Đề tài Thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Lễ hội chùa Hương 2

NỘI DUNG 3

I. Giới thiệu khái quát về lễ hội chùa Hương. 3

II. Khảo sát thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội. 9

1.Tác động của môi trường đến du lịch 11

2. Tác động của du lịch đến môi trường. 15

3. Thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội. 17

III.Một số giải pháp 41

LỜI KẾT 45

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân... và các tín thí ở đồng quê đã góp công của đúc nên chiếc chuông này. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo ở trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng 27 tức năm 1766. Đáng lưu ý là quả chuông đúc thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh nhị niên (1793) trước treo trong động Hương Tích, nay treo ở nhà tổ chùa Thiên Trù. Văn khắc trên chuông cho biết công lao của nhà sư tự Hải Viên đã đi phổ khuyết thập phương đúc nên quả chuông này. Chuông cao 1m02, đường kính đáy là 0,56m. Thân chuông có gờ chia làm bốn múi. Bốn góc nổi bốn vú chuông, xung quanh vú là hạt tròn trông như hình bông cúc. Chuông chùa như khí cụ tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng như những đợt mưa thấm nhuần vào chúng sinh. Ngoài giá trị của tượng Phật như đã nói ở phần trên thì ở chùa Hương cổ vật bằng đá khá nhiều. Điển hình là bia đá. Loạt bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ...), bia ma nhai (bia mài khắc trên vách đá) theo thống kế sơ bộ có khoảng 60 đơn vị. Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia Thiên Trù tự bi ký hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa. Bia có niên đại Chính Hòa thứ bảy (1686). Nhờ bia này người đời sau biết được thời ấy hòa thượng Viên Quang "một lòng thanh khiết, tinh thông tam bảo, trong tu sửa động báu Hương Tích, ngoài mở Phật cảnh Thiên Trù". Đây là tấm bia đá lớn, diềm bia được người nghệ sĩ chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khỏe khoắn đưa được hơi thở của cuộc sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật như voi, cua, trâu, vịt... rất có giá trị phản ánh tư tưởng của đương thời. Ít nhiều có giá trị nghệ thuật là bệ đá đặt trước điện thờ Phật ở động Hương Tích thuộc loại hình nghệ thuật thời Lê - Trịnh do hai vương phủ Nguyễn Hữu Phước - Lê Trung Vũ. Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với cái thiện, cái đẹp, phản ánh sự khao khát của con người hướng tới ước vọng tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa du lịch của hội chùa Hương. 2. Tác động của du lịch đến môi trường. Mặt tích cực: + Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia. + Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. + Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. + Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. + Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. Mặt tiêu cực: + Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. + Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. + Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. + Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. + Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. + Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. + Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. + Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... 