Đề tài Thực trạng các khu công nghiệp tại Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

I. Những vấn đề chung về KCN 3

 1. Khái niệm , phân loại , cơ cấu tổ chức của một KCN 3

 1.1.Khái niệm 3

 1.2. Phân loại 3

 1.3. Cơ cấu tổ chức của một KCN 3

 2. Tính tất yếu khách quan về thành lập KCN tại Việt Nam 4

 3. Những nhân tố thu hút vốn đầu tư vào các KCN 7

II. Thực trạng các KCN tại Việt Nam 9

1. Thành tựu đạt được 9

2. Khó khăn tồn tại 11

III. Các giải pháp nâng cao việc thu hút vốn đầu tư vào KCN 15

PHẦN KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc29 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các khu công nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trọng để thu hút vốn đầu tư vào các KCN, và vị trí địa lý liên quan đến một loạt vấn đề cho sản xuất như tạo nguồn nguyên liệu , nguồn lao động , tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm , mạng lưới giao thông Các nhà đâud tư sẽ căn cứ vào ngành nghề , khả năng tài chính của mình sẽ quyết định đầu tư vào KCN này hay KCN khác . Chẳng hạn , với doanh nghiệp chế biến nguyên vật liệu . Nguyên vật liệu dùng cho chế biến khối lượng lớn cồng kềnh ,dễ hỏng , chở đi xa gặp khó khăn , vì vậy nên chọn địa điểm KCN gần vùng sản xuất . Còn với cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm khó bảo quản , khó chở đi xa thì nên chọn địa điểm gần nơi tiêu thụ . Với những cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguyên liệu có sẵn , không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp thì có thể chọn địa điểm ở nhiều nơi . Hạ tầng trong và ngoài KCN : Bao gồm + Hệ thống đường giao thông trong KCN . + Hệ thống nhà xưởng phục vụ cho sản xuất . + Hệ thống các phòng , nơi ban làm việc của ban quản lý KCN . + Hệ thống điện nước . + Hệ thống thông tin liên lạc . + Hệ thống xử lý chất thải . Các công trình bên ngoài KCN + Hệ thống khu nhà ở cho công nhân . + Hệ thông đường giao thông dẫn tới KCN . + Các công trình phục vụ cho giải trí . + Hệ thống nhà nghỉ , khách sạn . + Hệ thống bưu điện , phục vụ y tế . + Bể bơi , sân tập thể thao cho công nhân viên Chính sách của nhà nước + Các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai tại các KCN Giá thuê đất . Cơ chế giao đất , thuê đất . Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Quy mô sử dụng đất . + Các chính sách ưu đãi vầ tài chính . Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi . Chính sách ưu đãi các loại thuế ( thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuât nhập khẩu ) . + Các chính sách liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng : Việc đền bù giải phóng mặt bằng . + Các chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực . + Các thủ tục hành chính . + Chương trình vận động đầu tư : Đó là bản tường trình , giới thiệu về KCN với tất cả các nhà đầu tư , nội dung bao gồm : * Nêu toàn bộ các điều kiện thuận lợi về KCN : Về vị trí địa lý . Về cỏ sở hạ tầng . Nguồn lao động tại KCN . * Nêu ra những ưu đãi về đầu tư : Những ưu đãi về thuế . Những ngành công nghiệp ưu tiên lựa chọn . Về thuế đất . Yêu cầu về xây dựng nhà xưởng . II . Thực trạng các KCN tại Việt Nam Thành tựu đạt được * Sự phát triến rầm rộ các KCN Tính đến cuối năm 1997 cả nước có 48 KCN, trong đó Miền Bắc 10 KCN, Miền Trung 6 KCN , Miền Nam là 32 KCN. Sau ba năm tới tháng 3/2000 