Đề tài Thực tiễn giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Bầu Trời

- Công ty chưa có một tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng nhân viên cũng như cơ chế thưởng phạt cụ thể khi nhân viên làm tốt hay sai sót trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.

- Tác phong làm việc của nhân viên Công ty còn mang tính thụ động, tác phong chưa hiện đại và chuyên nghiệp.

- Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi: Trong khoảng vài năm trở lại đây, bối cảnh quốc tế có hàng loạt những biến động to lớn gây rất nhiều bất lợi cho kinh tế cũng như cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Đó là những cuộc chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, nội chiến, xung đột, nạn khủng bố, dịch bệnh hoành hành đẩy người dân vô tội vào cảnh sống bất ổn, kinh tế nhiều nước suy thoái, kiệt quệ. Nền kinh tế toàn cầu sụt giảm. Ngành giao nhận vận tải, trong đó Công ty cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.

- Nhân tố giá trên thị trường giao nhận vận tải biển có nhiều biến động. Ngoài những yếu tố quốc tế bất lợi, kết quả hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn bị nhân tố giá làm cho mất cân đối. Đó chính là giá cước vận tải và chi phí cho các dịch vụ hàng hải.

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8619 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Bầu Trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au thôi cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn như làm cho hàng bị hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp như dùng loại container đặc biệt như Fully Ventilated Container. Điều đó làm tăng chi phí vận chuyển lên khá nhiều. 5. Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp: Hoạt động giao nhận vận tải biển của Công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân Công ty, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách của Công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Đây được coi là các nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói riêng. Chẳng hạn như nhân tố nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Nếu Công ty tạo được một cơ ngơi khang trang, phương tiện làm hàng hiện đại trước hết sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù của dịch vụ giao nhận đó là có giao dịch với nhiều khách hàng nước ngoài. Hơn thế mới đáp ứng được yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một công ty có tiềm lực về vốn cũng là một lợi thế rất lớn trong kinh doanh. Ngoài ra, các cơ chế chính sách của bản thân công ty cũng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động giao nhận. Trong giao nhận vận tải biển, lượng khách hàng lớn và ổn định là khá nhiều, nếu công ty có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này thì không chỉ có được sự gắn bó của khách hàng mà còn tạo thuận lợi cho chính các nhân viên của công ty trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký hợp đồng với khách. Một nhân tố vô cùng quan trọng nữa đó là trình độ, kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty. Đó là những kiến thức về luật pháp, thủ tục thương mại quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ. Chỉ một sự non nớt khi ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận có thể gây thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp, một sự bất cẩn khi kiểm nhận hàng có thể dẫn đến sự tranh chấp không đáng có. Có thể nói, nhân tố con người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. III. Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty: 1. Quá trình ký hợp đồng: Phòng kinh doanh Của công ty tiến hành tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin và gửi bảng báo giá dịch vụ cho khách, đồng thời tiến hành tiếp xúc thỏa thuận các điều khoản. Ở dịch vụ gom hàng lẻ, rủi ro xảy ra từ khâu ký hợp đồng là trường hợp khách hàng "trở mặt", hủy hợp đồng và thuê một công ty giao nhận khác có giá dịch vụ tốt hơn tại thời điểm đó. Mà Công ty chúng tôi đã đăng ký nguyên container ở cảng để gom các lô hàng nhỏ lẻ vào một container. Nếu chủ của một trong các lô hàng lẻ đó hủy hợp đồng, thì Công ty cũng phải thực hiện vận chuyển các lô hàng nhỏ lẻ còn lại, và sức chứa của một container chưa được khai thác hết. Có những trường hợp khách hàng thanh toán trễ hạn làm Công ty phải ứng trước để thực hiện dịch vụ. Nhìn chung, các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thường chuộng giá rẻ mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng dịch vụ giao nhận, uy tín của công ty giao nhận; thường hay so sánh giá một cách thiếu tế nhị trước nhân viên kinh doanh của Công ty. 2. Quá trình nhận hồ sơ từ khách hàng: Nhân viên của Công ty sẽ tiến hành liên hệ với khách hàng để nhận những chứng từ có liên quan đến lô hàng. Tuy nhiên có một số trường hợp chứng từ không đồng nhất về điều kiện giao hàng. Khi nhập khẩu lô hàng thiết bị cấp nước tại cảng Vict, bộ chứng từ đã bị trả lại vì điều kiện thương mại trên các chứng từ không giống nhau. Trên Invoice, Packing List thì ghi nhập khẩu theo điều kiện CFR, nhưng trên hợp đồng và tờ khai lại ghi nhập khẩu theo giá CIF. Nhân viên giao nhận phải mang bộ hồ sơ về chỉnh sửa lại điều kiện giao hàng trên hợp đồng và trên tờ khai. 3. Quá trình chuẩn bị hồ sơ: Khi nhập lô hàng các thiết bị y tế; bộ hồ sơ bị trả lại vì tên hàng bị sai. Trên hợp đồng tên hàng ghi bằng tiếng Anh nhưng khi lên tờ khai, bộ phận chứng từ của Công ty lại dịch sang tiếng Việt, nhưng lại dịch không sát nghĩa với từ tiếng anh nên Hải quan tiếp nhận hồ sơ không chấp nhận. Hải quan buộc người khai hàng phải ghi rõ công dụng, tính chất vào ô 17 (quy cách, phẩm chất hàng hóa). Khi đó Hải quan tiếp nhận rồi mới mở tờ khai. Khi nhập lô hàng vòng đệm bằng cao su, đây là lô hàng Công ty đã xuất cách đây hai năm, nhưng do chất lượng hàng không đảm bảo nên Công ty phải nhập về. Công ty mở tờ khai hàng mậu dịch nhưng khi đi mở tờ khai Hải quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chuyển sang tờ khai hàng phi mậu dịch. Do đó Công ty phải làm đơn xin nhập khẩu bằng hình thức phi mậu dịch. Ngoài ra Hải quan còn yêu cầu phải nộp tờ khai hàng xuất khẩu cách đây hai năm nhưng do Công ty làm thất lạc nên phải làm công văn cam kết gởi chi cục Hải quan và phải làm đơn xin nhập khẩu theo hình thức tái nhập. Khi đã nhập đầy đủ các chứng từ trên thì Hải quan mới tiếp nhận bộ chứng từ. Cũng lô hàng vòng đệm bằng cao su công ty đã bị phạt hành chính 200.000 VND vì hàng đã cập cảng quá lâu mà không làm thủ tục nhận hàng. Sau khi đóng tiền phạt nhân viên tiếp nhận hồ sơ mới tiếp tục mở tờ khai. Nhân viên của Công ty đôi khi áp sai mã thuế và dẫn đến việc tính sai thuế. Chưa kể xảy ra những lỗi hết sức cơ bản như nhập số liệu sai, lỗi phần mềm excel, thiếu sót trong quá trình tính toán thuế... Khi Hải quan kiểm tra lại và thấy công ty khai báo không chính xác thì tờ khai sẽ bị trả về. Do đó làm mất thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Công ty, chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng. Trong quá trình nhập khẩu thiết bị y tế từ đài Loan về; đáng lẽ ở tiêu thức số 9, tên phương tiện vận tải và số liệu phải căn cứ vào thông báo hàng đến của hãng tàu thì nhân viên Công ty lại dựa vào Bill of Lading. Tên phương tiện vận tải là tên con tàu chở hàng đến cảng dở cuối cùng. Trong trường hợp có chuyển tải thì tên con tàu ghi trên Bill of Lading không có ý nghĩa trong tiêu thức này. Còn đồng tiền thanh toán ở tiêu thức số 15 phải dựa vào Invoice chứ không dựa vào hợp đồng và tỷ giá tính thuế là tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền thanh toán lúc mở tờ khai. Vì là công ty nhỏ, nhân viên lại làm trái ngành nên vẫn còn trường hợp sai sót cơ bản như trên. Bên cạnh đó, nhân viên lại chưa chú ý đến ngày hết hiệu lực của lệnh giao hàng để sắp xếp thời gian hợp lý; phát sinh thêm chi phí lưu kho, lưu bãi. 4. Quá trình khai Hải quan: Hải quan Việt Nam thường làm khó Doanh nghiệp hoặc nhân viên giao nhận ở khâu kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và