Đề tài Thị trường Mỹ và khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của ngành cà phê Việt Nam

 Việt Nam hiện nay đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược nhằm vào những nội dung chủ yếu sau:

 - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xách định mục tiêu chiến lược cho toàn ngành.

 + Chuyển dịc cơ cấu cây trồng: Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất cà phê theo hai hướng:

 * Giảm bớt diện tích cà phê Rubusta. Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém,không có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điệu, cây ăn quả và cây hàng năm như bông, ngô lai .

 * Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp.

 + Mục tiêu: Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược này là giữ tổng diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng 450.000 ha đến 500.000 ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi, trong đó

 Cà phê Robusta 350.000 ha đến 400.000 ( giảm 100.000 – 150.000 ha )

 Cà phê Arabica ( 100.000 ha tăng 60.000 ha so với hế hoạch cũ trồng 40.000 ha bằng vốn vay của cơ quan phát triển Pháp)

 Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 600.000 tấn tương đương 10 triệu bao so với hiện nay giảm 5 triệu bao và là 5 triệu bao cà phê Robusta.

 - Hạ giá thành sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh:

 Mặc dù chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đơi thấp so với nhiều nước khác vì GDP bình quân trên đầu người cũng thấp, năng suất cà phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể cạnh tranh được.Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân Việt Nam với mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón , nước tưới lên mức rất cao đã làm giảm hiệu qủa của đầu tư và tăng giá thành sản xuất. Việc cần làm là phải giảm chi phí đàu vào để hạ giá thành sản xuất .

 

doc32 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường Mỹ và khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của ngành cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phê là một nặt hàng nông sản quan trọng trong tông rkim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Hàng năm cà phê mang lại cho đất nước giá trị lớn mà còn giúp Chính phủ thực hiện tố các chương trình quốc gia về xã hội, môi trường, xoá đói giảm nghèo, Chương II Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ I – Một số điểm cần lưu ý khi suất khẩu sang thị trường Mỹ. 1- Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạch định chính sách thương mại Mỹ. Thương mại là một ngành kinh tế có tính chất tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, do đó cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạch định chính sách thương mại, rat phức tạp. Toàn bộ các hoạt động thương mại do một hệ thống tổng hợp các đạo luật cơ bản, các quy chế, thể lệ, điều tiết. Các đạo luật cơ bản do Quốc hội Mỹ – mà chủ yếu là Hạ Nghị viện thuộc ngành lập pháp – ban hành. Dựa theo các đạo luật này, ngành hành pháp ban hành các sắc lệnh, nghị định và toà án ra quyết định thi để hành luật đã ban bố. Tất cả các văn kiện pháp lý này, cùng với các Công ước quốc tế mà Mỹ tham gia và được Quốc hội phê chuẩn, đã và đang chi phối toàn bộ mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Mỹ nói chung, trong đó có các chính sách trong việc nhập khẩu. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạch định chính sách thương mại Mỹ gồm: Quốc hội: Các cơ quan hành pháp: Các ủy ban Nhà nước chuyên trách. A – Quốc hội là cơ quan phê chuẩn mọi chính sách kinh tế đối ngoại Mỹ. Đứng về mặt thương mại, Quốc hội được Hiến pháp giao quyền điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại, định và thu các loại thuế. Như vậy mọi Hiệp định thương mại, áp dụng các loạI thuế khoá, hoặc chính sách hạn chế nhập khẩu đều phảI dựu trên và giới hạn trong phạI vi luật pháp và quyền hạn mà quốc hội cho phép. B – Các cơ quan hành pháp tham gia hoạch định chính sách thương mạI: * Vai trò và bộ máy điều hành của Tổng thống trong việc hoạch định chính sách kinh btế thương mạI: Tổng thống Mỹ là người đạI diện tối cao của ngành hành pháp . Tổng thống có quyền yêu cầu tham nghị lần thứ 2 đối với những luật mà Quốc hội ban hành hi được đa số phiếu tán thành của ĐạI biểu. Sau đó, Tổng thống có nhiệm vụ tổ chức thi hành các luật này. * Hoạch định chính sách thương mạI là một quá trình phối hợp liên bộ: Bộ thương mạI là cơ quan đầu não, quản lý toàn bộ mạng lưới kinh tế. Bộ Nông nghiệp có vai trò hoạch định chính sách thương mạI Mỹ đảm bảolợi ích của ngành Nông nghiệp quốc gia. Bộ NgoạI giao có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng thống trong việc hoạch định và thi hành chính sách ngoạI giao và có vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình nhằm đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách ở những lĩnh vực tác động tới lợi ích của Mỹ ở nước ngoài. Đặc biệt là trong các vấn đề thương mạI, đầu tư, dịch vụ vì những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp quan hệ đối ngoại. Bộ Ngân khố: quản lý chính sách kinh tế và tàI chính, chính sách thuế, quản lý nợ của Nhà nước, phát hành tiền, Bộ Ngân khố phụ trách cơ quan HảI quan Mỹ. C – Các ủy ban Nhà nước chuyên trách tham gia hoạch định chính sách thương mạI: * ủy ban thương mại quốc tế: Cố vấn về đàm phán thương mạI, chế độ ưu đãI thuế quan phổ cập (GSP), nới rộng nhập khẩu phục vụcông nghiệp trong nước, buôn bán với thế giới. ĐIũu tra phương hạI gây ra do tình trạng trợ cấp, bán phá giá hàng hoá, những bất hợp lý trong nhập khẩu. * Các ủy ban cố vấn thuộc khu vực tư nhân: Luật Thương mạI Mỹ 1974 còn quy định một cơ chế tập hợp ý kiến đóng góp, cố vấn của giới tư nhân cho các vấn đề thương mạI quốc tế. Quốc hoịi mở rộng quyền hạn cho ủy ban này, cho phếp họ được cố vấn về những lĩnh vực cần được ưu tiên, về phương hướng của chính sách thương mạI Mỹ. Mặc dù thành viên của ủy ban này không phảI là thành viên Chính phủ, nhưng tiếng nói của họ rat có trọng lượng. 2 – Luật pháp, thể lệ chính sách thương mạI Mỹ trong nhập khẩu. 2.1 – Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Mỹ. A – Những quy định cơ bản. Dù là Mỹột nước có chủ trương tự do hóa thương mạI, nước Mỹ cũng có chính sách về nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. Các quy định của họ không khác của ta nhiều về đạI thể, nhưng nội dung thì chi tiết hơn nhiều. Quy định của Chính phủ. HảI quan Mỹ là cơ quan thực thi và áp dụng các quy định của Luật thuế quan (Tariffs Act) và những luật lệ khác của các bộ để đIũu chỉnh việc nhập khẩu hàng hóa. Họ cũng phụ trách việc chống các hành vi buôn lậu, vi pham. Quyền sở hữu trí tuệ, hàng gian, hàng giả được nhập khẩu. Từ năm 1994, hảI quan Mỹ hoạt động theo một luật goi là Luật tối tân hóa ngành hảI quan (Customs Modernization Act – gọi tắt là CMA hay ModAct) thiên nhiều về tự động hóa và chú trọng và việc hậu kiểm