số lượng KCN trên toàn quốc là 65 KCN, được thủ tướng chính phủ thành lập và cho thuê đất . Các KCN tập trung ở 27 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương , còn 34 tỉnh chưa có KCN. Diện tích đất đã cho công ty xây dựng cơ sở ghạ tầng là 24.395 ha , diện tích đất KCN theo chi tiết là 5.350 ha . Diện tích đất của các KCN đã lấp đầy 1.680 bằng 32% diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch chi tiết . Và 48% diện tích đất đã tạo mặt bằng công nghiệp có các công trình hạ tầng có thể thu hút đầu tư 1.680/3.550 và mặt bằng 24%tổng diện tích công nghiệp theo quy hoạch . Các KCN đã đầu tư theo ba loại hình là KCN do các doanh nghiệp trong nước đầu tư 51 KCN . KCN liên doanh với nước ngoài là 13 KCN. KCN đầu tư 100% vốn nước ngoài 1 KCN . Các KCN đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng là 16 KCN , các KCN đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 34 KCN , và KCN chưa đầu tư xây dựng là 15 KCN . Các KCN đã thực hiện song đền bù giải phóng mặt bằng là 22 KCN , đang thực hiện đền bù là 13 KCN . . * Thu hút được lượng vốn đầu tư lớn đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động . Việc thu hút vốn đầu tư vào KCN đạt kết quả nhất định , số lượng các dự án được cấp phép và đi vào sử dụng tăng liên tục qua các năm . Cùng với nó là việc thu hút lao động rất lớn vào làm việc trong KCN , đó là dấu hiệu đang mừng . Theo số liệu thống kê , đến cuối năm 1997 các KCN đã thu hút được 543 doanh nghiệp với tổng số vốn thuẹc hiện trên 2 tỷ USD , đã thu hút được 8.8 vạn lao động , không kể số lượng lao động xây dựng cơ bản và làm việc trong lĩnh vực phục vụ cho KCN . Cho đến cuối năm 1999 đã có 914 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động tổng số vốn đăng ký là 7.8 tỷ USD , trong đó 569 doanh nghiệp nước ngoài vốn đănh ký 1800tỷ tương đương 1.4 tỷ USD chiếm 36% số dự án và 17% tổng số vốn đầu tư . Trong tổng số các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động , đã thu hút được 14000 người lao động , tạo sức mua cho thị trường trong nước 1000 tỷ đồng . Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2000 đã có thêm 68 giấy phép đầu tư nước ngoài đăng ký vào KCN với tổng số vốn đăng ký 186,3 triệu USD tăng 97 % về tổng dự án so với cùng kỳ năm trước . Do kinh doanh có hiệu quả đã có 18 dự án mở rộng quy mô sản xuất với tổng số vốn đầu tư gần 80 triệu USD , đã thu hút tới 180.000 lao động trực tiếp , đồng thời tạo việc làm cho hàng vạn lao động gián tiếp . Cho đến nay , đầu năm 2002 theo bộ kế hoạch và đầu tư thu hút 795 dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , tổng số vốn đầu tư là 7.555 triệu USD , 674 dự án trong nước tổng số vốn 30.090 tỷ đồng , tạo việc làm cho 233.000 lao động . * Các KCN đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế . Hoạt động của các KCN đạt được kết quả nhanh hơn so với nền kinh tế nói chung , ngành công nghiệp và các khu đầu tư nước ngoài nói riêng và giữ được mức tăng trưởng cao qua mấy năm gần đây . Năm 1997 : KCN đạt tổng giá trị sản lượng 1.155 triệu USD chiếm 15% giá trị sản xuất công nghiệp . Đóng góp vào xuất khẩu 848 triệu USD gần bằng 10% giá trị xuất khẩu cả nước , 47 % giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tăng gần hai lần so với năm 1996 Năm 1998 : KCN đạt giá trị sản lượng 1.871 triệu USD, chiếm 