ở khâu kiểm hàng. Họ có những tiêu cực nhất định và đó là tình trạng chung ở các cơ quan Nhà nước. Dù bộ chứng từ của hợp lệ nhưng họ vẫn nói thiếu hoặc có sao sót nếu nhân viên giao nhận không biết cách "cư xử". Tính chính xác và công bằng của Hải quan Việt Nam chưa cao. Nếu Công ty không có mối quan hệ quen thân ngoài công việc thì chắc chắn họ sẽ làm khó chúng tôi nhiều hơn nữa, làm mất thời gian của Công ty và khách hàng. Họ sẽ không nhận được hàng nếu hàng chưa được thông quan. Trong quá trình chờ phân công kiểm hóa, nhân viên giao nhận cầm phiếu tiếp nhận tới phòng thu lệ phí để đóng lệ phí làm thủ tục Hải quan, đồng thời nhân viên của Công ty cũng có thể tranh thủ thời gian này cầm lệnh giao hàng đến phòng đối chiếu lệnh. Tại đây nhân viên Hải quan sẽ đối chiếu với manifest do hãng tàu cung cấp; xem tên hàng, số lượng, chuyến tàu, tên tàu, lệnh giao hàng có trùng với manifest không? Nếu trùng thì đóng dấu "đã đối chiếu" lên lệnh, còn nếu có trường hợp sai sót thì phải đem đến hãng tàu để sửa. Có một số nhân viên giao nhận của công ty không biết là khi đến "khâu" nào thì phải biết cách "cư xử" ở khâu đó để Hải quan không làm khó. Nếu không "cư xử" đúng mực và đều ở các "khâu" thì dù các thông tin trùng với manifest thì họ vẫn nói là không trùng và buộc nhân viên phải đi đến hãng tàu để sửa. 5. Quá trình kiểm hóa: Nếu là hàng phải có chứng thư bổ sung vào hồ sơ thì Hải quan mới cho ký xác nhận, chuyển qua thuế và cho thông quan nhưng trên thực tế thời hạn giám định khá lâu. Một lần nữa, nhân viên Công ty lại bị cán bộ ở cơ quan giám định làm khó, buộc Công ty phải "cư xử" để nhận được sự giám định nhanh chóng để tránh thiệt hại về kinh tế do chi phí lưu kho, lưu bãi và các chi phí phát sinh khác do chậm trễ. Chủ hàng cũng có thể làm công văn xin giải tỏa hàng, mang hàng về kho riêng bảo quản và bổ sung chứng thư giám định sau. Nhân viên nhận hàng sẽ trình công văn cho Hải quan, nếu được chấp nhận thì Hải quan sẽ cấp một bản copy tờ khai Hải quan, có kết quả kiểm hóa và có xác nhận chứng từ; chỉ để dùng để giải phóng hàng và nộp lại khi hoàn tất thủ tục Hải quan. Khi có kết quả giám định thì người nhận hàng sẽ nộp lại bản copy và nhận lại tờ khai gốc. 6. Hiệu quả sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận: Xét về phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận thì Công ty không phải là quá thiếu thốn và lạc hậu. Nhưng điều đáng nói đó là các thiết bị đó còn chưa được khai thác triệt để, hiệu quả sử dụng thấp. Chẳng hạn như trong một lần vận chuyển hàng triển lãm, do hàng về quá muộn, sáng hôm sau triển lãm đã khai mạc, nếu chờ xe nâng của Công ty thì sẽ không kịp tiến độ hàng vì xe còn đang thực hiện một lô hàng khác nên nhân viên giao nhận phải thuê xe nâng ở bên ngoài, mô hình chung khiến thiết bị không sử dụng hết công suất mà Công ty còn tốn thêm một khoản tiền không nhỏ. Sở dĩ như vậy là do Công ty chưa có kế hoạch sử dụng thiết bị một cách khoa học, lúc thì không có để sử dụng lúc lại nằm không trong kho. Bên cạnh đó, công tác bảo quản, duy tu bảo dưỡng thiết bị còn chưa được quan tâm đúng mức. Do không phân trách nhiệm này cho một phòng ban cụ thể nên mạnh ai nấy dùng và không ai thấy mình có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận. Mặt khác do đặc thù của Công ty là hoạt động mang tính thời vụ nên vào mùa hàng xuống, thiết bị không dùng mà vẫn phải khấu hao làm cho hiệu quả sử dụng giảm xuống. 7. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận: Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không xin được chỗ tàu mẹ; Công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch). Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của Công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, Công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải trả lương cho nhân công, khiến lợi nhuận bị giảm sút. Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên việc khắc phục hoàn toàn không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng. 8. Trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế, hiệu quả làm việc chưa cao: Trong điều kiện mà có nhiều dịch vụ mới xuất hiện như dịch vụ logistics thì những yếu kém trong đội ngũ cán bộ càng bộc lộ rõ. Thực tế hoạt động ở Công ty cho thấy rằng những sai sót, thiệt hại gây ra cho Công ty hầu hết là do các nhân viên thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc còn chưa phản ánh đúng thực lực của Công ty. Với những điều kiện được trang bị như vậy, lẽ ra Công ty đã phải tiến xa hơn nếu công việc được tiến hành khoa học, mọi cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết nhất trí, nâng cao tinh thần tự giác, tiết kiệm, hết mình vì sự phát triển chung. Nhưng ở Công ty còn xuất hiện tình trạng cạnh tranh trong nội bộ công ty, hoạt động còn chồng chéo. Chẳng hạn như chỉ một khách hàng lại nhận được tới vài mức giá chào khác nhau, mà đều từ các nhân viên của Công ty đưa ra. Khi đó khách hàng sẽ đặt dấu hỏi, và sẽ dần mất lòng tin đối với Công ty. IV. Đánh giá tình hình thực hiện: Thông qua những phân tích thực tiễn giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty, chúng ta có thể thấy những kết quả thu được của Công ty trong hoạt động của mình là đáng kể so với đối thủ khác trên thị trường; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của mình Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn từ cả phía khách quan lẫn chủ quan. Rào cản trong việc hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài còn khá bất cập, chưa được nới lỏng một cách thích đáng, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến ngành giao nhận vận tải quốc tế trong nước nói chung và đối với Công ty nói riêng. Tình hình biến động kinh tế trong giai đoạn hiện nay cũng ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu có chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả thì chắc chắn vị trí của Công ty trên thị trường sẽ lớn mạnh hơn nữa, vì dù sao những kết quả mà Công ty đã đạt được còn chưa tương xứng với nội lực của Công ty cũng như tiềm năng thị trường Việt Nam hiện tại. 1. Những thành tựu: - Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và ham học hỏi; tiếp thu nhanh kiến thức chuyên môn. - Ban lãnh đạo Công ty luôn theo dõi quá trình làm việc của nhân viên và qui trình giao nhận của lô hàng để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, thuận lợi khi giao nhận hàng hóa. - Các nhân viên và cả Ban lãnh đạo của Công ty đều thiết lập được mối quan hệ tốt với các hãng tàu, các đối tác, khách hàng (cả trong và ngoài nước), Hải quan và các cơ quan ban ngành có liên quan...nhằm mang lại sự thuận lợi và trôi chảy cho quá trình giao nhận cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. - Công ty có thị trường giao nhận ở hầu hết các châu lục trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở một số khu vực chính như ASEAN, Đông Bắc Á, EU,… 2. Những hạn chế: - Nhân viên của công ty phần lớn là làm trái ngành (làm về lĩnh vực giao nhận vận tải nhưng lại tốt nghiệp từ những ngành không liên quan đến kinh tế thương mại). Một số nhân viên còn gặp phải nhiều thiếu sót trong quá trình làm giấy tờ, thủ tục, chứng từ... - Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa cao nên đôi lúc gặp lúng túng trong quá trình làm việc. - Khu vực ASEAN là thị trường khá quen thuộc với Việt Nam, lại có lợi thế về khoảng cách địa lý, các điều kiện về văn hoá, xã hội, luật pháp tương đối tương đồng. Tuy nhiên, Công ty lại chưa khai thác tốt mảng thị trường này. Đó là do giao nhận vào thị trường này dễ làm và ít rủi ro nên Công ty gặp phải sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. - Hiệu quả sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận còn thấp, lúc thì không có để sử dụng lúc lại nằm không trong kho. Bên cạnh đó, công tác bảo quản, duy tu bảo dưỡng thiết bị còn chưa được quan tâm đúng mức. Do không phân trách nhiệm cho một phòng ban cụ thể nên mạnh ai nấy dùng và không ai thấy mình có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận. Mặt khác do đặc thù