Đề tài Thực trạng công tác bảo trợ xã hội ở phòng tổ chức lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên

Nhìn chung phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã chi trả đúng chế độ chính sách của Nhà nước tới các đối tượng Người có công đúng, đủ, kịp thời. Vưóng mắc đều được giải quyết ngay nên quá trình chi trả rất thuận tiện. Do thực hiện tốt các chính sách tại địa phương nên đời sống vật chất và tinh thần của Người có công được nâng lên. Người cóa công tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ổn định lập trường tư tưởng chính trị .

Với kết quả của việc thực hiện 5 chương trình chăm sóc người có công đã góp phần củng cố truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ và trách nhiệm đối với người có công ở Duy Tiên.

Trong quá trình thực hiện chính sách của Nhà nước còn một số hạn chế về hồ sơ, giất tờ. Nhưng với tinh thần làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ trong phòng mà mọi công việc được tiến hành thuân lợi.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10439 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bảo trợ xã hội ở phòng tổ chức lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính đến hết tháng 03/2005 toàn huyện có 48 đối tượng là quân nhân bị tai nạn lao động do phòng Tổ chức – Lao động binh xã hội thực hiện chi trả theo đúng Nghị Định 210 như sau: + QNBTNLĐ Từ 21% - 60% là 32 người với tổng số tiền là 6.891.000 đ. + QNBTNLĐ Từ 61% - 80% là 10 người với tổng số tiền là 3.676.000đ. + QNBTNLĐ Từ 81% - trở lên là 6 người với tổng số tiền là 4.487.000 đ. Ngoài ra phòng còn tiến hành chi trả cho thân nhân phục vụ của đối tượng này như sau : - Phục vụ QNBTNLĐ nặng 2 người với tổng số tiền là: 584.000 đ - Phục vụ QNBTNLĐ có vết thương đặc biệt nặng 4 người với tổng số tiền là 1.520.000 đ. *Đối với Bệnh binh. Thực hiện theo NĐ số 210/2004 /NĐ -CP. Đối với bệnh binh căn cứ vào tỷ lệ mất sức lao động do thương tật mà được nhận trợ cấp cụ thể như sau: + MSLĐ 61%-70%, trợ cấp :489.000 đ. + MSLĐ 71%-80%, trợ cấp :564.000 đ. + MSLĐ 81%-90%, trợ cấp :677.000 đ. + MSLĐ 91%-100%, trợ cấp :752.000 đ. Riêng đối với trường hợp sau thì đựoc nhận phụ cấp: BB MSLĐ từ 81% trở lên phụ cấp: 150.000đ. BB MSLĐ từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng, phụ cấp : 292.000đ. Thân nhân của BB từ trần hưởng trợ cấp tuất là 175.000đ. Thân nhân của BB từ trần nếu sống cô đơn không nơi nương tựa hưởng trợ cấp tuất là 390.000đ. Trong tháng 3 /2005 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã tiến hành cho trả cho đối tượng là BB như sau: + Chi trả cho 782 BB, MSLĐ 61% - 70% với tổng số tiền là: 355.992.000đ. + Chi trả cho 48 BB, MSLĐ 71% - 80% với tổng số tiền là: 27.072.000đ. + Chi trả cho 12 BB, MSLĐ 81% - 90% với tổng số tiền là: 10.208.000đ. +Chi trả phục vụ BB 9 người với tổng số tiền là : 2.804.000đ. +Chi trả tuất bệnh binh cơ bản là 103 người với tổng số tiền là :18.550.000 VD : BB Trần Văn An xã Yên Bắc. MSLĐ 80%. Hiện nay phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội Duy Tiên chi trả trợ cấp cho đồng chí là 564.000 đ / tháng. Theo NĐ 102/2004/NĐ - CP ngày11/12/2002 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã tiến hành giải quyết chế độ cho 14 đối tượng là thương binh đồng thời là bệnh binh theo đúng quy định. VD : Đồng chí Nguyễn Hữu Phương quê ở Yên Nam. Có tỷ lệ MSLĐ do thương tật là 25%, đồng thời là BB có tỷ lệ MSLĐ là 68%.Tổng trợ cấp của đồng chí Phương hiện nay là : TCTT:25%*9.400=235.000đ TC,MSLĐ 68% = 489.000đ Tổng trợ cấp tháng 3/2005 :724.000đ Hàng năm phòng Tổ - Lao động thương binh xã hội phối hợp với các ban nghành có liên quan đã tổ chức giám định lại khả năng lao động của bệnh binh, hàng năm xác nhận từ 60 - 70 bệnh binh lên hạng và vào hạng. * Đối với Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp. Thực