sau khi đã cho nhập hàng. Họ cho nộp hồ sơ qua các phương tiện đIửn tử, thúc đẩy việc tuân thủ và chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nhập khẩu và hảI quan trong việc định giá và phân loạI hàng hóa. Khi chủ trương sự hợp tác và đơn giản hóa thủ tục như thế, Luật CMA đặt ra mức chế tàI nặng hơn trước và ngăn chặn việc tìm cách giảm số thuế phảI đóng. Bánh xe chính giúp cho bộ máy này hoạt động là hoá đơn thương mại. HảI quan Mỹ đặt tầm quan trọng lên văn kiện này. Việc khai quan thuế do các nhà trung gian hay đạI lý (custom broker) thực hiện và 97% hàng hóa nhập vào Mỹ là do họ làm. Việc áp thuế. Giống như ở ta, việc ấn định thuế quan ở Mỹ được căn cứ trên bảng Hệ thống đIũu hoà trong mô tả và mã hàng (Harmonized Tasff Schedule, hay bảng HS ). Bảng này liệt kê các loạI hàng hoá và mã số của chúng rồi mức thuế áp dụng. Mức này, về đạI thể, được chia làm ba loại. Một, Mức ưu đãI dành cho một số mặt hàng đến từ những nước đang mở mang theo một số chương trình khác nhau, trong đó có Hệ thống ưu đãI phổ cập (Generalised System of Prefrences hay GSP ), thỏa ước mậu dịch tự do giữa Mỹ và Israel, khu vực Caribê, Mexico và Canada. Hai, mức thuế cao hơn dành cho các nước có giao dịch bình thường (hay có tối huệ quốc- MFN) với Mỹ. Đa số sản phẩm nằm trong mức này. Ba, mức cuối dành cho các nước khong được hưởng quy chế kia. Hệ thống GSP chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định hội đủ một số tiêu chuẩn về chính trị và kinh tế. Dẫu xuất phát từ một quốc gia được hưởng quy chế này nhưng một số hàng nhất định khi vào Mỹ vẫn không được hưởng mức GSP nếu chúng vượt trên 50% số hàng cùng loạI đã nhập vào Mỹ; hoặc vượt quá một trị giá nhất định nào đó trong một năm. Chuyện còn tiếp tục được hưởng GSP hay không lạI tuỳ thuộc vào một lệnh của tổng thống và Văn phòng ĐạI diện thương mạI Mỹ (US Trade Representative - USTR) duyệt lạI danh sách này hàng năm. Thuế được ấn định theo ba cách: theo một con số bách phân dựa trên giá trị món hàng (ad valorem), thí dụ 5% trên giá trị món hàng; theo một số tiền nhất định (specific) thí dụ 12 xu mỗi ki-lô-gam; hay theo một mức hỗn hợp ( 7 xu một ki-lô-gam cộng 10% trên giá trị). NgoàI ra, có một số mặt hàng phảI chịu thêm thuế doanh thu hay mua bán (ngoàI thuế quan) như rượu, bia, thuốc lá, nước hoa và sản phẩm dầu khí. Trách nhiệm đóng thuế do người sẽ nhận hàng chịu. Nừu hàng được giao đI nơI khác để tiêu thụ thì người hay tổ chức (công ty) có tên trong tờ khai hảI quan có trách nhiệm thanh toán. Nừu hàng được Lưu kho thì trách nhiệm đóng thuế thuộc về ai mua hàng và lấy hàng ra khỏi kho. Thuế có thể được trả theo từng kỳ sau khi nhập. HảI quan Mỹ có thời hạn năm năm để đòi tiền thuế. Người nhập khẩu phảI nộp một giấy nhận nợ (bond) cho hảI quan Mỹ để bảo đảm thanh toán các khoản nợ như thuế quan ước tính, các loạI thuế khác, và tiền phạt. Giấy nhận nợ có thể mua từ các nơI phát hành giấy đó, nhưng thường thì người ta chỉ bán cho các đạI lý khai thuế quan phụ trách nhập hàng. Lệ phí. Các loạI này gồm có phí xử lý hàng, phí bảo dưỡng cảng. Phí xử lý hàng (Merchandise processing fee ) được đánh vào từng chuyến tàu hàng. Biểu thuế dành cho việc nhập hàng chính thức ( tức là hàng có giá trị trên 1.250 USD – ta gọi là mậu dịch ) liệt kê hàng loạt phí khác nhau từ 21 đến 400 USD cho mỗi lần nhập cùng với một số phí đánh theo tỷ lệ của giá trị món hàng là 0,19%. Cũng phí này nhưng cho loại hàng nhập không chính thức (tức