Đề tài Thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I. Khái quát về thị trường thương mại của VN 1

1.1. Thị trường thương mại quốc tế của Việt Nam 1

1.2. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu và các thị trường

xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam 1

II. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 16

2.1. Thị trường EU 16

2.2. Mỹ 18

2.3. Nhật Bản 20

2.4. Trung Quốc 28

2.5. Các nước Asean 30

III. Giới thiệu chuyên sâu về thị trường chung EU 41

3.1. Khái quát về EU 41

3.2. Chính sách thương mại của EU 44

3.3. Một số rào cản thương mại cơ bản của thị trường EU 47

3.3.1. Rào cản thuế quan 47

3.3.2. Rào cản phi thuế quan 48

3.4. Tình hình thương mại của EU với các nước 53

IV. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU

giai đoạn 2005 – 2010 57

4.1 Vài nét về mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU 57

4.2 Điểm qua tình hình thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và EU

từ năm 2005 đến 7 tháng đầu năm 2010 59

V. Các mặt hàng Việt Nam xuất chính sang EU 78

VI. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ EU 95

VII. Thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU 111

7.1. Thủy sản 111

7.2. Gỗ và các sản phẩm từ Gỗ 113

7.3. Cà phê 115

7.4. Hàng dệt may 116

7.5. Giày dép 119

VIII. Cơ hội và thách thức của Việt Nam tại thị trường EU 120

8.1. Cơ hội 120

8.2. Thách thức 122

IX. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU 125

9.1. Giải pháp chung 125

9.1.1. Giải pháp chung cho chính phủ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp

xuất khẩu 125

9.1.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu 128

9.1.3. Giải pháp khác 130

9.2. Giải pháp riêng cho từng mặt hàng 132

9.2.1. Giày dép 132

9.2.2. Cà phê 134

9.2.3.Gỗ 136

9.2.4. Dệt may 139

9.2.5.Thủy sản 141

9.2.6. Gốm sứ, thủ công mỹ nghệ 143

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc145 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành công và hạn chế của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã sụt giảm đáng kể, từ trên 1 triệu chiếc năm 2005 xuống còn trên 21.400 chiếc năm 2009. Trong các năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ còn chiếm lần lượt 0,61% và 0,40% tổng lượng xe đạp nhập khẩu của EU. Bên cạnh đó, quyết định áp thuế chống bán phá giá của EC đối với xe đạp Việt Nam còn gây ảnh hưởng lớn đến người lao động của ngành này. Thị trường ANH : Điểm qua tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Anh giai đoạn 2005-2009 ( ĐVT: Triệu USD ) VN xuất khẩu sang Anh VN nhập khẩu từ Anh Cán cân thương mại 2005 1015,8 182,4 + 833,4 2006 1179,7 202,1 + 977,6 2007 1431,3 237,0 + 1194,3 2008 1581,0 386,3 +1194,7 2009 1329,2 395,5 + 937,7 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam ) Qua bảng thống kê trên, ta thấy tốc độ gia tăng của Việt Nam trên thị trường Anh lớn gấp nhiều lần so với mức độ gia tăng nhập khẩu. Rõ ràng Việt Nam gia tăng mức độ xuất siêu với thị trường này. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh tập trung vào mặt hàng hải sản, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, gốm sứ, dệt may. Ngược lại, Anh chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam các loại máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng, thức ăn gia súc và nguyên liệu, tân dược, hóa chất. a) Xuất khẩu: - Trong giai đoạn 2008-2009, xuất khẩu từ Anh vào Việt Nam tăng 25%, từ 167 triệu bảng lên 209 triệu bảng Anh. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh tăng 3% từ 1,025 tỉ lên 1,059 tỉ bảng Anh trong cùng kì. Các sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm: Giầy dép: 340.840.000 Bảng Quần áo may sẵn và chi tiết phụ liệu:  156.813.000 Bảng Đồ gỗ và phụ kiện:  133.225.000 Bảng Các mặt hàng tổng hợp:  34.552.000 Bảng Cà phê, trà và dừa: 27.777.000 Bảng Nguồn: Ban Thống Kê & Phân Tích, Vụ Chiến Lược, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Anh (DTI Statistical & Analysis Directorate, Strategy Unit) - Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. - Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu sang Anh năm 2009 tăng 30%. Theo đó, giày dép vẫn là mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Anh năm 2009, đạt 444,5 triệu USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh. Tiếp đến là hàng dệt may đạt 270,8 triệu USD, giảm 14,5%, chiếm 20,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 162,7 triệu USD, giảm 18%, chiếm 12,2%... - Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Anh năm 2009 đều giảm, chỉ có duy nhất hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng: thuỷ sản đạt 89 triệu USD, tăng 30%, chiếm 6,7% và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 34 triệu USD, tăng 12,8%, chiếm 2,6%. - Mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Anh có tốc độ giảm mạnh nhất là: đá quý kim loại quý và sản phẩm đạt 472 nghìn USD, giảm 96,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,04% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Anh; cao su đạt 2,9 triệu USD, giảm 60%, chiếm 0,2%; cà phê đạt 44 triệu USD, giảm 36,3%, chiếm 3,3%... - 7 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh đạt 906 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2010. - Các sản phẩm chính của Anh xuất khẩu sang Việt Nam năm 2010 bao gồm Thiết bị và máy phát điện: 36.885.000 Bảng Thiết bị và máy móc công nghiệp: 14.499.000 Bảng Sản phẩm dược và y tế: 8.407.000 Bảng Dịch vụ chuyên môn, khoa học và điều khiển: 6.739.000 Bảng Các mặt hàng sản xuất tổng hợ: 5.991.000 Bảng Nguồn: Ban Thống Kê & Phân Tích, Vụ Chiến Lược, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp Anh (DTI Statistical & Analysis Directorate, Strategy Unit) - Phương tiện vận tải và phụ tùng tuy là mặt hàng đứng thứ 5/22 trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2010 nhưng có tốc độ tăng trưởng đột biến, đạt 28,6 triệu USD, tăng 3.937,7% so với cùng kỳ, chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch. - Bên cạnh đó là những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 737,6 nghìn USD, tăng 407,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,08% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là cao su đạt 2,8 triệu USD, tăng 236,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch; hạt tiêu đạt 7,6 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sắt thép các loại đạt 62,5 nghìn USD, tăng 66,7% so với cùng kỳ. - Giày dép là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2010, đạt 287 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ, chiếm 31,7% trong tổng kim ngạch; đứng thứ hai là hàng dệt, may đạt 167,5 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ, chiếm 18,5% trong tổng kim ngạch; thứ ba là gỗ và sản phẩm gỗ đạt 107 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2010 Mặt hàng Kim ngạch XK 7T/2009 (USD) Kim ngạch XK 7T/2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 746.400.960 906.514.396 + 21,5 Giày dép các loại 269.242.846 287.224.710 + 6,7 Hàng dệt, may 148.409.127 167.454.599 + 12,8 Gỗ và sản phẩm gỗ 93.295.245 107.059.676 + 14,8 Hàng thuỷ sản 41.934.499 48.445.605 + 15,5 Phương tiện vận tải và phụ tùng 707.630 28.572.200 + 3.937,7 Cà phê 26.157.577 28.017.775 + 7,1 Sản phẩm từ chất dẻo 19.360.238 27.342.369 + 41,2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 19.240.241 26.247.506 + 36,4 ( Nguồn : Vinanet) b) Nhập khẩu: - Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Anh tháng 7/2010 đạt 44,8 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng trước nhưng tăng 88,6% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Anh 7 tháng đầu năm 2010 đạt 248,8 triệu USD, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2010. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Anh 7 tháng đầu năm 2010 đạt 69,7 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ, chiếm 28% trong tổng kim ngạch. - Đứng thứ hai là dược phẩm đạt 26,5 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ, chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch. - Trong 7 tháng đầu năm 2010, những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Anh có tốc độ tăng trưởng mạnh: Thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 16,9 triệu USD, tăng 170,7% so với cùng kỳ, chiếm 6,8% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là sản phẩm từ sắt thép đạt 9,7 triệu USD, tăng 128,5% so với cùng kỳ, chiếm 3,9% trong tổng kim ngạch; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 489,6 nghìn USD, tăng 