Đề tài Thực tiễn của cuộc cải cách ở Venezuela

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC CẢI CÁCH 2

1. Tình hình trong nước 2

2. Tình hình khu vực 3

II. NỘI DUNG CẢI CÁCH 5

1. Khái quát chung 5

2. Cải cách chính trị 7

3. Cải cách xã hội 11

4. Cải cách kinh tế 12

III. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH 14

1. Thành tựu 14

2. Thách thức 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn của cuộc cải cách ở Venezuela, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mỹ ngày nay, số 12/2006, tr.66. ” Ông cũng nêu quyết tâm của chính phủ mới trong việc quốc hữu hóa các ngành then chốt của nền kinh tế. Tổng thống Chavez muốn biến Venezuela từ xã hội tư bản thành xã hội xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch chiến lược đã được chính phủ soạn thảo và được đặt tên là “Kế hoạch quốc gia Simon Bolivar”. Lập trường chính trị xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa còn được thể hiện trong nhiều tuyên bố về đường lối xây dựng kinh tế chính trị xã hội trong hiện tại và tương lai của Tổng thống Chavez và các quan chức trong nội các của ông. Thực tế những cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực đã và đang diễn ra sôi động ở Venezuela đã cho thấy quyết tâm của Tổng thống Chavez xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỉ XXI. 2. Cải cách chính trị Chính trị là tâm điểm trong chương trình cải cách toàn diện Venezuela của tổng thống Chavez. Tiến hành sửa đổi hiến pháp, thành lập liên minh Đảng mới, tiến hành mạnh mẽ cuộc chiến chống tham nhũng và thực thi chính sách ngoại giao độc lập cứng rắn là những mốc thay đổi chính trên chính trường Venezuela trong thời gian qua. Sau gần một năm cầm quyền Tổng thống Chavez đã đề xuất sửa đổi hiến pháp với mục đích chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ chân lý và phát triển kinh tế đất nước. Hiến pháp sửa đổi năm 1999 của Cộng hòa Bolivar Venezuela đã được thông qua cuộc trưng cầu dân ý vào 15/12/1999 với 71,8% phiếu thuận. Hiến pháp năm 1999 của Venezuela đã chấm dứt gần 40 năm tồn tại của nền dân chủ Panto Fijo với nhiều thay đổi đáng kể, lập ra một kỉ nguyên mới gọi là “nền Cộng hòa thứ 5”. Hiến pháp mới đã khắc phục nhiều khiếm khuyết tồn tại trong hiến pháp 1961. Theo hiến pháp này hệ thống quyền lực nhà nước chia thành 5 nhánh. Ngoài 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn có thêm 2 nhánh quyền lực nữa là: Hội đồng Đạo Đức Quốc Gia (HĐĐĐQG) thực hiện quyền lực công dân và Hội đồng Bầu cử Quốc Gia thực hiện quyền lựa chọn bộ mày nhà nước của công dân. HĐĐĐQG có các cơ quan hoạt động độc lập có thẩm quyền ngăn chặn tham nhũng; thanh tra và truy cứu các hành vi vi phạm chuẩn mực công dân, quy tắc hành chính; giám sát việc tuân thủ pháp luật của các hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như tăng cường giáo dục nhằm hoàn thiện giá trị công dân. Ban nhân quyền quốc gia có nhiệm vụ giám sát, bảo vệ nhân quyền; ban kiểm toán quốc gia lập ra để giám sát và kiểm toán tài sản quốc gia. Có thế thấy hoạt động chủ yếu của các cơ quan thuộc HĐĐĐQG – nhánh quyền lực công dân là kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các quan chức nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác sử dụng tài sản của nhà nước. Đây là hệ thống quyền lực được thành lập ra để chống tham nhũng. Một