hiện Nghị Định số 210 /2004/NĐ-CP, cụ thể : - QNBNN,MSLĐ 41%-50%, trợ cấp là 300.000đ/ tháng. - QNBNN,MSLĐ 51%-60%, trợ cấp là 300.000đ/ tháng. Tháng 03/2005 toàn huyện có 234 QNBNN thực hiện theo NĐ 210/2004 phòng đã chi trả như sau: - QNBNN, MSLĐ 41% - 50%, cho141 người, số tiền là :42.300.000đ/tháng. - QNBNN, MSLĐ 51% - 60%, cho 93 người, số tiền là 34.410.000 đ/ tháng. đ, Người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày. Tổng số người được công nhận và hưởng trợ cấp ưu đãi là 104 người.Trong đó: + Số người hoạt động cách mạng là 47 người. + Số người là hoạt động kháng chiến là 57 người. Trong năm 2004 phòng đã xác nhận thêm 5 đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày không có vết thương thực thể và tiến hành chi trả theo Nghị Định 03 /3003 như sau: Chi trả cho 2 đối tượng có 3 năm tù, số tiền là 200.000 đ. Chi trả cho 1 đối tượng có 4 năm tù, số tiền là 1.500.000 đ. Chi trả cho 2 đối tượng có 6 năm tù, số tiền là 4000.000 đ. Tính đến Quý I năm 2005 thực hiện Nghị Định 210/2004. Song đối tượng trên không còn ai cả. e, Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Thực hiện theo NĐ số 47 /2000 /NĐ-CP (12/09/2000) phòng đã tiến hành chio trả trợ cấp cho 2150 đôí tượng. Tháng 12 /2004 phòng xác nhận và chi trả trợ cấp 1 lần cho 323 người hoạt động kháng chiến với tổng số tiền là 108.600.000 đ. Tháng 3 năm 2005 thực hiện nghị định mới 210/2004 /NĐ - CP. Song đối tượng trên không còn ai cả. f, Người có công giúp đỡ cách mạng. Tổng số người được công nhận và hưởng trợ cấp ưu đãi: là 3 người. Trong đó có: 2 người hưởng trợ cấp cơ bản hàng tháng với tổng số tiền là: 350.000đ/ tháng. 1 người hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là 390.000đ/ tháng. Trong tháng 1 và tháng 2 phòng vẫn chi trả theo Nghị Định 03/2003 do đó đến tháng 03/2005 phòng đã tổng hợp danh sách phân bổ về từng xã để thanh toán tiền truy lĩnh tháng 1 và tháng 2 với tổng số tiền là 840.584.000 đ. Như vậy thực hiện theo Ngị Định 210/2004 /NĐ - CP ngày 20/12/2004 của Chính Phủ, phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chi trả các mức trợ cấp theo quy định. Ngoài ra người có công, tuỳ từng đối tượng mà được nhận các ưu đãi khác như : BHYT, thăm khám chữa bệnh …Trong tháng 6 năm 2005 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên phối hợp với Sở lao động thương binh xã hôi cùng các Tổ chức có liên quan đă tổ chức kiểm tra, cung cấp các phương tiện giả có liên hạng cho 47 đối tượng là thương binh. Đã làm cho cuộc sống của họ được thoải mái hơn. Mức sống của Thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Nhìn chung mức sống của đối tượng Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở DuyTiên đang thụ hưởng ưu đãi xã hội theo quy định của Nhà nước. Thì tất cả các đối tượng này đều có mức sống khá trở lên. Rất nhiều người trong số đó đã vươn lên làm giàu với tinh thần "Tàn nhưng không phế" họ đã không ngừng nỗ lực trong cuộc sống.Tíchh cực làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Những vướng mắc tồn đọng trong việc xác nhận và giải quyết chế độ chính sách đối với người có công ở Duy Tiên và biện pháp giải quyết: a, Những vướng mắc tồn đọng - Hồ sơ cuả các đối tượng là Liệt sỹ, thương binh, bệnh binh có nhiều trường hợp trùng tên, hoặc sai tên, sai ngày, tháng, thiếu chữ ký, đã gây khó khăn cho quá trình làm hồ sơ, gây mất thời gian của các bộ phòng và cảu đối tượng. - Trong công tác xác nhận và xét duyệt trợ cấp, một số đối tượng do thiếu giáy tờ, do nhận thức hạn chế mặc dù được các cán bộ chính sách xã, cán bộ phòng giải thích nhiều lần nhưng vẫn khiếu nại kéo dài. - Một số liệt sỹ hi sinh nhưng vẫn chưa tìm thấy hài cốt nên chưa quy tập được mộ. - Công tác giám định lại sức khoẻ cho thương binh, bệnh binh còn chậm. b, Giải quyết chế độ. Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn tốt đội ngũ chuyên trách công tác thương binh xã hội đồng thời tham mưu với lãnh đạo các địa phương chỉ đạo các ngành, các đoàn thể tích cực phối hợp triển khai kịp thời công tác rà soát giải quyết những trường hợp tồn đọng. . Bên cạnh những khó khăn giấy tờ, hồ sơ thất lạc, một số bộ phận nhân dân thường đi làm xa mỗi khi nông nhàn dã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều tra rà soát đối tượng. Mặc dù vậy những cán bộ làm công tác chính sáh từ huyện đến cơ sở đã chủ động nắm tình hình, hướng dẫn cụ thể từng bước thủ tục hoàn thiện những giấy tờ cần thiết để có hồ sơ đầy đủ trong thời gian ngắn nhất, tránh tình trạng để các đối tượng đi lại nhiều lần. c, Biện pháp giải quyết. - Về hồ sơ sai, thiếu giấy tờ cán bộ phòng phối hợp với cán bộ chính sách xã, thị trấn hướng dẫn đối tượng làm lại một cách cụ thể: - Đối với trường hợp khiếu nại kéo dài phòng đã đè nghị Sở có công văn trả lời cụ thể. Tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi do Nhà nước quy định đối với thương binh – Liệt sỹ vàNCC Thực hiện chính sách về chăm sóc sức khoẻ . Trong nhiều năm qua phối hợp với các nghành đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn, phòng Tổ chức – LĐTBXH huyện Duy Tiên đã thực hiện tốt nhiêu chế độ chính sách ƯĐXH đối với người có công tại địa phương, cụ thể : - Việc cấp thể BHYT: Hiện nay toàn huyện 100% đối tượng người có công được cấp thẻ BHYT trong đó : +Thương binh :1380 người + Bệnh binh :797 người +Cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng thang 8 năm 1945 là 5 người + Các anh hùng : 1 người +Người bị địch bắt tù đày là:104 người +Thân nhân liệt sỹ là 1182 người. Và 868 đối tượng người nhiễm chất độc màu da cam được cấp thẻ BHYT. Trong quý I năm 2005, phòng tiến hành cấp mới thẻ cho 16 đối tượng là thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ. Đồng thời số thẻ BHYT cho đôí tượng bị cắt giảm là 65 người do đối tượng chết hoặc hết tuổi hưởng. Thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục - Đào tạo. Chính sách miễm giảm học phí, cấp học bổng cho là con của các đối tượng người có công, hàng năm danh sách gửi về phòng, phòng đã tiến hành chi trả đầy đủ và kịp thời. Trong năm 2004 - 2005 có 320 đối tượng được hưởng trợ cấp cới số tiền là 597 triệu đồng. Thực hiện chính sách về ưu đãi hỗ trợ nhà ở. Tính đến tháng 12/2004 nhà ở của Thương binh, Bệnh binh, gia đình liệt sỹ được hỗ trợ kih phí tu sửa, nâng cấp cho 30 gia đình với tổng hỗ trợ là:120.000.000đ Ưu đãi về giải quyết việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống và phát triẻn kinh tế gia đình. Hiện nay trên tổng số 3845 đối tượng người có công thì có tới 75% trong số đó làm nghề nông nghiệp. Số NCC không còn khả năng lao động chiếm 15%. Số còn khả năng lao động thì lại gặp khó khăn trong sản xuất: sức yếu, thiếu vốn, kỹ thuật. Năm 2004 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã phối hợp với phòng nông nghiệp huyện, Ngân hàng chính sách xã hội đã tổ chức 3 đợt tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt cho hàng trăm người co công. Cho vay với lãi xuất thấp: 0,5% . Bình quân mỗi hộ 110 triệu đồng . Những hoạt động chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công ở địa phương. 