77,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; sau cùng là ôtô nguyên chiếc các loại đạt 4,5 triệu USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ, chiếm 1,8% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Anh 7 tháng đầu năm 2010 Mặt hàng Kim ngạch NK 7T/2009 (USD) Kim ngạch NK 7T/2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 181.736.099 248.761.606 + 36,9 Hàng thuỷ sản 4.245.739 4.475.302 + 5,4 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2.270.241 2.055.017 - 9,5 Hoá chất 2.124.355 2.434.812 + 14,6 Sản phẩm hoá chất 10.930.827 14.858.482 + 35,9 Nguyên phụ liệu dược phẩm 1.534.398 1.316.225 - 14,2 Dược phẩm 27.527.593 26.464.314 - 3,9 Gỗ và sản phẩm gỗ 276.217 489.555 + 77,2 Bông các loại 121.699 Vải các loại 4.450.038 6.064.215 + 36,3 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 5.268.659 7.432.118 + 41 Thị trường ĐỨC: Điểm qua tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Đức giai đoạn 2005-2009 ( ĐVT: Triệu USD ) VN xuất khẩu sang Đức VN nhập khẩu từ Đức Cán cân thương mại 2005 1085,5 661,9 423,6 2006 1445,3 914,5 530,8 2007 1854,9 1308,5 546,4 2008 2073,4 1479,9 593,5 2009 1885,4 1587,3 298,1 ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam ) Qua bảng thống kê trên, ta thấy tốc độ gia tăng của Việt Nam trên thị trường Đức lớn hơn so với mức độ gia tăng nhập khẩu, nhưng sự chênh lệch này vẫn nhỏ hơn trên thị trường Anh. Việt Nam gia tăng mức độ xuất siêu với thị trường này. - Với tỷ phần 29% của 2.117,8 triệu Euro (tăng 19,6%) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt nam, CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt 2,360 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 1,445 tỷ USD và nhập 914 triệu USD (Nguồn: Tổng cụ Hải quan). - Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Đức gồm: giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da, gốm sứ, cao su, hạt tiêu.v.v…, tương tự như xuất khẩu sang các nước khác thuộc EU. Đức là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới đối với cà phê hạt và hạt tiêu đen của Việt Nam. Các hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị điện, thiết bị cho ngành khai khoáng và xây dựng, máy dệt, ô tô, hóa chất, dược phẩm. - Đức là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Liên tục trong nhiều năm qua, Đức luôn là nước nhập khẩu lớn nhất hàng hóa Việt Nam vào châu Âu đồng thời là nước xuất khẩu lớn nhất hàng hóa từ châu Âu vào Việt Nam. a) Xuất khẩu: - Trong 5 năm 2005-2009, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Đức đạt 13,2% tuy có giảm sút 9,1% trong năm 2009 và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng hóa nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam đạt 19,4%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên trong năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Đức chỉ đạt 3,19 tỷ USD, giảm khoảng 8,9% nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam vẫn đạt 1,57 tỷ USD, tăng khoảng 7,0%. - So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 27 nước EU thì trong năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Đức chiếm tỷ trọng gần 22%, trong đó tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đức chiếm 20,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU và ở châu Âu. - Đức có vị trí đặc biệt trong việc nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam không những cho tiêu dùng nội địa của Đức mà còn để trung chuyển sang các nước châu Âu khác. b) Nhập khẩu: - Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đức 6 tháng đầu năm 2010 đạt 745 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm 2010. - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đức 6 tháng đầu năm 2010, đạt 381 triệu USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ, chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch. - Trong 6 tháng đầu năm 2010, những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Đức có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Cao su đạt 3 triệu USD, tăng 202,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là kim loại thường khác đạt 9,7 triệu USD, tăng 201,1% so với cùng kỳ, chiếm 1,3% trong tổng kim ngạch; dây điện và dây cáp điện đạt 1,8 triệu USD, tăng 175,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,24% trong