3. Thực tế môi trường ở chùa Hương mùa lễ hội. a/ Những kết quả đã đạt được. Hàng năm, lượng khách hành hương đổ về các khu di tích, lễ hội, danh lam thắng cảnh tăng cao. Như vậy, khâu tổ chức và quản lý, đặc biệt là công tác lo bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan cho các khu di tích, thắng cảnh... càng đè nặng lên vai các ban quản lý, ban tổ chức lễ hội tại nhiều địa phương. Phát triển du lịch- dịch vụ chú ý tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề quan trọng là đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Qua đó, đảm bảo sự an toàn cho khách khi đến tham quan chùa Hương. Kết hợp phát triển du lịch đồng nghĩa là đi kèm với bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Vì vậy, mỗi năm xã phối hợp với Sở Du lịch mở từ 2-3 lớp tập huấn về Luật Bảo vệ di sản văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong xã, tập huấn về nghiệp vụ du lịch, thái độ đón tiếp phục vụ khách trong mùa lễ hội. Phát triển du lịch- dịch vụ phải toàn diện, lâu bền và đạt hiệu quả kinh tế cao, theo hướng khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương. Để phục vụ tốt hơn trong mùa hội, năm 2007 tỉnh Hà Tây đã đầu tư gần 90 tỷ đồng vào hàng loạt công trình nâng cấp, cơi nới, xây mới cầu, cống, các tuyến đường và trong khu vực thắng cảnh. Trong đó có hơn 63 tỷ cho các dự án bên ngoài khu du lịch bao gồm: Khánh thành, thông xe cầu Tế Tiêu, nâng cấp và mở rộng đường và kè Đốc Tín, xây dựng mới cầu Hội Xá, đổ nhựa apphan cầu Đục Khê… đặc biệt là đoạn từ chùa Thiên Trù lên động Hương Tích, đoạn từ Dốc Tín đến cầu Hội, đường từ bến Trò đến nhà Bia – cổng Nam Thiên Môn... đều được mở rộng thêm, khách hành hương trảy hội chùa Hương sẽ không còn lo ngại vì cảnh đùn đẩy, chen lấn .Cùng với đó là 16 tỷ 306 triệu đồng đầu tư cho các công trình nằm trong khu du lịch bao gồm: Xây bờ trái bến Yến, trồng cây tạo môi trường xanh, sạch, đẹp; san lấp, quy hoạch mặt  bằng cho các hoạt động dịch vụ, xây dựng các trạm kiểm soát vé thắng cảnh, các khu vệ sinh công cộng; cải tạo một số tuyến đường lên các ga cáp treo, lên các chùa, nhà khách… Bên cạnh đó, dự án cải tạo suối Yến đã được ngành Du lịch đầu tư 35,1 tỷ đồng để mở rộng; các tuyến lẻ như: Long Vân, Tuyết Sơn, Thanh Sơn -Hương Đài đã được nạo vét và mở rộng lòng suối để du khách đi lại được thuận lợi và tăng thêm vẻ đẹp cho dòng suối Yến. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, giao thông, an ninh trật tự… cho nhân dân khu vực cũng đã được các ngành phối hợp với địa phương tổ chức tốt. Phương án bảo vệ An ninh chính trị, an toàn xã hội Lễ hội Chùa Hương cũng đã được Sở Công an phê duyệt… Mùa lễ hội Chùa Hương năm 2007 có nhiều thay đổi sau những đợt trùng tu của khu di tích: Con đường từ nhà Bia tới cổng Nam Thiên Môn đã được hoàn thiện rất đẹp. Nhiều động, chùa trong cả quần thể được trùng tu, cải tạo. Các lòng động và sân cũng được xây kè chắc chắn. Các pho tượng Phật Thích Ca, Bồ Tát, Tổ sư... được tu lý theo đúng phương pháp cổ truyền công phu. Quan trọng nhất là hệ thống lưới điện đã vào đến lòng động Hương Tích, thay thế cho điện phát máy , đảm bảo đủ ánh sáng cho du khách hành lễ. Phần lớn kinh phí dành để tôn tạo, tu sửa trùng tu chùa Hương đều do sự đóng góp công đức của các Phật tử và nhân dân địa phương Để nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn cho du khách trẩy hội, hệ thống cáp treo đã được Công ty cổ phần Du lịch vận tải Hương Sơn đầu tư 1.500 tỷ đồng hoàn thành xong việc bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt du khách. Để phục vụ khách hành hương, hệ thống cáp treo Hương Tích hoạt động từ 4 giờ 30 đến 20 giờ. Đặc biệt, cầu Vân Đình (Ứng Hòa) nằm trên quốc lộ 21B (tuyến đường chính từ TP Hà Đông đi Chùa Hương) đã cơ bản hoàn thiện và thông cầu trước Tết Mậu Tý, đảm bảo sự thông thoáng cho đi lại trên tuyến đường này.Hệ thống đường bộ từ khu vực chùa Thiên Trù ra vào các hang động trong quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng được đầu tư thêm 10 tỷ đồng để mở rộng, giúp du khách đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, Ban tổ chức cũng thông báo nhiều dịch vụ trong mùa lễ hội năm nay tăng giá từ 10 đến 50% như vé cáp treo, vé thắng cảnh, vé đò đến các loại đồ ăn thức uống, nhà trọ. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, năm 2008 Ban Tổ chức lễ hội đã cấp thêm thuyền, đò chở khách. Có khoảng 3600 đò lớn, nhỏ được đánh số để phục vụ du khách trên suối Yến đều được đăng kiểm và gắn biển số, quy định tải trọng, 100% người lái đò đều được tập huấn để đảm bảo an toàn và phục vụ tốt du khách; hành lang ATGT khu vực xã Hương Sơn đã cơ bản thông thoáng. Đặc biệt Ban Tổ chức Lễ hội có những qui định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội, nên nhìn chung du khách cũng yên tâm hơn. Bên cạnh đó, xác định việc giữ gìn ANTT trong lễ hội, tạo sự bình yên cho du khách là vấn đề quan trọng hàng đầu, huyện đã phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, chỉ đạo Công an huyện xây dựng kế hoạch phục vụ lễ hội khá kỹ lưỡng. Công an huyện Mỹ Đức đã thành lập tổ công tác vào nắm tình hình ở chùa Hương, phối hợp với xã Hương Sơn tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật và làm tốt công tác ANTT phục vụ du khách, vừa rà soát, truy quét các đối tượng trộm cắp, móc túi. Công tác đảm bảo an toàn giao thông cho du khách trong khu vực cũng được tăng cường. Huyện đã thông báo cấm các loại xe công nông, xe lam... không được phép lưu hành trong khu vực lễ hội và đồng ý cho phép xã Hương Sơn cho một DN có xe chạy điện vào phục vụ du khách từ Đục Khê đến bến Yến. DN kinh doanh và vận hành cáp treo cũng đầu tư thêm 12 ca bin nâng tổng số ca bin cáp treo lên 33 chiếc, phục vụ du khách nhanh chóng, thuận lợi. Để tránh lộn xộn trong khu vực dịch vụ hàng quán, huyện đã quy hoạch các điểm dịch vụ hàng quán với phương châm không để ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và không lấn chiếm hành lang trên tuyến. Hiện nay, Ban Quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã ký hợp đồng với Công ty Quản lý môi trường khu vực Hương Sơn thường xuyên thu gom rác thải trên các tuyến và lòng suối, đồng thời tổ chức chôn lấp rác vào các điểm đã quy hoạch theo quy định. Đối với nhiều phật tử, về với chùa Hương là về với cõi Phật để cầu cho quốc thái dân an, cầu cho một năm an lành, hạnh phúc, an khang thịnh vượng cho nhà nhà, người người. Tới chùa Hương, du khách được vãn cảnh chùa, được tham quan những hang động, những thắng cảnh, tạm quên đi bao lo toan để tâm hồn được thanh thản nơi cõi phật. So với  mùa lễ hội năm 2007, mùa lễ hội năm 2008 được chuẩn bị kỹ lưỡng và ngay từ tháng 10-2007, UBND huyện Mỹ Đức đã thành lập xong Ban Chỉ đạo, BTC lễ hội chùa Hương năm 2008 với đầy đủ các tiểu ban, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo an ninh. UBND huyện đã cấp kinh phí hơn 7 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng bến Trình (120m), đường lên xuống từ Thiên Trù lên động Hương Tích (915m), xây dựng 3 công trình vệ sinh tự hoại, 3 trạm công an trên lộ trình hành hương... Ban quản lý đầu tư chùa Hương cũng đang hoàn thành tuyến đường từ bến Trò lên sân Thiên Trù. Tuy nhiên, vấn đề khiến BTC băn khoăn và là thực trạng tái diễn hàng năm, đó là công tác đảm bảo ANTT, chống mê tín dị đoan, vệ sinh môi trường.  Ông Lê Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng BTC Lễ hội chùa Hương năm 2008 cho biết: Chúng tôi đã phối hợp với CA tỉnh, CAH Mỹ Đức lên phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn ANTT, bố trí 100 cán bộ cảnh sát ứng trực 24/24h trên tất cả các tuyến nhằm tạo mọi thuận lợi cho du khách thập phương, tiến tới giảm thiểu và triệt tiêu tình trạng kẻ gian móc túi, gây lộn xộn trong những ngày cao điểm lễ hội. Bên cạnh đó, hệ thống hàng quán dịch vụ được bố trí ngăn nắp, thông thoáng hơn. Quy hoạch dịch vụ trong khoảng sân từ nhà bia đến Nam Thiên Môn được mở rộng ra 20m, thay vì 10m để tăng hiệu quả diện tích sử dụng. Dọc tuyến Thiên Trù lên động Hương Tích,chúng tôi bắt buộc hạn chế dịch vụ hàng quán, kiên quyết thực hiện đúng mốc giới, đặc biệt trước cổng động Hương Tích sẽ không bố trí hàng quán, tạo điều kiện cho du khách ra vào thuận lợi. Một vấn đề khác thường xuyên xảy ra tại các lễ hội mùa xuân là công tác vệ sinh môi trường. Công tác giữ gìn ANTT và bảo