là phi mậu dịch) thì mức phí là 2 USD cho hàng xử lý bằng máy, 4 USD cho hàng xử lý bằng tay mà không do hảI quan Mỹ làm và 8 USD nếu do họ làm. Giá trị cho hàng phi mậu dịch lớn nhất là 2.500 USD. Phí bảo dưỡng cảng: là phí theo giá trị bách phân của chuyến tàu hàng nhập vào. Phí này là 0.125% trên giá trị chuyến hàng và trả hàng quý. Chống nguy cơ gây thiệt hại cho nền thương mại của Mỹ. Luật Thương mại tập hợp (Omnibus Trade Act) năm 1988 giao cho Văn phòng ĐạI diện thương mại Mỹ một vai trò quyết định trong việc ấn định những tập tục thương mại không công bằng. Văn phòng này có quyền thay mặt Tổng thống Mỹ quyết định đIũu tra một tập tục thương mại ở một nước nào đó vì nó gây thiệt hạI cho nền thương mại của Mỹ. ĐạI diện thương mại cũng phảI tìm ra và xúc tiến đIũu tra những nước nào có những tập tục thương mại không công bằng mà gây thiệt hạI cho hàng xuất khẩu của Mỹ nhiều nhất. Khi tìm ra được rồi mà nước liên quan không sửa đổi tập tục bị chỉ trích kia thì họ có thể bị Mỹ trả đũa. Luật trên cũng lập ra một sự duyệt xét liên tục các tập tục thương mại của các nước khác mà kết quả là đưa ra một danh sách các tập tục mà hàng năm Mỹ phảI “ưu tiên” để mắt đến của “các nước ưu tiên” (priority countries) mà Mỹ phảI Lou ý. Việc duyệt xét này thường được gọi là đIũu khoản Super 301 và được Chính quyền Mỹ thực hiện hàng năm theo chu khỳ đều đặn. Họ cũng làm tương tự nhưng không theo chu kỳ cho các nước bị đánh dấu và có vấn đề. Vào tháng 1-2000 một cơ quan trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã quyết định là đIũu khoản Super 301 phù hợp với các quy định của WTO và chính quyền Mỹ đã dùng cách đánh dấu nước phảI ưu tiên theo dõi theo đIũu khoản Super 301 như là một vũ khí thương mại để giành lợi thế trong các cuộc thương thuyết. B – Các rào cản phi thuế quan. Hạn ngạch. Cũng như ở ta, hạn ngạch là sự kiểm soát về mặy số lượng hàng được nhập trong một thời gian nhất định vào Mỹ. Có một số mặt hàng nằm trong sự hạn chế này theo luật của quốc hội, quy định của các cơ quan quản lý hay lệnh của tổng thống. Có hai loạI hạn ngạch: - Hạn ngạch ấn định theo mức thuế quan: loạI nàycho người nhập được đem vào Mỹ một mặt hàng nhất định nào đó với một mức thuế quan được giảm bớt trong một thời gian nhất định. Số hàng nào nhập vào mà vượt quá số lượng cho phép sẽ bị đánh thuế cao. Các mặt hàng này thường là: sữa, kem, cá hồi, một số loạI khác - Hạn ngạch tuyệt đối: cho phép nhập một số lượng của một số mặt hàng nào đó trong một thời gian nhất định. Hàng đem vào quá hạn ngạch sẽ bị trả về hay cho nhập vào kho để chờ được đưa vào trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch mới. Các mặt hàng này là một vàI loạI cồn, sữa đặc, bơ hỗn hợp, chất thay bơ, bông vảI, đường hỗn hợp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật bó buộc. Có nhiều mặt hàng cả nội lẫn ngoạI bán ở Mỹ đều phảI tuân thủ những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Ai nhập khẩu vào Mỹ những mặt hàng này phảI xin giấy xác nhận đạt chuẩn. Giấy này phảI được xuất trình cùng lúc với hàng voà và người nhập hàng phảI nộp một số tiền ký quỹ bảo đảm để đoan chắc là hàng phù hợp tiêu chuẩn đòi hỏi. Thực chất đây là một loai hàng rào phi thuế quan áp dụng làm phương tiện để phân biệt đối xử giưã hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, ngoàI ra nó còn được dùng để hạn chế hàng nhập, bảo hộ hợp lệ cho sản xuất trong nước. Ghi dấu hiệu (Marking) - Nước xuất