Đề tài Thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay

Đầu đề trích dẫn.

Là loại đầu đề trích dẫn trực tiếp câu nói của chủ thể được nói tới trong bài. Đầu đề này tạo cho độc giả cảm giác nguồn tin của tác giả đáng tin cậy vì phải là người trực tiếp gặp, nghe nhân vật nói mới có thể đưa ra lời trích dẫn đó. Chủ thể của lời trích dẫn thường là những nhân vật nổi tiếng, hoặc những người tiêu biểu trong xã hội. Loại này thường được sử dụng trong bài phỏng vấn, lời phát biểu hoặc bài chân dung.

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế sử dụng đầu đề bài báo hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. (Hànộimới, ngày 1/5) + Enya – nữ hoàng của những bản thánh ca. (Lao động cuối tuần, ngày 9/5) + Xuân Đỉnh – vùng quê giàu truyền thống cách mạng. (Hànộimới, ngày1/5) … 2.3/Đầu đề câu hỏi Đây là đầu đề này được sử dụng khá phổ biến trên các báo. Căn cứ vào những mối quan hệ giữa nội dung và tên bài, chúng tôi thấy có hai loại: Câu hỏi ở đầu đề được trả lời trong bài Câu hỏi ở đầu đề không được trả lời trong bài. - Câu hỏi ở đầu đề được trả lời trong bài Với loại này, độc giả được hứa hẹn một câu trả lời chắc chắn ở phía dưới bài. Đầu đề này thường có từ để hỏi Vì sao, tại sao, như thế nào… Hoặc được dùng cho những bài phỏng vấn, hoặc đối với những bài mà câu hỏi đã mang giá trị khẳng định 9độc giả chỉ biết điều này sau khi đã đọc xong bài. Và có thể coi đây là một thủ pháp nhằm gây sự chú ý của độc giả. Ví dụ + Vì sao nông sản Việt Nam cần có thương hiệu? (Hànộimới, ngày 8/1) Bài viết gồm 2 phần, trong mỗi phần đề có đưa lời giải thích cho đầu đề. Đó là: xây dựng thương hiệu cho nông sản nhằm nâng cao sức mạnh cạnh trnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và để mức tiêu thụ trái cây Việt Nam ở nội địa và xuất khẩu không bị chênh lệch. + Vì sao giá thuốc tăng 100 – 400%? (Lao động cuối tuần, ngày 22/8) Bài này chỉ ra nguyên nhân của việc tăng giá thuốc là do một số mạng lưới đã thao túng việc phân phối độc quyền, nhiều tầng nấc. Giá bán được nâng lên bằng nhiều thủ đoạn lắt léo, khi thuốc đến tay bệnh nhân thì đã tăng từ 100 – 400%. + Năm 2003: các trường tuyển sinh như thế nào? (Tuổi trẻ, ngày2/2) Bài viết đưa ra số điểm chuẩn các trường ĐH của năm 2003 để độc giả biết được điểm chuẩn của năm trước, qua đó họ có thể lựa chọn trường cứ vào số điểm đưa ra. + Cháy rừng có chủ ý, làm sao để ngăn chặn? (Hànộimới, ngày 3/6) Bài nói về các rừng thuộc thành phố Hà Nội thường xảy cháy mà một trong những nguyên nhân là do con người gây ra. Để ngăn chặn tình trạng này, phải xét xử nghiêm minh với đối tượng gây ra. Và ngành kiểm lâm cũng phải được trang bị các hồ chứa nước di động, các loại máy bơm hiện đại, khi quy hoạc rừng phải tạo nước dự trữ cho công tác phòng, chữa cháy rừng. + Vì sao vẫn phải mua vàng giá cao? (Tuổi trẻ, ngày 6/5) Bài cho biết, giá vàng thế giới đã giảm nhưng trong nước vẫn cao. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sau khi nhập vàng về phải chờ gia công thành vàng miếng mới bán ra thị trường và phải tuỳ thuộc vào lượng vàng các ngân hàng thương mại bán ra để điều chỉnh giá. Bài viết này có dung lượng khá dài, độc giả muốn biết nguyên nhân thì phải đọc hết cả bài, do vậy dễ dẫn đến mất thời gian của họ. + Mua đất dự án: làm gì để tránh rủi ro? (Tuổi trẻ, ngày 4/6) Bài viết nêu trường hợp mua đất dự án bị “cò” lừa. Sau đó có đưa ra lời khuyên khi mua nhà, đất: không mua qua tư nhân, tìm hiểu kỹ tình trạng đền bù, giải toả, nói rõ mục đích mua và phải chú ý tới các nội dung trong bản hợp đồng. + Vì sao Thể Công thay tướng? (Hànộimới, ngày 2/2) Bài viết chỉ ra nguyên nhân ở lối chơi vô hồn, sự liên kết cầu thủ lỏng lẻo, ý thức chiến thuật và chiến thắng kém, cầu thủ lấy thô bạo làm vũ khí… dẫn đến những trận thua liên tiếp và nguy cơ rớt hạng. + Kiến nghị của cử tri giải quyết được đến đâu? (Tuổi trẻ, ngày 9/1) Bài đưa ra nhiều kiến nghị của các cử tri về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề giao thông. Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ mới được đưa vào dự kiến để xem xét, chứ chưa được giải quyết để khắc phục, xử lý nhiều vấn đề do dân kiến nghị. + Nông dân nuôi gà: Trắng tay mà còn… trả lãi!? (Tuổi trẻ, ngày 22/3) Bài viết về việc người nông dân bị thất thu vì đàn gà bị thiêu huỷ trong dịch cúm gia cầm, họ phải chờ tiền hỗ trợ nhưng vẫn chưa có. Trong khi đó, tiền nợ ngân hàng họ vẫn phải chịu lãi và đành tiếp tục chờ chủ trương “xử lý” các món nợ của cơ quan chức năng. Kiểu đầu đề này giống như lời khẳng định, độc giả có thể hiểu ngay thông tin. + Bưu điện Hà Nội: Tính cước sai còn doạ cắt dịch vụ? (Tuổi trẻ, ngày 19/8) Bài cho biết việc nhiều thuê bao dịch vụ Mega VNN bị bưu điện Hà Nội tính cước sai khiến mỗi tháng họ phải thanh toán một khoản tiền lớn. Đáng lưu ý hơn, họ còn bị doạ sẽ cắt dịch vụ nếu không trả tiền cước đúng thời hạn. Cũng giống như đầu đề trên, đầu đề này tuy đặt câu hỏi nhưng thực chất đã là lời khẳng định. + Xe đạp Việt Nam bị kiện. Vì sao? (Tuổi trẻ, ngày 12/8) +Vì sao Trung Quốc phải hạn nhiệt tăng trưởng? (Hànộimới, ngày 12/5) + Tiền polyme bảo quản và sử dụng như thế nào? (Hànộimới, ngày 16/2) + Thị trường phân bón: lại “sốt”, Tại sao? (Tuổi trẻ, ngày 3/8) + Vì sao sinh viên phải làm việc trái nghề? (Hànộimới, ngày 16/2) + Nhà ở cho người thu nhập thấp: Vì sao triển khai muộn? (Tuổi trẻ, ngày 17/2) + Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có gì mới? (Hànộimới, ngày 10/5) - Câu hỏi ở đầu đề không được trả lời trong bài. Ở loại đầu đề này, thông tin trong bài thường chưa được giải quyết. Tác giả chỉ nêu sự kiện, hiện tượng, quá trình và để độc giả tự suy nghĩ, tự hiểu sự kiện đó chứ không nêu nhận định của mình Ví dụ: + Phải sống chung với ô nhiễm đến bao giờ? (Tuổi trẻ, ngày 2/1) Bài viết về cuộc sống của người dân ở phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ hành Sơn, Đà Nẵng khi phải chịu ô nhiễm nguồn nước và không khí từ hơn 10 năm nay. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, tuy nhiên các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp gì, cho nên người dân nơi đây không biết đến bao giờ mới thoát khỏi ô nhiễm. + Bao giờ Hà Nội có nhà trọ công nhân? (Hànộimới, ngày 26/2) Bài viết đưa ra con số lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội phải sóng ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột do không có chỗ ở cố định và dễ dẫn đến sức lao động bị giảm hoặc sa vào các tệ nạn xã hội… Việc bao giờ các doanh nghiệp Hà Nội có khu nhà trọ cho công nhân vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. + Khu di tích