vệ, làm sạch môi trường Chùa Hương sẽ luôn được coi trọng nhất: Lực lượng bảo vệ địa phương được tăng cường. Mỗi chủ đò đều phải có biển ghi tên, số hiệu đeo trước ngực. Trong trường hợp chủ đò có hành vi bắt chẹt khách thì khách chỉ cần nhớ tên, biển hiệu, báo với bất cứ ai trong BTC thì chủ đò đó sẽ bị xử lý nghiêm và phải bồi thường cho khách đi đò. Để giữ sạch môi trường dòng suối Yến trên mỗi thuyền đều có 1 sọt rác, không để tình trạng vứt rác bừa bãi xuống dòng suối. Mọi hành vi đổ rác xuống suối Yến của các cửa hàng ven bờ đều sẽ bị xử phạt nặng. Đò chở khách nào mà không có sọt rác để khách phải vứt rác xuống nước sẽ bị phạt 50 ngàn đồng/lần... Để phục vụ mùa lễ hội chùa Hương năm 2008, suối Yến đã được nạo vét sạch sẽ; đội công nhân thu gom được bố trí suốt dọc các tuyến để thu gom rác thải nhanh và sạch hơn. Nhưng theo BTC, hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của khách hành hương cần được đẩy mạnh và cần có chế tài xử phạt nặng nếu du khách cố tình vứt rác, vi phạm di tích. Suốt các tuyến hành hương, các bảng, biển tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự đối với du khách và nhân dân địa phương đã được lắp đặt ở các vị trí bắt mắt, hy vọng khách thập phương sẽ ý thức hơn trong việc bảo vệ, gìn giữ di tích, sạch đẹp. Tất nhiên, với sự đầu tư và chuẩn bị như thế, cộng với việc giá cả tăng, chắc chắn, mùa lễ hội năm 2008, giá vé thắng cảnh, phí đò ở các tuyến trong khu di tích, thắng cảnh Hương Sơn sẽ tăng. Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tây về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành thu và quản lý sử dụng một số loại phí trên địa bàn tỉnh, trong đó có danh lam thắng cảnh chùa Hương, sẽ áp dụng mức giá vé cả với du khách trong và ngoài nước: Đối với người lớn, điều chỉnh từ 22.500 đồng/lần/người lên mức 29.500 đồng/lần/người; đối với trẻ em, điều chỉnh từ mức 11.250 đồng/lần/người lên mức 14.500 đồng/lần/người. Mức quy định trên chưa bao gồm phí bảo hiểm 500 đồng/lần/người. Tuyến Hương Tích, điều chỉnh từ mức 20.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra) lên mức 25.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra); tuyến đi Long Vân điều chỉnh từ mức 10.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra) lên mức 15.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra); tuyến Tuyết Sơn điều chỉnh từ mức 10.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra) lên mức 15.000 đồng/người/2 lượt (vào, ra). Điều này đồng nghĩa với công tác quản lý, tổ chức, chống thất thoát vé phải đặt lên hàng đầu. Bởi tăng giá vé thắng cảnh, phí đò song chất lượng tổ chức, quản lý không tốt hơn, thì thành công của lễ hội dài nhất nước luôn tiếp đón khoảng 1 triệu du khách hành hương mỗi năm, sẽ khó trọn vẹn. Mùa lễ hội chùa Hương 2008 đã ghi nhận những nét mới từ công tác tổ chức của BTC lễ hội chùa Hương như: quy hoạch lại các điểm dịch vụ, hàng quán và đầu tư kinh phí để phục vụ sửa chữa cơ sở hạ tầng. Tuyến đường lên động chính đã được mở rộng thêm, những đoạn đường cao, nguy hiểm được đổ bê tông có lan can bảo vệ. Dọc đường vào suối Yến cứ 500 mét lại có một biển báo, nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường, niêm yết giá vé và cảnh báo du khách cẩn thận. Công tác vệ sinh môi trường đã được tăng cường, đặc biệt an ninh mùa lễ hội cũng được thắt chặt hơn... Các biển báo nhắc nhở dọc bờ suối Yến Để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách trong 3 tháng diễn ra lễ hội, xã thường xuyên phối hợp với Sở GT-VT tập huấn về Luật Giao thông đường thủy cho lái đò; phát triển rộng mạng lưới bưu chính viễn thông. Để dịch vụ du lịch phát triển, xã luôn tạo mọi điều kiện và khuyến khích các hộ kinh doanh các mặt hàng dịch vụ, tăng cường chỉ đạo thúc đẩy phát triển các ngành nghề để tận dụng số lao động nhàn rỗi, tập trung phát triển các loại đặc sản và mang dấu ấn đặc trưng của