xứ. Thông thường, người nhập hàng phảI ghi rõ ở bên ngoàI sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh tên của nước sản xuất hay chế tạo ra món hàng. Dờu hiệu phảI ghi ở nơi dễ thấy, rõ ràng và phảI bền như chính tuổi thọ của sản phẩm. Nếu sản phẩm không có nhãn hàng đúng cách, khi nhập vào nước Mỹ thì người nhập phảI trả một khoản thu bằng 10% của tiền thuế quan đóng cho sản phẩm ấy. Hàng phảI ghi dấu hiệu mà được đóng gói lạI ở Mỹ sau khi đã qua hảI quan thì người nhập khẩu phảI cam kết khi mang hàng di là dấu hiệu về nước xuất xứ sẽ không bị mờ đI, hoặc là hộp dùng để đóngư gói lạI sẽ được ghi dấu đúng cách. Nếu hàng được bán cho người khác để đóng gói lạI thì người nhập khẩu phảI thông báo cho người kia các yêu câù về ghi dấu hiệu. Nếu không kaông làm như thế sẽ bị phạt hay trả thêm thuế. - Ghi dấu đặc biệt. NgoàI những yêu cầu về ghi nước xuất xứ của hàng hóa, có một số mặt hàng đòi hỏi phảI có dấu hiệu đặc biệt như chữ không được phai, chữ nổi, chữ lỏm cho những mặt hàng như: ống sắt hay thép, xy lanh, các dụng cụ phẩu thuật. 2.2 – Các thủ tục khai hàng nhập vào Mỹ. Sửa soạn chứng từ và hàng hóa. Việc đóng gói hàng hoá. Hàng hóa phảI được đóng gói làm sao để hảI quan kiểm soát, cân, đong, đo, đếm dễ dàng và giảI phóng nhanh chóng. Đóng gói hàng đúng, ghi hóa đơn chính xác là làm những viẹc sau: Lập hóa đơn theo một trận tự có hệ thống. Cho thấy số lượng chính xác của mỗi món hàng để trong các kiện hàng. Ghi dấu hiệu và số kiện trên mỗi thùng hàng. Ghi trong hoá đơn số thứ tự mỗi kiện hàng để làm sao so ra ngay món hàng ghi trong hoá đơn với trong thùng đựng. Mỗi container chỉ nên chứa một loạI hàng để hảI quan không phảI kiểm tra nhiều. Nếu hàng hóa được đóng gói theo hệ thống thì hảI quan chỉ kiểm tra một số mẫu. Hàng xếp lẫn lộn. Hàng xếp lẫn lộn là để các mặt hàng chịu thuế suất khác nhau vào chung một thùng chứa. Khi ấy hảI quan có quyền chọn món hàng có thuế suất cao nhất để áp lên hàng xếp lẫn lộn, trừ khi người nhập hàng có thể sắp xếp để phân chia hàng nào ra hàng đó dưới sự chứng kiến của hảI quan và mọi rủi ro người này sẽ phảI chịu. Nếu hàng gửi phải xếp lẫn lộn thì nhà nhập khẩu nên lấy Bản hệ thống đIũu hoà HS (Harmonied system) để tìm trong mục chú thích về cấu trúc của một món hàng riêng lẻ nào đó có liên quan với số hàng trong thùng để được hưởng một thuế suất áp dụng cho tất cả các món hàng xếp lẫn lộn. Nếu không tìm được thì nhà nhập khẩu vẫn tránh khỏi bị áp dụng mức thuế cao nhất nếu cung cấp một cách thoả đáng các băng chứng sau: Hàng xếp lẫn lộn như thế không nhằm để chốn thuế. Món hàng hóa có mức thuế cao nhất không có một giá trị thương mại cao, tức là bán được nhiều tiền. Nếu tách riêng ra thì rat tốn kém. Hàng sẽ không bị tách riêng trước khi chế biến, hoặc trước khi sử dụng Nếu bằng chứng thỏa đáng, mức thuế áp dụng cho các món hàng xếp lẫn lộn sẽ là mức thuế của thành phần nào chiếm số lượng cao nhất trong số hàng đó. Hóa đơn thương mại - Lập hóa đơn. Hoá đơn thương mại do người bán hàng, người chuyên gửi hàng hoặc đạI lý của người gửi hàng ký đều hợp lệ. Trên hóa đơn phảI ghi rõ: + Tên cảng vào mà hàng hóa sẽ được chở tới. + Tên người gửi và người nhận hàng. + Tên hàng, tàu + Mô tả chi tiết hàng hóa + Trọng lượng và số lượng, kích cỡ của hàng hóa + Đơn giá và tổng giá trị, đơn vị tiền tệ + Mức chiết khấu, mức hao hụt cho phép đối với mặt hàng dố + Tên nước xuất xứ Hóa đơn phảI được viết bằng tiếng Anh hoặc kèm theo một bản dịch