Đề tài Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG A 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 3

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 4

1.3. Quy trình tổ chức sản xuất 5

1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005,2006,2007 của Công ty. 7

1.5. Đặc điểm bộ máy quản lý và phân cấp quản lý tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 8

1.6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG A 12

2.1. Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 12

 2.1.1. Khái niệm và vai trò 12

 2.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu và yêu cầu quản lý 13

 2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu 14

 2.1.4. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp xây lắp 16

 2.1.5. Tính giá nguyên vật liệu 17

 2.1.6. Phương pháp kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp 19

 2.1.6.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 19

 2.1.6.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 24

 2.1.7. Các hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp 28

 2.1.7.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung 28

 2.1.7.2. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 29

 2.1.7.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 30

 2.1.7.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 32

2.2. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A 33

 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 33

 a. Khái niệm nguyên vật liệu 33

 b. Phân loại nguyên vật liệu 33

 c. Vai trò nguyên vật liệu 35

 2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu 36

 2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 36

 2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 49

 2.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 41

 2.2.3.1. Tổ chức hạch toán ban đầu 41

 2.2.3.2. Phương pháp kế toán chi tiết áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 53

 2.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 59

 2.2.4.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu 59

 2.2.4.2. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu 69

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG A 76

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 76

 3.1.1. Ưu điểm 77

 3.1.2. Những hạn chế 78

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Đông A 80

 3.2.1. Về việc sử dụng nguyên vật liệu 80

 3.2.2. Về việc sử dụng và luân chuyển chứng từ 80

 3.2.3. Về cơ cấu tổ chức phòng kế toán 80

KẾT LUẬN: 81

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký chung là: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. b. Trình tự ghi sổ Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được phản ánh theo sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.6) Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Quan hệ đối chiếu kiểm tra Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng 2.1.7.2. Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái a. Đặc trưng cơ bản Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký – sổ cái. Căn cứ để ghi sổ nhật ký – sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Các sổ kế toán áp dụng cho hình thức này bao gồm: Nhật ký sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. b. Trình tự ghi sổ Trình tự ghi sổ được phản ánh theo sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.7) Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.1.7.3. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ a. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. - Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. - Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Hình thức kế toán này gồm các sổ sau: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. b. Trình tự ghi sổ Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối sổ phát sinh Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ được phản ánh theo sơ đồ sau: (sơ đồ 1.8) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.1.7.4. Hình thức sổ kế toán nhật ký – chứng từ a. Đặc trưng cơ bản - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. - Kết hợp chặt chẽ với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. - Các loại sổ kế toán sử dụng: Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. b. Trình tự ghi sổ. Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – chứng từ được phản ánh theo sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.9) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2. Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A. 2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A. a. Khái niệm vật liệu. Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất. Vật liệu là đối tượng lao động nên có đặc điểm: tham gia vào một chu kỳ sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra. b. Phân loại nguyên vật liệu. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều loại khác nhau, được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy để thống nhất công tác quản lý vật liệu giữa các bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sử dụng vật liệu cần phải có các cách phân loại thích hợp. * Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của từng loại nguyên vật liệu trong quá trình thi công xây dựng, NVL được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp xây dựng, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Trong ngành xây lắp còn phải phân biệt vật liệu xây dựng, vật kết cấu và thiết bị xây dựng. Các vật liệu này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình xây dựng nhưng chúng có sự khác nhau. Vật liệu xây lắp là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến được sử dụng trong đơn vị xây lắp để tạo nên sản phẩm như hạng mục công trình, công trình xây dựng như gạch, ngói, xi măng, sắt, thép Vật kết cấu là những bộ phận của công trình mà đơn vị xây lắp sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp vào sản phẩm xây dựng của đơn vị mình như: thiết bị vệ sinh, thông gió, truyền hơi ấm, hệ thống cột thu lôi - Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm như: Sơn, dầu nhớt, hồ keo. Thuốc nhuộm - Nhiên liệu: Là loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công, kinh doanh. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí như: xăng dầu, than củi, sấy ủi, hơi đốt dùng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, các phương tiện máy móc thiết bị hoạt động. - Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải như: Bu lông, vòng bi - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: gồm những vật liệu, thiết bị công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản. - Vật liệu khác: là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên như phế liệu loại ra trong quá trình thi công xây dựng: gỗ sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. * Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu được chia thành. - Nguyên vật liệu mua ngoài. - Nguyên vật liệu tự sản xuất. - Nguyên vật liệu từ các nguồn khác (được cấp, nhận vốn góp). * Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác. + Nhượng bán + Đem góp vốn liên doanh + Đem quyên tặng Có rất nhiều cách phân loại nguyên vật liệu khác nhau, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình và yêu cầu quản lý để lựa chọn tiêu thức phân loại một cách hợp lý. c. Vai trò của nguyên vật liệu. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải có ba yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất chính cấu thành nên thực thể sản phẩm. Xét về giá trị, nguyên vật liệu còn là một bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn từ 65% - 70% trong tổng giá trị công trình. Do vậy, việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời hay không có ảnh hưởng to lớn đến tiến độ thi công xây dựng của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc cung cấp nguyên vật liệu còn quan tâm đến chất lượng, chất lượng các công trình phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của nguyên vật liệu, mà chất lượng công trình là điều kiện quyết định để doanh nghiệp có uy tín và tồn tại trên thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc cung cấp nguyên vật liệu còn cần đảm bảo giá cả hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. 2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu. Tính giá vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh. 2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Tuỳ theo từng nguồn nhập, kế toán tính toán xác định tổng chi phí mà công ty bỏ ra để có được lượng nguyên vật liệu đó: Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là do mua ngoài ở thị trường trong nước. Giá trị nhập kho trong trường hợp này là toàn bộ những chi phí thực tế Công ty đã bỏ ra, bao gồm: giá mua trên hoá đơn và chi phí thu mua. Chi phí thu mua thường là chi phí vận chuyển, bốc dỡ Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong trường hợp này được xác định theo công thức: = + - Ví dụ 2.1. Ngày 05/10/2008, công ty có đợt mua trụ sắt phi 8 về nhập kho, tổng số tiền thanh toán là 10.920.000 đồng, trong đó thuế GTGT là 520.000đồng. Chi phí vận chuyển bốc xếp là 200.000đồng (trong đó thuế GTGT là 20.000 đồng). Trị giá vốn thực tế