tổng kim ngạch; linh kiện, phụ tùng xe máy đạt 233 nghìn USD, tăng 173,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,03% trong tổng kim ngạch; sau cùng là linh kiện, phụ tùng ôtô đạt 33 triệu USD, tăng 160,4% so với cùng kỳ, chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch. - Ngược lại, những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Đức 6 tháng đầu năm 2010 có độ suy giảm mạnh về kim ngạch: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 6,4 triệu USD, giảm 79,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,9% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 454 triệu USD, giảm 78,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,06% trong tổng kim ngạch; sắt thép các loại đạt 4,6 triệu USD, giảm 52,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch; nguyên phụ liệu thuốc lá đạt 5 triệu USD, giảm 20,3% so với cùng kỳ, chiếm 0,67% trong tổng kim ngạch; sau cùng là bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 667 nghìn USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,09% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Đức 6 tháng đầu năm 2010 Mặt hàng Kim ngạch NK 6T/2009 (USD) Kim ngạch NK 6T/2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 589.382.525 745.029.166 + 26,4 Sữa và sản phẩm sữa 2.143.357 3.974.828 + 85,4 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 838.872 666.990 - 19,5 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 2.093.412 453.968 - 78,3 Nguyên phụ liệu thuốc lá 6.265.243 4.993.973 - 20,3 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 881.708 1.646.877 + 86,8 Hoá chất 14.400.428 13.335.797 - 7,4 Sản phẩm hoá chất 25.686.880 34.306.379 + 33,6 Nguyên phụ liệu dược phẩm 3.568.277 2.488.196 - 30,3 Dược phẩm 41.871.740 47.139.443 + 12,6 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 15.380.022 14.676.179 - 4,6 Chất dẻo nguyên liệu 13.770.284 17.166.269 + 24,7 ( Nguồn: Vinanet ) V. Các mặt hàng Việt Nam xuất chính sang EU Là một liên minh kinh tế chính trị gồm 27 nước nên EU là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 2,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2009, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 9,38 tỉ đô la Mỹ, giảm 13,6% so với năm 2008. Nguồn: Tổng cục thống kê Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào EU là: Giày dép: Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong tháng 11/2008, kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang các thị trường chủ chốt như EU. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang EU tăng 3,74% so với tháng 10 và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 215 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang Anh, Hà Lan, Bỉ giảm và xuất khẩu sang Đức, Italia, Pháp, Thuỵ Điển lại tăng khá so với tháng 10. Tính chung, 11 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang EU đạt 2,08 tỷ USD, tăng 21,31% so với cùng kỳ năm 2007. Hết năm 2008, EU là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu trên 2,484 tỉ USD, và chiếm 52,32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Đối với mặt hàng giày dép, tại thị trường EU, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt kim ngạch cao. Tính đến hết năm 2009, xuất khẩu giày dép vào EU đạt gần 2 tỷ USD và sơ bộ 6 tháng đầu năm 2010 là trên 1 tỷ USD. Dệt may: Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang EU, hàng dệt may có kim ngạch đứng thứ hai sau giày dép. Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 ước đạt 1,432 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2006, tăng 62,2% so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với năm 2003. Theo số liệu thống kê, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường EU đạt trên 1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu dệt may sang Đức đạt 394,2 triệu USD, chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường Đức. Tiếp đến là thị trường Vương quốc Anh, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 270 triệu USD. Theo số liệu thống kê chi tiết, trong 9 tháng năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang 27 nước thành viên EU đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, trên 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,2 tỷ USD. Cụ thể, xuất khẩu tới Đức tăng 14,38%, sang Anh tăng 9,79%, sang Tây Ban Nha tăng 40%, sang Hà Lan tăng 7,83% vv. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Luxembourg tăng kỷ lục, với kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đạt 11 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ nămn ngoái chỉ là 42 ngàn USD. Ngược lại, xuất khẩu dệt may của nước ta trong cùng kỳ sang một số nước khác tại EU giảm như: sang CH Séc giảm 14,8%, sang Hungary giảm 15%, sang Hy Lạp giảm 8%. Thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại EU chiếm 1,98%, tăng nhẹ so với mức 1,95% cùng kỳ năm ngoái. Về chủng loại mặt hàng, những loại hút hàng mạnh là: áo thun, áo khoác, áo sơ mi, quần dài, quần áo trẻ em, váy, áo len…. KNXK hàng dệt may của VN vào EU 6 tháng đầu năm 2010 Quốc gia KNXK (1000 USD) Tỉ lệ % Đức 190809 25.10 Vương quốc Anh 130054 17.11 Tây Ban Nha 124397 16.36 Hà Lan 70417 9.26 Pháp 60684 7.98 Bỉ 52219 6.87 I-ta-li-a 45320 5.96 Đan Mạch 21648 2.85 Thuỵ Điển 20626 2.71 ….. Toàn EU 760215 100 Nguồn: Tổng cục thống kê (Bảng chi tiết: xem phần phụ lục) Nguồn: Tổng cục thống kê Cà phê: EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm 40-50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin, Colombia, Indonesia, Việt Nam . Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica. Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang EU 969.402 triệu USD. Năm 2009, lượng cà phê xuất sang EU giảm xuống còn 808.488 triệu USD, chiếm tỷ trọng từ 4-5% kim ngạch nhập khẩu cà phê của EU hàng năm. Đối với thị trường CEEC 10, cà phê Việt Nam cũng đã có mặt ở Ba Lan, Hungari và Séc với số lượng năm cao nhất khoảng 30 ngàn tấn, trị giá trên dưới 12 triệu USD. Nguyên nhân của việc trị giá xuất khẩu cà phê sang châu Âu giảm là do giá cà phê thấp, xuất khẩu giảm. Nhìn chung xuất khẩu cà phê vào EU không gặp khó khăn về thị trường khách hàng. Tuy nhiên, giao dịch xuất khẩu phần lớn đều được thực hiện thông qua một số ít các nhà nhập khẩu có đại diện tại Việt Nam nên dễ bị ép giá, hiệu quả thấp. KNXK cà phê của VN vào EU 2008 2009 tăng giảm % 2009 so với 2008 6 tháng/2010 Đức 273835 201768 -26.32% 124482 Tây Ban Nha 148369 118021 -20.45% 63227 I-ta-li-a 171164 142366 -16.83% 58959 Bỉ 168057 190495 13.35% 39198 Vương quốc Anh 69331 44162 -36.30% 25207 Thuỵ Sĩ 54366 41018 -24.55% 22408 Hà Lan 32180 46796 45.42% 17532 Pháp 47462 37827 -20.30% 9459 Bồ Đào Nha 13378 9465 -29.25% 6343 Ba Lan 24281 15536 -36.02% 6224 Hy Lạp 4874 4590 -5.82% 2580 Đan Mạch 3998 2051 -48.69% 1360 Toàn EU 1011294 854095 -15.54% 376978 Nguồn: Tổng cục thống kê Gỗ và nội thất từ gỗ: Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường EU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 791,8 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước trong năm. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường chính là Mỹ đang chậm lại, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đã mở ra một hướng phát triển mới, đầy triển vọng cho ngành hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn lại năm 2006, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và năm 2007 là 26,4% , thì trong năm 2008, tỷ lệ này đã tăng lên 28,3%. Đáng chú ý là trong 6 tháng cuối năm 2008, lượng đồ nội thất loại cao cấp xuất khẩu vào thị trường EU đã giảm sút rõ rệt, trong khi các mặt hàng có đơn giá thấp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Trong số 27 thành viên EU, các nước ĐỨc, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan, Thuỵ Điển là những thị trường nội thất lớn nhất với mức tiêu thụ hàng năm chiếm 70%-80% tổng tiêu dùng hàng nội thất của EU. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị trường EU đạt cao nhất với 365 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007 và chiếm 46,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm. Đáng chú ý là mặc dù xuất khẩu mặt hàng ghế khung gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm qua đã tăng khá mạnh. Tuy nhiên, nhìn lại 6 tháng đầu năm, xuất khẩu ghế khugn gỗ của Việt Nam vào thị trường này tăng tới 40% So với cùng kỳ, nhưng trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu ghế khung gỗ vào thị trường này đã chững lại, đặc biệt là mặt hàng ghế cao cấp có khung bằng gỗ và được bọc vải hoặc da, bên