Hoàng thành – liệu có thành hồ chứa nước? (Lao động cuối tuần, ngày 29/2) Bài nói về việc bảo vệ khu di tích Hoàng thành – Thàng Long trong mùa mưa bão. Các mái che đã được dựng lên để tránh nước mưa từ trên xuống cho khu di tích, nhưng việc nước dưới hố khai quật dâng từ dưới lên thì lại chưa có hướng giải quyết triệt để. Bài không nêu ra khả năng khu di tích sẽ bị ngập, nhưng cũng không đưa ra biện pháp khắc phục vấn đề này. + Núi Bân: ai bán, ai mua? (Tuổi trẻ, ngày 10/1) Di tích lịch sử văn hoá quốc gia Núi Bân (xã Thuỷ An, Huế), nơi vua Quang Trung lập bàn tế trời đất lên ngôi hoàng đế đã bị người dân địa phương tự do chiếm dụng và chia nhỏ để bán làm nơi chôn cất, biến nơi đây thành nghĩa địa. Chính quyền nơi đây vẫn chưa có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng này. + Việt Nam sẽ có điện hạt nhân? (Hànộimới, ngày 31/5) Bài viết không đưa ra câu trả lời vì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới chỉ trong dự án. Bài báo chỉ ra cái ta còn thiếu khi xây dựng nhà máy, đó là nguồn nhân lực, những văn bản pháp luật phục vụ cho việc nội địa hoá điện hạt nhân, hơn nữa vị trí xây dựng nhà máy vẫn chưa được xác định. Do vậy, tuy bài viết không khẳng định nhưng độc giả cũng hiểu việc sử dụng điện hạt nhân hạt nhân chỉ là chuyện trong tương lai. + Vùng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên Di sản phi vật thể được UNESCO công nhận? (Lao động cuối tuần, ngày 16/5) Bài viết nói về việc Ban Di sản văn hoá phi vật thể (Bộ VH – TT) chọn “Vùng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” làm ứng cử viên để đệ trình UNESCO đưa vào danh mục di sản thế giới. Việc có được công nhận là di sản thế giới hay không còn phụ thuộc thời gian sắp tới. + Sân vận động quốc gia Mỹ Đình Bao giờ thu mới đủ chi? (Hà Nội mới, ngày 12/1) Việc khai thác, bảo dưỡng và sử dụng sân vận động thời hậu Sea Games22, trong đó Ban quản lý khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình đứng ra điều hành hoạt động. Ngoài việc tổ chức các trận đấu giao hữu bóng đã, BQL có thể cho thuê sân thi đấu, sân tập, cửa hàng… CLB Thể Công đánh tiếng thuê sân là một tín hiệu vui, tuy nhiên CLB sẽ gặp khó khăn do kinh phí thuê cao, vị trí sân lại xa trung tâm… Vì vậy, không có các CLB thuê sân dài hạn, không thu hút các giải quốc tế thì việc đảm bảo thu chi của SVĐ vẫn là điều nan giải. + Bảo tàng Hà Nội – Lỗi hẹn đến bao giờ? (Lao động cuối tuần, ngày 8/2) Trong khi hầu hết tỉnh thành trong cả nước thì Hà Nội vẫn chưa có một bảo tàng cho riêng mình. Do vậy, việc thành lập một bảo tàng của Hà Nội là rất cần thiết để những hiện vật của thủ đo không phải “ở nhờ” trong kho của một bảo tàng TW. Tuy nhiên, từ nhiều năm việc xây dựng này vẫn chưa đến đâu vì cứ lần khất lần này lần khác. Bởi vậy, không biết đến bao giờ bảo tàng Hà Nội mới được xây dựng. + Canh dưỡng sinh: chữa khỏi bệnh ung thư và Aids? (Tuổi trẻ, ngày 9/3) Canh dưỡng sinh là một món ăn do người Nhật phát minh, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể. Bài viết đưa ra lời phân tích của trưởng khoa nội 2, viện y dược dân tộc TP.HCM về tác dụng thực của loại canh nay là không đủ lớn để chữa được bệnh như nhiều người vẫn tưởng. + Có nên “giết nhầm hơn bỏ sót”? (Lao động cuối tuần, ngày 8/2) + Xương “tê giác ngàn năm” trị bá bệnh (?) (Tuổi trẻ, ngày 15/5) + Quy hoạch “treo”: “Treo” đến bao giờ? (Tuổi trẻ, ngày 3/7) + Giải boáng đá chuyên nghiệp 2004: Tân binh liệu có đăng quang? (Hànộimới, ngày 7/1) + Sẽ có bảo tàng muối đầu tiên tại Đông Nam Á? (Lao động cuối tuần, ngày 11/4) + Bao giờ giá bớt leo thang? (Hànộimới, ngày 23/2) +Trẻ em lao động sớm – Tương lai về đâu? (Hànộimới, ngày 4/6) 2.4/Đặt dấu chấm lửng Đối với báo chí, dấu chấm lửng thường được dùng để biểu thị ý người viết không thể diễn đạt hay kể ra hết được, hoặc cũng có thể được dùng để châm biếm, hài hước. Ví dụ: + Những ngôi nhà xây để… cỏ mọc. (Hànộimới, ngày 14/5) Những ngôi nhà được xây phần thô rồi bán cho người mua để họ tự hoàn thiện. Do không có giấy phép xây dựng và trong quá trình thi công đã ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng khu vực nên công trình bị đình chỉ thi công. Việc xây dựng dở dang trong thời gian dài khiến những ngôi nhà trông như bị bỏ hoang. + Xoá quy hoạch “treo”: Dân cần nhưng… một số “quan” chưa vội. (Tuổi trẻ, ngày19/5) Nhiều dự án chậm triển khai khiến người dân phải chờ đợi và chịu đựng trong thời gian dài. Về vấn đề này, nhiều quan chức cho rằng cần sớm giải quyết ngay, nhưng một số lại tỏ ra không vội vã với việc giải quyết này. + Các công trình… rùa. (Tuổi trẻ, ngày 3/3) Bài phản ánh về những công trình giao thông (TP.HCM) luôn bị trễ hẹn, không đúng tiến độ thi công và thực hiện bởi nhiều nguyên nhân. Ở 3 ví dụ trên, dấu chấm lửng được dùng để phê phán sự không chu đáo, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện những công trình xây dựng. + Chung cư cao cấp, giá cao… trọc trời. (Tuổi trẻ, ngày 21/5) Xu hướng xây dựng và mua nhà chung cư để ở tại TP.HCM. Những chung cư này được xây dựng ở vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và đầy đẻ tiện nghi nên có giá rất đắt khiến nhiều người không khỏi giật mình. + Món ăn ngày Tết: Đặc sản miền Bắc, miền Trung… có đủ. (Tuổi trẻ, ngày 16/1) Những loại đặc sản của miền Bắc và miền Trung từ đồ khô, đồ chế biến sẵn đến những món chế biến ăn liền đều được đưa vào tiêu thụ tại thị trường phía Nam với số lượng lớn vào dịp Tết đến. + Biến phế phẩm thành… đôla. (Tuổi trẻ, ngày 22/5) Bài viết về một thanh niên đã biến những loại phế phẩm của cây quế thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở một vùng núi Quảng Nam. + Du lịch thất thu vì… dịch cúm gà. (Hànộimới, ngày 7/2) Do ảnh hưởng của dịch cúm gà, lượng du khách vào Việt Nam đã giảm nhiều khiến các công ty du lịch trong nước bị thất thu. + Hoàng Anh – Gia Lai vẫn… tự tin. (Hànộimới, ngày 10/5) Sau 3 trận thua liên tiếp, đội bóng này đã để mất ngôi hạng đầu bảng trong giải C1 châu Á. Trong khi đó, khả năng bảo vệ chức vô địch QG cũng mong manh do đang thua điểm Sông Đà - Nam Định. Tuy nhiên, đội bóng này vẫn tự tin quyết tâm giành ngôi vô địch. Qua những phân tích về nội dung bài, có thể thấy dấu chấm lửng trong những đầu đề trên biểu thị những việc có vẻ như ngược đời hoặc khó xảy ra. + “Điện thoại trao tay”, trao luôn…phiền phức. (Tuổi trẻ, ngày 6/12) + Ẩm thực thời… cúm gà. (Tuổi trẻ, ngày2/2) + Giá xăng dầu tăng: nhà nông đã “khó” càng… khó (Tuổi trẻ, ngày 3/3) … 2.5/Dùng thủ pháp chơi chữ Chơi chữ là “dùng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa,v.v. trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói” [10 ,172]. Đây là một thủ pháp nghệ thuật có khả năng tạo giá trị biểu cảm để lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn và tạo được ấn tượng mạnh đối với người nghe, người đọc. Thủ pháp này được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng theo khảo sát của chúng tôi, kiểu dùng các từ (hay các âm tiết) có vỏ âm thanh gần giống nhau được sử dụng nhiều hơn cả. Ví dụ: + Thuốc thú y – Giá cao chất lượng lại… “tào lao” (Tuổi trẻ, ngày 5/6) Đúng như đầu đề, bài viết nêu tình trạng bất ổn giá thuốc tại cácc cửa hàng khiến người dân phải khổ sở, thiệt thòi vì không biết đâu là giá thuốc chuẩn. + Miền Tây vào mùa trái cây (Tuổi trẻ, ngày 11/6) Bài thông tin về hoạt động buôn bán trái cây nhộn nhịp khi tới mùa của những người dân người miền Tây Nam Bộ. + Tùng “già” và quán trà câm (Tuổi trẻ, ngày 4/2) Bài viết về một sinh viên đang thực hiện các cảnh quay tại một quán trà dành cho những người câm. + Hà Nội: đường ngang “phang” đường tàu (Tuổi trẻ, ngày 23/4) Những đường ngang (đi tắt qua đường tàu) do người dân tự ý tạo ra đang ngày càng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn giao thông đường sắt. + Thuốc nổ và cổ vật (Tuổi trẻ, ngày 20/4) … Những từ (được in nghiêng) trên đều có vỏ âm tiết giống nhau và chỉ khác ở phụ âm đầu. Những âm thanh được lặp lại có khả năng được độc giả lưu nhớ vì sự đặc biệt của nó, do vậy tạo hiệu quả trong việc lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, việc sử dụng các từ gần âm này không phải là điều dễ dàng vì nó yêu cầu người viết phải biết chọn lựa từ thích hợp cả về ý nghĩa và tư tưởng để diễn đạt được ngụ ý mà họ muốn thể hiện 2.6/Dùng biện pháp tu từ. Những biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá. - So sánh là nhìn vào cái này để thấy cái kia. Phương thức này có khả năng làm cho sự kiện, vấn đề được đề cập bộc lộ những đặc điểm, tính chất. Từ đó giúp người đọc dễ hình dung hơn và đầu đề cũng dễ hiểu hơn. Ví dụ: + Tù mù như đất đai. (Lao động cuối tuần, ngày 6/6) + Toà án lương tâm còn hơn toà án xã hội. (Lao động cuối tuần, số , ngày 18/4) + Quan liêu, thủ tục… như lục bình trôi. (Tuổi trẻ, ngày 9/1) - Ẩn dụ là phép dùng từ ngữ dựa trtên sự liên tưởng và so sánh ngầm. Sự ví von trong việc so sánh ngầm với một hình ảnh có tính biểu tượng cao làm cho độc giả thích thú. Ví dụ: + Lộ trình hoà bình Trung Đông bị khai tử (Tuổi trẻ, ngày 29/4) Nội dung bài nói về mục tiêu thành lập một nhà nước Palestine độc lập trên dải Gaza và bờ Tây vào năm 2005 do bộ tứ (LHQ, Liên minh châu Âu, Nga và Mỹ) thiết lập và bảo trợ bị Israel xé bỏ. Đầu đề trên đã được thể hiện ngầm bằng động từ khai tử. + Màu của tội ác (Tuổi trẻ, ngày 17/9) Đầu đề trên đã ngầm so sánh những sắc màu (được sử dụng trong gian trưng bày chất độc da cam của VN tại Pháp) bằng hình ảnh tội ác. - Nhân hoá là gán cho loài vật vô tri những hành động, suy nghĩ , tính cách… như của con người. Phương thức này có khả năng tác động tới tâm lý, tình cảm của người đọc. Ví dụ: + Cái chết của một cây cầu trăm tuổi (Tuổi trẻ, ngày 24/6) Bài viết về cây cầu lịch sử của người Tây Nguyên bị tháo rỡ trong khi Chính phủ chưa có văn bản chính thức công bố xoá bỏ tuyến đường sắt qua đây. + Hồ Thanh Lanh kêu cứu (Tuổi trẻ, ngày 22/9) Việc xây dựng công trình hồ Thanh lanh bị dở dang, bỏ phơi nắng mưa nhiều tháng khiến công trình này chưa xây xong đã xuống cấp. + Phố cổ Hà Nội thờ ơ với… “thần lửa” (Tuổi trẻ, ngày 26/3) + Bàn chân đẩy lùi số phận (Tuổi trẻ, ngày 30/9) + Tiếng kêu từ … dự án (Tuổi trẻ, ngày 21/2) + Quan họ… chạy show mùa Tết. (Tuổi trẻ, ngày 17/1) … 2.7/Đầu đề dùng con số để nhấn mạnh. Những con số thường được đưa lên đầu đề nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng. Những con số được đưa lên đầu đề thường được đi kèm để diễn đạt một sự kỳ lạ hoặc là những con số rất lớn. Ví dụ: + 18 tuổi và cuốn tiểu thuyết 700 trang (Tuổi trẻ, ngày 28/4) + 7.896.000đ cho một học kỳ? (Tuổi trẻ, ngày 31/8) + Fan cải lương: 1001 kiểu ái mộ (Tuổi trẻ, ngày 22/9) + Cầu 100m: 6 năm còn chờ? (Tuổi trẻ, ngày 3/6) 2.8/Đầu đề tiết lộ Kiểu đầu đề này thường được thể hiện bằng những từ ngữ bí ẩn khiến độc giả tò mò, thích thú. Ví dụ: + “Con ma xó” ở Ấn Độ (Tuổi trẻ, ngày 30/9) Bài viết về một sinh viên VN từng đi nhiều nơi, biết nhiều chuyện ở Ấn Độ tới mức có thể tư ván cho những ai hỏi bất kỳ đường nào tại đây. + “Lốc da cam” cuốn trôi “băng” Thụy Điển? (Tuổi trẻ, ngày 26/6) Đây là bài viết dự đoán về kết quả trận đấu giữa Hà Lan và Thuỵ Điển trong mùa bóng Euro 2004. + Thành phố “nên đến trước khi chết” (Tuổi trẻ, ngày 27/4) Đó là thành phố Vàng của ấn Độ, một trong những khu du lịch đẹp nhất thế giới. Bài viết thuật lại những phong cảnh, điểm nổi trội của nơi đây. Đầu đề khá hấp dẫn người đọc bởi khả năng tiết lộ kín đáo khiến độc giả phải đọc hết toàn bộ bài báo để tìm hiểu khu du lịch nổi tiếng này. + Dự án “ma”, giấy từ giả, thu tiền thật. (Hànộimới, ngày18/9) Bài nói về những kẻ lừa đảo và hành vi phạm tọi trong việc mua bán nhà, đát chung cư. + Kiếm sống trong lòng đất (Tuổi trẻ, ngày 13/4) + Bí ẩn trang điểm cung đình Huế ( Lao động cuối tuần, ngày 20/6) + Đi mua… cử nhân, thạc sĩ (Tuổi trẻ, ngày 26/4) + Phong Nha – Kẻ Bàng: Chiếc chìa khoá mở cửa kho báu. (Tuổi trẻ, ngày 14/2) + Đoạn đường “tử thần” (Tuổi trẻ, ngày 27/4) … 2.9/Đầu đề trích dẫn. Là loại đầu đề trích dẫn trực tiếp câu nói của chủ thể được nói tới trong bài. Đầu đề này tạo cho độc giả cảm giác nguồn tin của tác giả đáng tin cậy vì phải là người trực tiếp gặp, nghe nhân vật nói mới có thể đưa ra lời trích dẫn đó. Chủ thể của lời trích dẫn thường là những nhân vật nổi tiếng, hoặc những người tiêu biểu trong xã hội. Loại này thường được sử dụng trong bài phỏng vấn, lời phát biểu hoặc bài chân dung. + “Gần như cả nước Iraq đang tham gia kháng chiến” (Tuổi trẻ, ngày 16/4) Đầu đề này lấy lời tuyên bố của một phóng viên Pháp bị bắt cóc tại Iraq khi được trả tự do. + “Đồng bào ta đều là con cháu Bác Hồ” (Tuổi trẻ, ngày 20/4) Đầu đề trích dẫn lời TBT Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm đồng bào dân tộc Cọi và Mã Liềng. + “Tôi tắm đời mình trong câu dân ca” (Tuổi trẻ, ngày 20/9) Đầu đề trích dẫn lời của một phụ nữ Ba na khi nói về tình yêu của mình với dân ca. + “Các cháu phải học tập tốt như tinh thần Điện Biên Phủ” (Tuổi trẻ, ngày 21/4) Đây là lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong buổi gặp mặt những học sinh được nhận học bổng của chương trình “Vì Điện Biên thân yêu”. + Nhạc sĩ Hoàng Vân: “Hò kéo pháo” – tấm giấy thông hành đưa tôi vào âm nhạc. (Lao động cuối