Đề tài Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT A Hải Hậu - Nam Định

-MỤC LỤC

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I : Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của

công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp

ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định

1. Cơ sở lý luận 6

1.1. Khái niệm 6

1.2. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6

1.3. Chức năng nhiệm vụ và tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài 7

giờ lên lớp.

1.4. Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 8

1.5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 8

2. Cơ sở pháp lý. 8

3. Cơ sở thực tiễn. 9

Chương II: Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định;

1. Đặc điểm chung của trường THPTA Hải Hậu-Nam Định; 10

1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội địa bàn trường đóng; 10

1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường. 10

2. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định. 11

2.1. Những kết quả bước đầu; 16

2.2. Những tồn tại; 17

2.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định. 18

Chương III: Một số giải pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định;

1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 20

2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp; 20

2.1. Căn cứ; 21

2.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể. 21

3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 24

3.1. Thành lập ban chỉ đạo; 24

3.2. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường; 24

3.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 25

4. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết thi đua về tổ chức

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 25

4.1. Định hướng hoạt động; 25

4.2. Cách tiến hành kiểm tra; 25

4.3. Đánh giá tổng kết thi đua. 25

5. Tăng cường xây dựng các điều kiện trong việc chỉ đạo tổ chức

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-

Nam Định. 26

C. PHẦN KẾT LUẬN 27

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT A Hải Hậu - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống xã hội, gắn nhà trường với địa phương. + Mặt khác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. 1.3- Chức năng, nhiệm vụ và tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hoá, khoa học; Củng cố mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. - Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống. - Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội. - Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. - Giúp học sinh trong trường tăng thêm sự hiểu biết, có điều kiện mở rộng và phát triển tầm nhìn đối với thế giới khách quan. Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, đạo đức trong sáng, giúp các em biết phân biệt cái tốt - xấu, cái thiện - ác, cái đúng - sai; Hình thành ở học sinh thái độ kính yêu, trân trọng, yêu ghét rõ ràng. Từ đó xác định hoặc điều chỉnh những hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, định hướng phát triển nhân cách một cách toàn diện. - Cung cấp cho học sinh kỹ năng cơ bản về mặt kỹ thuật trong các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ , TDTT; Khả năng tập làm người điều hành, hướng dẫn tập thể; Qua đó hình thành ở các em học sinh tố chất thông minh, nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 1.4 - Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Bình diện hoạt động rộng; - Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh; - Tính đa dạng về mục tiêu; - Tính năng động của chương trình kế hoạch; - Tính đa dạng phong phú của nội dung và hình thức hoạt động, tính phức tạp, khó khăn của việc kiểm tra, đánh giá. 1.5 - Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch; - Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản; - Đảm bảo tính tập thể; - Đảm bảo tính đa dạng phong phú; - Đảm bảo tính hiệu quả. 2. Cơ sở pháp lý - " Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; (Trích Điều 35 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - 1992). - " Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (Điều 2 - Luật giáo dục năm 2005). - " Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài "(Trích điều 9 - Luật giáo dục năm 2005). - Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. (Trích điều 16 - Luật giáo dục năm 2005). - "...hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá; Các hoạt động giáo dục môi trường; Các hoạt động giáo dục lao động công ích; Các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh". (Trích điều 24 - Điều lệ trường trung học của Bộ GD&ĐT) - Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong năm học. - Thực hiện hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nam Định trong năm học. 3- Cơ sở thực tiễn Trường THPT A Hải Hậu – Nam Định được thành lập từ năm 1960; trải qua 47 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3 năm 1990; hạng nhì năm 1995; hạng nhất năm 2000; và huân chương độc lập hạng 3 năm 2005. Đặc biệt trường được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2003. Duy trì và phát huy các thành tích đã đạt được nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh là vấn đề hết sức bức thiết và phải được tiến hành thường xuyên. Việc chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một mặt vừa nâng cao được nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh, mặt khác vừa tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức hoạt động này, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra. Chương 2 Thực trạng Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT A Hải hậu-nam định 1. Đặc điểm chung của Trường THPT A Hải Hậu-Nam Định. 1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn trường đóng: Hải Hậu miền quê văn hoá, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng ; 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; 27 năm văn hoá nhất toàn quốc và hiện nay khá năng động trong nền kinh tế thị trường. Huyện Hải Hậu có hệ thống Giáo dục quốc dân từ cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT khá hoàn chỉnh - Riêng về cấp THPT tại huyện có 6 trường Công lập, 1 trường Dân lập và 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trường THPT A Hải Hậu – Nam Định đóng tại trung tâm Thị trấn Yên Định huyện Hải Hậu, người dân trong vùng chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống kinh tế còn gặp không ít khó khăn, xong tất cả đều hết lòng vì việc học hành của con em mình. 1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường: Trường THPT A Hải Hậu-Nam Định được thành lập từ năm 1960, trải qua nhiều lần sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ; hiện nay trường được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 20 000 m2 với 3 khu nhà cao tầng; có 42 phòng học cho học sinh; 04 phòng tin học ; 03 phòng thí nghiệm Vật lý, Hoá học, Sinh học; có thư viện, phòng đọc cho giáo viên và học sinh; 01 phòng y tế ; đủ các phòng chức năng cho hoạt động của nhà trường; nhà trường đang gấp rút hoàn thành nhà giáo dục thể chất đa năng với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng và dự kiến đưa vào sử dụng trong dịp khai giảng năm học 2008-2009. - Năm học 2007 -2008 tổng số cán bộ giáo viên - nhân viên của trường là 97 người ( trong đó 86 giáo viên đứng lớp, 4 cán bộ quản lý), phần lớn cán bộ giáo viên là người địa phương hoặc là học sinh cũ của nhà trường; yêu nghề mến trẻ; nhiệt tình với công tác giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường. - Học sinh: Năm học 2007 - 2008 toàn trường có 42 lớp, với 1930 học sinh; 100% là đoàn viên. - Một số kết quả năm học 2006-2007: + Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc; + Đỗ tốt nghiệp 100%; + Trên 70% học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ, TCCN; + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải nhì toàn đoàn. 2. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT A Hải Hậu- Nam Định. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt tinh thần thực hiện kế hoạch năm học một cách nghiêm túc, đúng tiến độ thời gian đến tận mỗi cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Đặc biệt trong năm học này, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Trung ương Đảng phát động. Cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhà trường đã có những động thái tích cực gắn kết trong các hoạt động. Riêng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, do đặc thù của bộ môn và nhằm giúp các em học sinh nâng cao những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, có ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; bước đầu có ý thức định hướng nghề nghiệp; xây dựng và ổn định nề nếp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích; phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học đã được học ở nhà trường xây dựng tình bạn, tình đoàn kết, tương thân tương ái cho các em học sinh. Nhận thức được điều đó, Ban giám hiệu nhà trường đã phối kết hợp với các tổ chức trong trường và trên địa bàn - Đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên triển khai nhiều hoạt động với quy mô lớp, liên lớp, khối lớp vào các buổi học, tuần học và theo chủ đề từng tháng như chương trình của Bộ. Năm học 2007-2008 khối 10, khối 11 hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 với 10 chủ đề (Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình; Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; Thanh