1.3.1 Những chế độ ưu đãi của địa phương nhằm hỗ trợ đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công (Ngoài chế độ chính sách do Nhà nước quy định ). Thực hiện chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước, các đối tượng gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Duy Tiên đều được phòng Tổ chức – Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện quản lý và chi trả theo đúng quy định. Số tiền chi trả cho các đối tượng hàng tháng trên một tỷ đồng luôn đảm bảo dứt điểm, đúng kỳ, đúng số không sai xót. Bên cạnh đó các trưòng hợp thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công đang thụ hưởng nhưng chế độ ưu đãi của Nhà nước còn được ưu tiên một số quyền lợi ở địa phương như: được quan tâm ruộng đất canh tác tốt, đi lại gần, được miễn hoặc giảm thuế, giảm các khoản quỹ, phí đóng góp xây dựng địa phương ( xây dựng trưòng học, đường giao thông, bệnh xá, công trình phúc lợi …………) con em gia đình chính sách được ưu tiên điểm thi, miễm giảm học phí, cấp học bổng …100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được các tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời. Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách và người có công với cách mạng được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú như thăm khám chữa bệnh miễn phí, thăm hỏi, tặng quà …….. Ngày 27/7 hàng năm, tết Nguyên đán phòng Tổ - Lao động thương binh xã hội, các xã, thị trấn đều tổ chức đi thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi tặng quà động viên thương binh, Bệnh binh , Gia đình liệt sỹ gia đình cách mạng và người có công ….Ngoài ra ngành còn trích quỹ tặng thưởng các gia đình chính sách tiêu biểu, kịp thời khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu, con em gia đình chính sách chăm ngoan học giỏi. 1.2.3 Tổ chức thực hiện năm chương trình chăm sóc người có công ở địa phương. Kết quả đạt được và những hạn chế. Xuất phát từ nhiệm vụ của đơn vị trong những năm qua không chỉ thhực hiện chế độ chính sách mà còn quan tâm tạo điều kiện bằng vật chất và tinh thần cùng các việc làm thông qua các chương trình cụ thể như sau : - Chương trình nhà tình nghĩa : Thực hiện NĐ số 91/CP của Chính phủ về quy định điều lệ xây dựng và quản lý quỹ "Đền ơn đáp nghĩa " trong 5 năm qua toàn huyện đã khuyên góp được trên 700 triệu đồng trong đó quỹ cấp xã, thị trấn chủ yếu dùng vào việc thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình chính sách. Quỹ của huyện tập trung xây dựng và hỗ trợ những gia đình chính sách khó khăn về nhà ở như: Xây dựng 13 nhà tình nghĩa, hỗ trợ tu sửa cho 33 hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở trị giá trên 300 triệu đồng . - Chương trình ổn định cho Thương binh mặng ở gia đình: Phối hợp hướng dẫn các xã, thị trấn cùng các ban nghành có liên quan thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chi trả đúng, kịp thời các khoản trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khoẻ, tạo việc làm phù hợp, ưu tiên cấp ruộng đất gần, ruộng tốt, vay vốn ưu đãi …và các chính sách khác theo quy định hiện hành taọ điều kiện cho đối tượng ổn định đời sống. - Chương trình xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa ": Trong việc đẩy mạnh phong trào xây dựng quỹ đền ơn đáp nghiã ở huyện Duy Tiên những năm qua đạt đựơc những kết quả đáng khích lệ là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện và các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội và nhân dân đã hưởng ứng tích cực và đóng góp, ủng hộ xây dựng quỹ hàng năm trên 100 triệu đồng. - Chương trình chăm sóc cha mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cơ đơn và phụng dưỡng bà mẹ việt nam anh hùng: Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Tiên đã triển khai tổ chức thực hiện tốt chủ chương chính sách đối với người có công với cách mạng, đồng thời cụ thể hoá chương trình hành động chăm lo cuộc sống cho đối tượng chính sách như: Chương trình ngói hoá, chăm sóc thăm hỏi khi ốm đau cũng như ngày lễ tết ….. - Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa: Được phát động rộng rãi trong các cơ quan, tổ chức kinh tế – xã hội và cá nhân trong toàn huyện. Trong tổng số 97 bà mẹ việt nam anh hùng được phong tặng và truy tặng trong đó đến nay còn 11 mẹ còn sống đều được các đơn vị, tổ chức xã hội nhận phụng dưỡng suốt đời. Hàng tháng mỗi mẹ 200.000 đồng và tặng sổ tiết kiệm trị gía 300.000đồng /1 sổ mỗi mẹ . - Chương trình xây dựng, quản lý mộ nghĩa trang liệt sỹ: hiện Duy Tiên có 21 xã thị trấn trong đó có 20 nghĩa trang liệt sỹ.Từ năm 2000 đến nay bằng các việc làm cụ thể đã được đầu tư xây dựng mới một số nghĩa trang, di chuyển tu sửa với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. 