chính xác. - Các yêu cầu đặc biệt: + Nừu một hoá đơn chung cho cả chuyến hàng gồm nhiều lô hàng thì phảI có hóa đơn gốc hoặc biên lai cho từng lô hàng riêng biệt. + Nừu một lô hàng của một hợp đồng được gửi thành nhiều đợt thì có thể kê chung trong một hóa đơn nếu các đợt hàng đó dến cảng vào trong một thời gian không quá 10 ngày liên tục. Ngược lạI thì phảI lập hóa đơn riêng cho từng đợt hàng. + NgoàI các chi tiế thường được yêu cầu đối với một hóa đơn, thì nhà xuất khẩu nước ngoàI có thể phảI cung cấp thêm một số chi tiết đặc biệt liên quan đến một số mặt hàng hoặc một số loạI hàng đặc biệt nào đó. Thông thường nhà nhập khẩu Mỹ phảI thông báo về những trường hợp đặc biệt này. b – Lựa chọn chế độ nhập khẩu. Hàng hóa được nhập vào Mỹ theo hai thể thức: đơn giản và chính thức như sau: - Đưa hàng voà theo thủ tục đơn giản. Thủ tục này được áp dụng cho: + Hàng nhập có giá trị dưới 2.500 USD, trừ khi nhập để bán. Tuy nhiên, không nằm trong trường hợp này là các mặt hàng vải, sợi, hàng da, đồ trang sức + Đồ dùng cá nhân. + Hàng nhập tạm để triển lãm, dự hội chợ. + Hàng đặc chủng quý hiếm mà hải quan không tính giá trị được và được nhập không phải để mua bán. + Hàng sẽ táI xuất (trị giá dưới 10.000 USD). Trong thủ tục này có cáhc nhập theo sổ tay tạm nhập (ATA Carnets hay admission temporaire) nhưng để nhập như thế phảI tham gia hiệp ước ATA (hiện chúng ta chưa tham gia). HảI quan sẽ cho nhận hàng sau khi người chủ hàng xuất trình tờ khai theo mẫu và trả thuế hay nộp phí. Khi không có tờ khai theo mẫu thì hải quan chấp nhận hóa đơn thương mại. Khi nhập hàng để bán hay nhập theo một hợp đồng mua bán thì người nhập phảI đưa cho hảI quan một hóa đơn thương mại , nếu không có hóa đơn thương mại thì nộp tờ khai chi tiết các món hàng và trị giá. - Đưa hàng theo thủ tục chính thức. Khi nhập hàng theo cách này thì chủ hàng phảI nộp một bộ hồ sơ nhập hàng cho giám đốc hảI quan ở cửa khẩu sẽ đưa hàng vào. Hồ sơ gồm có: tờ khai hàng nhập; bằng chứng về quyền được nhập, hóa đơn thương mại ,tờ liệt kê hàng đóng gói và các văn bản can thiết cho hàng được đem vào. NgoàI yêu cầu về hảI quan chủ hàng phảI thỏa mãn các yêu cầu về kiểm định, dấu hiệu, nhãn hàng + Hàng nhập vào để tiêu thụ. Phần lớn hàng được nhập vào Mỹ là để tiêu thụ. Thủ tục có hai bước: . Nộp giấy tờ khai hàng vừa đến hay trước đó. . Sau khi hàng được giảI phóng nộp giấy tờ để tính thuế cùng lập thống kê. + Hàng nhập vào để Lưu kho. Nếu chủ hàng không muốn đưa hàng vào nội địa ngay thì có thể xin hảI quan cho tồn trữ hàng trong kho ngoạI quan theo thể thức này. Đối với những hàng dễ hư hỏng, chất nổ thì không làm như vậy được. + Đưa hàng vào bằng đIửn thư. ở Mỹ có hai hệ thống cho phép nhập hàng bằng đIửn thư. Đó là hệ thống Automated Broker Interface (ABI) và National Custom Automation Program (NACP). Để chuyển hồ sơ qua hệ thống ABI , chủ hàng phảI dùng một đạI lý được phép sử dụng hệ thống này. Hệ thống này cho phép chủ hàng nộp hồ sơ, tờ cam kết, tờ khai, tiền thuế bằng đIửn thư. Người dùng hệ thống NACP có thể chuyển thông tin cho từng chuyến hay dùng một tờ khai cho nhiều chuyến, kể cả việc rút hàng khỏi kho trong từng tháng. + Hàng giao ngay. Đối với một số chủng loạI, chủ hàng có thể làm thủ tục xin giao ngay. Đơn phảI nộp trước khi hàng tới cửa khẩu. Nừu chấp thuận hảI quan sẽ cho giảI phóng hàng ngay khi tầu cập bến. Trong vòng 10 ngày sau khi hàng được đưa đI, chủ hàng phảI nộp hồ sơ, tơ khai, tờ tóm tắt nhập