Hương Sơn như: Sản xuất rượu mơ Hương Tích, rau sắng chùa Hương, bánh củ mài thương hiệu Chú Béo... Ngoài ra, xã khuyến khích nhân dân đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như: Kinh doanh các loại quần áo trang phục của các dân tộc trang trí với nhiều họa tiết khác nhau, các đồ chơi dân gian... để du khách có thể lựa chọn làm quà lưu niệm. Đồng thời, xã thường xuyên tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống để đảm bảo an toàn cho khách trong suốt thời gian diễn ra lễ hội và mỗi năm đều tổ chức phát động Tuần lễ nước sạch cho hơn 5.000 cán bộ và nhân dân trong xã... Số lượng khách du lịch bốn phương hằng năm đến tham quan lễ hội chùa Hương ngày một tăng. Đạt được những kết quả trên là có sự  tập trung thống nhất của chính quyền xã và người dân Hương Sơn. Với mục đích phát huy tối đa lợi thế về tự nhiên và cảnh quan của xã gắn với đẩy mạnh phát triển các giá trị văn hóa, với những giải pháp đúng đắn, trong thời gian tới tốc độ phát triển kinh tế ở Hương Sơn sẽ có những bước tăng trưởng cao. Với quyết tâm tổ chức và phục vụ tốt lễ hội chùa Hương, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách, mong muốn của huyện là được các cơ quan thông tấn báo chí quan tâm tuyên truyền về các quy chế của lễ hội và Luật Di sản để mọi du khách khi về du ngoạn tại chùa Hương kết hợp với chính quyền, giúp cho Ban tổ chức lễ hội làm tốt công tác quản lý, để chùa Hương thực sự là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. b/Những vấn đề đang gặp phải. Ðầu mùa lễ hội năm nay, lượng khách trẩy hội chùa Hương (Hà Tây) khá lớn, khoảng 40 - 50 nghìn lượt người. Một trong những nguyên nhân thu hút đông khách là cơ sở hạ tầng khu di tích thắng cảnh được cải tạo, nâng cấp và hệ thống dịch vụ có chuyển biến. Tuy nhiên một số điều chưa hay vẫn tồn tại rải rác trên đường lên đất Phật ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường lễ hội. + Những vấn đề từ môi trường tự nhiên Có thể hiểu cảnh quan môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ. Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, cảnh quan môi trường mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi trường liên quan. Tuy nhiên, cảnh quan môi trường có tính độc lập tương đối.Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan môi trường không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tính độc lập của yếu tố cảnh quan môi trường còn thể hiện ở chỗ có những hành vi, mặc dù không làm tác động đáng kể đến những thành phần như đất, nước, không khí... song lại làm ảnh hưởng đáng kể đến cảnh quan môi trường (như viết, vẽ bậy hay xây công trình chắn mất tầm nhìn...). Tác động từ những biến đổi của cảnh quan môi trường lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ cảnh quan môi trường cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch. Khi diễn ra lễ hội không gian di tích trở nên chật chội, vì số người đột ngột đến tham dự và trảy hội. Không gian di tích được hình thành từ lâu đời khi mà cư dân thời đó chắc chắn sẽ ít hơn nhiều lần thời hiện tại. Người xưa trảy hội thường là đi bộ. Thời hiện đại người ta đến với lễ hội bằng nhiều phương tiên cơ giới là chủ yếu. Không gian di tích đã chật hẹp càng trở nên chật chội bởi các loại xe cơ giới gầm rú, thải khí độc. Ai đã từng đi dự lễ hội chùa Hương, lễ hội Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Kho từng chứng kiến cảnh này. Số người tham dự đông, kéo theo nó là hàng loạt dịch vụ cho người trảy hội: ăn, uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân. ở một số hội lớn, diễn ra dài ngày thấy có một số nhà vệ sinh theo kiểu tự hoại, xây kiên cố, tuy nhiên phần lớn là tạm bợ theo lối dịch vụ để thu tiền là chủ yếu, không được xử lý. Rất nhiều hàng quán mọc lên với đủ hình thức nấu nướng. Hàng trăm, hàng ngàn và có thể là hàng vạn con người ăn, uống, hút tiện tay xả rác trên đường đi với vỏ hộp, giấy