1.3.3 Xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác chăm sóc dời sống Thương binh, Bệnh binh, Gia đình liệt sỹ và người có công. Kết qủa đạt được và những bài học kinh nghiệm . Thủa sinh thời Bác Hồ đã căn dặn "Thương binh ,gia đình liệt sỹ là những người có công với nước, vì vậy bổn phận của chúng ta là phải biết ơn và gíup đỡ".Tư tưởng, tình cảm cao đẹp của người thắm đượm truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn " ,"Ăn quả nhớ người trồng cây "của dân tộc ta. Khắc sâu lời Bác dậy, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong những năm qua phong trào toàn dân, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng ở Duy Tiên đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chúng ta đang từng bước xã hội hoá công tác "Đền ơn đáp nghĩa "chính vì vậy đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tự giác tham gia gánh vác với Nhà nước chăm lo tới việc ân nghĩa này. Phong trào đền ơn đáp nghĩa ở các xã, thị trấn trong huyện Duy Tiên đã và đang phát triển rất đa dạng và phong phú như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, áo lụa tặng bà, giúp đỡ chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn , con liệt sỹ mồ côi cùng nhiều hoạt động thiết thực nẩy sinh từ thôn xóm, làng xã. Phong trào được phát động hàng năm và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng đân cư góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Đặc biệt trong những năm gần đây, phong trào xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác TBLS đã được nhân rộng, đến nay đã có 20/21 xã , thị trấn được UBND huyện công nhận đạt danh hiệu làm tốt công tác TBLS trong đó có việc đưa mức sống của gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công bằng hoặc khá hơn mức trung bình của người dân nơi cư trú, Tiêu biểu một số xã , thị trấn như Yên Bắc, Yên Nam, Hoà Mạc ……… Đáp lại sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, sự đùm bọc giúp đỡ của nhân dân, nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã không ngừng phấn đấu vươn lên nối tiếp truyền thống anh hùng trong học tập, công tác và lao động sản xuất. Nhiều tấm gương thương binh, bênh binh, gia đình liệt sỹ đã vượt lên khó khăn, lao động quên mình để thoát nghèo, góp phần xây đựng quê hương, đất nước. Cũng chính từ phong trào xã phường làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đã động viên gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước xứng đáng là những gia đình "Cách mạng gương mẫu ","Người công dân kiểu mẫu * Kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm. Với những hoạt động thực tiễn, kết qủa củâ việc làm sáng tạo, hiệu quả của đối tượng chính sách và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa " phát triển từ thôn xóm, làng, xã đã để lại những kết quả và những bài học kinh nghiệm sau đây: Một là: Trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng và khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng nó có ý nghĩa đặc biệt to lớn, mang tính chính trị – kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc. Vì vậy thực hiện chính sách ưu đãi đã tạo động lực và là nền tảng cùng với xã hội hoá giúp cho thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công vươn lên nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của mình. Hai là: Xã hội hoá công tác thương binh, liệt sỹ, người có công tiếp tục được khẳng định là đứng đắn, phù hợp, không