của công ty là hoạt động mang tính thời vụ nên vào mùa hàng xuống, thiết bị không dùng mà vẫn phải khấu hao làm cho hiệu quả sử dụng giảm xuống. - Tính thời vụ của hoạt động giao nhận: Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của Công ty nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân mỗi doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng. 3. Nguyên nhân: - Công ty chưa có một tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng nhân viên cũng như cơ chế thưởng phạt cụ thể khi nhân viên làm tốt hay sai sót trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. - Tác phong làm việc của nhân viên Công ty còn mang tính thụ động, tác phong chưa hiện đại và chuyên nghiệp. - Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi: Trong khoảng vài năm trở lại đây, bối cảnh quốc tế có hàng loạt những biến động to lớn gây rất nhiều bất lợi cho kinh tế cũng như cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Đó là những cuộc chiến tranh sắc tộc, chiến tranh tôn giáo, nội chiến, xung đột, nạn khủng bố, dịch bệnh hoành hành đẩy người dân vô tội vào cảnh sống bất ổn, kinh tế nhiều nước suy thoái, kiệt quệ. Nền kinh tế toàn cầu sụt giảm. Ngành giao nhận vận tải, trong đó Công ty cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. - Nhân tố giá trên thị trường giao nhận vận tải biển có nhiều biến động. Ngoài những yếu tố quốc tế bất lợi, kết quả hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn bị nhân tố giá làm cho mất cân đối. Đó chính là giá cước vận tải và chi phí cho các dịch vụ hàng hải. - Bên cạnh đó, giá các loại dịch vụ hàng hải cũng không ổn định vì chưa có một văn bản chính thức nào của Nhà nước quản lý vấn đề này. Giá cả hầu hết do các công ty tự quy định có căn cứ vào chi phí và mức giá chung trên thị trường. Giá này theo đổi theo từng quý, có khi từng tháng, theo từng công ty. Ngoài ra, giá cho dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu thường thấp hơn do nhập theo điều kiện CIF. Đó là lý do mà trong cơ cấu giao nhận tại công ty, hàng nhập lại chiếm phần ít hơn. - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt: Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, số lượng người làm giao nhận tăng cao, tuy chưa thống kê chính thức, hiện nay ước có tới 600 - 700 doanh nghiệp trong cả nước bao gồm cả Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh với nước ngoài khiến cho môi trường cạnh tranh trong ngành này trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Một phần cũng bởi ngành giao nhận của ta không mạnh và dường như phát triển một cách tự phát. Số lượng doanh nghiệp tăng lên ồ ạt, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra ít vốn, liên hệ nhận làm thuê cho một vài chủ hàng, kiếm hàng cho một vài chủ vận tải là thành người giao nhận. Một số chạy việc cho công ty nước ngoài kiếm hoa hồng, trách nhiệm đối với hàng hóa đã có công ty chịu. Một số từ trường học ra tạm trú chân ít năm trong doanh nghiệp Nhà nước, học hỏi cách làm ăn giao dịch, nắm một số mối hàng rồi nhảy ra lập công ty riêng, không ít người làm ăn kiểu chụp giật, tranh thủ lợi ích trước mắt. Một số công ty nước ngoài lợi dụng văn phòng đại diện của họ ở Việt Nam hoặc các công ty đại lý giao nhận vận tải yếu năng lực của ta để làm cho họ, qua đó nhà nước thất thu về thuế, trong đó đáng chú ý là thuế cước. Ngoài ra họ còn lợi dụng kẽ hở của ta để bỏ tiền mua tên một số công ty đại lý giao nhận vận tải Việt Nam để kinh doanh, làm cho ta khó khăn trong khâu quản lý. Do trốn được thuế, họ lại thường chào được giá rất cạnh tranh, mà khách hàng lại thường chọn giá thấp khiến các Doanh Nghiệp Nhà Nước khó có thể cạnh tranh được với họ. Như vậy, công ty không chỉ phải đối mặt với những công ty mạnh về vốn, công nghệ mà còn rất thủ đoạn trong cạnh tranh khiến thị phần của công ty vẫn còn khiêm tốn. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẦU TRỜI I. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn hiện nay: Công ty Bầu Trời đang hoạt động trong nền kinh tế phát triển nhanh chóng; trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu. Trong đó ngành ngoại thương là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại tệ nhiều nhất và nó tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Chính vì sự phát triển đó mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến với dịch vụ của Công ty. Trong tình hình đó Công ty có những điều kiện thuận lợi để khẳng định vị trí của mình trên thị trường nhưng vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định. 1. Thuận lợi: Ban lãnh đạo Công ty là những nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm, nắm bắt các thời cơ, thông tin nhanh chóng, đã đưa Công ty ngày một đi lên, đạt được những kết qua đáng kể trong mấy năm. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao, giúp đỡ các đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Văn phòng làm việc của Công ty rất gần với sân bay và đi đến các cảng chính rất thuận tiện và tiết kiệm được chi phí đi lại khi làm hàng. Cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi khi giao nhận hàng hoá , Công ty không phải tốn nhiều thời gian và chi phí để thuê xe ngoài khi chở hàng về kho cũng như khi giao hàng cho khách. Bên cạnh đó, Chính phủ nước ta dành sự quan tâm khá đặc biệt cho sự phát triển của ngành giao nhận vận tải. Nhà nước đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng cảng biển, hệ thống kho bãi, phương tiện phục vụ cho giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đường sá cũng được nâng cấp, rất thuận tiện cho việc chở hàng ra cảng và chở hàng từ cảng vào sâu trong nội địa. 2. Khó khăn: Đội ngũ nhân viên công ty đa phần còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên có thể gặp những sai sót nhỏ khi khai hải quan và chưa lường trước được những rủi ro có thể gặp phải. Điều này có thể kéo dài thời gian làm hàng và có thể làm tăng chi phí lưu kho, lưu bãi. Công ty cũng thường gặp những sai sót trong việc tính thuế, áp mã thuế những vấn đề trên cũng có thể là những khó khăn chung của đa phần các công ty giao nhận hiện nay. Vì chỉ mới đi vào hoạt động được 6 năm và là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên Công ty đang gặp một số vấn đề khó khăn trong việc thu hút vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng hoạt động kinh doanh. Công ty còn quá non trẻ và qui mô chưa lớn nên mức giá dịch vụ mà nhận viên chào cho khách hàng chưa thật sự cạnh tranh so với các công ty giao nhận có tầm cỡ khác. II. Một số thách thức mới với từng hoạt động của công ty: Về hoạt động giao nhận và khai thuế hải quan: Hiện nay Nhà nước đã cho phép tư nhân được xuất nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề đăng ký dẫn đến mở rộng dịch vụ, nhiều công ty giao nhận ra đời. Do đó đòi hỏi các công ty dịch vụ phải nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết các công việc nhanh chóng để giảm chi phí, như vậy mới có thể cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Về hoạt động làm đại lý vận tải, gom hàng lẻ: Đây là hoạt động đem về cho công ty doanh thu trên cả tỷ đồng, là hoạt động chủ yếu của công ty. Nhưng hiện nay đa số hãng tàu cũng thực hiện các công việc của một công ty giao nhận. Điều này càng đẩy các công ty giao nhận vào thế cạnh tranh, do đó các công ty giao nhận cần có những chiến lược cụ thể để có thể đứng vững trong môi trường này. III. Kế hoạch phát triển của công ty: Mở rộng thị trường giao nhận, đẩy mạnh công tác Marketing và Sales, đặc biệt chú trọng thị trường Châu Âu, Mỹ; tìm kiếm khả năng mở rộng ngành nghề. Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ chế giá cả, hoa hồng, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, giữ vững khách hàng truyền thống. Đầu tư, tận dụng, khai thác tối đa cơ sở vật chất, kho bãi, đổi mới thiết bị, phương tiện vận tải bốc xếp để tổ chức tốt dịch vụ giao nhận. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho những năm tiếp theo, trong đó chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Bầu Trời.doc
Tài liệu liên quan