Đề tài Thiết kế một số trò chơi đóng vai ở tiết 2 môn đạo đức lớp 4

Bài 5: Bênh vực bạn yếu.

Tên trò chơi: Người bạn mới.

Các vai: Nhung, Thắng, Hiếu và một tốp 3 đến 5 bạn.

Trên đường đi học về, Thắng vừa đi vừa suy nghĩvề bài toán khó hôm nay (lẩm bẩm) – (Tuổi mẹ ba phần tuổi con.) bổng nghe phía trước có tiếng cải nhau và có mấy bạn xung quanh.

Thăng: Đi nhanh tới vừa nghe tiếng nói tục của một bạn trai (Bạn hiếu), Thái độ hung hăng muốn đánh 1 bạn gái (Bạn nhung).

Thắng: (Nghiêm dong) dừng tay, chuyện gì mà lớn tiếng thế?

Hiếu: Nó ra vẽ ta đay là giỏi, hôm làm bài kiểm tra tao xem nó không cho, bây giờ tao bị điểm 2, tao cho một trận cho mất tính tự hào đi.

Cả tốp: Đánh cho mất kiêu đi.

Nhung: không phải đâu, mình không sai, bình thường hằng ngày mình đã bày cho bạn ấy học, nhiều lúc bạn ấy chỉ thích chơi. Cô giáo bảo khi làm bài kiểm tra tuyệt đối không được cho bạn nhìn bài. Minh không cho bạn chép bài kiểm tra thế là bạn gây sự đòi đánh.

Thắng: (Nghiêm mặt nhìn thẳng vào hiếu và tụi bạn) Cậu làm như thế có đáng mặt con trai không? đừng cậy mình tợn mà bắt nạt bạn gái. Từ nay bỏ cái lối bắt nạt người khác một cách vô lý đi. Muốn đạt điểm cao phải chịu khó mà học.

Hiếu và tốp bạn: (Cúi mặt) đi nhanh về phía trước.

Nhung: Mình cảm ơn bạn.

Thắng và Nhung cùng rảo bước đi về.

+ Câu hỏi nhận xét:

Ai là người đáng bị chê trách ? vì sao?.

Em học tập ai? Vì sao?

Nếu em là hiêu em sẻ làm gì?