nhánh quyền lực mới khác được lập ra là Hội Đồng Bầu cử Quốc Gia với mục tiêu hướng dẫn, giám sát, điều hành bầu cử và trưng cầu dân ý Vũ Đăng Hinh (2006), Các thiết chế chính trị chủ yếu ở Mỹ Latinh, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr. 27. . Theo hiến pháp 1999 quyền lực tập trung vào tay tổng thống và chính quyền trung ương nhiều hơn. Nhưng có một điều khoản cho phép bất kì vị trí dân cử nào kể cả tổng thống cũng có thể trở thành mục tiêu của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sau 1/2 nhiệm kì. Tổng thống có quyền phủ quyết đối với các đạo luật do quốc hội thông qua nhưng tại lần xem xét lại dự thảo luật bị tổng thống phủ quyết vẫn thông qua với trên 51% phiếu sẽ trở thành luật. Thời hạn mỗi nhiệm kỳ tổng thống cũng được nâng từ 4 năm lên 6 năm. Ngày 31-1 vừa qua, Quốc hội Venezuela đã nhất trí thông qua "đạo luật cách mạng" cho phép Tổng thống quyền điều hành đất nước bằng sắc lệnh liên quan 11 lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng... trong vòng 18 tháng Những chuyển biến tích cực ở Venezuela .  Ðây là quyết định  quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thống Hugo Chavez triển khai thực hiện các kế hoạch chuyển đổi thể chế Nhà nước, kinh tế, xã hội theo hướng CNXH. Song song với việc thông qua luật đặc biệt trên Quốc hội Venezuela sẽ thảo luận cải cách Hiến pháp cho phù hợp mô hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này trong thời gian tới. Trước đó, nhằm  giúp người dân nghiên cứu, tìm hiểu về CNXH, Venezuela đã  thành lập các "Trung tâm thông tin về CNXH"  ở nhiều nơi và đây là một phần trong kế hoạch cải cách giáo dục gắn với giáo dục tư tưởng CNXH. Venezuela đang xây dựng kế hoạch thiết lập hệ thống dân chủ địa phương kiểu mới - "Hội đồng công xã" nhằm tăng cường vai trò, quyền làm chủ của nhân dân. Hội đồng công xã sẽ quyết định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương mà trước kia do chính quyền đảm nhiệm. Ngoài ra còn có nhiều sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Venezuela. Ðảng Phong trào Cộng hòa thứ năm (MVR)  của Tổng thống đã tuyên bố giải tán và  cùng với hơn 20 đảng khác sẽ tham gia Ðảng XHCN thống nhất Venezuela. Theo Tổng thống Hugo Chavez "Venezuela cần một đảng cầm quyền phục vụ phong trào cách mạng và phục vụ nhân dân, chứ không phải phục vụ các đảng phái chính trị Những chuyển biến tích cực ở Venezuela ”. Hoạt động ngoại giao của Venezuela dưới thời tổng thống Hugo Chavez có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt so với các thời tổng thống trước. Không muốn tiếp tục bị coi là “sân sau” của Mỹ, Venezuela thi hành chính sách chống Mỹ mạnh mẽ và gay gắt, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Tổng thống Chavez đã từng chỉ trích cuộc chiến tranh của Mỹ tại Afghanistan. Lên án Mỹ đã đứng đằng sau hậu thuẫn cho các lực lượng phản đối Tổng thống Chavez tiến hành cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ ông vào năm 2002. Cảnh báo Mỹ đừng có can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela cũng như các nước trong khu vực nếu không ông sẽ đáp trả lại bằng việc cắt nguồn dầu mỏ đang bán sang Mỹ. Yêu cầu Mỹ không coi khu vực Mỹ Latinh là khu vực “sân sau” lệ thuộc vào Mỹ như trước kia mà đòi bình đẳng độc lập tự chủ trong các mối quan hệ. Lên án chủ nghĩa tự do mới do Mỹ khởi xướng vì cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng ở trong nước và khu vực. Ông cũng vạch rõ sự độc quyền truyền thông của phương Bắc đặc biệt Mỹ là một công cụ rõ ràng của sự thống trị, vì thông qua đó những thông tin, những giá trị và mô thức tiêu dùng xa lạ với thực tế của Mỹ La Tinh được phổ biến rộng rãi. Và để chống lại sự độc quyền này Venezuela đã liên kết với các nước trong khu vực lập ra một kênh truyền hình phương Nam là TELEUR trong đó Venezuela đóng cổ phần lớn nhất 31% Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu,tlđd, tr. 40. . Không chỉ có thế ông Chavez đã từng làm bẽ mặt Washington khi từ chối hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống ma túy tại Colombia. Ông cũng không có ý định nối lại tình hữu nghị với chính quyền hiện tại của Tổng thống Bush. Mặc dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nỗ lực hết sức để nối lại quan hệ sau chiến thắng của ông Chavez trong cuộc bỏ biếu tín nhiệm năm 2003 nhưng ông vẫn lãnh đạm. Ông coi các đề nghị ngoại giao của Washington là “giả dối”. Ông nói: “Thỉnh thoảng họ lại ngỏ ý dàn hòa với chúng ta. Tuy nhiên luôn có sợi dây gắn kèm và chúng ta một quốc gia có chủ quyền không thể chấp nhận các điều kiện đó” Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử tổng thống Venezuela, tlđd, tr. 67. . Ông Chavez không muốn là một nhà lãnh đạo ngoan ngoãn phục tùng giới kinh tế và chính trị Hoa Kỳ. Mục tiêu cuối cùng là độc lập hoàn toàn về kinh tế chính trị với Mỹ. Bất chấp sự phản đối của chính quyền Bush, Venezuela vẫn thực hiện kế hoạch hiện đại hoá quân đội bằng việc mua 100.000 súng Kalashinikov và hàng chục trực thăng quân sự của Nga, hay thoả thuận mua 2tỷ USD thiết bị quân sự của Tây Ban Nha Những nhà lãnh đạo gây nhiều chú ý nhất trong năm 2005 . Hơn thế nữa tổng thống Chavez từng bước thiết lập quan hệ với một số nước không ưa Mỹ như Belarus, Iran. Ông Chavez đã liên tục có những chuyến công du tới những quốc gia “lạ lùng” nhất thế giới là Iran, Cuba- những nước bấy lâu nay Washington luôn có thái độ hằn học. Ông cũng bày tỏ thái độ ủng hộ chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình của Iran. Cùng với nhiều nước trong khu vực lên tiếng yêu cầu Mỹ xóa bỏ bao vây cấm vận Cuba. Ông nỗ lực xây dựng một liên minh kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ trong đó Venezuela đóng vai trò “đầu tàu” và hai thành viên khác là Bolivar và CuBa. Liên minh này không chỉ xung đột với Mỹ về lập trường chính trị mà còn nhằm ngăn chăn kế hoạch thành lập khu vực mậu dịch tự do toàn châu Mỹ mà chính quyền Washington đang theo đuổi. Liên minh cánh tả giữa Cuba, Venezuela và Bolivia đang được xem là đối trọng của Khu vực tự do thương mại châu Mỹ do Hoa Kỳ đạo diễn. Hội nhập khu vực Mỹ Latinh luôn là vấn đề được ông Chavez coi là mấu chốt trong chính sách ngoại giao của mình. Ngày 4/7/2006 vừa qua, Venezuela đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của khối Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur. Là Tổng thống có tư tưởng dân tộc và khu vực ông Chavez luôn tích cực thúc đẩy liên kết khu vực Nam Mỹ, tăng cường hợp tác để chống lại sức ép của Mỹ và tư bản nước ngoài. Nếu trước kia ở thế kỷ XIX Simon Bolivar có khát vọng giải phóng toàn bộ Mỹ La Tinh khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha thì nay trong thế kỉ XXI Tổng thống Chavez – vị Tổng thống đi theo tư tưởng của Bolivar cũng có khát vọng Venezuela và khu vực Nam Mỹ thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ. 