốn): tỷ lệ vốn của người chủ trong kế hoạch kinh doanh. Vốn là nhân tố quan trọng để thực hiện dự án, đặc biệt là vốn tự có. Nếu tỷ lệ vốn tự có cao thì nhà đầu tư được chủ động hơn trong việc thực hiện dự án. Khi đó ngân hàng cũng sẽ xem xét cho vay đầu tư nhanh hơn do khả năng bảo đảm tín dụng của dự án là cao. Nếu tỷ lệ vốn tự có thấp thì việc ngân hàng cho vay vốn được xem xét kỹ hơn, khi đó việc vay vốn đòi hỏi phải có thế chấp lớn hơn, hay phải có bảo lãnh... - Collateral (thế chấp): Đây là khả năng đảm bảo tín dụng của ngân hàng. Tài sản vật thế chấp là điều kiện quan trọng trong việc xem xét cho vay của ngân hàng. Ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác và hiện thực của các tài sản thế chấp, các biện pháp bảo đảm an toàn cho tài sản như bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy, tổ chức quản lý đối với các hoạt động liên quan đến tài sản vật thế chấp như mua bán, vận chuyển tài sản phải có ý kiến của ngân hàng. - Conditions (các điều kiện): phương án cho vay có phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội không. Những tác động tích cực và tiêu cực từ môi trường kinh tế tới dự án. Để giải đáp được những vấn đề này, dự án đầu tư ở Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì được tiến hành thẩm định cụ thể bao gồm những nội dung sau: Đánh giá khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn được ngân hàng thẩm định trên các mặt: năng lực pháp lý, ngành nghề kinh doanh và uy tín của khách hàng, mô hình tổ chức bố trí lao động, tình hình tài chính (tổng tài sản, tổng nguồn vốn, lợi nhuận tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, công suất...). Số liệu phân tích dựa trên kết quả hoạt động của khách hàng trong 3 năm gần nhất. Mục đích của thẩm định là để có những đánh giá chính xác về khả năng hiện tại của dự án, xác định nhu cầu vay vốn , mục đích vay vốn có hợp lý hay không. Đối với những khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi thì có thể bỏ qua các tài liệu liên quan đến năng lực pháp lý trừ trường hợp có sự thay đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0307.doc
Tài liệu liên quan