20% sản xuất nông nghiệp , đóng góp xuất khẩu 1300 triệu USD bằng 14% giá trị xuất khẩu của cả nước , 65%giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50% so với năm 1997 . Trong gần 10 tháng đầu năm 1999 tạo ra giá trị sản lượng 1,7 tỷ USD chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước , trong đó xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD chiếm 15% giá trị xuất khẩu , tăng 20% so với năm 1998 . Trong 6 tháng đầu năm 2000 tạo giá trị tổng sản lượng chiếm 25% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm 16 % giá trị xuất khẩu của cả nước , với doanh số đạt 1,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 1 tỷ . tăng 25 % so với năm 1999 về cả doanh số lẫn giá trị xuất khẩu . 2. Khó khăn , tồn tại Vấn đề tồn tại lớn nhất tại các KCN của ta là việc dư thừa đất đai trong KCN , tỷ lệ lấp đầy tại các KCN là rất thấp . Theo số liệu thống kê , đến đầu năm 1999 chỉ có 24% diện tích quy hoạch cho các KCN , khu chế xuất được lấp kín bằng các dự án đầu tư . Có 8 KCN cho thuê 50 % diện tích . 10KCN chỉ cho thuê từ 30 -35 % diện tich . 17KCN cho thuê dưới 30% diện tích . 17 KCN chưa thực hiện được dự án nào . KCN Nomura Hải Phòng xây dựng trên 153 ha đất với tổng số vốn đầu tư 162 triệu USD , hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh , nhưng đến tháng 4/1999 mới cho thuê được 3ha ( 1,95% quỹ đất xây dựng ) . Tỉnh Đồng Nai có 10 KCN , khu chế xuất , nhưng giữa năm 1999 chỉ mới lấp đầy 20% diện tích . Ơ thành phố Hồ Chí Minh ngay cả hai khu chế xuất Tân thuận và Linh Trung cũng còn nhiều diện tích chưa có người thuê , mặc dù xây dựng từ năm 1991. Đó là chưa kể đến số KCN sau khi xây song tường bao rồi bỏ đất hoang hoá , cuối cùng phải giải thể như KCN Đồ Sơn Hải Phòng . Đó là bức tranh chung KCN tại Việt Nam . Thực tế tại các địa phương chỉ có KCN ở phía Nam : Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương , Đồng Nai hoạt động tương đối có hiệu quả còn các KCN tại Bắc Bộ tỷ lệ diện tích đất trống còn rất cao .Nếu như vào thời điểm năm 1999 tỷ lệ lấp đầy ở Bình Dương và Đồng Nai đã tăng lên một cách đáng kể ( tại 7 KCN ở Bình Dương tỷ lệ lấp đầy là 43% , tại 9 KCN Đồng Nai tỷ lệ lấp đầy là 38% ) thì tại các KCN ở vùng trọng điểm Bắc Bộ tỷ lệ lấp đầy chỉ mới đạt can 7%- một con số rất thấp và đáng lo ngại . Tỷ lệ này còn thua kém ngay cả KCN mới thành lập , đó là KCN Phú Tài _ Bình Định tuy mới được thành lập đã có 80% diện tích được lấp đầy . * Nguyên nhân của những tồn tại trên : + Thứ nhất : Do sự tồn tại quá nhiều KCN Các KCN không chỉ nhiều về số lượng mà diện tích quy hoạch rất rộng . Chính và thế dẫn tới tình trạng phân tán các dự án đầu tư làm tỷ lệ thu hút vốn vào KCN đều thấp . Các KCN đua nhau ra đời trong tình trạng “ Trăm hoa đua nở “, quy hoạch phát triển các KCN trên tổng thể địa bàn cả nước và từng khu vực còn thấp , nhiều vấn đề chưa được xử lý , thiếu sư phối hợp giữa ngành và lãnh thổ trong công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch các ngành các cấp . Đặc biệt một số chính quyền còn chủ quan , thiếu tính toán các điều kiện cần thiết và đầy đủ khi quyết đinh đầu tư xây dựng KCN tại địa phương mình . Có địa phương quy hoạch phát triển KCN chưa xác định được hướng thu hút phát triển những loại doanh nghiệp thuộc ngành nghề , lĩnh vực nào cho phù hợp bới địa phương mình . Trong