Đề tài Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua

Sau một thời gian dài, tỷ giá hối đoái nói riêng và giá cả hàng hoá nói chung bị bóp méo do cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Giá cả của nền kinh tế được quy định dựa trên kế hoạch, chính sách chủ quan của Nhà nước, hoàn toàn thoát ly thị trường. Tháng 3/1989, được xem như mốc đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một thay đổi quan trọng trong hàng loạt những thay đổi triệt để là tỷ giá được “thả nổi” và tiến lại gần tỷ giá thị trường.

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ chế thị trường đã xuất hiện nhưng bị Nhà nước phủ định. Do đó, hệ thống giá cả trong nền kinh tế trở nên phức tạp, hình thành nhiều loại giá: bên cạnh giá do Nhà nước quy định thì giá trên thị trường chợ đen thường lớn hơn giá do Nhà nước quy định rất nhiều. Gánh nặng chênh lệch bù giá đè nặng lên vai Ngân sách Nhà nước. Năm 1989, quy định trần tín dụng, cải cách chính sách tỷ giá. Thông tư số 33/NH-TT của NHNN Việt Nam được ban hành vào ngày 15/3/1989 (hướng dẫn thi hành nghị định số 166/HĐBT về quản lý ngoại hối) quy định về việc mua bán ngoại tệ, xoá bỏ chế độ kết hối ngoại tệ, xoá bỏ chế độ đa tỷ giá mang tính áp đặt duy ý chí trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trước đây, định hướng xây dựng một chế độ tỷ giá thống nhất vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Trong thực tế, từ khi thông tư số 33/NH-TT được ban hành, đánh dấu một thời kỳ ngắn của sự thả nổi tỷ giá tương đối mạnh trong lịch sử vận động tỷ giá tại Việt Nam. Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do Chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức ± % 1989 3900 4100 200 51 3/1990 4300 4380.5 80.5 1.87 6/1990 4767 5551 784 16.46 9/1990 5335 6287 952 17.85 12/1990 6364 7091 727 11.42 3/1991 7150 7928 778 10.88 6/1991 7550 8842 1292 17.12 9/1991 9200 10986 1786 19.41 10/1991 12066 12186 120 1.00 11/1991 12793 13715 922.5 7.21 12/1991 12742 13272 531 4.17 12/1992 10718 10672 -46 -0.0492 Nguồn: báo cáo thường niên NHNN 1989, 1990, 1991 Thời kỳ này, tỷ giá được xác định phản ánh theo sát những diễn biến của lạm phát làm cho tỷ giá hối đoái thực tế được giữ vững gần như không đổi, nên đã có những tác động tích cực khôi phục cả cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức mạnh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy hàng hóa xuât khẩu phát triển và do đó làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm dần thâm hụt trong cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế qua nhiều năm. Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0.5%. Từ bảng số liệu trên cho thấy, sự biến động tỷ giá là rất mạnh kể từ khi hợp nhất tỷ giá .Đây được coi là thời kỳ điều chỉnh mạnh tỷ giá của NHNN nhằm đưa giá trị của VND về với giá trị cân bằng và sát với tỷ giá thị trường tụ do. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là vào cuối năm 1991, ngày 4/12/1991 giá USD trên thị trường tư nhân Hà Nội và TPHCM là 14.450 VND/USD và 14.580 VND/USD. Giá USD trong tháng 12/1991 đã tăng lên từ 60 đến 80% so với mức giá đầu năm. Chênh lệch tuyệt đối giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng được rút ngắn lại. Những số liệu trên cho thấy xu hướng lên giá của USD trên cả hai khu vực Nhà nước và thị trường tự do trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1991. Tình trạng này dẫn đến tâm lý đầu cơ, dự trữ USD để ăn chênh lệch giá và có thể đẩy nền kinh tế Việt Nam vào vòng luẩn quẩn. Tỷ giá và lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi tỷ giá biến động theo hướng làm giảm VND, sẽ gây sức ép tăng lạm phát. Trong bối cảnh nước ta vừa thoát ra khỏi mức lạm phát cao (3 con số /năm) cuối năm 1989, việc xảy ra cơn sốt vàng và USD vào cuối năm 1990 cùng với sự đổ bể tín dụng năm 1991 được xem như một nhân tố quan trọng gây tái lạm phát. Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán Tình hình lạm phát ,tỷ giá ,cán cân thương mại, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối của Việt Nam 1989-1992: Chỉ tiêu 1989 1990 1991 1992 Tỷ lệ lạm phát(%) 34,7 67,4 67,5 17,5 Tỷ giá USD/VND 4.300 6.800 11.975 10.840 Cán cân thương mại (triệu USD -350 -41 -64 12 Cán cân thanh toán(triệu USD) -220 -141 -50 218 Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 111 94 91 165 Trong thời kỳ này hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng cao góp phần khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu. Vào năm 1991, VND được phá giá lên tới 103% đã tạo điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng quy mô sản xuất của mình. Thời điểm này còn là thời điểm bùng nổ các doanh nghiệp tham gia xuât khẩu. Có thể nói, thời điểm này là một bằng chứng rất rõ về hiệu quả của biện pháp phá giá tiền tệ lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Lo sợ nguy cơ lạm phát cao trở lại, NHNN Việt Nam đã áp dụng một loạt chính sách xiết chặt như: bán tín phiếu kho bạc, thay đổi mức dự trữ ngoại tệ (bán USD mua VND) để kéo giá USD giảm xuống, cho vay để giảm bớt hậu quả của đổ bể tín dụng đã đưa tỷ giá thị trường giảm dần và ổn định trở lại vào đầu năm 1992. Nhờ đó lạm phát bị đẩy lùi, sức mua của VND dần dần ổn định, cán cân thương mại và cán cân thanh toán trở nên bội thu (năm 1992 cán cân thanh toán thặng dư khoảng 0,2 tỷ USD) nên mức tỷ giá ổn định như cuối năm 1991 đầu năm 1992 là hợp lý. Có người cho rằng cần phải nâng giá trị VND hơn nữa cho phù hợp với tình hình thặng dư trong cán cân thanh toán và đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. 2. Giai đoạn từ 1992 đến 1997 Quá trình vận động phát triển kinh tế đã đặt ra thách thức mới đối với Việt Nam. Việc thả nổi tỷ giá thiếu tác động đủ mạnh của Nhà nước đã làm cho thị trường ngoại tệ thường gặp phải cơn sốc theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu và trả nợ đến hạn tăng cao đã làm cho lạm phát thường có xu thế tăng vọt vào những thời điểm này, tạo ra tâm lý đầu cơ ngoại tệ thúc đẩy nhanh hiện đô la hoá trong hệ thống lưu thông - thanh toán. Sự quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vụ đổ bể tín dụng vào cuối năm 1991 và đầu năm 1992, dự trữ ngoại tệ tăng chậm trong 3 năm 1989, 1990 và 1991 mức dự trữ ngoại tệ tương ứng là 24 triệu USD, 24 triệu USD và 25 triệu USD; một vấn đề nổi cộm khác là vấn đề nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ, một cái giá phải trả cho việc thả nổi tỷ giá là gánh nặng nợ nước ngoài tính bằng VND trong NSNN đã tăng mạnh. Trước những vấn đề đặt ra đó, Chính phủ đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá với những nội dung cụ thể như sau: Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bố bởi NHNN. Tăng cường sức mạnh của các biện pháp hành chính mà cụ thể là buộc các đơn vị kinh tế truớc hết là các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho NHNN theo tỷ giá ấn định. Tỷ lệ kết hối lúc đầu được quy định là 100% sau giảm xuống dần. Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa NSNN với các đơn vị kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương. Thay vào đó là áp dụng tỷ giá chính thức do NHNN công bố. Để hạn chế tác động của những yếu tố phi kinh tế, một mặt Chính phủ tăng cường công tác thông tin, cho công khai hoá một cách nhanh chóng và chính xác các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, sự biến động giá vàng, …Nhờ vậy mà hạn chế nạn đầu cơ, giảm tâm lý hoang mang. Mặt khác, Chính phủ cũng thông qua nhiều hình thức, tốc độ, mức can thiệp để thể hiện rõ quyết tâm cải cách triệt để nền kinh tế nói chung và nguy cơ bùng nổ trở lại của lạm phát nói riêng. Mặt khác, Chính phủ cũng cho thấy có sự chú trọng tăng cường thực lực kinh tế cho hoạt động can thiệp vào tỷ giá bằng cách gia tăng mạnh quỹ dự trữ ngoại tệ, lập quỹ bình ổn giá. Dự trữ ngoại tệ Việt Nam (1993-1997) (Nguồn : Tài liệu “ Một số vấn đề về chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam” NXB Thống Kê, tr.96) Chính sách tỷ giá tác động đến cán cân thanh toán Chỉ số 1992 1993 1994 1995 1996 1997 CPI Mỹ 1,00 1,02 1,02 1,02 1,02 1,02 CPI Mỹ (năm gốc 1992) 1,00 1,02 1,04 1,06 1,08 1,12 CPI Việt Nam 1,175 1,052 1,144 1,094 1,127 1.03 CPI Việt Nam (năm gốc 1992) 1,00 1,052 1,196 1,290 1,417 1,48 Tỷ giá danh nghĩa 10.720 10.832 11.050 10.965 11.044 111.75 Tỷ giá hối đoái thực song phương 10.720 11.256 12.757 14.472 15.115 15.255 Nguồn: tổng hợp từ số liệu báo cáo thương niên của NHNN Qua bảng trên cho thấy từ năm 1992 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực (tỷ giá hối đóai danh nghĩa gần như không thay đổi, dao động xung quanh mức 11.000 VND/1USD. Song nếu so với tỷ giá thực tính theo phương pháp tương đồng sức mua thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa từ sau năm 1992 đã tách xa dần với tỷ giá hối thực. Cụ thể là tỷ giá hối đoái thực đã tăng đáng kể còn tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định. Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã góp phần ổn định giá cả, ổn định lạm phát, đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát tuy đã được kiềm chế song vẫn tiếp tục xảy ra cao hơn lạm phát Mỹ (nước có đồng tiền chiếm vị trí quan trọng nhất trong giỏ ngoại tệ xác định tỷ giá ở Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu ở Việt Nam, cộng với xu hướng lên giá USD ở giai đoạn này đã làm cho VND có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Thực tế này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất ổn định và sự phát triển không bền vững của nền kinh tế. Trong thời gian từ năm 1992 đến 1996 mặc dù đồng nội tệ bị đánh giá cao song nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng đáng kể, năm 1993 tăng 34% so với năm 1992, các năm sau các con số tăng rưởng tương ứng là 1994: 30%; 1995:73,4%; 1996: 30,1%. Sự gia tăng của đầu tư nước ngoài trong những năm này có lẽ được giải thích bởi những ký do sau: Thứ nhất, nhờ những thay đổi trong môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng hơn, cũng nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng cho các nhà đầu tư. Thứ hai, xu hướng đầu tư nội vùng đang trở nên phổ biến hơn trong môi trường tài chính quốc tế hiện nay (các nhà đầu tư thường quan tâm đến các nước láng giềng và các nước trong khu vực). Cán cân thương mại từ 1992-1997 Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Xuấtkhẩu (triệu USD) 2.552 2.952 4.054 5.449 7.255 9.268 Nhập khẩu (triệu USD) 2.540 3.924 5.826 8.155 11.144 11.743 Nhập siêu (triệu USD) 12 -972 -1.772 -2.702 -3.889 -1.900 Cáncân thươngmại (%/xk) 0,0 -32,9 -43,7 -49,7 -53,6 -26.2 Theo số liệu của tổng cục thống kê Những tác động tiêu cực của tỷ giá trong thời gian này đã bị làm trầm trọng hơn do tác động của quyết định điều chỉnh và phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994, tạo cho hàng hóa, dịch vụ Trung quốc có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Việc giảm mạnh tỷ giá hối đoái giữa VND và NDT đã làm cho hàng hóa – dịch vụ Trung Quốc trở nên quá rẻ. Năm 1992, Việt Nam đã chính thức nhập siêu 85 triệu USD hàng hóa của Trung Quốc. Con số bán buôn mậu dịch của Trung Quốc chắc chắn còn lớn hơn nhiều khi đồng NDT giảm giá 50%. 