cạnh đó thì mặt hàng ghế giá rẻ xuất khẩu vào thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân chính là do kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm giá rẻ. Tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn, với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đạt 192 triệu USD, tăng 7,9% so với năm 2008 và chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này trong năm, trong khi tỷ lệ này trong năm 2007 là 28,1%. Đáng chú ý là trong 6 tháng cuối năm lượng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn loại cao cấp xuất khẩu vào thị trường EU đã giảm sút. Các mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là : bàn ghế, tủ, bàn ăn, kệ TV, kệ, Tủ búp phê, Bàn cà phê, tủ chén, tủ rượu, kệ sách… Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường EU trong năm 2008 đạt 114 triệu USD, tăng 94,8% so với năm 2007 và chiếm 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước vào thị trường này trong năm, trong khi tỷ lệ này của năm 2007 là 9,2%. Mặc dù tỷ trọng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chưa cao, tuy nhiên nhìn lại những năm trước, đồ nọi thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng trong năm 2008, khi mà xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường Mỹ đang chững lại, thì sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng ngủ của Việt Nam vào thị trường EU là tín hiệu tốt, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác tốt nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường EU trong năm 2008 là: giường và các bộ phận của giường; tủ , bàn ghế, tủ đựng quần áo, tủ đầu giường….(Nguồn: VNN, 17/2) Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU trong sáu tháng năm 2010 đạt 350 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường EU trong sáu tháng đầu năm, thì duy nhất mặt hàng đồ nội thất dùng trong phòng ngủ là giảm sút, còn các mặt hàng như: ghế khung gỗ; đồ nội thất phòng khách và phòng ăn và đồ nội thất văn phòng đều tăng. Đáng chú ý là xuất khẩu mặt hàng ghế nguyên chiếc loại cao cấp của Việt Nam vào thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh.Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời. Trong năm 2009 đạt 550,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 315,22 triệu USD. Tuy nhiên so với tổng lượng nhập khẩu và tiêu dùng của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là đồ gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu... Nguồn: Tổng cục thống kê Thủy hải sản: EU hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam. Hai mươi bảy nước thuộc khối EU chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và trong mười thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam có bốn nước thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ý. Năm 2009 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,3% so với năm 2008. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt mức 1,11 tỉ đô la, giảm 4,6% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU không quá lớn nếu so với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ hoặc Nhật có mức giảm lần lượt khoảng 7,2% và 12% (11 tháng năm 2009 so với 11 tháng năm 2008). Xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam đã biến động khá lớn trong hai năm 2008 và 2009. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU lại biến động không nhiều, phục hồi vào nửa đầu năm 2009, sau đó đi xuống từ cuối năm và bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tốt trở lại trong những tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, xu hướng phổ biến kể từ năm 2008 đến nay cho thấy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đang có chiều hướng đi xuống và duy trì ở mức bão hòa. Năm 2008, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đức có lúc đạt gần 27 triệu đô la Mỹ/tháng, trong khi năm 2009 mức cao nhất chỉ trên 20 triệu đô la/tháng. Những tháng đầu năm 2010, khủng hoảng nợ của Hy Lạp diễn ra trầm trọng và có nguy cơ lan sang một vài nước khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân, gây áp lực giảm giá đối với mặt hàng thủy sản. Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc… Nhóm sản phẩm cá: Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài 2.doc
  • docMỤC LỤC.doc
Tài liệu liên quan