Đề tài Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm ở Việt Nam

Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn rất thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện chưa có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,2% trong tổng số người có trình độ đại học. Về cơ cấu ngành nghề, lao động đã qua đào tạo được tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục. Lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trong nông nghiệp, ngành sản xuất lớn nhất cũng chỉ có 3,51%. Nhiều lĩnh vực rất thiếu cán bộ giỏi, cán bộ quản lý, cán bộ am hiểu công nghệ cao. Điều đó đã dẫn đến một thực trạng hiện nay là: trong khi có hàng triệu người không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểu chỉnh chung của thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới...) khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở lên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên nhân chính ở đây là sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường, nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi, mọi nghành nghề. Đây là thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes khi tổng cầu giảm mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để phục hội mức hữu nghiệp toàn phần.Tổng cầu thiếu vì nó thấp hơn so với tổng cầu trong tình trạng hữu nghiệp toàn phần. Chúng ta đã biết rằng khi tiền lương và giá cả được điều chỉnh theo mức cân bằng dài hạn mới thì một mức giảm sút tổng cầu sẽ làm cho sản lượng và mức hữu nghiệp thấp hơn. Một số công nhân muốn làm việc tại mức lương thực tế hiện hành nhưng không thể tìm được việc làm. Chỉ có trong dài hạn, tiền lương và giá giảm đến mức đủ để tăng nhanh mứclương và giá cả sẽ giảm lãi xuất đến mức cần thiết để phục hồi tổng cầu ở mức hữu nghiệp toàn phần và chỉ có lúc đó thì thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân bố thu nhập gắn liền với kết quả đến lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) do có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, hạn chế sự linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm. Các phân tích hiện đại về thất nghiệp cũng sử dụng các dạng thất nghiệp này nhưng phân loại chúng hơi khác nhau một chút để làm sáng rõ các khía cạnh hành vi và hậu qủa của chúng đối với chính sách của chính phủ. Cách phân tích hiện tại nhấn mạnh về sự khác nhau giữa thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. 4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Mức lương thực tế Số lượng công nhân W2 W* N2 N1 N* AJ LF A B C E LD Hình 1 Hình 1 trên đây trình bày về thị trường lao động. Đường cầu về lao động LĐ dốc xuống cho thấy rằng các hãng sẽ thuê nhiều nhân công hơn khi tiền lương thực tế thấp hơn. Đồ thị LF cho biết có bao nhiêu người muốn tham gia lực lượng lao động tại mỗi mức lương thực tế. Chúng ta giả thiết rằng một mức gia tăng tiền lương thực tế sẽ làm tăng số người muốn làm việc. Đồ thị AJ cho biết có bao nhiêu người chấp nhận công việc sẵn có tại mỗi mức lương thực tế. Đồ thị này nằm bên trái đường LF vì luôn có một số người nằm trong giai đoạn chuyển công việc taị kỳ thời điểm nào, vừa vì một mức lương lao động mặc dù họ chỉ chấp nhận làm việc nếu họ tìm ra được việc mang lại mức lương cao hơn một ít so với mức trung bình. Cân bằng thị trường lao động xảy ra tại điểm E. Mức hữu nghiệp N* là mức cân bằng hay là mức hữu nghiệp toàn phần. Khoảng cách EF gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Con số thất nghiệp này là hoàn toàn tự nguyện. Tại mức tiền lương cân bằng thực tế W* có N1 người muốn ở trong lực lượng lao động nhưng chỉ có N* người chấp nhận công việc tại mức lương cân bằng thực tế. Có thể nói thất nghiệp tự nguyện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động (W*). ở mức lương W2 cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (AJ) sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên hình vẽ biểu thị sự chênh lệch này. Tổng con số thất nghiệp bây giờ được xác định