tuần, ngày18/4) + “Tôi chỉ là… một ông từ giữ đền” (Hànộimới, ngày1/9) + Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Con người cô đơn và nhỏ bé biết bao” (Lao đông cuối tuần, ngày 8/8) … 2.10/Đầu đề đặt theo tên tác phẩm điện ảnh, ca khúc, ý thơ, danh ngôn… + “Người nhện” (Tuổi trẻ, ngày 15/4) Đầu đề lấy tên của một bộ phim Mỹ để đặt cho bài viết về những người làm công việc treo mình trên các cao ốc để tu sửa. + “Em ơi Hà Nội… nóng!” (Tuổi trẻ, ngày 23/6) Bài viết về cái nắng gắt gao đầu mùa ở Hà Nội và nỗi khổ của sinh viên khi phải chịu cái nóng gần 40 độ. Đầu đề dựa theo tên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố + Ngày hội của “những người thích đùa” (Tuổi trẻ, ngày 6/1) Bài viết về cuộc triển lãm 20 năm báo Tuổi trẻ cười, tại đây có nhiều độc giả của tờ báo cùng tham gia các chương trình được tổ chức trog triển lãm. Những độc giả của tờ báo được ví với “những người thích đùa” – Tên tác phâme của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nezin. + “Sống trong đá chết nằm trong đá” (Tuổi trẻ, ngày 3/1) Bài viết về cuộc sống của người H’Mông ở Đồng Văn (Hà Giang), một mảnh đất với 70% diện tích tự nhiên là núi đá, 30% còn lại là núi trộn đá. Vì vậy cuộc sống của người dân nơi đây hoàn toàn gắn liền với đá. Đầu đề lấy theo lời một đoạn bài hát của người dân nơi đây, nhưng đầu đề cũng khiến người đọc liên tưởng đến câu thơ của Tố Hữu: “Sống trong cát chết nằm trong cát”. + “Hà nội đó niềm tin yêu hy vọng” (Hànộimới, ngày 9/10) + “Nhớ về Hà Nội” (Hànộimới, ngày 18/9) + “Đây, lắng hồn núi sông ngàn năm” (Hànộimới, ngày 12/10) … 2.11/Đầu đề sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao… + Cái cò lặn lội… vỉa hè (Lao động cuối tuần, ngày 7/3) Bài viết về số phận của những người phụ nữ tỉnh lẻ về Hà Nội kiếm sống bằng những công việc bán hàng rong. + “Tiền mất tật mang” (Tuổi trẻ, ngày 22/6) Bài viết về một số bẹnh nhân đến các bệnh viện để chữa bệnh nhưng bệnh không khỏi vì bị tai biến do bệnh viện gây ra. Như vậy vừa mất tiền lại vừa không khỏi bệnh + Quý hồ tinh bất quý hồ đa (Lao động cuối tuần, ngày 23/3) Đây là bài phỏng vấn về việc nâng cao chất lượng các khu kinh tế cửa khẩu. + Tầm sư học… nấu thịt cầy (Hànộimới, ngày 4/6) + Cạnh tranh không lành mạnh và chuyện “cá lớn nuốt cá bé” (Tuổi trẻ, ngày 8/4) + Chẳng thơm cũng thể hoa lài… (Hànộimới, ngày 19/110 + Đi tìm sự “chung lưng đấu cật” (Lao động cuối tuần, ngày 6/11 2.12/Đầu đề kêu gọi Thực chất của loại đầu đề này là những câu cầu khiến, kêu gọi độc giả hướng tới một hành động, suy nghĩ nào đó cần thiết theo quan điểm của ngưòi viết. Ví dụ: + Đừng để cốm làng Vòng mai một… (Hànộimới, ngày 21/9) + Chọn mẫu xây dựng tượng đài trên núi Sóc Sơn: Đừng để xảy ra việc đã rồi” (Lao động cuối tuần, ngày22/8) + Hãy mở rộng vòng tay hơn nữa (Hànộimới, ngày 17/9) + Xin đừng làm rối rắm thêm luật giáo dục (Tuổi trẻ, ngày 12/1) + Hãy để cá nhân tự phát hiện mình (Lao động cuối tuần, ngày 1/2) 2.13/Đầu đề đặt theo mẫu có sẵn Đây là những đầu đề đặt theo công thức sẵn có, theo khảo sát của chúng tôi, những công thức thường thấy là: “Để + ngữ”, “Khi + danh ngữ”, “Người + ngữ”. Ví dụ: - “Để + ngữ”: Xét về mặt ngữ pháp, đây thực ra là câu ghép chính phụ chỉ mục đích – kết quả, trong đó vế thứ nhất là thành phần phụ, vế thứ hai là thành phần