3. Cải cách xã hội Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống ông Chavez đã đưa ra một chương trình cải cách toàn diện trong đó đặc biệt quan tâm đến các hoạt động cải cách xã hội. Đây là lĩnh vực được tiến hành cải cách nhiều nhất và rộng rãi nhất. Nhiều luật mới tiến bộ đã được ban hành trong đó nổi bật nhất là luật đất đai nhằm phân phối lại thu nhập, mang lại dân chủ, lợi ích cho dân nghèo. Vấn đề nhân quyền được đề cao, cộng đồng người da đỏ được quan tâm nhiều hơn. Chính phủ còn tiến hành nhiều chương trình nhằm cải thiện đời sống, phát triển giáo dục, y tế cộng đồng. Không làm thất vọng tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ chính phủ của tổng thống Chavez đã sử dụng hàng chục tỉ đôla Mỹ lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp dầu khí (mà nếu các đảng phái trước nắm quyền khoản tiền đó đã bị bòn rút tham ô hết) cho các chiến dịch xóa đói giảm nghèo, cải tạo nhà cho người nghèo, hỗ trợ thổ dân, cung cấp tín dụng cho những xí nghiệp nhỏ, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các địa phương; xóa nạn mù chữ, xây dựng trường học ở những khu phố lao động; cải thiện dịch vụ y tế….. Để khắc phục tình trạng chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng vốn rất phổ biến trong xã hội Venezuela, Tổng thống Chavez đã đưa ra chính sách nhằm phân phối lại thu nhập. Sau khi lên nắm quyền ông vận động đã ban hành Luật Đất Đai năm 2001 Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu, tlđd, tr. 38. . Bốn năm sau, vào năm 2005 Quốc hội tiếp tục sửa đổi 18 điều của bộ luật này để tăng cường quyền người cày có ruộng, phân phối ruộng đất công bằng hơn. Venezuela đã thực thi  chính sách "Thuế xa xỉ" đánh vào những người giàu, thu nhập cao nhằm phân phối lại tài sản cho những người nghèo. Bên cạnh đó nhiều chính sách cải tổ xã hội nhằm phân phối lại thu nhập cũng đã được ban hành. Tổng thống rất quan tâm và đề cao vấn đề nhân quyền. Hiến pháp 1999 của Venezuela đã dành 111 điều luật (từ điều 19 đến điều 130) để quy định và bảo vệ nhân quyền Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Venezuela đôc lập, tlđd, tr. 58. . Trong đó quy định bảo vệ nhân quyền là nghĩa vụ của tất cả các công chức, cơ quan nhà nước. Đặc biệt có một nguyên tắc hiến định mà ít có trong các điều luật các nước là trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật hoặc giữa các quy phạm pháp luật còn mơ hồ thì quy phạm pháp luật nào hoặc hướng giải quyết nào có lợi cho người lao động sẽ được áp dụng. Không chỉ có thể ông còn có nhiều chính sách bảo vệ nhân quyền rất hiệu quả. Vi phạm nhân quyền được quy định là tội phạm nghiêm trọng nhất hoặc là tội đặc biệt nghiêm trọng. Ông không cho phép các công chức nhà nước có bất kì hành vi nào vi phạm nhân quyền và không có quyền viện lý do thi hành mệnh lệnh cấp trên để miễn trừ trách nhiệm khi đã vi phạm. Chính phủ ông coi nhân dân là “tác nhân chính” là trụ cột của một xã hội bình đẳng đoàn kết và dân chủ. Vấn đề quyền lợi của người da đỏ cũng là một vấn đề nằm trong chương trình cải cách xã hội của chính phủ. Với tỉ lệ 2% tổng số dân, người da đỏ cũng đã thành lập ra các tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình ngoài 3 đại diện trong Quốc Hội theo quy định của Hiến Pháp 1999. Hơn nữa, chính phủ mới trong nhiệm kỳ 3 của tổng thống cũng đã lập thêm bộ mới là Bộ Thổ Dân Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Venezuela độc lập, tlđd, tr. 62. . Điều đó cho thấy vai trò của người da đỏ trong xã hội ngày càng được tôn trọng và nâng cao. 4. Cải cách kinh tế Cùng với việc tiến hành cải cách chính trị, xã hội, chính phủ của ông Hugo Chavez đã thúc đẩy những cải cách kinh tế quan trọng như tiến hành quốc hữu hóa nhiều ngành kinh tế của đất nước, mở rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng, rút khỏi IMF, WB; giảm sự phụ thuộc trong quan hệ thương mại với Mỹ, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước xung quanh. Tổng thống đã đề xuất Quốc hội ban hành đạo luật mới quy định về vấn đề quốc hữu hóa. Đạo luật Hydrocacbon đã được ban hành năm 2001 có hiệu lực vào năm 2002 thay thế luật Hydrocacbon 1943 và luật Quốc hữu hóa 1975. Đạo luật mới này quy định rằng mọi hoạt động sản xuất và phân phối đều thuộc về nhà nước trừ các lĩnh vực kinh doanh trong sản xuất dầu thô siêu nặng. Đặc biệt trong thời gian gần đây chính phủ Venezuela đã chính thức quốc hữu hóa các công ty điện lực, viễn thông. Và trong quá trình cải tổ nền kinh tế nhằm bảo vệ chủ quyền về các tài nguồn tài nguyên nhất là nguồn dầu mỏ Venezuela đã đưa ra những thay đổi quan trọng quy định hoạt động khác thác kinh doanh dầu mỏ. Hủy bỏ các hợp đồng khai thác dầu mỏ đã ký với các chính phủ tiền nhiệm và yêu cầu ký lại các hợp đồng này với mức thuế cao hơn nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ. Để độc lập tự chủ hơn trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội và để giảm sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ và các nước tư bản gần đây Venezuela đã tuyên bố rút khỏi Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sau khi đã trả xong nợ cho hai tổ chức này. Do nắm cổ phần lớn nhất nên Mỹ có vai trò khống chế trong WB và IMF. Vào thập niên 1980 cũng như các nước Mỹ Latinh khác Venezuela rơi vào khủng hoảng nợ trầm trọng. Mỹ, WB và IMF đã tiến hành thương lượng với nước này về vấn đề họ sẽ giảm nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ nếu Venezuela chấp nhận “đồng thuận Washington” do Mỹ đề xướng. Nội dung chính của nó là yêu cầu các nước tham gia cải cách thể chế kinh tế, tự do hóa thị trường, giảm rào cản đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài…. Kết quả là những năm 90 Venezuela đã phải tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội dưới sự giám sát của WB và IMF. Hàng năm để vay vốn được từ hai tổ chức này chính phủ phải giải trình chương trình phát triển kinh tế của nước mình và phải chấp nhận ý kiến của WB, IMF Đỗ Minh Tuấn (2005), Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11, tr.40-41. . Thông qua các tổ chức tài chính và các công ty đa quốc gia Mỹ đã can thiệp vào việc ban hành và thực thi chính sách của nước này một cách khôn khéo, tinh vi. Và hiển nhiên lợi ích trước hết thuộc về Mỹ, còn những người dân đạt được lợi ích không đáng kể. Do đó không phải vô lý khi Tổng thống Chavez gọi Ngân hàng Thế giới là ngân hàng vô nhân đạo. Và kết qủa sau gần thập niên phải theo chủ trương phát triển kinh tế của Mỹ, WB, IMF, nền kinh tế Venezuela phát triển yếu kém, cơ cấu kinh tế lệch