bằng đoạn AC. Với tư cách cá nhân, một số AB công nhân vẫn muốn làm việc tại mức lương W2 nhưng không thể tìm được việc làm vì các hãng chỉ cần số công nhân tại mức của điểm A. Về cá nhân, này bị thất nghiệp một cách không tự nguyện. Một công nhân gọi là thất nghiệp không tự nguyện nếu họ vẫn muốn làm việc ở mức lương hiện hành. Tuy nhiên thông qua công đoàn các công nhân đã quyết định theo tập thể cho mức tiền lương W2 lớn hơn so với mức cân bằng, do vậy làm giảm mức hữu nghiệp. Vì vậy đối với công nhân nói chung, chúng ta phải coi con số thất nghiệp thêm như là tự nguyện. Do đó chúng ta cũng tính thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển vào con số của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Nếu như trong dài hạn công đoàn duy trì mức tiền lương W2 thì nền kinh tế sẽ vẫn tồn tại ở điểm A và AC là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp theo lý thuyết Keynes xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc... nên loại thất nghiệp này gọi là không tự nguyện. Thất nghiệp dạng này được gây ra bởi sự điều chỉnh chậm hơn của thị trường lao động so với sự điều khiển của các cá nhân hoặc của công đoàn. Cách phân chia như trên giúp chúng ta hiểu rõ các chính sách cần thiết của chính phủ để giải quyết các vấn đề thất nghiệp. Chúng ta đã biết rằng trong dài hạn, nền kinh tế có thể từ từ quay trở lại trạng thái hữu nghiệp toàn phần thông qua việc điều chỉnh dần dần tiền lương và giá cả, nên thất nghiệp theo lý thuyết Keynes cuối cùng rồi cũng mất đi. Nhưng trong ngắn hạn, thất nghiệp theo lý thuyết Keynes là một phần trong tổng số thất nghiệp mà chính phủ có thể góp phần giảm bớt bằng cách sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ để làm tăng nhanh tổng cầu chứ không phải ngồi chờ cho tiền lương và giá cả giảm để tăng mức cung ứng thực tế của tiền và giảm lãi xuất. Ngược lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho chúng ta biết phần trăm con số thất nghiệp mà không thể khử bỏ được chỉ bằng cách phục hồi tổng cầu trở lại mức hữu nghiệp toàn phần. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp trong trạng thái hữu nghiệp toàn phần. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ cần đến các chính sách trong cung tác động đến các động lực trên thị trường lao động. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên: Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người nhất định bổ sung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nêú mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc thì trong một thời kỳ nào đó số lượng người thất nghiệp trung bình tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi nói trên được gọi là “Khoảng thời gian thất nghiệp” và nó phụ thuộc vào: Cách thức tổ chức thị trường lao động. Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành nghề....). Cơ cấu việc làm và khả năng có sẵn việc. Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp. Tần số thất nghiệp. Là số trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong thời kỳ nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần). Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp cao. Hạ tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp. Chú ý rằng, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, loại “dân số hoạt động kinh tế tự do” (buôn bán nhỏ, sản xuất nhỏ...) có số người tham gia đáng kể nhưng thu nhập rất thấp và không ổn định. Họ luôn mong muốn tìm kiếm việc làm mới có thu nhập cao hơn và ổn định hơn và như vậy họ là nguồn dự trữ lớn cho sự gia tăng lực lưọng lao động. ở các nước phát triển khi có trợ cấp thất nghiệp cũng có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp do có điều kiện thuận lợi để kéo dài thời gian tìm việc. 5. Tác động của thất nghiệp tới đời sống kinh tế xã hội: Công ăn việc làm gắn liền với kinh tế thị trường. Khi không có công ăn việc làm người ta sẽ trở thành thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường cho dù quốc gia đó có trình độ kém phát triển hay phát triển cao. Trước hết, thất nghiệp là đòn rất mạnh giáng vào tâm lý và đời sống của mọi người và từ đó ảnh hưởng mãnh liệt đến đời sống xã hội. Thanh niên mới lớn không có việc làm dễ sinh bi quan, chán nản hoặc hận đời, xung đột với gia đình, dần dần nhiễm các thói hư, tật xấu, làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội như cướp của, mại dâm... Số người ngoài tuổi thanh niên bị thất nghiệp thường là nguyên nhân của các cuộc tan vỡ gia đình, sa sút nhân cách (nghiện hút, lừa đảo trộm cắp...) gây suy thoái đời sống xã hội. Thứ hai là trong cơ chế thị trường nhiều thành phần, nếu nhà nước không có các thể chế chặt chẽ, số người không có việc làm sẽ phát triển sống bằng đủ cách, từ việc khai thác bừa bãi tài nguyên (vàng, đá quý, gỗ, than, quặng kim loại...) đến các băng đảng buôn lậu, làm hàng giả, trộm cắp đồ cổ... làm hại nền kinh tế, văn hoá và môi trường tự nhiên của đất nước. Thứ ba là do thừa lao động và giải quyết việc làm, nước ta không thể tiến nhanh lên trình độ hiện đại hoá vì càng trang bị hiện đại, càng cần ít lao động. Trong một thời gian khá dài, chúng ta vẫn cần có nhiều việc dùng ít máy móc và nhiều lao động để cố gắng giải quyết một phần nạn thất nghiệp. Thứ tư là việc gia tăng đội quân thất nghiệp lên quá nhanh khiến nhà nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để trợ cấp cho những người thất nghiệp, mở các lớp dạy nghề...làm cho ngân sách bị thu hẹp, không thể mở rộng đầu tư, xây dựng các dự án kinh tế khác. Như vậy tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế. Đó là sự giảm sút về to lớn về sản lượng đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát nghiêm trọng. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều nước lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác... II. Thực trạng việc làm và thất nghiệp ở nước ta. 1. Thực trạng lực lượng lao động hiện nay. Theo kết quả điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm hàng năm ta thấy quy mô lực lượng lao động tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, thể hiện ở chỗ: Tổng lực lượng lao động cả nước tính đến 1/7/2000 có 38.643.089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc độ tăng 2,7%/năm, trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ này là 1,50%/năm. Theo dự báo của uỷ ban dân số quốc gia, giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ phát triển dân số hàng năm đạt 1,0116 (tức chỉ tăng 1.16%/năm), đến năm 2005, dân số cả nước sẽ là 82.492,6 ngàn người. Năm 1996 tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trong tổng dân số nói chung là 0,48; năm 2000 là 0,50, bình quân tỷ lệ này gia tăng 0,4%. Dự kiến giai đoạn 2001 - 2005 hàng năm gia tăng ở mức 0,35% thì đến năm 2005, tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trong tổng dân số sẽ là 51,75% và tổng lực lượng lao động cả nước sẽ là 42 triệu 689,9 ngàn người. Với tốc độ phát triển dân số và lao động như hiện nay, hàng năm chúng ta phải tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ tuổi lao động 1,7 triệu người chưa có việc làm, hàng chục cán bộ, bộ đội, phục viên, xuất ngũ, học sinh... Theo tính toán của tổ chức lao động Quốc tế (ILO), với tốc độ tăng nguồn lao động trên 3% như hiện nay ở Việt Nam thì cho dù hệ số co dãn về việc làm có thể tăng từ mức 0,25 lên 0,33, trong vài năm tới cũng cần có mức tăng GDP trên 10%/năm mới có thể ổn định được tình hình việc làm ở mức hiện tại. Vì vậy, dự báo sau năm 2000 nước ta vẫn sẽ trong tình trạng dư thừa lao động. Sự " lệch pha " giữa cung và cầu lao động là một hiện tượng đáng chú ý trong quan hệ cung và cầu lao động ở nước ta hiện nay. Trong khi nguồn cung về lao động của ta chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ, công nhân giảm biên chế... thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi chủ yếu lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường... Chính sự khác biệt này làm cho quan hệ cung cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng gay gắt hơn trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn rất thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều này cho thấy lực lượng lao động hiện chưa có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,2% trong tổng số người có trình độ đại học. Về cơ cấu ngành nghề, lao động đã qua đào tạo được tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục. Lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trong nông nghiệp, ngành sản xuất lớn nhất cũng chỉ có 3,51%. Nhiều lĩnh vực rất thiếu cán bộ giỏi, cán bộ quản lý, cán bộ am hiểu công nghệ cao... Điều đó đã dẫn đến một thực trạng hiện nay là: trong khi có hàng triệu người không tìm được việc làm, thì ở một số ngành nghề có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu lao động kỹ thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất. Để hiểu rõ thực trạng lực lượng lao động nước ta, ta có bảng số liệu dưới đây (được tổng hợp từ dữ liệu điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/2000): Quy mô lực lượng lao động cả nước 1996-2000 Chỉ tiêu 1996 (người) 2000 (người) Tăng, giảm bình quân hàng năm 1996 - 2000 Tuyệt đối (người) Tương đối (%) A 1 2 3 4 1. Tổng lực lượng lao động 2. LLLĐ chia theo khu vực - Thành thị - Nông thôn 3. LLLĐ trong độ tuổi lao động 4. LLLĐ chia theo 3 nhóm: - LLLĐ trẻ (15-34 tuổi) - LLLĐ trung niên (35-54) - LLLĐ cao tuổi (trên 55 ) 5. LLLĐ chia theo trình độ học vấn - Chưa biết chữ - Chưa tốt nghiệp cấp I - Đã tốt nghiệp cấp I - Đã tốt nghiệp cấp II - Đã tốt nghiệp cấp III 6. LLLĐ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: - Không có chuyên môn kỹ thuật - Đã qua đào tạo. Trong đó chia ra: + Sơ cấp/học nghề/CNKT +Trung học chuyên nghiệp + Cao đẳng, đại học trở lên 7. Cấu trúc đào tạo của LLLĐ đã qua đào tạo: + Cao đẳng, đại học trở lên + Trung học chuyên nghiệp + Sơ cấp/học nghề/CNKT 34.740.509 6.621.541 28.118.968 33.166.764 19.394.169 12.365.505 2.980.853 1.999.144 7.268.634 9.652.627 11.138.942 4.681.162 30.636.419 4.104.090 1.955.404 1.342.515 806.171 1 1,7 2,4 38.643.089 8.725.998 29.917.091 36.725.277 19.399.302 16.719.276 2.584.511 1.547.901 6.367.790 11.317.132 12.748.073 6.662.193 32.650.666 5.992.423 2.618.746 1.870.136 1.503.541 1 1,2 1,7 975.645 526.121 449.524 889.628 -13.717 1.088.443 -99.081 -112.810 -225.211 416.125 402.283 495.258 503.562 472.083 165.835 131.905 174.343 - - - 2,70 7,14 1,56 2,58 -0,07 7,83 -3,05 -6,19 -3,25 4,06 3,43 9,22 1,60 9,92 7,58 8,64 16,68 - - - 2. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay. Do quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cao đã làm tăng nhanh số người trong độ tuổi có khả năng lao động. Quy mô dân số đông người lao động dồi dào đó là sức mạnh quốc gia, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất còn có hạn, nguồn vốn, thiết bị, nguyên vật liệu còn thiếu thốn, nguồn lao động đông và tăng nhanh lại gây sức ép về việc làm rất lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 1991: 31 triệu người; năm 1992: 31.8 triệu người; năm 1994: 33,6 triệu người, mỗi năm đã tăng thêm 90 vạn chỗ làm việc. Nếu loại trừ số học sinh trong tuổi lao động đang học ở các trường, số người thuộc dạng điều tra riêng, số mất sức lao động, số người làm công việc nội trợ, thì số người chưa có công việc làm hàng năm trên dưới 2 triệu người. Đó là chưa kể số người thiếu việc làm ở nông thôn. Theo kết quả ước lượng trong những năm gần đây cho thấy hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động bình quân cho một lao động nông thôn mới ở mức trên dưới 70%, đồng thời, số người làm công việc nội trợ lên 1,221 triệu người. Theo ước tính số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 1,6-1,7 triệu người trong khi đó số người bước ra khỏi độ tuổi lao động là 45-50 vạn người. Như vậy lực lượng lao động hàng năm tăng thêm khoảng 1,1-1,2 triệu người. Nếu với đà mỗi năm tăng thêm 90 vạn chỗ làm việc như năm năm qua, thì mỗi năm có tăng thêm từ 20-30 vạn