ngừng chăm lo động viên, phát huy thế mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa của toàn dân bằng nhiều nguồn lực từ các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội với tinh thần và trách nhiệm cao nhất thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn công tác tình nghĩa này. Vấn đề xã hội hoá làm tăng ý nghĩa, vị trí đặc biệt quan trọng của các xã, thị trấn trong việc đảm bảo thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước, cũng như huy động tiềm năng thế mạnh của cộng đồng, tôn vinh truyền thống tình làng, nghĩa xóm, truyền thống "uống nước nhớ nguồn" hoà quyện với đạo lý, tình cảm cách mạng nhằm chăm sóc hỗ trợ kịp thời gia đình chính sách và người có công. Chính trách nhiệm và lòng biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sỹ là sự hoà nhập giữa phong trào " xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ" và phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới" ở khu dân cư. Ba là: ý thức tự lực, tự cường, vượt mọi khó khăn, sáng tạo trí tuệ và sức lực của mình, thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã gương mẫu trong học tập, công tác và lao động sản xuất, tham gia giữ vững an ninh, trạt tự, an toàn xã hội, xứng đáng với danh hiệu " người công dân kiểu mẫu", gia đình cách mạng gương mẫu". Bên cạnh những kết quả đạt được công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển chưa đều ở một số xã, thị trấn, hiệu quả của phong trào chưa cao trong tổ chức thực hiện chính sách cá biệt còn một số cơ sở để xẩy ra hành vi tiêu cực, vi phạm chủ trương của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm , lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự tích cực tham gia của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân trong huyện, đã giúp đỡ động viên được các đối tượng, gia đình chính sách vươn lên trong cuộc sống, tự tin, tự lực, tự cường trở thành tấm gương sáng xây dựng quê hương đất nước. Bên cạnh đó cần làm tốt một số việc sau đây: 1.Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng để mọi tầng lớp nhân dân thấy được chủ trương trước sau như một của Đảng thực hiện thật tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa " và chính sách này càng thực hiện tốt hơn khi đều kiện kinh tế phát triển . 2. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng đắn đầy đủ, chu đáo các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thương binh liệt sỹ và người có công trong thời kỳ cách mạng. 3. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hiện tượng lợi dụng vi phạm chính sách, đảm bảo chính sách phải tới nơi người thụ hưởng chống mọi biểu hiện tiêu cực trong quá trình giải quyết chính sách . 4. Đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện 5 chương trình tình nghĩa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Những nhận xét và kiến nghị. a.Nhận xét : Nhìn chung phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã chi trả đúng chế độ chính sách của Nhà nước tới các đối tượng Người có công đúng, đủ, kịp thời. Vưóng mắc đều được giải quyết ngay nên quá trình chi trả rất thuận tiện. Do thực hiện tốt các chính sách tại địa phương nên đời sống vật chất và tinh thần của Người có công được nâng lên. Người cóa công tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ổn định lập trường tư tưởng chính trị . Với kết quả của việc thực hiện 5 chương trình chăm sóc người có công đã góp phần củng cố truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ và trách nhiệm đối với người có công ở Duy Tiên. Trong quá trình thực hiện chính sách của Nhà nước còn một số hạn chế về hồ sơ, giất tờ. Nhưng với tinh thần làm việc hết mình của đội ngũ cán bộ trong phòng mà mọi công việc được tiến hành thuân lợi. b, Kiến nghị. - Đề nghị Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam ra quyết định và hoàn thành thủ tục trợ cấp 1 lần cho các đối tượng cho thân nhân liệt sỹ theo nghị định số 59 . - Đề nghị Sở phối hợp với phòng xem xét và có công văn trả lời dứt điểm các trường hợp khiếu nại tố cáo. - Đề nghị Sở cấp kinh phí chi trả trợ cấp cho các đối tượng vào thời gian từ ngày 05 đến ngày 15 hàng tháng. - Đề nghị chính quyến các cấp sớm hoàn thành các thủ tục hồ sơ đang sửa chữa gửi về phòng. 