Đề tài Thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I- Sự cần thiết khách quan và vai trò của Bảo hiểm xã hội.

 1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm xã hội.

 2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội.

II- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội

 1. Bảo hiểm xã hội trên thế giới

 1.1- Phạm vi đối tượng

 1.2- Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

 1.3- Điều kiện hưởng, chế độ hưởng bảo hiểm xã hội

 1.4- Quỹ bảo hiểm xã hội

 1.5- Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội

 2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Bảo

 hiểm xã hội Việt Nam

 2.1- Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

 2.2- Hệ thống tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội qua

 các thời kỳ

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU- CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ- TỈNH PHÚ THỌ.

I- Vài nét về Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì

II- Tình hình thu Bảo hiểm xã hội

 1. Giai đoạn trước 1995

 2. Giai đoạn từ 1995 đến nay

III- Tình hình chi bảo hiểm xã hội

 1.Tình hình chi Bảo hiểm xã hội giai đoạn trước 1995

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài chính về hoạt động bảo hiểm xã hội và ổn định cuộc sống cho công chức- viên chức Nhà nước nhằm động viên khuyến khích họ yên tâm phục vụ. Ngay từ thời gian đầu hình thành các hoạt động về bảo hiểm xã hội, Nhà nước ta đã khẳng định rằng chỉ nên hỗ trợ một phần cho hoạt động bảo hiểm xã hội khi cần thiết chứ không bao cấp. b- Giai đoạn 1961- 1987: Sau khi hoà bình lập lại, ở Miền Bắc thi hành điều 32 Hiến pháp năm 1959, Chính phủ ta đã ban hành điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức Nhà nước (theo Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961) và được áp dụng từ năm 1962, theo đó các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm 6 chế độ như đã nêu phần trên. Để có nguồn chi cho các chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành Chính phủ ta đã quy định chế độ trích lập quỹ bảo hiểm xã hội là 4,7% tổng quỹ lương của công nhân viên chức Nhà nước do các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trích nộp hàng tháng. b- Giai đoạn 1988- 1992: Trước tình hình quỹ bảo hiểm xã hội trong thời kỳ 1976- 1987 có nhiều tồn tại và chưa phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế xã hội. Sang đầu thập kỷ 80 Nhà nước ta đã có quyết định đột phá trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Theo quyết định số 181/HĐBT ngày 30 tháng 10 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định nâng mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý từ 3,7% quỹ lương lên 5%. Năm 1988 Chính phủ quy định mức thu bảo hiểm xã hội cho các chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý là 10% quỹ tiền lương do cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trích nộp, nhưng sau đó do cuộc sống của công nhân viên chức Nhà nước có nhiều khó khăn nên trích lại 2% trong tổng số 10% từ tổng quỹ lương để chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Như vậy thu bảo hiểm xã hội để chi trả 6 chế độ bảo hiểm xã hội do cơ quan quản lý từ năm 1988 là 13% tổng quỹ tiền lương. Mục đích của việc nâng tỷ lệ đóng góp là nhằm giảm bớt một phần trợ giúp của ngân sách Nhà nước cho quỹ bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. c- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế thị trường, chuyển từ hình thức “Đơn sở hữu” sang hình thức “Đa sở hữu” từ nền kinh tế với sự độc quyền của thành phần kinh tế Nhà nước sang nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khuyến khích, tận dụng, phát huy mọi năng lực sản xuất trong xã hội. Cho đến giai đoạn này công cuộc đổi mới của đất nước đã thu được rất nhiều kết quả tốt đẹp và ngày càng đi vào chiều sâu, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và thu hút lao động vào làm việc ngày càng đông. Trong khu vực quốc doanh, Nhà nước chủ trương xoá bỏ dần chế độ bao cấp với các thành phần kinh tế quốc doanh và thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh trên nguyên tắc “Lời ăn lỗ chịu”, mở rộng thế chủ động trong kinh doanh cho các doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng với Nhà nước trên cơ sở đảm bảo đời sống cho người lao động, nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên buộc phải giải thể hoặc chuyển hướng kinh doanh. Đối với các quỹ ngân sách, Nhà nước chủ trương chỉ tiếp tục bao cấp với các quỹ có ý nghĩa sống còn về an ninh quốc gia, giảm dần trợ cấp các quỹ danh cho y tế, giáo dục. Các quỹ thuộc ngân sách Nhà nước buộc phải tách ra thực hiện chế độ tự đảm bảo thu- chi và Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần khi gặp khó khăn không thể khắc phục được hoặc để giải quyết những vấn đề là hậu quả của quá khứ. Quỹ bảo hiểm xã hội thuộc diện này. Trước yêu cầu phải đổi mới các chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong điều kiện mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 quy định tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội, sau đó là Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội, Nghị định 19/CP ngày 16 tháng 02 năm 1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Theo điều lệ bảo hiểm xã hội mới này thì các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Như vậy là đã bỏ đi chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều tiêu cực và không còn giữ được mục đích ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Về đối tượng bảo hiểm xã hội điều lệ quy định gồm có: - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Người lao động làm việc trong các tổ chức liên doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc các lực lượng vũ trang. - Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. - Những đối tượng trên được gọi chung là người lao động. Điều lệ cũng quy định quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ, lãi hoạt động bảo tồn tăng trưởng quỹ và thu khác. Mức đóng góp của các bên vào quỹ bảo hiểm xã hội và việc sử dụng quỹ được quy định như sau: - người lao động hàng tháng đóng 5% tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất. - Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 15% tổng quỹ tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó: 10% để thực hiện các chế độ hưu trí, tử tuất; 5% để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. 2.2- Hệ thống tổ chức quản lý quỹ bảo hiểm xã hội qua các thời kỳ: Hệ thống chính sách chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1962 với mục đích hỗ trợ cho người lao động (những người tham gia bảo hiểm xã hội) khi họ gặp những rủi ro bất khả kháng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bảo hiểm xã hội mới chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ người lao động gồm những người làm việc trong các khu vực Nhà nước và lực lượng vũ trang. Về bộ máy quản lý và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có thể chia làm 02 thời kỳ lớn: - Giai đoạn trước khi có Nghị định 12/CP và 19/CP năm 1995. - Giai đoạn sau khi có Nghị định 12/CP và 19/CP của Chính phủ cho đến nay. a- Giai đoạn trước khi có Nghị định 12/CP và 19/CP năm 1995. Hệ thống tổ chức làm công tác bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội phân tán ở ba cơ quan khác nhau như: - Bộ Tài chính thu phần quỹ bảo hiểm xã hội dành để chi trợ cấp hưu trí. - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có trách nhiệm thu và chi trả các chế độ trợ cấp thường xuyên như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Bộ Lao động Thương binh và xã hội giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí, tử tuất, mất sức lao động... Nhìn chung với sự hỗ trợ khá lớn của ngân sách Nhà nước những cơ quan trên đã thực hiện được chức năng của mình về thu và chi các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước và cũng tuỳ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước quy định tỷ lệ thu phí bảo hiểm xã hội và tỷ lệ do các ngành thu và quản lý khác nhau. Điều đó được thể hiện qua giai đoạn 1961 đến 1987 với mức thu 4,7% tổng quỹ lương. Trong đó: 1% do Bộ Lao động thương binh và xã hội thu và quản lý để chi trả cho các chế độ hưu trí, mất sức lao động và tử tuất. Còn 3,7% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thu và quản lý chi. Có thể thấy ở giai đoạn này nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ bao gồm nguồn thu từ người sử dụng lao động và nguồn tài trợ của ngân sách Nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước xác định là hạch toán riêng biệt tuy một phần quỹ vẫn nằm trong hệ thống ngân sách Nhà nước, vẫn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ khi không đảm bảo được cân đối thu chi. Trong giai đoạn này quỹ bảo hiểm xã hội cũng không được đem đầu tư phát triển và tăng trưởng nhằm mục đích bảo toàn quỹ... Với cách tính toán đơn giản về mức đóng góp của các cơ quan, xí nghiệp vào quỹ bảo hiểm xã hội nhìn bề ngoài có vẻ hợp lý nhưng lại không tính đến những yếu tố khách quan lâu dài, không dự đoán được nhu cầu phát sinh để có biện pháp dự phòng, tích luỹ. Vì vậy Nhà nước đã định ra mức đóng góp quá thấp như vậy thu không đủ chi làm cho quỹ bảo hiểm xã hội bị bội chi trong những năm sau đó, có thể nói việc định ra mức phí nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội mang nặng tính bao cấp của nền kinh tế kế hoạch. Đồng thời hệ thống bảo hiểm xã hội do hai cơ quan quản lý (Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho nên việc tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội cũng do hai cơ quan trên tiến hành. Phần quỹ do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý do có phương thức tổ chức thu phù hợp nên đạt được kết quả khá cao. Trong khi đó phần thu quỹ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý thì thu bảo hiểm xã hội rất nhỏ so với chi do vậy ngân sách Nhà nước luôn phải hỗ trợ rất lớn lên tới 95%. Nói chung sự phân chia quản lý quỹ bảo hiểm xã hội như vậy mang tính phân tán, các nguồn thu không hỗ trợ được cho nhau và tạo thêm những mối quan hệ không đáng có giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và làm cho sự điều hành quỹ kém linh hoạt dẫn đến sự thừa thiếu giữa hai ngành. Cụ thể là nguồn quỹ do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thu và quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn thì luôn bội thu, còn nguồn quỹ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội thu và quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn lại luôn luôn bị bội chi. Do vậy ngân sách Nhà nước luôn phải hỗ trợ rất lớn, do đó chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn thời kỳ 1961- 1987 luôn là một gánh nặng của ngân sách Nhà nước. Trước tình hình đó, Nhà nước ta quyết định đột phá trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Theo Nghị định số 181/HĐBT ngày 30- 10- 1986 của Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định nâng mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý từ 4,7% lên 15% quỹ tiền lương do các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước trích nộp nhưng phương thức quản lý thì vẫn không thay đổi, có nghĩa là: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thu và quản lý chi 5% còn Bộ Lao động thương binh và xã hội thu và quản lý chi 10%. Nhưng sau đó do cuộc sống của công nhân viên chức Nhà nước có nhiều khó khăn nên Nhà nước đã trích 2% trong tổng số 10% từ tổng quỹ lương để chi trợ cấp khó khăn có cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Như vậy thu bảo hiểm xã hội để chi trả 6 chế độ bảo hiểm xã hội do hai cơ quan quản lý từ năm 1988 là 13% tổng quỹ lương. Mục đích của Nhà nước trong việc nâng tỷ lệ đóng góp là nhằm giảm bớt phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho quỹ bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. Nhưng do không thống nhất được phương thức quản lý do đó việc cân đối thu- chi vẫn không có gì thay đổi, cụ thể là: nguồn quỹ 5% do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thu và quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn luôn bội thu và được sử dụng vào các mục đích khác như tổ chức cho cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan, xí nghiệp đi tham quan, nghỉ mát... dẫn đến người lao động coi đây như là một chế độ bảo hiểm xã hội và có ảnh hưởng lớn đến nhận thức sau này khi hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời thì chế độ này không còn nữa. Đồng thời một phần quỹ bảo hiểm xã hội bội thu được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam dùng để xây dựng cơ sở vật chất của ngành như: Nhà nghỉ công đoàn... Đối với 8% do Bộ Lao động thương binh và xã hội thu và quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn luôn mất