thiếu chỗ làm việc công với 2 triệu người chưa tham gia lao động ngoài ra để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động trong nông thôn, tận dụng hết quỹ thời gian lao động, cần có thêm 7 triệu chỗ làm việc. Như vậy, rõ ràng sức ép về việc làm ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Điều đó được thể hiện: Trong ngành nông-công nghiệp và dịch vụ: Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, năm 1997 lao động việc làm thường xuyên: nhóm ngành nông nghiệp của cả nước chiếm 65,84% giảm được 3,96% so với năm 1996, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 10,01% giảm 0,54% so với năm 1996. Cơ cấu lao động ở nông thôn cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá: tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp giảm từ 81,64% (1996) còn 78,08% (1997), tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp và xây dựng đã tăng lên từ 6,83% lên 6,86%, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ cũng tăng. Theo các thành phần kinh tế: Theo số liệu thống kê năm 1992, số người làm việc trong khu vực quốc doanh chỉ chiếm có 9,5% tổng số người làm việc (ngoài quốc doanh 90,5%). Riêng đối với lĩnh vực sản xuất vật chất, số người làm việc trong khu vực quốc doanh còn thấp hơn nhiều (quốc doanh 6,1% ngoài quốc doanh 90,5%). Năm 1997, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế nước ngoài đều tăng hơn so với năm 1996, trong đó chủ yếu là do tăng ở khu vực thành thị, ở nông thôn tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước vẫn chiếm đại bộ phận và đang có xu hướng gia tăng, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực kinh tế nước ngoài tuy có tăng nhưng vẫn còn rất thấp. Theo khu vực: ở khu vực nông thôn, tình trạng việc làm của lực lượng lao động bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng đã tăng hơn so với năm 1996. Tính chung cho cả nước, đã tăng được từ 72,28% lên 73,14%. Cả 7 vùng lãnh thổ đều đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng từ gần 72% trở lên. Tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm từ 27,65% (1996 ) xuống còn 25,47% ( năm 1997 ). Tuy nhiên, trong 7 vùng lãnh thổ vẫn còn 3 vùng có tỷ lệ số người thiếu việc làmở nông thôn khá cao (khoảng 29%) là đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung. Khu vực thành thị: Tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cả nước là 427067 người chiếm 6,01% tăng so với năm 1996 là 38615 người. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức báo động. Ta có bảng số liệu sau nói về tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị cả nước. Lực lượng lao động trong độ tuổi 1996 1997 Tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp Chung Trong đó - Không có chuyên môn kỹ thuật - Công nhân kỹ thuật + sơ cấp - Trung học chuyên nghiệp - Cao đẳng, đại học - Trên đại học 5,88 5,57 5,53 5,50 5,00 0,53 6,01 6,46 5,29 4,41 3,21 0,88 +0,13 +0,89 0,24 -1,09 -1,79 +0,27 Lực lượng lao động của chúng ta hiện nay rất đông đảo, đa dạng và có số không ít đã qua đào tạo chuyên môn, lại có bộ phận hoàn thành nghĩa vụ quân sự mới trở về, có người ở miền núi xa xôi, có người ở đồng bằng đông đúc, có người ở đồng bằng thuần nông, có người ở nơi hải đảo... sắp xếp được mọi người vào vị trí phát huy được tài năng, cống hiến hết năng suất và hiệu quả là việc làm đòi hỏi kiên nhẫn trong điều kiện kinh tế thị trường đặt ra biết bao khó khăn. 3. Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm. Có thể nêu ra 3 nhóm nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp hiện nay như sau: - Đình đốn nhu cầu (thất nghiệp nhu cầu): Do thu nhập thấp của các tầng lớp dân cư (sức mua thấp), ít nhu cầu mở rộng tiêu dùng, hạn chế nhu cầu về sản phẩm và mở rộng sản xuất, tất yếu dẫn đến ít có nhu cầu về tăng thêm lao động, trong khi lực lượng lao động, trong khi lực lượng lao động vẫn tăng ở mức cao. Nhu cầu đầu tư cũng chưa được kích thích phát triển do hạn chế nhu cầu tiêu dùng và thiêú chính sánh khuyến khích đầu tư từ nhân dân và khu vực kinh tế tư nhân. Việt Nam chưa có cơ chế phù hợp kích thích nhu cầu xuất khẩu, cán cân thương mại theo hướng nhập siêu ngày càng lớn trong những năm quavà sự lên giá của đồng tiền Việt Nam trong một thời gian dài là một ví dụ điển hình về hạn chế xuất khẩu. cán cân thương mại trong những năm qua phát tiển theo hướng xấu: từ nhập siêu 0,3 tỷ USD năm 1991 tăng lên đến 4 tỷ USD năm 1996, trong đó có hai vấn đề đáng lưu ý là nhập cả dây chuyền thiết bị quá lạc hậu. Đó là chưa kể còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Trong điều kiện Việt Nam, nhập khẩu như vậy đồng nghĩa với nhập khẩu lao động hay nhập khẩu thất nghiệp. - Cơ cấu kinh tế lạc hậu (thất nghiệp cơ cấu): đó là cơ cấu lao động thuần nông nghiệp. Công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ chậm phát triển. Mặc dù thành phần kinh tế tư nhân đã được thừa nhận và phát triển nhưng mức mở rộng của nó chưa thu hút kịp lao động thừa từ nông nghiệp, cũng như lao động dôi ra trong quá trình cải tạo các doanh nghiệp và cơ quan Nhà Nước. Quan trọng nhất là: trình độ nghề nghiệp của lực lượng lao động Việt Nam quá thấp, cơ cấu nghiệp vụ không hợp lý, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. - Trình độ quản lý thấp chưa đáp ứng được quy luật của nền kinh tế thị trường (thất nghiệp tra hình và thất nghiệp do chuyển hoá kinh tế): Một mặt lao lao động thừa biểu hiện rõ trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước khi thực hiện hạch toán kinh tế thực sự và ở nông thôn khi chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hang hoá. Mặt khác, do trình độ quản lý còn thấp, cơ cấu bộ máy quản lý việc làm - đào tạo chưa hợp lý, thiếu chuyên gia giỏi và hệ thống thông tin kinh tế đủ tin cậy, hoạch địnhvà phân tích tác động của các chính sách thiếu đồng bộ cũng là một nguyên nhân trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm. III. Phương hướng giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm đã được coi như là một chương trình quốc gia và đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 như sau: “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ ”. Tuy đã có những cố gắng và kết quả ban đầu trong việc giải quyết nạn thất nghiệp, nhưng so với đòi hỏi thực tế thì vấn đề lao động và việc làm còn nhiều điều cần phải giải quyết. Mục tiêu giải quyết việc làm là giảm tới mức thấp nhất số người chưa có việc làm, tạo ra việc làm đầy đủ và ổn định cho số người có việc làm chưa đầy đủ, chưa ổn định, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập cho số người có việc làm kém hiệu quả và thu nhập thấp. Hướng triển khai chiến lược giải quyết việc làm tập trung vào địa bàn nông thôn, vào vùng ven biển, thầm lục địa một triệu km2, vùng đồi núi với 2/5 diện tích đất liền, trong đó còn 12 triệu ha hoang hoá. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, sử dụng lợi thế và nguồn nhân lực. Chú trọng nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hình thành và phát triển các xí nghiệp nhỏ của gia đình và liên gia đình ở nông thôn và thành thị, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, các làng nghề, vùng nghề... trên bình diện phát triển đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành các khu công nghiệp lớn có kỹ thuật cao, đi thẳng vào khoa học, công nghệ hiện đại như: viễn thông, tin học, dầu khí, năng lượng mới... Trong những năm sắp tới cần thi hành các biện pháp sau: - Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách giải quyết việc làm nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng lao động. Đó là các chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính, phát triển các ngành nghề mới, về vốn đầu tư, các chính sách về lĩnh vực đào tạo, phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ thu hút nhiều lao động, chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân tự tạo việc làm... - Xây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34558.doc
Tài liệu liên quan