chính. Nó thường có cặp quan hệ từ: để … thì, để cho … thì. Đối với đầu đề có cấu trúc kiểu này, chỉ có thành phần phụ được dùng làm đầu đề, còn thành phần chính nằm trong nội dung bài báo. Ví dụ: + Để các kỳ thi Quốc gia thực sự nghiêm minh. (Hànộimới, ngày 8/5) Bài viết nêu các hiện tượng gian lận trong thi cử, nguyên nhân và những giải pháp để ổn định chất lượng các kỳ thi. + Để bảo vệ đàn giống gia cầm gốc. (Hànộimới, ngày 12/2) Bài viết lấy ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học về vấn đề bảo vệ đàn giống gia cầm trong bối cảnh dịch cúm gia cầm hoành hành ở nước ta. Theo đó, có nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến là một cách để bảo vệ đàn giống gia cầm gốc. + Để công chúng đến với bảo tàng. (Lao động cuối tuần, ngày 17/10) Theo bài viết, người dân ít đến bảo tàng là vì chúng thường quá giống nhau về hiện vật và cách trưng bày. Vì vậy, để công chúng tham quan các bảo tàng thì mỗi bảo tàng phải có những sưu tập nổi bật, những giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội riêng biệt và phải tránh sự đơn điệu về giải pháp nghệ thuật trưng bày. + Để có một báo cáo xứng tầm trước Quốc hội. (Hànộimới, ngày 5/6) Đó là báo cáo về giáo dục - đào tạo. Yêu cầu của báo cáo là phải xứng tầm với vị trí “quốc sách hàng đầu” của GD - ĐT, làm cơ sở vững chắc cho việc sửa đổi Luật giáo dục để hoạt động giáo dục đổi mới mạnh mẽ, đạt hiệu quả cao. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục, thu thập ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia và đông đảo quần chúng. + Để không còn là những khẩu hiệu sáo rỗng. (Hànộimới, ngày 19/1) Bài nói về tình hình tai nạn lao động, nguyên nhân và những biện pháp để khắc phục tình trạng này. Và để những khẩu hiệu: “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù” không còn là những câu sáo rỗng thì phải thực hiện tốt những biện pháp này. + Để khơi dậy tiềm năng. (Hànộimới, ngày 16/2) Tiềm năng ở đây là tiềm năng khoa học công nghệ của Hà Nội. Để Hà Nội phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH thì việc khai thác chất xám là rất cần thiết. Thành phố cần thu hút và chủ động sử dụng hiệu quả lực lượng KHCN trên địa bàn bằng cách: Tăng cường kinh phí cho hoạt động KHCN, nâng cao năng lực KHCN nội sinh, hoàn thiện phương thức tuyển chọn cơ quan chủ trì và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN của TP… + Để thành phố đẹp hơn khi lên đèn (Hànộimới, ngày 12/6) Bài nói về hệ thống chiếu sáng đồng bộ ở TP.HCM khiến TP này dường như “không có đêm”. Và để phát huy hơn nữa hiệu quả ánh sáng, thành phố đang xúc tiến dự án xây dựng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng tự động để mỗi đêm thành phố càng sáng đẹp hơn. + Để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường 5. (Hànộimới, ngày 15/9) Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch nối Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc. Để tuyến đường được đảm bảo an toàn, thì cần thực hiện tốt những dự án: cung cấp trang thiết bị, phương tiện, lắp đặt hệ thống tín hiệu tổ chức giao thông trên quốc lộ 5 và các nhánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất lượng thông tin - Khảo sát trên 3 tờ báo- Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Lao động cuối tuần.DOC
Tài liệu liên quan