cân đối giữa thu và chi, nghĩa là luôn bội chi, ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ trên 71%. Do đó, chi bảo hiểm xã hội vẫn luôn là gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Bảng 2: sơ đồ tổ chức quản lý- thực hiện của các chế độ bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống lao động thương binh và xã hội. (Giai đoạn trước Nghị định 12/CP và 19/CP) Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội phòng Lao động thương binh và xã hội Uỷ ban nhân dân quận huyện, thị xã, thành phố Sở Lao động thương binh và xã hội 1)Thực hiện quản lý hành chính ( ) (2) Quản lý, hướng dẫn và thực hiện về chính sách- chế độ bảo hiểm xã hội như: Hưu trí, tử tuất. ( ) Một số đánh giá sơ bộ về thu nộp và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội trong giai đoạn trước Nghị định 12/CP và 19/CP vẫn chỉ bao gồm nguồn thu từ cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và nguồn tài trợ lớn từ ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội có thay đổi tăng từ 4,7% lên 13% so với tổng quỹ lương. Nó làm cho thu bảo hiểm xã hội cũng tăng lên, song số đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này cũng tăng lên nhanh đặc biệt là các năm 1990- 1993. Nên quỹ bảo hiểm xã hội vẫn là gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước (đặc biệt là phần quỹ do Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý). Bảng 3: sơ đồ tổ chức quản lý- thực hiện của các chế độ bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống công đoàn Ban Bảo hiểm xã hội (Giai đoạn trước nghị định12/CP và 19CP) Bộ phận Bảo hiểm xã hội Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố Ban Bảo hiểm xã hội Liên đoàn lao động tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương Tổng liên đoàn lao động việt nam (1)Thực hiện quản lý hành chính ( ) (2) Quản lý, hướng dẫn và thực hiện về chính sách- chế độ bảo hiểm xã hội như:ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.( ) - Đối tượng bảo hiểm xã hội chỉ giới hạn ở những người làm việc trong khu vực Nhà nước và các lực lượng vũ trang, vì vậy số người tham gia bảo hiểm xã hội thấp và tăng chậm. Một mặt nó ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội, không đảm bảo cho quỹ hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Mặt khác, còn gây nên sự bất bình đẳng giữa những người lao động trong xã hội. Người lao động trong khu vực Nhà nước thì được bao cấp toàn bộ từ chi phí sinh hoạt, ăn ở, ốm đau, bệnh tật... cho tới lúc qua đời. Còn người lao động ở các khu vực khác mặc dù vẫn phải lao động, kiếm sống trên chính sức lao động của mình, có đóng góp cho xã hội và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước nhưng lại không được hưởng quyền lợi gì về bảo hiểm xã hội. Vì thế, người lao động nảy sinh tâm lý phải vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Việc ban hành các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội còn nhiều bất hợp lý nhất là trong việc tính toán mức hưởng bảo hiểm xã hội. Nghị định 236/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng cho phép quy đổi thời gian công tác theo hệ số: 1 năm công tác được tính thành 1 năm 2 tháng, 1 năm 4 tháng hoặc 1 năm 6 tháng. Vì vậy, thời gian tính mức hưởng bảo hiểm xã hội đã tăng lên so với thời gian công tác thực tế từ 1,17 đến 1,5 lần. Trong giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội đã tồn tại hai khái niệm: thời gian công tác thực tế và thời gian công tác quy đổi, nên đã có các trường hợp người lao động chỉ cần 8 năm công tác ở chiến trường, những nơi có điều kiện khó khăn, gian khổ là được nghỉ mất sức với mức trợ cấp 40% mức tiền lương và phụ cấp thâm niên trong khi vẫn còn đủ sức để làm việc tiếp. Nam giới chỉ cần 30 năm công tác quy đổi, nữ giới chỉ cần 25 năm công tác quy đổi là được nghỉ hưu và hưởng 75% mức lương trước khi nghỉ hưu... Và cũng từ vấn đề này mà người nghỉ hưu được hưởng tới mức tối đa là 95% mức lương đang công tác năm cuối cùng. Quy định này là không hợp lý đối với quỹ bảo hiểm xã hội do việc tính toán dựa vào một khoảng thời gian không có thực (đó là khoảng thời gian mà thực chất đối tượng không có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội nhưng lại được coi là có). Do