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế một số trò chơi đóng vai ở tiết 2 môn đạo đức lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Khi có tiền Hằng không mua sách mà lại mua quà ăn cùng các bạn. Khi mẹ hỏi sách Hằng thành thật thú nhận với mẹ và xin mẹ tha lỗi. Hỏi: Việc làm của Hằng đúng sai chỗ nào? Việc Hằng thú nhận với mẹ và không nói dối có lợi gì?...v.v. Với cách dạy này ở môn đạo đức tiết 2 trước đây có những ưu điểm đó là giáo viên nghiên cứu, tìm tòi được nhiều sự việc, tình huống, nhiều mẫu chuyện, nhiều mẫu hành vi đạo đức liên quan đến nội dung bài học trước giờ lên lớp. Học sinh biết được nhiều tình huống, mẫu hành vi đạo đức cũng như nhận biêt đúng sai qua nhiều tình huống quen thuộc, khai thác tối đa có hiệu quả được nhiều hành vi đạo đức, nắm bắt giải quyết nhiều tình huống theo định hướng đúng của giáo viên. Song hạn chế của cách dạy này ở môn đạo đức tiết 2 là: Một tiết học có cái gì đó không thoải mái, mang tính áp đặt, gò ép, khô khan. Giáo viên làm việc nhiều, học sinh không mấy hướng thú, thậm chí thấy nhàm chán. Đối tượng học chỉ lĩnh hội được các tình huống, sự việc từ người dạy, không có cơ hội để tự mình thử nghiệm chính mình trong vài tình huông đó để dễ dàng nhận ra vấn đề. B. Nhận thức mới – Giải pháp mới. I) Nhận thức mới. Như ta đã biết mục tiêu giáo dục tronh thời kỳ đổi mới là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, có sức khoẻ thẩm mĩ và nghề nghiệp trưởng thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phù hợp với nhu cầu nâng cao giáo dục trong giai đoạn mới. Đào tạo con người mới, hội nhập cộng đồng thế giới, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Ngày nay trên thế giới, bên cạnh việc tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục đạo đức theo truyền thống, người ta đã chú ý phát triển, làm phong phú thêm nội dung nhân cách đạo đức cho con người ở một bình diện rộng và bao quát hơn. Cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội, đạo đức có sự vận động và phát triển. Chúng ta không “bịa” ra các quan niệm đạo đức “độc đáo” riêng của mình mà chọn lọc, kế thừa các quan niệm đạo đức của các thời đại trước kia, cải biến nó, loại bỏ những yếu tố cũ kỷ, lỗi thời. Gìn giữ và phát triển những gì phù hợp với các quan hệ kinh tế mới, phù hợp với vị trí của giai cấp, của nhân dân trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng. Nghị quyết trung ương II- khoá 8 đã nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là nhằm xây dựng những con người lý tưởng gắn bó với đất nước, với chủ nghĩa xã hội , giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản này ngoài việc nâng cao kiến thức cho học sinh thì việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời đòi hỏi cấp thiết việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nhất là hiện nay vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là một vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người (Au re llo peccei- Một trăm trang viết về tương lai – suy nghĩ của chủ tịch câu lạc bộ Roma- paris 1981). Chúng ta đều biết học sinh tiểu học còn ngây thơ, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Những dấu ấn ở trường Tiểu Học có ảnh hưỡng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức ở Tiểu Học rất được coi trọng. Mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường Tiểu Học là bồi dưỡng cho học sinh cơ sở về đạo đức. Đó là cơ sở hình thành con người luôn luôn tôn trọng người khác (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng, trong xã hội) con người luôn luôn phấn đấu, bảo vệ, xây dựng một