3. Giai đoạn từ 1997 đến 2006 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, đồng tiền của các nước trong khu vực đã giảm giá đáng kể, tác động bất lợi đến nền kinh tế nước. Về chính tỷ giá của Việt Nam trong thời kỳ này tương đối linh hoạt và tiến gần tới cực thả nổi hơn. Ngày 27/2/1997, NHNN phá giá VND ± 10% Ngày 13/10/1997, Thống đốc NHNN quyết định mở rộng biên độ giao động lên mức ±10%, lúc này tỷ giá thị trường tăng mạnh từ 11.000VND /USD lên 11.800 VND/USD và ngày 23/10/97 tỷ giá là 12.520 VND/USD (tăng 14%). Mức độ mở rộng biên độ tỷ giá chính thức 1997-1998 Mốc thời gian Tỷ giá cũ (VND/USD) Tỷ giá chính thức Mức phá giá 27/12/1997 13/10/1997 16/02/1998 07/08/1998 Từ 1% lên 5 % Từ 5% lên 10% Không đổi Từ 10% xuống 7% Không đổi Không đổi Từ 11.175 lên 11.800 Từ 11.800 lên 12.998 4% 5% 5.6% 7% Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997) đã làm cho đồng tiền của nhiều nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND. Điều đó cũng có nghĩa là VND bị đánh giá cao hơn so với các đồng tiền của các nước khác trong khu vực. Các hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ đã gây căng thẳng giả tạo đối với cung cầu ngoại tệ và làm phức tạp hóa quản lý ngoại hối của Nhà nước, phần nào có nguyên nhân từ sự bấp bênh của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái chưa thích ứng với hiện trạng VND ở xu hướng bị đánh giá cao quá mức. Sự bất hợp lý này chỉ giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Việc nới lỏng thêm biên độ giao dịch tỷ giá (mức 10% đã là quá cao) là hết sức nguy hiểm. Kinh nghiệm của Thái Lan sau khi mở rộng biên độ giao dịch lên 25% (trước tháng 7/1997) đã nhanh chóng rơi vào hoảng loạn hối đoái thực sự, khiến ngân hàng Trung ương nước này tiêu tốn khoảng 12 tỷ USD để can thiệp duy trì biên độ mà không đem lại kết quả. Ngày 26/2/1999 được coi như một cái mốc quan trọng trong điều hành chính sách tỷ giá, thời điểm NHNN Việt Nam thay đổi cách xác định tỷ giá hối đoái chính thức. Bằng quyết định số 65 1999/QĐ-NHNN, NHNN đã bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức nói trên và thay vào đó là công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Kể từ ngày 26/2/1999 đến ngày 30/6/2002, các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán với USD không được vượt qua biên độ ±0,1% so với tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Và biên độ này hiện nay là ±0,25%. Cùng với việc chuyển sang cơ chế điều hành tỷ giá mới, các biện pháp hành chính như tỷ lệ kết hối bắt buộc trong năm 1999 cũng được NHNN giảm từ 80% các nguồn thu vãng lai của các doanh nghiệp xuống còn 50% và hiện nay là 0% nhằm tăng cường tính chủ động hơn trong việc sử dụng ngoại tệ tại các doanh nghiệp, từng bước tiến tới tự do hoá các giao dịch ngoại tệ. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, cụ thể trong đánh giá mới nhất của tổ chức Heritage Foundation về chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005 thì chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đã đạt điểm cao nhất là điểm 1 (điểm 5 là thấp nhất). Tỷ giá USD/VND (1992-2004) (Nguồn : Tổng hợp số liệu từ NHNN) Đến năm 2004, khi đồng đô la mất giá so với các đồng ngoại tệ khác thì việc nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái là hợp lý, không thể để cho tỷ giá ổn định quá lâu dài và gây ra tăng giá của đồng tiền Việt Nam. Nhập siêu của Việt Nam là quá cao, năm 2004 đã đạt đến 5,5 tỷ USD, mức mất giá VND còn quá thấp so với mức lạm phát (mức mất giá VND năm 2004 là 1% so với mức lạm phát dưới 9,5%), lãi suất VND cao hơn lãi suất USD...Nếu như mở rộng tự do hóa tỷ giá, nghĩa là mở rộng biên độ giao động và tiến tới bỏ biên độ này, đồng thời mở rộng các thành phần tham gia vào việc xác định tỷ giá, thì tính thị trường của tỷ giá sẽ cao hơn. Nhưng sẽ lo ngại VND sẽ bị hạ giá quá mức, gây ra những rối loạn về tiền tệ. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trên nền tảng cơ chế đã lựa chọn, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn. NHNN đang thực thi lộ trình linh hoạt tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước. Trước hết, là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất (tháng 5/2004). Các ngân hàng thương mại thí điểm về quyền chọn USD và tiền đồng trong điều kiện tự do thỏa thuận phí quyền chọn (tháng 6/2005). Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán Tương quan thay đổi giữ tỷ giá hối đoái danh nghĩa với cán cân thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 1996-2003 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 %thay đổi của TGHDdn (so với năm trước) 0,7 1,2 16,2 7,6 3,5 4,9 4,0 3,2 Cán cân thương mại (triệu USD) -3887,7 -2407 -2139,3 -200,7 -1154 -1135 -2770 -5115 Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997) đã làm cho đồng tiền của nhiều nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị VND bị đánh gia cao so với đồng tiền của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đều thực hiện theo chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gần giống với Việt Nam thì xuất khẩu của Việt Nam ngày càng bất lợi khi đồng tiền các nước mất giá so với VND. Điều này được phản ánh qua con số xuất nhập khẩu của chúng ta những năm 1997-1998. Kim ngạch xuất khẩu 1998 đã giảm sút mạnh cả về tốc độ và tăng trưởng và tổng kim ngạch (kim ngạch xuất khẩu năm 1998 chỉ đạt 9.361 tỷ đồng tăng 1,9% so tới năm 1997, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 1997 là 26.6%.) Như đã đề cập, ngày 26/2/1999, đánh dấu bước ngoặt trong cơ chế xác định tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam, theo đó tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã thay thế cho cơ chế tỷ giá chính thức với biên độ giao động rộng trước đây.Với cơ chế mới, tỷ giá được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường, phản ánh tương đối khách quan sức mua của VND so với ngoại tệ. Tỷ giá linh hoạt hơn, doanh nghiệp phấn khởi do tăng khả năng huy động ngoại tệ, tránh được cảnh mua đi bán lại làm lỡ thời cơ kinh doanh, đem lại những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, doanh nghiệp có vốn đẩ nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng 23% so với năm 1998. Trong 2 năm 2000-2001, mặc dù có sự điều chỉnh tỷ giá tăng ổn định nhưng không có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu mặc dù trong năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,482 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 1999. Sự tăng trưởng trong năm này có được là nhờ những yếu tố cơ bản khác như: giá dầu thế giới tăng đột ngột, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng, xuất khẩu đã mở sang những thị trường có tiềm năng như Mỹ, Nga, Trung Quốc; Chính phủ thực hiện các biện pháp điều hành hoạt động xuất khẩu mềm dẻo như: cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần được tham gia xuất khẩu trực tiếp, bỏ hầu hết hạn ngạch xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hổ trợ xuất khẩu… Có thể nhận định rằng, sự biến động tỷ giá không đem lại lợi thế nhiều cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong năm này. Thật vậy, thứ nhất, mức mất giá của VND thấp hơn nhiều so với các đồng tiền của các nước khác trong khu vực, trong khi đồng Bath Thái Lan mất giá 5,25%, đồng Rupi Indonesia 18,6%, JPY Nhật 8,75%, trong khi VND chỉ mất 3,8%. Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá cho hàng xuất khẩu Việt Nam so với các nước trong khu vực. Thứ hai, tỷ giá biến động ở mức thấp nhất nhưng lại được điều chỉnh tăng liên tục, mức điều chỉnh cao thường vào cuối năm tạo tâm lý bất ổn trong hoạt động xuất khẩu. Trong những năm tiếp theo, tỷ giá danh nghĩa VND/USD có xu hướng tăng nhẹ, ổn định trong biên độ ±0,01% đến ±0,25% và ±0,5%. Thực tế qua các năm gần đây, khi tỷ giá dao động trong biên độ ±0,25%, như phân tích ở trên cho thấy: thay đổi tỷ giá có tác dụng khuyến khích hoạt động xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Hơn nữa, thay đổi tỷ giá có khả năng hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ khả năng sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Đồng thời việc thay đổi tỷ giá theo hướng ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan những hàng hóa dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất được, góp phần giảm bớt về cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng đến 80% nguyên vật liệu đầu vào từ nhập khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực gia công hàng dệt may và một số mặt hàng khác. Với xu hướng tỷ giá tăng làm cho giá nguyên liệu nhập tính theo đồng nội tệ tăng làm cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể. Điều này làm cho hiệu quả của các doanh ngiệp xuất khẩu có hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu cao bị giảm sút đáng kể, các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất hàng xuất khẩu. III. BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Việt Nam đã là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7.11.2006, gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới nhưng cũng đầy thách thức. Ngày 02/01/2007 NHNN đã ban hành Quyết định số 2554/QĐ-NHNN thay thế Quyết định số 679/2003/QĐ-NHNN ngày 01/07/2003 về việc nới lỏng biên độ tỷ giá ngoại tệ. Đây là lần đầu tiên NHNN thực hiện nới lỏng biên độ gia dịch tỷ giá sau ba năm áp dụng mức ±0,25% lên thành 0,5%. Tuy nhiên, 1 tuần sau quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá ngoại tệ theo quyết định theo quyết định này thỉ tỷ giá ngoại tệ giảm, tỷ giá ngoại tệ của NHTM không tăng mà luôn luôn rớt xuống mức sàn, VND lên giá so với USD. Nguyên nhân của diễn biến đó có thể lý giải như sau: Cuối năm 2006, lượng USD trên thị trường nhiều, giá USD trên thị trường ngoại hối giảm liên tục, giảm do 1 lượng ngoại tế lớn từ các quỹ đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Như vậy nguồn cung ngoại tệ trong nước dồi dào. Khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công APEC, đã khiến lượng kiều hối đem về Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Trong khi đó NHNN lại không dám mua lại ngoại tệ của các NHTM vì lo sợ đưa tiền ra lưu thông nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến giá cả và gây ra lạm phát. Như vậy quyết định tăng biên độ tỷ giá ±0,5% tại thời điểm này là không phù hợp. Vào những tháng đầu năm 2007, với nguồn ngoại tệ tiếp tục ồ ạt đầu tư vào Việt Nam thông qua các hình thức FDI, FII, kiều hối..