vậy, việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. - Việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội luôn được 2 cơ quan quản lý (Tổng Liên đoàn lao động và Bộ Lao động thương binh và xã hội) thiếu sự điều hành chung dẫn đến sự mất cân đối thu- chi khi có sự thừa thiếu ở mỗi ngành. Do vậy Nhà nước đã chủ trương tăng mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội để bù đắp thêm cho chi, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời thay đổi hệ thống quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. b/ Giai đoạn sau Nghị định 12/CP và 19/CP đến nay. Trước yêu cầu phải đổi mới các chính sách bảo hiểm xã hội cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội trong điều kiện mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22- 6- 1993 quy định tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội và có quy định: Chính phủ thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý thống nhất quỹ và sự nghiệp bảo hiểm xã hội trên cơ sở thống nhất tổ chức bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Nhưng trong suốt thời kỳ 1993- 1995, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội vẫn do 2 cơ quan (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Lao động thương binh và xã hội) thực hiện cho nên mọi tồn tại như đã nêu trên hầu như chưa có gì thay đổi. Có chăng sự thay đổi chỉ là sự thay đổi về chế đội hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động. Một số đánh giá sơ bộ về thu nộp và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này có các đặc trưng sau: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội vẫn chủ yếu từ ba nguồn tiền đóng góp của người lao động (5% tiền lương), đóng góp của chủ sử dụng lao động (15% tổng quỹ lương) và nguồn đóng, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, quỹ còn có nguồn bổ sung là lợi nhuận từ việc sử dụng một phần vốn tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào hoạt động kinh doanh sinh lời nhằm bảo toàn và phát triển giá trị của quỹ. Trên cơ sở của Nghị định 19/CP ngày 16- 02- 1995, bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập. Cơ quan này có các quyền hạn và nhiệm vụ cơ bản như sau: - Tổ chức thu quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. - Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả các khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội. - Bảo tồn và tăng giá trị quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ. - Quản lý về mặt tài chính và hành chính bảo hiểm xã hội. - Kiến nghị chính sách bảo hiểm xã hội. - Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiệp vụ bảo hiểm xã hội… Như vậy, kể từ 01- 10- 1995, quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức là một quỹ tài chính độc lập nằm ngoài ngân sách Nhà nước và nó được quản lý theo một hệ thống riêng, đó là hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu sau: - ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Bảng 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội việt nam (Giai đoạn sau nghị định 12/CP và 19/CP) Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội việt nam bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo hiểm xã hội việt nam Dựa trên các kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị định 43/CP và căn cứ theo Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23- 06- 1994. Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP vào ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP ngày 16- 02- 1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội hiện có ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố khách quan như nhân sự, tổ chức, hành chính... cho nên toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01- 10- 1995. Nhưng việc thu bảo hiểm xã hội đã được tiến hành từ ngày 01- 7- 1995 (quy định tại Thông tư 58/TC HCSN ngày 24- 7- 1995 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội). Việc bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Chương II Thực trạng chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thành phố việt trì tỉnh phú thọ I- vài nét về bảo hiểm xã hội thành phố việt trì. Việt Trì là một thành phố công nghiệp được thành lập ngày 04- 6- 1962. Cho đến nay, Việt Trì có diện tích 65,12 km2 và dân số 132.697 