nền văn hoá giàu tính con người, một xã hội và một đất nước dân chủ, giàu mạnh hạnh phúc. Làm cho học sinh hiểu và nhận thấy rằng cần làm cho các hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích xã hội. biến kiến thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững, có phẩm chất, ý chí ...vv. để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức là một vấn đề quan trọng làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu dài các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế cuộc sống hiện nay vấn đề đáng lo ngại và đang là mối quan tâm của toàn xã hội là học sinh chưa nhận biết được chuẩn mực đạo đức. Qua một số sự việc, vụ việc được nêu trên báo chí như học sinh hành hung thầy cô giáo, hành hung những người lớn tuổi , có những hành vi cư xử không đẹp với bạn bè, với người thân trong gia đình. Ta thấy rằng vẫn có một số em có những hành vi đạo đức suy thoái mà chúng ta không thể chấp nhận được. Ngay cả trong lớp 4 do tôi chủ nhiệm vẫn còn một số ít học sinh chưa biết chào hỏi lễ phép, thưa gữi khi gặp thầy cô giáo, chưa biết cảm ơn khi được người khác giúp đở, chưa biết cư xử đúng mực với anh em, cha mẹ, bạn bè, với người xung quanh. Có em còn nói tục với nhau khi tranh luận mặc dù những câu nói đó chỉ tranh luận bình thường thôi, nhưng những lời đó ta không kịp thời giáo dục định hướng đúng cho các em thì nó sẻ đi theo đường mòn, ăn sâu vào các em khi lớn rất khó sữa. Như ông cha ta thường nói “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Những lời nói đó khó nghe mà cho người bực tức đôi khi không chịu đựng được gây xích mích chỉ vì những câu nói thiếu lịch sự, tế nhị thì thật là đáng tiếc. Đó là một phần do các em quen miệng một phần chưa nhận thức rỏ được cái nghu hiểm, cái đúng cái sai qua cách nói năng, qua việc làm của mình. Các em chưa tập thành thói quen hành vi đạo đức. Một thực tế nữa là các em chưa có hứng thú trong giờ học. Các em thấy giừo học đạo đức còn gò ép, nặng nề và nhàm chán vì thế các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động qua các mẫu hành vi được nêu trong sách giáo khoa, qua một số tình huống, mẫu chuyện của giáo viên đưa ra. Do vậy các em nắm bài một cách hời hợt, không chắc chắn, có em học đó rồi bỏ đó không nhớ gì. Cụ thể học sinh biểu hiện trong giờ như sau. Tổng số học sinh Có hứng thú Bình Thường Không hứng thú 35 8 7 20 Để đạt được mục tiêu đó và đồng thời để khắc phục được thực tế dạy đạo đức hiện nay ở trường vấn đề đặt ra đối với chúng ta - những người giáo viên là làm sao để các em nhận thức được những tri thức về chuẩn mực đạo đức để hình thành ở các em ý thức đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức cho học sinh. Đây là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của tất cả giáo viên Tiểu Học cũng như cá nhân tôi. Đặc biệt là việc rèn luyện thói quen hành vi đạo đức của học sinh. Chính sự quan tâm, lo lắng này đã thúc đẩy tôi suy nghĩ: Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả dạy học môn đạo đức, giúp các em phát triển nhân cách, trở thành công dân tốt của đất nước. Tôi thấy rằng với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu Học các em rất thích hoạt động vui chơi vì vậy qua việc “Chơi mà học” Các em sẻ nhận thức được hành vi chuẩn mực đạo đức một cách có hiệu quả, nhất là thông qua các trò chơi. Đặc biệt là trò chơi đóng vai, các em vừa phát triển được tính sáng tạo của mình vừa tiếp thu và hình thành thói quen đạo đức một cách tự nhiên như là điều phải có. Nhất là học sinh lớp 4 rất thích được thử vai trong trò chơi. Là một giáo viên Tiểu Học tôi rất tâm đắc với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà đặc biệt là dạy học dưới hình thức tổ chức các trò chơi. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để dạy học theo phương pháp này nhưng những trò chơi phải dễ chuẩn bị, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao đó là điều tôi hằng mong muốn. II/ Giải pháp mới Năm học 2004-2005 tôi là giáo viên trược tiếp giảng dạy lớp 4 – lớp chưa thay sách. Nhờ sự giúp đỡ, chỉ đạo sát đúng của ban lãnh đạo, phụ trách chuyên môn của trường từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng, công cuộc đổi mới giáo dục mà đảng và nhà nước ta hiện nay đang triển khai và thực hiện. áp dụng phương pháp dạy học mới tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp trong việc dạy đạo đức tiết 2 lớp 4. Như chúng ta đã biết mỗi bài đạo đức được thực hiện trong hai tiết. Tiết 1 cung cấp cho học sinh những tri thức và chuẩn mực hành vi đạo đức cụ thể, xây dựng biểu tượng, khai thác ý nghĩa, xây dựng động cơ hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Tiết hai là tiết thực hành giúp học sinh luyện tập cũng cố các kiến thức đã học ở tiết 1 và rèn luyện kỷ năng ứng xử theo chuẩn mực hành vi đạo đức. Tiết 2 có ý nghĩa quan trọng vì ở tiết này học sinh phải được luyện tập thường xuyên, liên tục có hệ thông để kiến thức đạo đức trở thành kỷ năng kỷ xảo. Muốn học sinh có thể luyện tập kỷ năng ứng xử một cách tự nhiên các hành vi chuẩn mực, nắm chắc kiến thức, tôi đã dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là thích hoạt động vui chơi để thiết kế trò chơi đóng vai phù hợp với nội dung từng bài. Các trò chơi này chủ yếu là được thực hiên trong tết 2- Thực hành cũng cố. Trong thời gian dạy từ đầu năm đến nay ở mỗi bài dạy tôi đều thiết kế trò chơi đóng vai. Cách tiến hành như sau: Giáo viên nêu rỏ tên trò chơi, nội dung và cách thức chơi, yêu cầu đối với từng vai (thể hiện hành động thái độ phù hợp) quy tắc chơi, luật chơi, thời gian chơi. Giáo viên phân vai cho học sinh- Học sinh nắm được yêu cầu chơi và nhập vai. Học sinh thực hiện trò chơi- Giáo viên theo dõi (nhắc nhở nếu thấy cần thiết). Chú ý: Để các em phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Đánh giá sau khi chơi. + Học sinh nhận xét qua trò chơi cho học sinh thảo luận nhận ra ý nghĩa giáo dục trò chơi (Giáo viên nêu một số câu hỏi định hướng gợi ý nếu cần). + Giáo viên nhận xét - đánh giá. ** Có một số tình huống giáo viên chỉ nêu ra, học sinh tự tìm ra lời thoại của từng vai để nhập vai. Trường hợp này giúp học sinh phát triển tính sáng tạo say mê nghệ thuật, có vốn sống thực tế. Sau đây là một số trò chơi do tôi thiết kế Bài 1: Kiên trì bền bỉ trong học tập. Tên trò chơi: Quyết tâm học tốt. Các vai: An,Bình. An: Ngồi (làm bài tập) ở góc học tập . Bình: (Vẽ mặt hớn hở) xuất hiện. Chào cậu! An này tối nay, ở sân vận động có đội văn nghệ của xã biểu diễn văn nghệ đấy, chúng mình đi xem nhé. An: Chà thích nhĩ! Nhưng tớ giải chưa xong mấy bài tập. Bài tập cô giáo ra lầp này khó quá. Bình: Cứ đi xem, tý nữa về cậu lại làm tiếp. Bỏ xem buổi văn nghệ này thì tiếc lắm, lâu lắm rồi mới có. An: Tớ sợ đi xem về muộn thì không làm bài kịp. Bình: Hay là thế này, bài này tớ làm xong lúc chiều, chốc nữa về qua nhà tớ lấy bài về mà chép xong ngay ấy mà. An: (Lưỡng lự rồi quyết định) Thôi cậu chịu khó đi xem một mình nhé cảm ơn đã rũ tớ tớ xin lỗi tớ không thể đi xem văn nghệ khi chưa làm xong bài cô ra. Bình: (vẽ mặt tiu nghĩu) nói: Đành vậy thôi - chào cậu. + Câu hỏi nhận xét. Qua trò chơi em thây trong học tập bạn An là người như thế nào? Vì sau em biết. Hành động đó của An nói