(theo báo cáo đầu tư Thế giới WIR 2007công bố, có 11 tập đoàn xuyên quốc gia khẳng định Việt Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009.Theo báo cáo, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 6 trong tổng số 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga, Brazil), buộc NHNN phải bơm 7 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá trong thời gian qua. Hành động này đã đẩy chính sách tỷ giá tiền tệ của NHNN vào vòng luẩn quẩn. Về mặt lý thuyết, với biên độ này, tỷ giá được điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ VND so với USD sẽ khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hối…Nhưng quyết định này làm VND đổi chiều và tăng giá, khiến tỷ giá giảm 0,3%. Trong điều kiện bình thường, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá theo hướng tăng thường được hiểu là sẽ dẫn đến mở rộng biên độ giảm giá VND so với USD. Đây là lần đầu tiên diễn biến tỷ giá đã không tăng lên, thậm chí còn tiếp tục giảm sâu sau khi NHNN công bố tăng biện độ tỷ giá. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá nội tệ đã được chặn lại vào những tháng tiếp đó, và bắt đầu từ tháng 5/2007, đồng VN đã giảm giá trở lại, khoảng 0,6% so với USD. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày VND/USD là 16.213 còn trên thị trường tự do VND/USD là 16.290. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá của NHTM vào thời điểm tháng 8/2007 đã tăng khoảng 0,98% sát với mức 1% mà NHNN dự kiến cho cả năm. Sự đảo chiều của tỷ giá được lý giải: trước hết là từ tác động mua vào mạnh mẽ của NHNN, kế đến là nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các Ngân hàng đều có nhận định nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá của NHNN được trung hòa với các ngoại tệ khác trong thanh toán xuất nhập khẩu, do chính đồng USD đã bị mất giá mạnh trên thị trường thế giới nên tỷ giá VND/USD được giữ ở mức hiện tại. Nhưng tỷ giá VND/USD đã giảm giá trở lại do tình hình thừa USD của NHTM cũng như không thể đáp ứng hết nhu cầu chuyển đổi USD sang VND cho khách hàng làm cho tình hình trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, do từ đầu năm 2007, NHNN đã mua dự trữ khoảng hơn 9 tỉ USD,càng làm lạm phát trạng tăng cao. Tình trạng USD mất giá đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sau khi thu được USD muốn chuyển sang VND để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng gặp khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Có doanh nghiệp đã chấp nhận bán USD thấp hơn giá công bố của Ngân hàng, cũng có nghĩa là thấp hơn biên độ cho phép của NHNN. Về phần các NHTM, việc mua thấp hơn giá công bố không phải nhằm mục đích kiếm lợi mà chỉ phòng ngừa thua lỗ. Tình trạng thừa USD cũng tác động đến thị trường chứng khoán. Theo thông tin từ các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển đổi vốn từ USD sang VND để mua chứng khoán nhưng các ngân hàng không có khả năng đáp ứng. Đến hết quý I năm 2008 tỷ giá VND/USD tiếp tục có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, mức giảm hay lên giá của tiền VND vẫn chưa đủ lớn để giúp nền kinh tế kiềm chế lạm phát. Trong thời gian này, thị trường ngoại hối đã chứng kiến sự trượt dài của đồng USD trong một giai đọan khá lâu, điều mà hiếm ai nghĩ đến, bởi vì trong suy nghĩ mọi người NHNN sẽ điều hành tỷ giá theo lộ trình tăng dần để hổ trợ hoạt động xuất khẩu góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, và hơn nữa một nền kinh tế nhập siêu như Việt Nam thì lấy đâu ra thừa USD quá nhiều để USD rớt giá. Do biết chắc rằng nắm giữ USD sẽ cầm chắc lỗ nên các NHTM cũng không mặn mà với việc mua vào USD, vậy thì khi ai có nhu cầu chuyển USD sang VND NHTM sẽ tính phí và như vậy giá USD tại các NHTM bằng với giá giao dịch trên thị trường tự do, thế thì thị trường ngoại hối chính thức chẳng khác gì thị trường ngoại hối chợ đen. Tỷ giá lại có dấu hiệu đảo chiều kể từ đầu quý 2 năm 2008. Cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM.doc
Tài liệu liên quan