của số NVL này nhập kho được xác định như sau: Do công ty là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên trị giá vốn thực tế nhập kho sẽ là: Giá thực tế NVL nhập kho = (10.920.000+180.000) – (520.000+20.000) = 10.560.000 đồng Các khoản giảm trừ ở đây có thể là những thiếu hụt, mất mát NVL so với số lượng trên hoá đơn mà người bán phải bồi thường cho công ty hoặc là những khoản triết khấu mà công ty được hưởng (thường là trừ thẳng vào tổng tiền thanh toán) Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản phẩm sản xuất ra đều là đối tượng chịu thuế GTGT, vì thế giá mua trên hoá đơn là giá chưa có thuế GTGT. Ví dụ 2.2. Ngày 03/10/2008, kế toán nhận được hoá đơn GTGT số 0004651 do kho vật tư chuyển lên về việc mua xi măng Bỉm Sơn. Cùng ngày kế toán nhận được phiếu nhập kho của loại hàng trên. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 03 tháng 10 năm 2008 Mẫu số: 01 GTKT-3LL BD/2005B 0004651 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thiên Long Địa chỉ: Số 25 Chùa Bộc - Đống Đa – Hà Nội Tài khoản số:.. Điện thoại. MST: 0101866620 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Trung Kiên Tên đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A Địa chỉ: Số 144 Phố Chùa Láng – Láng Thượng - Đống Đa- Hà Nội. Số tài khoản: . Điện thoại. MST: 0100107088 TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1 Xi măng Bỉm Sơn Bao 620 88.000 54.560.000 Cộng tiền hàng 54.560.000 Thuế suất thuế GTGT 5%. Tiền thuế GTGT 2.728.000 Tổng cộng tiền thanh toán 57.288.000 Số tiền bằng chữ: Năm mươi bảy triệu hai trăm tám tám nghìn đồng chẵn Người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) Thông thường, đối với nguyên vật liệu nhập kho được mua trong thành phố nên không phải chịu chi phí vận chuyển mà được người bán vận chuyển đến tận kho của công ty. Vì vậy, tổng tiền công ty phải thanh toán khi mua số xi măng trên là: 57.288.000 đồng 2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Khi có nguyên vật liệu xuất kho, thủ kho sẽ ghi vào phiếu xuất kho rồi ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển lên cho phòng kế toán sẽ căn cứ vào đó để ghi vào các sổ kế toán có liên quan. Việc tính toán nguyên vật liệu sẽ được thực hiện theo phương pháp nhận trước – xuất trước. Với giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất trước, đơn giá thực tế xuất kho là đơn giá của những lần nhập sớm nhất hiện có trong kho. Ví dụ 2.3: Số liệu tồn kho đầu tháng của xi măng Bỉm Sơn là: 12.905.000 đồng, số lượng 145 bao, với đơn giá 89.000đồng/bao. Trong tháng 10 có 4 đợt nhập kho sau: - Ngày 03/10: Nhập kho 620 bao, đơn giá 88.000đồng/bao. Thành tiền là 54.560.000đồng. - Ngày 09/10: Nhập kho 280 bao, đơn giá 89.000đồng/bao. Thành tiền là 24.920.000đồng. - Ngày 18/10: Nhập kho 1250 bao, đơn giá 88.000đồng/bao. Thành tiền là 110.000.000đồng. - Ngày 28/10: Nhập kho 200 bao, đơn giá 88.000đồng/bao. Thành tiền là 17.600.000đồng. Cùng tháng có 5 đợt xuất kho sau: - Ngày 04 tháng 10: Xuất kho 130 bao cho sản xuất của đội 3. - Ngày 08 tháng 10: Xuất kho 250 bao cho sản xuất của đội 4. - Ngày 15 tháng 10: Xuất kho 385 bao cho sản xuất của đội 3. - Ngày 18 tháng 10: Xuất kho 500 bao cho sản xuất của đội 2. - Ngày 28 tháng 10: Xuất kho 420 bao cho sản xuất của đội 1. Do xí nghiệp áp dụng tính giá theo phương pháp nhập trước-xuất trước. - Nên giá trị của các lần xuất kho sẽ là: + Ngày 04/10: Trị giá xuất kho của 130 bao là: 130 x 89.000 = 11.570.000 (đồng) + Ngày 08/10: Trị giá xuất kho của 250 bao là: 15 x 89.000 = 1.335.000 (đồng) 235 x 88.000 = 20.680.000 (đồng) => Tổng giá trị xuất kho của 250 bao xi măng là: 1.335.000 + 20.680.000 = 22.015.000 (đồng) + Ngày 15/10: Trị giá xuất kho của 385 bao là: 385 x 88.000 = 33.880.000(đồng) + Ngày 18/10: Trị giá xuất kho của 500 bao là: 280 x 89.000 = 24.920.000 (đồng) 220 x 88.000 = 19.360.000 (đồng) => Tổng giá trị xuất kho của 500 bao xi măng là: 24.920.000 + 19.360.000 = 44.280.000(đồng) + Ngày 28/10: Trị giá xuất kho của 420 bao là: 420 x 88.000 = 36.960.000 (đồng) Đây là cách tính đơn giản, ít tốn nhiều công sức. Theo cách tính này thì giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng hiện có trong kho. Tuy nhiên, cách tính giá theo phương pháp nhập trước – xuất trước này cũng có một số hạn chế, đó là nếu việc nhập – xuất nguyên vật liệu diễn ra không thường xuyên, số ngày nhập và số ngày xuất cách nhau quá xa, trong khi đó giá cả trên thị trường luôn luôn có sự biến động lên, xuống không ổn định. Do đó, cách tính này sẽ khổng phản ánh được sự biến động của giá cả. 2.