lên điều gì? Em cần học tập bạn nào? Vì sao?. Bài 2: Tích cực tham gia công việc chung. Tên trò chơi “Bí quyết sai lầm”. Các vai cảnh (Lớp trưởng) Dương, Đông, Hoa Cảnh: (Bước vào lớp) Chào các bạn mình muốn trao đổi với các bạn việc này. Như chúng ta đã biết đội đã phát động phong trào “sạch tường đẹp lớp” ngày mai tổ chức hẳn một buôỉ cho các lớp làm vệ sinh sân trường lớp học. Lớp nào làm tốt có thưởng chúng ta bàn kế hoạch cho ngày mai nhé. Dương: (Có ý kiến) chúng ta tập trung làm sao để lớp mình đẹp sạch sẻ là được vừa được khen thưởng lại khoẻ mọi người. Đông: (giơ tay lên) đắc chí nói: Đúng đấy chỉ cần làm cho phòng học cho chúng ta sạch sẻ đẹp mắt là được. Trên sân trường mặc kệ các lớp họ làm lấy. Đông thế nay làm sao biết lớp nào làm, lớp nào không mà sợ. Hoa: Các cậu nghĩ thế là không đúng đâu, ai cũng như các cậu thì ai làm vệ sinh trên sân trường đây. Vệ sinh sân trường là việc chung, mang lại vẻ đẹp, nơi chơi thoáng mát, sạch sẻ cho mỗi chúng ta. Vì vậy mỗi chung ta, ai cũng phải tham gia công việc chung này một cách tích cực. Cảnh: Hoa nói đúng đấy các bạn ạ! Chúng mình sẻ cùng nhau làm thật tốt nhé. + Câu hỏi nhận xét. Trong ba bạn bạn nào có suy nghĩ về tham gia công việc chung chưa đúng?. Nếu là em em có suy nghĩ giống bạn nào? Vì sao?. Bài 3: Đúng giờ trong sinh hoạt chung. Tên trò chơi: Người đúng giờ. Các vai: Bố Hằng: Đi công tác xa về. Hằng: Phụ trách chung buổi lao động. Hằng: Đang chuẩn bị đóng cữa để đi lao động. Bố Hằng: (Tay xách cặp) bước gần bên Hằng: “Hằng ơi bố đã về rồi”. Hằng: (Nét mặt mừng rỡ) A bố đã về con chào bố. Bố đi công tác về có khoẻ không ạ? Bố có mua quà cho con không?. Bố: Bố vẫn khoẻ làm sao quên quà của con được. Con chuẩn bị đi đâu mà đóng cửa thế. Hằng: Thưa bố chiều nay lớp con lao động. Mẹ thì đi làm chưa về (Hằng lưỡng lự hay là con ở nhà chơi với bố nhá) . Bố: Con cứ đi lao động với các bạn cho đúng giờ tối về bố con mình sẻ nói chuyện. Hằng: Con xin vâng lời bố (Tay cầm xẻng) Con chào bố, con đi lao động kẻo muộn, các bạn chờ. Tối về con nhận quà của bố nhé (Rồi Hằng bước nhan ra khỏi nhà). Bố: (cười tủm tỉm) ừ, con đi nhé!. + Câu hỏi nhận xét: Qua trò chơi em thấy việc làm của Hằng chứng tỏ điều gì? Em có nên học tập Hằng không? Vì sao? Bài 4: Không nói dối. Tên trò chơi. Điều bạn nên làm. Các vai Thanh , Thuý, Mẹ Thanh. Hai bạn Thanh và Thuý trên đường đi học về đang trò chuyện với nhau. Thanh: Hôm nay mình bị điểm 2 và cô giáo ghi sổ liên lạc báovề cho gia đình. Thuý: Cậu phải trình sổ với bố mẹ và sữ chữa, cố gắng học tốt để không bị điểm kém nữa. Thanh: Nhưng như vậy mẹ mình sẻ buồn lắm, bố mình lại hay đánh nữa minh sợ lắm. Thuý: Cô giáo đã dạy chúng ta là không được nói dối cơ mà. Nhất định cậu phải nói thật với bố mẹ. Đó là điều nên làm. Thanh: (Vẽ mặt buồn) ừ minh sẻ làm theo lời khuyên của bạn. Hai ban cùng về nhà Thanh, gặp mẹ Thanh. Thanh: Con chào mẹ ạ. Thuý: Cháu chào bác ạ!. Mẹ thanh: Mẹ chào con, Bác chào cháu. Hai đưa hôm nay học có giỏi không?. Thanh: (Vẽ hối lỗi) con xin lỗi mẹ vì không làm bài tập về nhà nê con nhận điểm 2 và cô giáo gữi sổ liên lạc về cho bố mẹ đây ạ Thanh đưa sổ bằng hai tay cho mẹ. Mẹ Thanh: (Dơ tay cầm sổ ra xem) con thành thật không nói dối là tốt. Chỉ có thật thà nhận lỗi mới thànhcông được mẹ tha lỗi cho con nhưng từ nay phải chăm chỉ học tập đấy nhé. Thanh: Con cảm ơn mẹ, con hứa sẻ học tốt để bố mẹ vui lòng. + Câu hỏi nhận xét: Qua trò chơi em thấy bạn thanh là người như thế nào?. Bạn thanh có đáng khen ngợi không? Vì sao?. Em đã có lần bị điểm kém như bạn Thanh chưa? Khi bị điểm kém em đã làm gì? Em thấy việc làm của mình như thế đúng hay sai? Vì sao? Bài 5: Bênh vực bạn yếu. Tên trò chơi: Người bạn mới. Các vai: Nhung, Thắng, Hiếu và một tốp 3 đến 5 bạn. Trên đường đi học về, Thắng vừa đi vừa suy nghĩvề bài toán khó hôm nay (lẩm bẩm) – (Tuổi mẹ ba phần tuổi con....) bổng nghe phía trước có tiếng cải nhau và có mấy bạn xung quanh. Thăng: Đi nhanh tới vừa nghe tiếng nói tục của một bạn trai (Bạn hiếu), Thái độ hung hăng muốn đánh 1 bạn gái (Bạn nhung). Thắng: (Nghiêm dong) dừng tay, chuyện gì mà lớn tiếng thế? Hiếu: Nó ra vẽ ta đay là giỏi, hôm làm bài kiểm tra tao xem nó không cho, bây giờ tao bị điểm 2, tao cho một trận cho mất tính tự hào đi. Cả tốp: Đánh cho mất kiêu đi. Nhung: không phải đâu, mình không sai, bình thường hằng ngày mình đã bày cho bạn ấy học, nhiều lúc bạn ấy chỉ thích chơi. Cô giáo bảo khi làm bài kiểm tra tuyệt đối không được cho bạn nhìn bài. Minh không cho bạn chép bài kiểm tra thế là bạn gây sự đòi đánh. Thắng: (Nghiêm mặt nhìn thẳng vào hiếu và tụi bạn) Cậu làm như thế có đáng mặt con trai không? đừng cậy mình tợn mà bắt nạt bạn gái. Từ nay bỏ cái lối bắt nạt người khác một cách vô lý đi. Muốn đạt điểm cao phải chịu khó mà học. Hiếu và tốp bạn: (Cúi mặt) đi nhanh về phía trước. Nhung: Mình cảm ơn bạn. Thắng và Nhung cùng rảo bước đi về. + Câu hỏi nhận xét: Ai là người đáng bị chê trách ? vì sao?. Em học tập ai? Vì sao? Nếu em là hiêu em sẻ làm gì? Bài 6: Gần gũi giúp đỡ thầy cô giáo. Tên trò chơi: Cô giáo ốm. Các vai: Trang trong vai cô giáo ốm- ngồi cúi mặt ở bàn . Học sinh cả lớp. Giáo viên đưa ra tình huống. Trong suốt tiết học toán cô giáo gắng giảng bài thật đầy đủ đến với các em song cô rất mệt. Trống báo hiệu giờ ra chơi, như mọi hôm cô giáo chào cả lớp, dặn các em chơi ngoan rôi đi lên văn phòng trường. Nhưng hôm nay thì không, cô cho các em ra chơivà im lặng cúi mặt xuống bàn trông mệt lắm. Giáo viên: Lúc đó em sẻ làm gì để giúp đở, động viên cô giáo. Học sinh xung phong nhập vai giúp đở, săn sóc cô giáo. (Cho nhiều em được thực hiện việc giúp đở săn sóc cô bị ốm, lần lượt từng em hoặc vài ba em cùng lúc). * Cần Chẩn bị dụng cụ chơi như: Cốc nước, dầu phật linh, quạt..vv. + Câu hỏi nhận xét. Em thấy các bạn đã chăm sóc cô giáo ốm như thế nào? Việc làm đó của các bạn chúng tỏ điều gì? Em có làm được như các bạn không?. Bài 7: Giữ lời hứa. Tên trò chơi: Quyển truyện hay. Các vai: Minh (Người có quyển Sổ). Nam: Bạn câu cá của Minh. Trường: người có quyển truyện hay. Một ngày chủ nhật, minh và Nam đi câu cá. Trên đường đi (Hai bạn trên vai vác hai cần câu) Nam nói với Minh: Hôm nay cố gắng câu được nhiều cá đưa về, một ít mẹ nấu còn lại mình sẻ bán mua một quyể sổ dày để làm bài tập toán cho lâu hết. Minh: Được chung ta sẻ cố gắng câu thật nhiều cá. Còn quyể sổ dày cậu cần mình sẻ tặng, với điều kiện cậu phải dành đựơc nhiều điểm 10 đấy!. Nam: (nét mặt vui mừng) mình cảm ơn cậu, mình sẽ cố gắng khi câu được cá về, đến đường rẽ hai bạn chia tay nhau về hai ngã. Minh gặp Trường trên tay cầm quyển truyện. Minh: (giơ tay cầm quyển truyện của Trường vẽ bất ngờ) cậu có quyển truyện hay thật, mình cũng đang tìm mua. Trường: Câu có quyển sổ dày rất đẹp, đúng không? Cậu thích mình đổi cho đấy. Minh: (Vẻ mặt hớn hở toan đồng ý, liền chợt nghĩ đến mình đã hứa tặng Nam và nói) Đúng, mình rất thích quyển truyện này nhưng lấy quyển sổ của mình đổi thìo không được, mình đã hứa cho Nam rồi. Trường: Cậu thật là, mình nói cho nhưng bây giờ mình đổi để lấy quyển truyện mà mình đang tìm mua chưa được, Nam không trách cậu đâu. Minh: Bạn ấy trách hay không mình không quan tâm. Mình đã hứa rồi nhất định mình