người, trong đó 2/3 là dân cư thành thị; gồm 17 phường, xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc. Ngoài ra, Việt Trì con là Trung tâm kinh tế- chính trị- văn hoá của tỉnh Vĩnh Phú trước đây và tỉnh Phú Thọ hiện nay. Do vậy, Việt Trì luôn là nơi tập trung số lượng lớn các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng. Tính đến ngày 31- 12- 2002, có 14.385 đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong đó: Hưu quân đội 857 có đối tượng; hưu viên chức có 9.228 đối tượng; hưởng trợ cấp mất sức lao động có 3.018 đối tượng; hưởng trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp có 372 đối tượng; hưởng trợ cấp tuất viên chức có 910 đối tượng. Việt Trì cũng là nơi tập trung đông các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, thành phố Việt Trì có rất đông đối tượng tham gia và được hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cùng với việc thực hiện Bộ luật Lao động và Nghị định 12/CP và 19/CP, bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 07a/QĐ- TCCB ngày 15- 6- 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1- 10- 1995 dựa trên cơ sở sát nhập các tổ chức bảo hiểm xã hội của 2 ngành Thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động thành phố Việt Trì để thực hiện các hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì theo phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phú trước đây và bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ hiện nay. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì thực hiện hai chức năng chính là thu bảo hiểm xã hội và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ. Đến ngày 31- 12- 2002, Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì quản lý và thu bảo hiểm xã hội của 308 đầu mối với 16.520 lao động, trong đó có 202 đầu mối là cơ quan hành chính sự nghiệp với 7.048 lao động; 89 đầu mối là các doanh nghiệp với 9.249 lao động ; 17 đầu mối xã phường với 223 lao động. Với kế hoạch thu bảo hiểm xã hội năm 2002 được Bảo hiểm xã hội thành phố tỉnh Phú Thọ giao là 20.492.000.000,đ đạt: 101,21%. Song song với công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thu phí bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội thành phố Việt Trì thường xuyên chi trả cho 14.385 đối tượng. Với số tiền chi trả hàng tháng trên 5 tỷ 200 triệu đồng, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 tổng số tiền chi trả năm 2002 cho 6 chế độ bảo hiểm xã hội là 64.760.713.000,đ trong đó: Nguồn kinh phí chi trả do ngân sách cấp là: 54.060.965.000,đ Nguồn kinh phí chi trả do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo là:10.699.748.000,đ II- Tình hình chi bảo hiểm xã hội. 1- Tình hình chi bảo hiểm xã hội giai đoạn trước1995. Từ cơ chế quản lý chi bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP, tức là từ khi thành lập quỹ bảo hiểm xã hội theo điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội (Nghị định 218/CP ngày 27 tháng 11 năm 1961) đến tháng 9 năm 1995 việc chi bảo hiểm xã hội do hai cơ quan thực hiện đó là: - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện chi các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn như: Hưu trí, mất sức lao động, tử tuất... Do vậy việc quản lý và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội thời kỳ này cũng được phân cấp cho cấp cơ sở như Liên đoàn lao động và Phòng Thương binh và xã hội huyện, thành phố, thị xã theo hệ thống ngành dọc của hai cơ quan quản lý trên đây: a- Chi bảo hiểm xã hội do Liên đoàn lao động thành phố Việt Trì đảm nhiệm. Do cơ chế quản lý thu và chi quỹ bảo hiểm xã hội thời kỳ trước Nghị định 12/CP và 19/CP luôn là gánh nặng tư tưởng bao cấp của nền kinh tế kế hoạch tập trung nên ở các liên đoàn lao động cấp cơ sở là huyện, thành phố, thị xã theo phân cấp của hệ thống Liên đoàn lao động thực hiện quản lý thu và chi trả trực tiếp các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn với phương thức gắn thu bù chi tại các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức khoán chi ở một tỷ lệ % nhất định nào đó trên cơ sở tỷ lệ % phải thu theo quy định dựa trên tổng quỹ lương thực hiện. Thay bảng 8 Nhìn chung tổng giá trị các khoản chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0017.doc
Tài liệu liên quan