công tác quy hoạch và định hướng nhược điểm của chúng ta là ham quy mô lớn , đa ngành nên KCN ,khu chế xuất nào cũng trăm ha , không phù hợp với xu hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn có hiệu quả hơn . + Thứ hai : Giá thuê đất còn tương đối đắt đặc biệt là tại Bắc Bộ giá đất thường cao hơn mặt bằng chung của các nước và cao hơn rất nhiều các tỉnh ở phía Nam . Đó là một trong những lực cản làm cho tỷ lệ thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở Bắc Bộ thường kém hấp dẫn và thấp hơn các tỉnh ở phía Nam. Với quy định hiện nay chính phủ cho phép các công ty phát triển hạ tầng , có quyền ấn định giá thuê đất ấn định các kết cấu hạ tầng , giá chi thuêhoặc bán nhà xưởng dịch vụ , các nghị định tạo quyền chủ đông cho các công ty phát triển hạ tầng KCN . nhưng các công ty đã lợi dụng ưu đãi này đẩy giá đất lên rất cao , nhiếu công ty chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng ngay diện tích đất cho thuê cho doanh nghiệp thuê kại với giá thấp nhất từ 1,5 lần cho đến cao nhất là 30 lần so với giá nhà nước cho công ty thuê . Còn giá cho thuê lại đất đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tối thiểu cũng cao gấp 16 lần so với giá nhà nước cho các công ty phát triển hạ tầng thuê . Cá biệt tại một KCN tại một tỉnh miền tây giá cho thuê đất cao gấp 162 lần giá nhà nước cho thuê với các doanh nghiệp nước ngoài và 140 lần đối với doanh nghiệp trong nước . Theo phản ánh của các nhà đầu tư vào các KCN phí sử dụng cơ sở hạ tầng tại các KCN cũng rất cao từ 1,01 USD đến 1,45USD/ m2 / năm. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN, khu chế xuất , nhưng giá cho thuê đất quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư , đang diễn ra mâu thuẫn : KCN mở ra ngày càng nhiều , xí nghiệp mọc lên lóm thóm , trong khi không ít các nhà đầu tư lại thuê đất ngoài KCN để xây dựng nhà máy . + Thứ ba : Đó là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và bảo đảm . nguyên nhân chính den tới chưa đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng có lẽ do nguồn vốn còn hạn hẹp . Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ mới có 379 triệu USD chưa đủ tạo ra hạ tầng hiện đại trên cả nước cũng là điều dễ hiểu .Bên cạnh một số ít các KCN làm tốt việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều KCN còn thể hiện sự yếu kém , mặt bằng còn dở dang nhưng đã lêu gào đâu tư . Nhiều chủ đầu tư cho rằng cho đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn của bộ xây dựng và các ngành liên quan về thực hiện nghị định 52 CP ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng . Điều này đã làm cho các công trình chậm triển khai vì lhông biết làm theo cơ chế cũ hay cơ chế mới . Trong khi tốc độ giải ngân vốn tín dụng cho các công ty phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm , hiện nay mới chỉ có 2/3 trong tổng số 1.300 tỷ đồng vốn tín dụng nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN được giải ngân , vì còn vướng mắc giữa các ngân hàng cho vay và các công ty phát triển hạ tầng can nhu cầu vay . Kết quả là nhiều nhà đầu tư đến ngã ngửa vì không thể nào xây dựng cơ sở hạ tầng trên một mặt bằng đầy chông gai , trong khi đó ban quản lý và các nhà thầu xây dựng đến coi như đã làm xong phần việc của mình yên tâm đệ trình mặt bằng đã giải quyết song và KCN đã thu hút