sẽ tặng cậu ấy. Câu hỏi nhận xét: Các em thấy các bạn biểu diễn như thế nào? Trong 3 bạn ai là người đáng khen? Vì sao?. Nếu em là Minh em sẽ làm gì?. Bài 8: Tiết kiệm tiền của. Tên trò chơi : Phóng viên phỏng vấn. Các vai: Minh Trang: phóng viên. Cả lớp học sinh: khán giả (đều được phỏng vấn). Minh Trang: (Bước từ cữa lớp vào tay dơ lên chào khán giã) Xin chào các bạn tôi là phóng viên nhà báo nhi đồng được biết lớp các bạn có nhiều thành tích trong việc tiết kiệm tiền của tôi đến đay xin được phỏng vấn các bạn. Minh Trang: (Cầm MIC) đến gần một học sinh chào bạn tên bạn là gì? Học sinh: (khán giả) trả lời. Minh Trang: Là một học sinh bạn đã làm gì để tiết kiệm tiền cuả?. Học sinh: ( được phỏng vấn) Tôi giữ gìn sách vở cẩn thận không bị mất sách hay để sách bị rách. Minh trang: (Đến chổ một học sinh khác) thế còn cậu, cậu đã làm gì để tiết kiệm tiền của. Học sinh: (Khán giả) tôi giữ bút thước cẩn thận không để mất hay gảy.... Minh trang: (Đến chổ một học sinh khác) ở lớp bạn đã làm gì để tiết kiệm tiền của?. Học sinh: Tôi có thói quen khi mọi người ra chơi là tôi tắt quạt điện hể có bạn nào trèo lên bàn ghế là tôi nhắc nhở. Minh Trang: Chào bạn, bạn tên là gì? Học sinh: (khán giả) trả lời: Minh trang: ở gia đình bạn làm gì để tiết kiệm tiền của? Học sinh: Ra khỏi nhà là tôi tắt bóng đèn, tôi không xin bố mẹ tiền để mua những thứ không cần thiết lắm mà chỉ mua những gì cần thiết nhất. Minh trang: (Đến chổ học sinh khác) còn bạn bạn đã làm gì để tiết kiệm tiền của. Học sinh: Tôi mặc quần áo rất giữ gìn, không trèo cây, nghịch ngợm để quần áo luôn được bền đẹp. Quần áo bị đứt chỉ tôi may lại (như cô giáo đã bày) để mặc. Không đòi bố mẹ mua quần áo mới. Câu hỏi nhận xét. Để tiết kiệm được tiền của một cách phù hợp các bạn đã nói lên việc làm của mình như thế đúng chưa? Ngoài ra em có cách nào để tiết kiệm tiền của nữa không? Hãy nói rõ cách của mình?. Bài 9: Tiết kiệm thời giờ. Tên trò chơi: Cô bé ham chơi. Các vai: Mẹ, Mai (Chị), Đào (em). Đầu giờ chiều đi làm mẹ dặn hai chị em ở nhà học bài rồi chị nấu cơm, em quét dọn nhà cửa. Mẹ đi rồi hai chi em vâng lời vào bàn học một lúc sau Đào học bài xong và em nói vơí chị. Đào: (Tay gấp sách) Chị ơi em học bài xong rồi em đi chơi tý rồi về. Chị: Em còn việc quét dọn nhà cửa nữa cơ mà. Đào: Em biết rồi, chị yên tâm, giờ còn sớm,em đi chơi tý rồi quét cũng chưa muộn, Mẹ chưa về đâu, nói rồi Đào chạy ngay ra khỏi nhà. Mai: Làm bài tập xong vào nấu cơm ngay kẻo mẹ về chưa có cơm ăn, cơm nước sắp xong vẫn chưa thấy em về. Vừa lúc đó Mẹ đi làm về. Mẹ: (Nhà cửa chưa quét) hỏi em đâu con và mẹ tay cầm chổi quét nhà. Đào: (Vừa lúc đó) hớt hải chạy về nhà em đứng sững người nhìn mẹ quét nhà (vẻ hối hận) Con xin lỗi mẹ, con mãi chơi quên mất. Mẹ: Từ nay con phải nhớ, xong việc rồi mới được chơi. Thời gian không đợi chờ ai, con phải biết tiết kiệm thời giờ để làm những việc có ích. Đào: Vâng thưa mẹ từ nay con sẽ làm đúng lời mẹ dạy. Qua trò chơi em thấy ai là người đáng khen? Vì sao?. Đào đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Vì sao?. Nến em là Đào em sẻ làm gì để mẹ vui lòng? Bài 10: Chăm sóc ông bà cha mẹ. Tên trò chơi: Người con ngoan. Các vai: Na (trong vai mẹ): Mẹ: Hai tay xách hai túi cồng kềnh nhiều thứ, dáng vẽ mệt nhọc thở hổn hển. Giáo viên nêu nội dung: Một học sinh đang ngồi học bài ở nhà thì mẹ đi chợ về trông giáng vẻ rất mệt nhọc, với nhiều thứ cụ thể như bạn Na ở đây (Giáo viên chỉ Na trong vai Mẹ). Hãy đóng vai các con để chăm sóc mẹ lúc đó. Học sinh xung phong lên đóng vai: thể hiện bằng lời noi, việc làm, hành động cử chỉ của mình đối với mẹ lúc này. Học sinh thể hiện vai con, người (vai mẹ) Mẹ cùng nhập vai. + cần chẩn bị cho trò chơi: Dụng cụ: Quạt giấy, cốc nước, khăn mặt, chậu nước, ghế, nón.... cho học sinh nhập vai. Bài 12: lễ phép với người lớn. Tên trò chơi: Người lễ phép. Các vai: Hoàng, Hà (Hai anh em sinh đôi) Bác Hải. Hoàng và Hà (Vai mang cặp) vui vẻ rảo bước về nhà thì gặp bác Hải từ trong nhà đi ra. Hoàng: (dừng lại, khoanh tay, cúi đầu) cháu chào bác ạ. Hà đứng nhìn dững dưng . Bác Hải: (Mỉm cười và xoa đầu Hoàng) bác chào hai cháu. Hà: (để bác Hải đi rồi liền quay lại nói với Hoàng) Bác ấy có biết mình là ai đâu mà anh chào. Hoàng: Bác ấy từ nhà mình đi ra biết đâu là bạn của bố, mẹ thì sao. Hơn nữa dù không biết bác ấy là ai thì chúng ta cũng nên chào hỏi. Cô giáo dạy: “Gặp người lớn tuổi hơn ta Cư xử lễ phép mới là trò ngoan”. Em phải nhớ đấy. Hà: Vâng, em hiểu rồi ạ! Câu hỏi nhận xét: Qua trò chơi này em thấy bạn Hà đã biết lễ phép với người lớn chưa? Vì sao?. Ai là người đáng khen? Vì sao?. Em học tập bạn nào vì sao? C/ Kết quả áp dụng Qua thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2004 đến nay những trò chơi trên đã được tôi đưa vào phù họp với tiết dạy phù hợp với nội dung từng bài. Ngoài những trò chơi giới thiệu ở trên tôi còn tìm tòi, sáng tác một số trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Việc sáng tác và tổ chức trò chơi tuy vất vã nhưng tôi tìm thấy niềm vui ở công việc và cảm thấy yêu nghề hơn. Bởi thông qua trò chơi, quan hệ cô- trò không còn khoảng cách(vì nhiều lúc cô cũng tham gia chơi với trò) Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gủi gắn bó hơn. Tôi thấy các giờ học sôi nổi hẳn lên. Để có thể tham gia vào trò chơi đóng vai, bắt buộc các em phảichú ý đến bài học. Vì thế các em tiếp thu bài chủ động kiến thức cũng thâm nhập vào các em dễ dàng hơn,. Từ khi đưa trò chơi đóng vai vào các tiết dạy đạo đức các em có hứng thú rỏ nét trong các giờ học. Các em luôn mang đến tiết học đạo đức. Số học sinh hứng thú với môn đạo đức là 100% khiến giờ học không còn nhàm chán, thụ động, ghò ép nữa. Trò chơi đóng vai có sức hấp dẫn lớn, em nào cũng xung phong đóng vai và muốn được thể hiện mình. Do đó các em cũng bỏ dần tính tự ty tự đại, nói năng lưu loát hơn bạo dạn hơn. Một số em còn mỡ rộng thêm cho vốn từ ngữ, biết nhập vai một cách thành thạo, các em phát huy được tính sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. Qua trò chơi đóng vai trong tiết dạy đạo đức các em đã nhận thức đúng đắn hành vi đúng sai (một cách tự nhiên)để điều chỉnh cách ứng xử của mình cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè. Đặc biệt của lớp tôi thấy các em đã có những cử chỉ lời nói rất lễ phép lịch sự, văn minh khi giao tiếp với người khác, biết xin ghi nhận, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi thấy mình sai...v.v. Các em thật sự đoàn kết, yêu mến nhau hơn. Chính vì vậy mà môn đạo đức được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở bảng so sánh sau: Đầu năm Giữa kỳ 1 Giữa kỳ 2 Khá giỏi TB Yếu Khá giỏi TB Yếu Khá giỏi TB Yếu 12 18 5 20 12 3 32 3 0 Như vậy trò chơi đóng vai được đưa vào các tiết dạy có hiệu quả cao giúp các em nắm chắc và nâng cao nhận thức về đạo đức và giúp các em rèn luyện, hình thành các thói quen đạo đức để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt. D. Bài học kinh nghiệm Trong thời gian qua bản thân tôi đã thiết kế một số trò chơi và đưa vào trực tiệp trong bài dạy phải nói rằng việc cũng cố rèn luyện, kỷ năng ứng xử ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế một số trò chơi đóng vai ở tiết 2 môn đạo đức lớp 4.doc