2.Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là nội dung chủ yếu của an sinh xã hội, dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ những rủi ro. Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia Bảo hiểm xã hộ khi bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hợac giảm khả năng lao động, hoặc bị mất việc. Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội và được chế độ bảo hiểm xã hội bảo vệ phải có nghĩa vụ đóng góp cho một quỹ chung – Quỹ bảo hiểm xã hội. Tuyên truyền phổ biến chính sách Bảo hiểm xã hội. Hàng năm ngành Bảo hiểm xã hội đều xây dựng các kế hoặch cụ thể, mở các đợt thi đua về Bảo hiểm xã hội cho học sinh, cán bộ, công nhân viên chức cộng tác với đài truyền hình, truyền thanh phát các chuyên mục về Bảo hiểm xã hội. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội bằng nhiều hình thức, nhằm động viên cơ quan đơn vị, chủ sử dụng lao động, người lao động tự giác tham gia Bảo hiểm xã hội.Tổ chức tuyên truyền cho người lao động, chủ sử dụng lao động nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm khhi tham gia các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội.Tổ chức tập huấn cho công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh nắm chắc ý nghĩa mục đích, nội dung chính sách Bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước. Giải quyết đơn thư khiếu nại : Ngay từ khi mới thành lập mọi vấn đề về tổ chức, cán bộ, cơ sở, vật chất của ngành còn rất khó khăn và thiếu thốn. Nhưng với trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, cán bộ công chức viên chức trong nghành đã nhận thức được muốn thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách Bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới đòi hỏi phải làm thật tốt công tác giải quyết chế độ theo quy định của Pháp luật : - Khiếu nại quyền lợi Bảo hiểm xã hội của công dân là một vấn đề nhạy cảm mang tính xã hội. Công dân đến cơ quan Bảo hiểm xã hội khiếu nại mang sẵn trong lòng những bức xúc, muốn được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết ngay những đòi hỏi về quyền lợi theo ý mình, mặc dù chưa biết khiếu kiện đó là đúng hay sai. Do đó việc khiếu kiện không chỉ thuần tuý về quyền lợi, về kinh tế mà còn gắn chặt với các vấn đề chính trị, tư tưởng, tổ chức, liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội . Vì vậy phải giải quyết chặt chẽ, linh hoạt, phải đảm bảo dân chủ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân, lợi ích của nhà nước nhưng phải đảm bảo đúng chế độ chính sách, đúng pháp luật. - Chấn chỉnh các mặt quản lý trong cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm hạn chế các vi phạm pháp luật và hạn chế thấp nhất việc khiếu kiện của công dân. Xem xét giải quyết các vụ việc khiếu kiện dứt điểm. - Bố trí và tăng cường cán bộ chuyên trách tiếp dân là những người có phẩm chất chính trị, tốt, liêm khiết, trung thực, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, am hiểu chính sách Pháp luật của Nhà nước có kinh nghiệm thực tế trong tiếp dân.Tránh tình trạng nhận đơn của dân, hứa hẹn với dân mà không giải quyết hoặc không trả lời dứt điểm. Thanh tra, kiểm tra và xử lý Bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Cùng với những bước trưởng thành của hệ thống Bảo hiểm xã hội việt nam, bộ máy kiểm tra từ trung ư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdfdfcdf.doc
Tài liệu liên quan