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A. 2.2.3.1. Tổ chức hạch toán ban đầu: Để kiểm soát tình hình nhập – xuất – tồn của từng thứ, từng nhóm, từng loại NVL theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị, công ty sử dụng các loại chứng từ sau: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Hoá đơn GTGT, hoá đơn vận chuyển - Thẻ kho Trình tự, thủ tục nhập – xuất được diễn ra như sau: a. Nhập kho Hàng ngày, căn cứ vào hoá đơn GTGT của bên bán, hoá đơn vận chuyển hoặc giấy báo nhận hàng và biện bản kiểm nghiệm vật tư, kho vật tư tiến hành lập phiếu vật tư, ghi vào phiếu nhập vật tư các nội dung chính như: tên vật tư, quy cách, đơn vị tính, số lượng, đơn giá (theo hoá đơn GTGT) Phiếu nhập vật tư được lập thành 2 liên: 1 liên thủ kho giữ để làm cơ sở ghi thẻ kho, sau đó chuyển lên cho kế toán vật tư để ghi vào sổ. Còn 1 liên chuyển cho kế toán thanh toán kèm theo hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan trong trường hợp thanh toán ngay. Trường hợp vật tư nhập kho nhưng thanh toán chậm thì phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan được chuyển cho kế toán vật tư, sau đó khi thanh toán thì kế toán vật tư chuyển cho kế toán thanh toán toàn bộ chứng từ này. Khi hàng đến kho của công ty, trước khi nhập kho, phòng kinh tế kỹ thuật sẽ kiểm tra quy cách, chất lượng, số lượng NVL và ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy toàn bộ NVL đều đúng quy cách, chất lượng, số lượng thì lúc này, thủ kho mới nhập kho lượng NVL này và ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho. Nếu kết quả kiểm nghiệp cho thấy NVL chưa đúng quy cách, phẩm chất hoặc thiếu, mất trong quá trình vận chuyển thì thủ kho chưa cho nhập kho ngay mà chờ quyết định của Ban giám đốc để biết có nhập hay trả lại hàng. Sau đây là Biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu nhập kho của đợt mua 620 bao xi măng Bỉm Sơn vào ngày 03 tháng 10 năm 2008. Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Ngày 03 tháng 10 năm 2008 Số: 001 Ban kiểm nghiệm vật tư gồm có: 1. Ông: Đỗ Thanh Hải - Trưởng ban 2. Ông: Lê Văn Thanh - Kỹ thuật: Uỷ viên 3. Bà: Nguyễn Thị Thu - Thủ kho: Uỷ viên Căn cứ vào hoá đơn số 0004651 của Công ty TNHH Thiên Long ngày 03/10/2008, đã kiểm nghiệm vật tư như sau: STT Tên nhãn hiệu quy cách vật tư ĐVT Số lượng Theo chứng từ Thực tế Đúng cách Không đúng quy cách 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 620 620 620 0 Phương thức kiểm nghiệm: kiểm tra số lượng, nguồn gốc và sự nguyên vẹn của bao bì. Kết luận của Ban kiểm nghiệm: Nhập kho Công ty Ngày 03 tháng 10 năm 2008 Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban Sau khi đã có ý kiến của ban kiểm nghiệm, thủ kho tiến hành nhập kho, lập phiếu kho căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu thực nhập. Các lần mua xi măng Bỉm Sơn tiếp sau đó trong tháng 10 cũng đã có hoá đơn GTGT do bên bán chuyển sang và được Ban kiểm nghiệm cho phép nhập kho. Từ đó, kế toán tiến hành viết phiếu nhập kho. Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU NHẬP KHO Ngày 03 tháng 10 năm 2008 Số: 01 Nợ: TK152 Có: TK141 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Trung Kiên Theo: Hoá đơn GTGT số 0004651 ngày 03 tháng 10 năm 2008 của Công ty TNHH Thiên Long Nhập tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 620 620 88.000 54.560.000 Cộng 54.560.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi bốn triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Ngày 03 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU NHẬP KHO Ngày 09 tháng 10 năm 2008 SỐ: 04 Nợ: TK152 Có: TK331 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Trung Kiên Theo: Hoá đơn GTGT số 0006113 ngày 09 tháng10 năm 2008 của Công ty TNHH Thiên Long Nhập tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 280 280 89.000 24.920.000 Cộng 24.920.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi bốn triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng Ngày 09 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU NHẬP KHO Ngày 18 tháng 10 năm 2008 SỐ: 05 Nợ: TK152 Có: TK331 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Trung Kiên Theo: Hoá đơn GTGT số 0006970 ngày 18 tháng 10 năm 2008 của Công ty TNHH Hiếu Oanh Nhập tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 1250 1250 88.000 110.000.000 Cộng 110.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm mười triệu đồng chẵn. Ngày 18 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU NHẬP KHO Ngày 28 tháng 10 năm 2008 SỐ: 11 Nợ: TK152 Có: TK111 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Trung Kiên Theo: Hoá đơn GTGT số 0007328 ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Công ty TNHH Hiếu Oanh Nhập tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 200 200 88.000 17.600.000 Cộng 17.600.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười bảy triệu sáu trăm nghìn đồng. Ngày 28 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế Toán trưởng b. Xuất kho Khi có yêu cầu sử dụng, các đội sẽ viết phiếu yêu cầu gửi cho kho vật tư, kho vật tư dựa vào các định mức chi phí NVL do phòng kinh tế kỹ thuật quy định rồi xét duyệt số lượng NVL được cấp, so sánh NVL hiện còn trong kho để xác định số thực cấp ghi vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: 1 liên thủ kho giữ làm cơ sở ghi thẻ kho, sau đó chuyển lên cho phòng kế toán để kế toán vật tư ghi vào sổ, 1 liên do người nhận vật tư giữ. Sau đây là phiếu xuất kho của số xi măng Bỉm Sơn trong tháng 10 năm 2008. Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU XUẤT KHO Ngày 04 tháng 10 năm 2008 SỐ: 02 Nợ: TK621 Có: TK152 - Họ và tên người nhận hàng: Hoàng Văn Thu - Địa chỉ (bộ phận): Đội 3 - Lý do xuất: xuất cho sản xuất. - Xuất tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 130 130 89.000 11.570.000 Cộng 11.570.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười một triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng. Ngày 04 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU XUẤT KHO Ngày 08 tháng 10 năm 2008 SỐ: 09 Nợ: TK621 Có: TK152 - Họ và tên người nhận hàng: Khuất Thị Nguyệt - Địa chỉ (bộ phận): Đội 4 - Lý do xuất: xuất cho sản xuất. - Xuất tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 250 15 89.000 1.335.000 2. Xi măng Bỉm Sơn Bao 235 88.000 20.680.000 Cộng 22.015.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi hai triệu không trăm mười lăm nghìn đồng . Ngày 08 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 10 năm 2008 SỐ: 12 Nợ: TK621 Có: TK152 - Họ và tên người nhận hàng: Hoàng Văn Thu - Địa chỉ (bộ phận): Đội 3 - Lý do xuất: xuất cho sản xuất. - Xuất tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 385 385 88.000 33.880.000 Cộng 33.880.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): ba mươi ba triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng Ngày 15 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU XUẤT KHO Ngày 18 tháng 10 năm 2008 SỐ: 14 Nợ: TK621 Có: TK152 - Họ và tên người nhận hàng: Lê Đức Tuấn - Địa chỉ (bộ phận): Đội 2 - Lý do xuất: xuất cho sản xuất. - Xuất tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 500 280 89.000 24.920.000 2 Xi măng Bỉm Sơn Bao 220 88.000 19.360.000 Cộng 44.280.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi bốn triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. Ngày 18 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A PHIẾU XUẤT KHO Ngày 28 tháng 10 năm 2008 SỐ: 19 Nợ: TK621 Có: TK152 - Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thuỳ Linh - Địa chỉ (bộ phận): Đội 1 - Lý do xuất: xuất cho sản xuất. - Xuất tại kho: số 04 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1. Xi măng Bỉm Sơn Bao 420 420 88.000 36.960.000 Cộng 36.960.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi sáu triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng. Ngày 28 tháng 10 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế Toán trưởng Giám đốc 2.2.3.2. Phương pháp kế toán chi tiết áp dụng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A. Hạch toán chi tiết NVL là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán, nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất - tồn kho của từng thứ, loại NVL về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Tại Công ty, nguyên vật liệu sử dụng nhiều và đa dạng, các nghiệp vụ nhập, xuất diễn ra thường xuyên. Do đó, nhiệm vụ của kế toán chi tiết NVL là vô cùng quan trọng. Vì thế, việc sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL là phù hợp với đặc điểm của công ty. a. Tại kho Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất kho của từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng, mỗi thứ ghi vào một thẻ kho thẻ kho được mở theo tháng, khi có nghiệp vụ nhập – xuất NVL, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các phiếu nhập vật tư, phiếu cấp vật tư, căn cứ vào đó thủ kho ghi kho của từng thứ NVL. Sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất thủ kho đều tính ra số tồn trên thẻ kho. Sau đây là thẻ kho của mặt hàng xi măng Bỉm Sơn. Đơn vị: Công Ty CP Thương Mại và Kỹ Thuật Đông A THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008 Tờ số: 01 - Tên, nhãn hiêu, qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6544.doc
Tài liệu liên quan