hàng, ước tính thuế.. - Nhập qua bưu đIửn. Có thể nhập hàng qua bưu đIửn nếu hàng thuộc loạI không phảI chịu thuế quan, hoặc nằm trong phạm vi của trị giá dành cho thủ tục đơn giản. C – Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan. Hàng không khai báo. Sau khi hàng đã được đưa vào cửa khẩu năm ngày mà giấy tờ chưa làm xong hay chưa được làm thì hàng sẽ bị đưa vào diện bỏ hay không khai báo. Kiểm tra trước khi giải phóng hàng. Trước khi cho nhận hàng hải quan cửa khẩu có thể khiểm tra món hàng để xác định giá trị của nó cungf các yêu cầu khác mà món hàng phảI tuân thủ về mặt chất lượng, bao bì, nhãn hàng Nhân viên hải quan sẽ xác định số lượng hàng, có trừ hao hụt, và áp thuế trên số còn lại. Họ có một quy định về việc xác định số lượng hàng dựa trênhóa đơn và thùng đựng. Hàng bị giữ. Trong vòng năm ngày sau khi đưa hàng ra kiểm tra, hải quan phải quyết định giải phóng hay giữ hàng. Nếu giữ hàng lại thì trong vòng năm ngày họ phải thông báo cho chủ hàng và yêu cầu cung cấp thông tin để giúp xử lý cho nhanh. Nếu hải quan không có một quyết định gì trong vòng 30 ngày sau khi hàng đã được đưa ra kiểm tra thì thông tin mà chủ hàng nộp bị coi là bị từ chối. Và nhà nhập khẩu có quyền gửi văn bản phản đối. Nếu hải quan tư chối sự phản đối hay không có hành động gì liên quan tới sự phản đối này thì nhà nhập khẩu có thể khởi kiện tại Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ (US Court of International Trade). Văn kiện tóm tắt việc nhập hàng. Chủ hàng phảI nộp văn kiện này cùng với tiền thuế ước tính đóng trên số hàng nhập trong vòng 10 ngày làm việc sau khi hàng được hải quan giải phóng. Luật giành thời gian này để cho người nhập hàng có thể điều chỉnh giầy tờ cho số hàng thực nhập khớp với tờ khai nộp cho hải quan lúc hàng chưa tới hay vừa mới tới. Tờ tóm tắt nhậnhàng có các chi tiết sau: Tổng số hàng trả về nơi xuất. Một tờ tóm tắt làm theo mẫu. Các văn kiện hay hóa đơn khác giúp hải quan tính thuế, thống kê, báo cáo việc tuân thủ luật pháp. Hoàn tất thủ tục thông quan. - Thể thức. Thanh tlý là thời điểm hải quan quyết định chung cuộc về mức thuế và số tiền thuế phải nộp. Việc này diễn ra qua một thông báo dán ở trụ sở của hải quan. Thông báo cho biết hải quan chấp nhận tờ tóm tắt hàng nhập của nhà nhập khẩu và việc nhập hàng được thanh lý. Nhà nhập khẩu trước đó cũng có thể nhận được một bản thông báo về thuế suất và số tiền thuế và nhà nhập khẩu cũng có quyền phản đối mức thuế cho đến khi thông báo được dán trên bảng. Hải quan cũng có thể quyết định là một chuyến hàng nhập không thể thanh lý được. Khi ấy, họ sẽ sửa đổi thuiế suất và tiền thuế. Nếu mức thuế được giảm thì chủ hàng đã nộp dư khi lấy hàng. Hải quan cũng có thể áp một thuế suất cao hơn. - Phản đối Trong vòng 90 ngày sau khi có thông báo thanh lý, chủ hàng có quyền phản đối để yêu cầu điều chỉnh và trả lại tiền thuế đã đóng dư. Chủ hàng phải nộp dơn yêu cầu hải quan xem xét lại cùng với thư phản đối. Thông thường hải quan từ chối xem xét lại nếu như đã từng trả lời về một vụ tương tự có cùng vấn đề. Khi bị từ chối, chủ hàng có thể đem nội vụ ra Toà án Thương mại quốc tế của Mỹ trong vòng 180 ngày. - Kết thúc thanh lý. Dù trong đa số trương hợp việc đóng thuế được coi là xong xuôi khi có thông báo thanh lý, nhưng theo luật thì việc thanh lý chưa xong hẳn chođến khi hoàn tất các thủ tục khiếu nại và khởi kiện. Thành ra việc nhập hàng chỉ được coi là xong hết sau một năm kể từ khi nhập hàng vào