số dự án đầu tư . + Thứ tư : Thiếu nguồn lao động có tay nghề tại các KCN . Thực tế này đang làm đau đầu các nhà quản lý và đầu tư . Việc chậm thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực dẫn tới lao động cho các KCN xuất hiện nghịch lý thừa lao động giản đơn , thiếu lao động có tay nghề . Trong số 13,7 vạn lao động đang làm việc tại các KCN vẫn có hàng vạn lao động tại địa phương nơi có KCN đangchờ việc làm . Chẳng hạn ở huyện Sóc Sơn Hà Nội các nhà đầu tư đã hạ chỉ trên trình độ học vấn xuống còn 9/12 nhưnh khi tuyển chọn vẫn gặp lúng túng . + Thứ năm : Các chính sách về đầu tư còn chưa thay đổi kịp với sự phát triển kinh tế , trong khi các quốc gia khác các chính sách của họ đổi mới rất nhanh để kịp với sự chuyển biến của nền kinh tế tại Việt Nam các chính sách luật doanh nghiệp , luật thu hút đầu tư nước ngoài chỉ mới ra đời và việc áp dụng nó còn nhiều bất cập . Chẳng hạn chính sách áp dụng về thuế trong KCN còn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi lớn về thuế thì các nhà đầu tư trong nước hầu như không được hưởng ưu đãi gì so với doanh nghiệp khác cùng ngành , cùng nghề ngoài KCN . Ơ nước ta vấn đề thủ tục hành chính còn rườm rà và rắc rối , đây là điều mà các nhà đầu tư vào Việt Nam nhận thấy . Nguyên nhân xâu xa chính là năng lực của cán bộ lãnh đạo , vẫn còn tình trạng làm việc hết sức quan liêu cửa quyền và thích gây khó dể . Chính điều này hạn chế đáng kể việc đầu tư vào các KCN . + Thứ sáu : Do nền kinh tế thế giới giảm sút . Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tại châu á ( mạnh nhất tại Đông Nam A ) vào năm 1998-1999 và mới đây vụ khủng bố 11/9/2001 tại mỹ tác động không nhỏ tới tình hình đầu tư . Các nhà đầu tư tỏ ra dè dặt hơn với chọn địa điểm đầu tư . Tình hình chính trị biến động hạn chế khả năng bỏ vốn của các nhà đầu tư . Giảm hiệu suất đầu tư vào KCN . Việc cạnh tranh mạnh mẽ của các KCN các nước láng giềng . Tại các nước Thái Lan , Mã Lai , Sinh Ga Bo , và đặc biệt là Trung Quốc hình thành nên rất nhiều KCN, khu chế xuất , khu kinh tế mở nhờ chính sách ưu đãi của chính phủ mà các KCN này có tính cạnh tranh lớn có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN tại Việt Nam . III. Các giải pháp nâng cao thu hút vốn đầu tư vào KCN Các KCN thành công thì có nhiều điểm giống nhau còn các KCN thất bại thì có nhiều nguyen nhân khác nhau . Qua đánh giá tổng kết xây dựng KCN, khu chế xuất các nhà kinh tế đã rút ra 10 yếu tố quyết định sự thành công của các khu này . Đối với nước ta nếu muốn xây dựng thành công KCN cần phải quán triệt và tuân thủ 10 yếu tố trên , đó là : + Lao động nhiều , giá rẻ nhưng chất lượng tốt . + Tình hình chính trị ổn định . + Chế độ giảm thuế rông rãi và thủ tục thuế đơn giản . + KCN , khu chế xuất nằm gần các tuyến giao thông đường bộ , hàng không và đường thuỷ và các điều kiện thuận lợi khác . + Phương tiện thông tin nhanh chóng và giá dịch vụ thấp. + Nguồn điện ổn định . + Nguồn nước đạt tiêu chuẩn và được cung cấp đầy đủ . + Các ngành công nghiệp liên quan hỗ trợ đày đủ về phụ tùng linh kiện , bán thành phẩm . + Các quy định thủ tục đơn giản , dễ hiểu . + Điều kiện ăn ở giải trí đảm bảo . Mười yếu tố trên coi như những căn cứ để đè ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào KCN , các giải pháp cụ thể : * Tiến hành quản lý và quy hoạch xây dựng KCN một