gói. Các lễ hội được tổ chức vào mùa xuân lại chủ yếu vào tháng Giêng mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, lẽ ra cây cỏ phải được nâng niu bảo vệ nhưng người ta mặc sức dẫm đạp, nhiều khi trèo lên cây cối. Không thiếu những cô cậu muốn lưu tên tuổi đã dùng dao hoặc những vật nhọn khắc lên cây. Nhiều người hái lộc nhưng chặt cả những cành đa, cành si... Tan hội cây cối quanh di tích như trải qua một trận bom, trận bão. Không khí lễ hội rất đông người ăn xin họ nằm ngồi hoặc đi lại dọc đường chèo néo, van xin tiền của khách. Để khách động tâm, người ăn xin thường ăn mặc rách rưới, bộ mặt lem luốc gớm ghiếc. Sau một ngày ăn xin họ thường tề tựu vào một nơi nấu nướng ăn uống, góp một phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Theo tục lệ, “tháng Giêng là tháng ăn chơi” – mùa của lễ hội, nhân dân khắp cả nước đang nô nức vãn cảnh, trẩy hội, lễ chùa cầu phúc, lộc. Tuy nhiên, do sự thiếu ý thức của những người dự lễ hội, hầu hết các lễ hội đều xảy ra tình trạng rác thải tràn lan, tệ nạn cờ bạc vẫn còn nhức nhối, an toàn thực phẩm trở thành nỗi lo chung… Một trong những điều phiền hà nhất cho BTC các lễ hội là rác thải: Hầu hết các lễ hội đều ghi nhận được rằng, rác thải đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường. Lễ hội chùa Hương với hàng vạn lượt khách/ngày, hai khu vực là suối Yến và động Hương Tích đang phải đón nhận bất đắc dĩ hàng trăm tấn rác. Suốt chiều dài gần 3km của suối Yến, từ đền Trình, đến bến Đục Khê, là một bãi xả rác khổng lồ với hàng trăm loại từ vỏ lon bia, nước ngọt, hộp sữa, đến các túi ni-lông… nổi lềnh phềnh trên mặt nước. BTC lễ hội đã bố trí 3 chiếc đò (một chiếc ở ngay Đền Trình, một chiếc ở núi Đổi chèo, một chiếc ở bến Đục Khê) chuyên làm nhiệm vụ vớt rác, nhưng vẫn không kịp vớt hết các loại mà du khách vô tình hay cố ý xả xuống lòng suối Yến. Vào trong động Hương Tích, ngay ở cửa động, hai bên được BTC đặt hai thùng rác khổng lồ. Nhưng, hai thùng vẫn chứa không đủ, rác tràn cả ra ngoài. Các vãi ở đây cho chúng tôi biết, chỉ riêng khu vực động Hương Tích mỗi ngày thu gom được 25 thùng rác. Vấn nạn lớn này bắt nguồn từ những nguyên nhân chính là các điểm lễ hội không chuẩn bị chu đáo việc bảo vệ môi trường, không có hoặc thiếu, không bố trí đủ các thùng rác công cộng. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là do người đi dự lễ hội không có ý thức bảo vệ môi trường. Mặc dù dọc bờ suối Yến các biển báo nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi đã được dựng lên nhiều nhưng rác vẫn được xả trực tiếp xuống dòng nước. Bên cạnh đó, môi trường ở chùa Hương tiếp tục bị báo động. Hiện có khoảng 3200 đò hoạt động tại bến én. Để góp phần cải thiện môi trường BTC đã phát túi rác miễn phí cho mỗi đò, nhưng theo quan sát của chúng tôi không thấy đò nào có “túi rác lịch sự” đó cả. Điều đáng nói hơn, dọc đường từ Thiên Trù lên Hương Tích không thấy bất kỳ một thùng rác di động nào. Có lẽ, khu vực Thiên Trù được “ưu tiên” hơn cả khi xuất hiện một vài người ở tổ vệ sinh luôn tay nhặt rác. Có thể dễ dàng nhận thấy một điều, cả du khách, người dân địa phương đều tồn tại một cách nghĩ “ăn xổi ở thì”, cả năm đến một lần, mua bán cũng chỉ một lần, thảnh thử “cùng nhau xả rác”. Rác tại khu du lịch chùa Hương đáng rung hồi chuông báo động. Rác mọi nơi mọi chỗ, từ cổng vào đến bên trong, từ suối đến đường bộ. Ngồi trên cáp treo nhìn xuống đường bộ lên động Hương Tích sẽ thấy cơ man nào là rác. Rác được xả ra từ các hàng quán dịch vụ bên đường, từ khách thập phương, trong khi đó số lượng thùng rác BTC đặt ra dọc đường quá ít. Có chỗ, tìm cũng chẳng thấy nên khách cũng chẳng ngần ngại xả rác luôn ra đường Từ bến đỗ cáp treo vào động Hương Tích, những tấm biển quảng cáo, bảng chỉ dẫn nhà vệ sinh lẫn giữa những biển hiệu quán kem, sữa chua- g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12037.doc
Tài liệu liên quan