lạc nguy cơ dẫn đến suy thoái nền kinh tế. Vì vậy chính phủ của ông Chavez ngay sau khi hoàn trả xong nợ, đã dứt khoát thoát khỏi sự chi phối, ràng buộc của hai tổ chức này. Venezuela cũng đang nỗ lực thay thế Mỹ bằng Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại số 1 để hạn chế sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Ông còn dự kiến thanh toán bằng đồng EURO thay đồng USD Mỹ trong giao dịch quốc tế. Qua trên chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh hoạt động cải cách toàn diện của chính quyền Tổng thống Hugo Chavez trong gần 8 năm cầm quyền vừa qua. Với hàng loạt các cải cách trên Tổng thống Chavez đã tạo được dấu ấn quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình ở cả trong nước, trong khu vực và trên thế giới. III. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CẢI CÁCH 1. Thành tựu Những cải cách của chính quyền Tổng thống Hugo Chavez đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị xã hội Venezuela. Chỉ trong một khoảng thời gian không dài Venezuela đã thu được nhiều thành tựu quan trọng mang tính bước ngoặt góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước. Dân chủ được đảm bảo tốt hơn, vị thế quốc gia được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế đã dần khắc phục được những yếu kém đang từng bước tăng trưởng...Những thành tựu trên đã phán ánh đường lối cải cách hợp lý, đúng đắn và tiến bộ của Tổng thống Chavez. Nhờ đó uy tín của Tổng thống lên cao và ông ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế. Lĩnh vực xã hội được coi là lĩnh vực gặt hái được nhiều thành công nhất trong công cuộc cải cách của tổng thống Hugo Chavez Trong 2 năm 2001- 2002 Venezuela đã tăng 4 bậc trong chỉ số phát triển con người theo đánh giá của Liên Hợp Quốc. Về giáo dục, cho tới nay có tới gần 5 nghìn trường học với hơn một triệu học sinh nghèo được học miễn phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và bút; hàng nghìn sinh viên nghèo được nhận học bổng nhà nước. Ngân sách giáo dục chiếm tới 20% tổng ngân sách. Chương trình giáo dục mang tên Robinson đã xóa mù cho 1,2 triệu người Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử tổng thống Venezuela (2006), tlđd, tr.66. . Đất nước không còn người mù chữ. Venezuala hiện đang phấn đấu phổ cập tiểu học. Thành tựu giáo dục Venezuela thực sự là một điểm sáng ấn tượng đối với nhiều nước Mỹ Latinh hiện nay. Về Chương trình y tế cộng đồng cũng được thực hiện tích cực. Chỉ tính riêng năm 2004 đã có 50 triệu lượt người được khám bệnh miễn phí. Chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng mang tên Veusa với sự giúp đỡ của 13000 bác sĩ Cuba đã được triển khai hiệu quả. Venezuela đã tiến hàn chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho những nhóm người bị gạt ra ngoài xã hội. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 72,8 tuổi năm 1998 lên 73,7 tuổi năm 2004. Bên cạnh đó đời sống người dân cũng không ngừng được nâng cao. Thu nhập thực tế của người lao động sau 8 năm nắm quyền của ông Chavez đã tăng tới 445%. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 48,6% xuống còn 36%, hàng triệu người nghèo được trợ giúp xây dựng nhà ở, mua lương thực, thực phẩm rẻ, vay tín dụng sản xuất kinh doanh như kế hoạch Meroka phân phối lương thực thực phẩm với giá giảm 50% cho 2 triệu người có thu nhập thấp. Chavez còn cho xây dựng hơn 135 000 căn nhà cho các gia đình nghèo. Về vấn đề ruộng đất – một trong những vấn đề gay góc nhất ở Venezuela trong giai đoạn thứ nhất của cải cách nông nghiệp (1999 – 2004) đã có 130 000 gia đình được chia 2 triệu hécta đất . Và trong giai đoạn 2 chính phủ đã cấp tín dụng cho các nghiệp nhỏ hơn 2,2 triệu ha đất hoang hóa và vô chủ cho nông dân, tiến hành nhiều dự án phát triển kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, tàu điện ngầm Làn sóng cánh tả Mỹ La Tinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu, tlđd, tr. 37-38. . Trong 8 năm điều hành đất nước nền kinh tế Venezuela từng bước thoát khỏi khó khăn rồi tăng trưởng tuy ở mức thấp nhưng liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 GDP đạt 110 tỷ USD, GDP/ người đạt 4 249 USD, thì năm 2005 tương tự là 123,6 tỷ USD ( tăng gần 2%) và 5 026 USD (tăng 9,3%); năm 2006 ước tính GDP là 164,4 tỷ USD (tăng gần 2,9%), còn GDP/ người – 6099 USD (tăng 77,5%). Ngoài ra tình trạng thiếu hụt ngân sách, nợ nước ngoài so GDP đều giảm. Ví dụ năm 2003 thiếu hụt ngân sách tương đương 5,8%, nợ nhà nước tương đương 50,4%, thì năm 2004 tương tự giảm còn 3,6% và 39,6%; năm 2006 còn khoảng 0,5% và 32,1% GDP. Kết dư thanh toán vãng lai và dự trữ ngoại tệ tăng dần. Chẳng hạn, nếu năm 2003 kết dư thanh toán vãng lai tương đương là 13,7% GDP, dự trữ ngoại tệ tương đương là 16,7%; thì tương tự năm 2004 là 12,5% và 24,2%; năm 2005 là 19,1% và 30,4%, năm 2006 là 17,5% và 35,4 %. Bên cạnh đó thất nghiệp giảm từ 16,8% năm 2003 xuống còn 9,5% năm 2006 góp phần ổn định xã hội Nguyễn Hồng Sơn (2007), Kinh tế và kế hoạch công nghiệp hóa nền kinh tế của chính phủ Hugo Chavez, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6, tr.4-5. . Các hình thức hợp tác xã phát triển rầm rộ nhờ các chương trình tín dụng nhỏ và thảo luận bàn tròn về chính sách mua bán công bằng. Các doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty dầu mỏ quốc gia (DVSA) dành ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Tinh thần hợp tác hỗ trợ và đoàn kết trong phát triển kinh tế ngày càng được tăng cường và nâng cao. Trong lĩnh vực chính trị Venuezuela cũng đã ghi được những dấu ấn quan trọng, nổi bật. Bộ máy nhà nước được phân chia thành 5 nhánh đã đảm bảo tốt hơn quyền người dân. Mô hình quyền lực này có thể xem như là một thử nghiệm mới về phát triển thể chế nhà nước trong thời kỳ mới phù hợp điều kiện đặc trưng trong nước và khu vực. Thay đổi lớn của Hiến pháp về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đã tạo cơ hội lớn cho người dân nghèo, người da đỏ khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Với việc đưa vào thực tế quyền tham gia trưng cầu dân ý của người dân có thể thấy Venezuela là một trong số những nước mà quyền tham gia vào hoạt động quản lý của người dân lại rộng rãi và thực tế như vậy. Một công nhân tên là Gabriel Ramos nói: "Lần đầu tiên, người dân có quyền lực. Tổng thống đưa tiền trực tiếp cho chúng tôi để chi tiêu cho các dự án cộng đồng. Việc này không ở nơi đâu có cả" Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela, tlđd, tr. 41. . Người đứng đầu Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela –CNE bà Tibisay Lucena cho cho biết quốc gia này có hệ thống bầu cử tốt nhất thế giới, đó là một hệ thống bầu cử “hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy”. Tỉ lệ người dân đặc biệt là dân nghèo tham gia bỏ phiếu ngày càng tăng. Nếu vào năm 1990 tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ chiếm 36% thì năm 2005 là khoảng 10% và CNE đang nỗ lực làm việc để giảm tỷ lệ xuống còn 0% vào năm 2007”. Bà Lucena còn cho biết thêm chiến dịch mới của CNE không chỉ cho cử tri thấy cách thực hiện quyền của họ mà còn cho thấy họ đóng vai trò đầy đủ như thế nào trong nền dân chủ nhằm xây dựng một chính phủ tốt công khai và minh bạch Bản tin tham nhũng quốc tế . Hoạt động chống tham nhũng kiên quyết của chính phủ cũng đã thu nhiều kết quả đáng kể góp phần làm nâng cao sức mạnh của các bộ máy nhà nước và tăng niềm tin của người dân. Về ngoại giao nhờ vai trò thúc đẩy hợp tác tích cực của tổng thống Chavez mà quá trình liên minh liên kết trong khu vực Mỹ Latinh đang diễn ra sôi động và có hiệu quả thiết thực. Tuy chưa thoát khỏi hoàn toàn sự lệ thuộc vào Mỹ nhưng chính sách của Venezuela và các chính phủ cánh tả nắm quyền khác ở Nam Mỹ đã thể hiện xu hướng có tính độc lập hơn với Hoa Kỳ. Để chống lại quá trình tự do hóa mậu dịch hoàn toàn châu Mỹ theo quan điểm của Hoa Kỳ, các nước đã đưa ra một sáng kiến mới gọi là “Giải pháp Bolivar cho Châu Mỹ” trong đó nhấn mạnh việc thực hiện hợp tác trong truyền thông, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác. Venezuela đưa ra dự án thành lập PETROSUR –một doanh nghiệp dầu mỏ lớn nhất lục địa với sự tham gia của Argentina, Bolivia, Brazil, Ecuador và Venezuela để khai thác tiềm năng chung và tạo điều kiện để loại bỏ sự thâm hụt về năng lượng của các quốc gia thành viên. Venezuela đã trợ giúp lớn về giá dầu cho các nước Mỹ Latinh, đảm bảo giúp các nước này không gặp khó khăn trong vấn đề nhiên liệu. Ngày 9-12-2007 mới đây bảy nước Nam Mỹ là Brazil, Argentina, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Paraguay và Uruguay đã ký kết thành lập Ngân hàng phương Nam Những chuyển biến tích cực ở Venezuela theo ý tưởng của Tổng thống Chavez. Hoạt động của ngân hàng này nhằm chống lại các thể chế tài chính do Mỹ chi phối. Điều này đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hợp tác khu vực và nỗ lực tách dần khỏi sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trong quan hệ song phương, nổi bật nhất là mối quan hệ thân thiết với Cuba và Iran. Venezuela có nhiều hỗ trợ về năng lượng cho Cuba đổi lại Cuba đã cử nhiều bác sỹ sang giúp các chương trình y tế cho Venezuela. Mối quan hệ mật thiết giữa Tổng thống Chavez với Cuba nói chung và Chủ tịch Cuba Fidel Castro nói riêng cũng là một dấu ấn chính trị quan trọng trong khu vực. Dưới thời Tổng thống Chavez, quan hệ giữa Iran và Venezuela cũng được nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt trong hợp tác năng lượng. Tổng thống hai nước đã có nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau. Cả hai ông đều nổi tiếng là những nhà lãnh đạo chống Mỹ mạnh mẽ. Ông Chavez mô tả Tổng thống Iran Ahmadinejad là "người bênh vực cho lẽ phải và công bằng xã hội". Đáp lời, nhà lãnh đạo Iran gọi ông Chavez là "một nhà cách mạng vĩ đại của Mỹ Latinh" Iran và Venezuela thề chống Mỹ . Bên cạnh đó Tổng thống Chavez còn đẩy mạnh quan hệ với các nước trong thế giới thứ 3. Toàn bộ tình hình trên không chỉ chứng minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqth25.doc
Tài liệu liên quan