cách chặt chẽ . + Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thành lập KCN . Phải tiến hành phân tích tỉ mỉ các diều kiện tại khu vực định thành lập KCN , các điều kiện đó là : - Vị trí địa lý của nơi dự định xây dựng KCN , quan trọng vì nó liên quan tới vấn đề nhân lực , nguyên vật liệu phục vụ cho KCN . - Chiến lược phát triển kinh tế của vùng . - Nhu cầu sản phẩm thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc KCN . - Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN. Kiên quyết không cấp giấy phép thành lập KCN nếu như không đạt các yêu cầu đặt ra . + Khi tiến hành thành lập KCN cần lưu ý tới đất đai tại các KCN. Nhà nước cần hạn chế diện tích đất cho phép ở một số KCN Tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí không lấp đầy diện tích . + Đối với tỉnh nhỏ không có điều kiện thuận lợi để phát triển các KCN , cần nghiên cứu xây dựng các cụm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ , phát triển các làng nghề truyền thống để dẫn các doanh nghiệp ra khỏi các đô thị , vừa góp phần cải tạo môi trường sinh thái . Việc hình thành các cụm công nghiệp này không mang lại lợi ích cho địa phương mà nó có thể coi như vệ tinh cho các KCN trọng điểm . + Nên định hướng ưu tiên phát triển một số KCN chẳng hạn ba cụm KCN ở Hải Phòng – Dung Quất và Quảng Nam - Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu . Ba khu vực này sẽ được chỉ đạo tập trung để tăng tốc độ phát triển cùng với việc hình thành các khu kinh tế mở , tạo động lực phát triển ở ba vùng kinh tế trọng điểm đã quy hoạch . Lý do của việc lựa chọn ba KCN này : KCN Hải Phòng Các điều kiện thuận lợi + Vị trí giao thông thuận lợi : Nằm trên quốc lộ 14 nối Hải Phòng với khu du lịch Đồ Sơn . Đây là tuyến đường có chất lượng tốt và tương lai sẽ được mở rộng tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu , hàng hóa ,máy móc thiết bị đến cảng Hải Phòng , ga đường sắt cũng như nối KCN Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 5 . KCN cách cảng biển 16 km là cảng hiẹn đại có khả năng bốc hàng hoá lớn . Cách KCN 17km là sân bay quốc tế cát bi được nối liền với Thành Phố Hồ Chí Minh , Hồng Kông , Thái Lan , Đài Loan và các tỉnh phía nam Trung Quốc , tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư . + Vị trí kinh tế xã hội : Nằm trong vùng kinhtế trọng diểm Bắc Bộ , trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh . Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Hải Phòng trong việc thu hút vốn , nguồn nhân lực , kỹ thuật có trình độ cao từ thủ đô Hà Nội , đồng thời cũng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm vô cùng rộng lớn với thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận khác . - KCN Dung Quất – Quảng Nam + Định hướng phát triển kinh tế của vùng : Đưa miền Trung thoát khỏi khó khăn , đưa nền kinh tế từng bước phát triển nâng cao đời sông người dân từ việc định hướng trên việc chọn Dung Quất làm KCN sự đầu tư của nhà nước nhằm vực dậy vùng đất Miền trung nghèo khó này . + Điều kiện thuận lợi : Có địa thế thuận lợi trong tổ chức , khai thác hoạt động kinh tế cảng , sân bay thông tin viễn thông có khả năng thu hút tài nguyên và giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh . Tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên rừng , tài nguyên biển , hệ thống công nghiệp địa phương hình