và các thời điểm khiếu nại khởi kiện đã qua hết. Việc thanh lý có thể bị gián đoạn nếu bị toà yêu cầu hay theo luật đòi hỏi. Sự gián đoạn sẽ kéo dài cho đến khi vấn đề đã được giải quyết. Sau đó thì chuyến hàng nhập phải được thanh lý trong vòng 6 tháng kể từ ngày chấm dứt. - Lưu sổ sách. Cho mỗi chuyến hàng nhập, chủ hàng phải giữ nhiều hồ sơ và hải quan có quyền kiểm tra việc này. Các hồ sơ lưu trữ phải làm theo yêu cầu của hải quan. Các chứng từ lưu trữ là những văn kiện được lập trong quá trình nhập hàng hay qua điện thư. Ai không giữ có thể bị phạt tiền. Tóm lại, Luật của Mỹ rât phức tạp còn người Mỹ trọng luật pháp bởi vậy khi giao dịch với họ thì phải hết sức chú ý đến luật phát và tập quán của họ. Ngoài ra người Mỹ rat hay kiện tụng mà tiền thuê luật sư bên Mỹ rất đắt cho nên việc nghiên cứu luật nhập hàng của Mỹ là rât cân thiết. Trên đây là những quy định về thủ tục này. II – Thực trạng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường lớn và sang Mỹ. 1 – Các thị trường lớn. Hiện nay, cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 63 nước và thị trường trên thế giới. Cơ cấu khách hàng của ta cũng đã có những thay đổi quan trọng. Nếu như trước đây 60% lượng hàng được xuất sang Singapore ( để chế biến và tái xuất khẩu ), số còn lại được xuất theo Nghị định thư sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì ngày nay cà phê Việt Nam được xuất trực tiếp đi khắp các châu lục. Những năm gần đây Mỹ đã trở thành khách hàng lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam , tiếp đó là các nước trong EU, Nhật Bản, các nước Trung cận đông và Bắc Phi. Thông qua các số liệu các năm gần đây, ta thấy xu hướng chung là thị trường của Vicofa chủ yếu là tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, nơI mà cà phê là một loại đồ uống không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Có thể nói, thị trường của Vicofa rất ổn định và không ngừng được mở rộng. Mỹ là bạn hàng lớn của Vicofa từ năm 1996 đến nay, năm 2000 Mỹ vượt qua Thuỵ Sĩ ( năm 1999) đứng ở vị trí đầu. Trong khối thị trường chung châu Âu nổi lên một thị trường lớn là Đức. Đây là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và là nơi mà tiêu dùng cà phê hàng ngày trở thành thói quen và thị hiếu không thể thiếu được. Tiếp đó là các thị trường khá ổn định như ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp Khối thị trường Châu á và Singapore là hai thị trường nhập khẩu lớn của Vicofa. Nhật Bản là thị trường chỉ chấp nhận cà phê có chất lượng cao. Tuy vậy,khối lượng xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản luôn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, về thực chất đây là thị trường trung chuyển. Cho đến nay, Singapore vẫn là thị trường trung chuyển lớn nhất của cà phê Việt Nam. Ngoài Thái Lan, mặc dù là một nước sản xuất cà phê nhưng cũng nhập khẩu cà phê hàng năm từ Việt Nam khoảng 3.000 tấn. Năm 1995, khi mới thành lập Tổng công ty cà phê Việt Nam xuất khẩu với số lượng là 39.966 tấn, kim ngạch 99 triệu USD, giá bình quân 2.477 USD/tấn; đến năm 1998 xuất khẩu đạt số lượng 76.443, kim ngạch 121 triệu USD, giá bình quân 1.583 USD / tấn thì năm 2000 số lượng xuất khẩu đạt tới 171.333 tấn, kim ngạch chỉ đạt 106 triệu USD giá bình quâb còn 619,1 USD/ tấn và trong 6 tháng đầu năm 2001 số lượng xuất khẩu 170.826 tấn, kim ngạch 74,2 triệu USD, giá bình qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV013.doc
Tài liệu liên quan