thành tương đối đồng bộ từ cơ khí chế tạo , cơ khí đống mới , sửa chữa ô tô + KCN Dung Quất được xác định là KCN lọc hoá dầu đầu tiên trong cả nước , là khu vực tập trung nhiều ngánh công nghiệp quan trọng . Dung Quất gắn với cảng biển nước sâu , sân bay quốc tế Chu Lai và khu đô thị mới Vạn Tường . việc phát triển KCN Dung Quất đem lại lợi thế to lớn cho người dân nơi đây . Khả năng giải quyết việc làm đến năm 2005 là 10.000-15.000 người trong đó cần 20% kỹ sư lao động kỹ thuật cao . - KCN Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu + Định hướng phát triển kinh tế vùng : Trở thành khu vực kinh tế năng động có tiềm năng lớn trong tam giác kinh tế vùng trọng điểm phía Nam . + Điều kiện thuận lợi : Có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và phát triển . Các tuyến đường giao thông với chất lượng tốt nhất cả nước , tại đây có đội ngũ lao động tương đối đông đảo và có trình độ . Vị trí kinh tế xã hội : Cũng giống như Hải Phòng nó nằm trong vùng kinh tế trọng diểm phía Nam , chỉ cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km . Đó là điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn , công nghệ , lao động từ thành phố này . Không những thế nó còn mở ra thị trường rộng lớn cho KCN . Trên đây là lý do chính cho việc định hướng phát triển các vùng KCN . Việc phát triển đúng đắn tạo thuận lợi cho việc phát triển ba vùng kinh tế trọng diểm góp phần phát triển kinh tế chung toàn quốc . * Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN một cách đồng bộ Phát triển một cách toàn diện cơ sở hạ tầng trong KCN đi đôi với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ngoài KCN - Công việc khó khăn đầu tiên trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đó là phát sinh trong giải phóng mặt bằng , công tác đền bù giải phóng mặt bằng đang là vấn đề nổi cộm ,làm chậm quá trình phát triển KCN , gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước . Để giải quyết được khó khăn này cần tập trung giải quyết một số vấn đề : + Do diện tích đất đầu tư xây dựng KCN thường là đất nông nghiệp nên có thể căn cứ theo giá đất nông nghiệp sẽ đưa ra mức cao hơn trong đền bù . + Ngoài phần tiền được lĩnh từ bán đất nông nghiệp nhà nước còn phải có nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc chuyển ngành nghề . + Những đối tượng có đất dành cho KCN nên ưu tiên tuyển dụng vào làm tại các KCN , làm được điều này sẽ góp phần giảI quyết hai vấn đề : Tạo thu nhập cho người dân khi họ không còn đất sản xuất nông nghiệp . Tạo cho họ động lực và tin tưởng vào sự phát triển KCN vì nó đem lại lợi ích cho chính họ . Nếu các vấn đề trên được làm tốt thì việc giải phóng mặt bằng không còn là vấn đề phải bàn tới nữa khi xây dựng hạ tầng cơ sở KCN . - Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng bên trong các KCN , để có tính khả thi đồng thời tiết kiệm vốn , hậ tầng bên trong KCN sẽ được đầu tư theo phương pháp cuốn chiếu nhưng đảm bảo cơ sở hạ tầng sẵn có để thực hiện giai đoạn xây dựng phần kiến trúc lắp đặt thết bị cho các nhà đầu tư . Quá trình xây dựng có thể chia ra thành các giai đoạn : + Giai đoạn đầu : Sẽ tập trung xây dựng các trục đường chính phụ nối liền các đơn vị sản xuất trong KCN . Các công trình này phục vụ việc vận chuyển các thiết bị máy móc cho lắp đặt sản xuất , đồng thời xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như : Hệ thống cung cấp điện , hệ thống cung ccáp nước , san nền phục vụ thực hiện các dự án đầu tiên . + Giai doạn sau : Giai đoạn xây dựng nhà xưởng sản xuất , diện tích đất còn lại sau khi xây dựng các công trình giao thông sẽ chia thành nhiều lô đất với quy mô hợp lý . Từng lô đất sẽ xây dựng theo yêu cấu của nhà đầu tư , hoặc do người đầu tư xây dựng . Chú ý với doanh nghiệp sản xuất mà ngành nghề sản xuất có ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên thì throng quy hoạch xây dựng tại đó chú ý tới công trình xử lý chất thải , tránh gây ô nhiễm môi trường . Đồng thời với việc xây dựng các nhà xưởng cần tạo quang cảnh cho KCN thông qua việc trồng cây xanh trong KCN . Việc trròng cây xanh có tác dụng to lớn đối với KCN , nó góp phần giảm ô nhiễm môi trường , là nơi nghỉ ngơi giải trí cho công nhân sau khi làm việc căng thẳng , tạo cảm giác thoải mái cho cán bộ công nhân viên khi bước vào làm việc , từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất . Đi đôi với việc xây dựng cơ sở bên trong KCN là việc phát triển hạ tầng bên ngoài KCN . Các tuyến đường giao thông chính dẫn tới KCN : Cần được xây dựng, cải tạo mở rộng để phục vụ tốt nhất cho KCN .Các tuyến đường này đóng vai trò rất quan trọng Tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá nhanh chóng vào KCN . Tạo điều kiện nối liền với thị trường tiêu thụ sản phẩm . Tạo điều kiện cho công nhân throng nhà máy đi lại thuận lợi . Xây dựng nhà ở cho công nhân đang là vấn đề bức xúc nhất hiện nay Tại các KCN tập trung rất nhiều nhà máy xí nghiệp và thu hút một lượng lao động tương đối lớn vào làm viêc tại đây , có khi lên tới hàng chục vạn người nếu tại địa bàn tập trung nhiều KCN . Do nhu cầu lao động lớn như thế nên khả năng đáp ứng lao động tại chỗ không đủ , vì vậy dẫn tới tình trạng nhà đầu tư phải thuê lao động tại các tỉnh khác . Chính vì vậy xảy ra nhiều vấn đề đặc biệt là nhà ở . Ơ hầu hết các KCN khu nhà cho công nhân chưa được xây dựng . Nguyên nhân của vấn đề này là do chưa nhất quán trong khâu quy hoạch , cụ thể : Nếu xây dựng các khu nhà ở một cách đồng bộ , hiện đại phù hơp với KCN thì giá thuê nhà lại rất đắt và vì thế mà phần lớn công nhânh không có khả năng thuê nhà . Nếu xây dựng các khu nhà mà chi phí thuê nhà thấp nó sẽ hình thành nên những khu phố chuột ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển KCN và mỹ quan đô thị . Để dung hoà hai vấn đề trên có lẽ giải pháp tốt nhất đưa ra kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu trung cư cao tầng như dạng ký túc xá của sinh viên , như thế vừa đáp ứng được cảng quan đô thị , vừa giúp công nhân có nhà ở gần KCN giải quyết được hai vấn đề lớn : Vấn đề xã hội và hiệu quả trong KCN . * Giảm giá thuê đất tại các KCN Để làm được vấn đề này cần có sự can thiệp trực tiếp của chính phủ . Phải có biện pháp và giám sát các công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc đưa ra giá thuê đất . Nhà nước có thể bổ xung nghị định để giảm ưu đãi đối với các công ty phát triển cơ sở hạ tầng . Nên đưa ra mức giá tối đa , tối thiểu tại mỗi KCN . Nên có chính sách phân biệt giá tại mỗi địa phương khác nhau . * Các chính sách của nhà nước cần thông thoáng và đơn giản hơn : - Chính sách quản lý và sử dụng đất đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV035.doc
Tài liệu liên quan