niên với lý tưởng cách mạng; Thanh niên với vấn đề lập nghiệp; Thanh niên với hoà bình hữu nghị và hợp tác; Thanh niên với Bác Hồ; Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng). Khối 12 được tổ chức theo công văn 7641/2001 của Bộ GD&ĐT với 9 chủ đề (Truyền thống nhà trường; Chăm ngoan học giỏi; Tôn sư trọng đạo; Uống nước nhớ nguồn; Mừng Đảng mừng xuân; Tiến bước lên Đoàn; Hoà bình và hữu nghị; Bác Hồ kính yêu; Hè vui khoẻ và bổ ích). Ban giám hiệu nhà trường phân công một cán bộ phụ trách lập kế hoạch điều hành thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở chương trình do Bộ quy định và thực tế nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. - Tổ chức cụ thể các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: + Hoat động xen kẽ với chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn trên lớp; sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần; Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho học sinh trong toàn trường. Tuyên truyền học tập Nghị quyết X của Trung ương Đảng với 100% học sinh tham gia và làm bài thu hoạch; Học tập luật An toàn giao thông đường bộ 100% làm bài thu hoạch; Học tập 6 bài lý luận chính trị; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm... Trong học kỳ I tổ chức cho học sinh hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thi kể chuyện về Bác Hồ. Tổ chức cho học sinh ký cam kết: thực hiện tốt cuộc vận động 2 không với 4 nội dung " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp", cam kết không vi phạm luật lệ an toàn giao thông, cam kết về thực hiện các Nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn xã hội, không tàng trữ vũ khí, buôn bán sử dụng chất ma tuý, chất cháy nổ; cam kết không vi phạm nội quy trường học. Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở định hướng của chương trình, kế hoạch năm học chung Đoàn trường đã phối hợp với các bộ phận lập kế hoạch tổng thể cho cả năm, công việc từng tháng, trong tháng chia ra các tuần, phần việc cụ thể giao cho ai phụ trách, đánh giá kết quả công việc kịp thời, chính xác, rút kinh nghiệm cho tuần sau, tháng sau. Trong đề tài này, chúng tôi chia ra 2 dạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã triển khai tại nhà trường trong thời gian qua: + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép trong các hoạt động: Sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, chào cờ đầu tuần, tổ chức câu lạc bộ học tập, tổ chức các ngày lễ trong năm....(thực hiện cho tất cả các lớp). + Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng theo chương trình và số tiết quy định với hình thức liên lớp (thực hiện cho học sinh khối 10, khối 11 theo chương trình mới). Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép: * Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Chữa bài tập về nhà, đọc báo, tập các bài hát truyền thống (có sự tổ chức, kiểm tra và chấm điểm thi đua của đội nề nếp). * Hàng tuần: Chào cờ đầu tuần triển khai các hoạt động trong tuần, nhận xét thi đua giữa các lớp; thi văn nghệ giữa các lớp ; đọc các bài văn, thơ hay... * Giờ sinh hoạt lớp: tiến hành vào thứ 7 hàng tuần do giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn chủ trì nhận xét tình hình của tuần; triển khai công việc của tuần sau; các cuộc thi tìm hiểu. * Tổ chức câu lạc bộ môn học; câu lạc bộ hướng nghiệp chọn ngành, chọn nghề cho học sinh khối 12; tổ chức các cuộc thi chống nói ngọng.... * Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn; tham gia văn nghệ chào mừng ngày hội văn hoá, thể thao huyện Hải Hậu vào dịp 2/9; Tổ chức hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; thi khéo tay kỹ thuật nhân ngày 8/3; tổ chức giải bóng đá nam; nữ, kéo co nhân ngày 26/3; Mời cán Bộ ban chỉ huy quân sự huyện về huấn luyện An ninh quốc phòng và mời các cựu chiến binh nói chuyện truyền thống Anh bộ đội cụ Hồ vào ngày 22 tháng 12. - Hoạt động xã hội: + Tuyên truyền pháp luật, ký các cam kết. + Vận động Đoàn viên - Thanh niên đóng góp ủng hộ các quỹ: ủng hộ đồng bào bị lũ lụt; nạn nhân do sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ với tổng số tiền hơn 5 triệu đồng; ... + Tổ chức lao động trồng cây, san lấp mặt bằng, vệ sinh tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. + Tổ chức " Ban An ninh trường học" phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giữ gìn ổn định trật tự trị an, phòng và chống các tệ nạn xã hội... Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng: Dựa trên hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch năm học của Bộ, từ đầu năm nhà trường đã lập kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho khối 10 ; 11 như sau: kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng. Tháng Chủ đề GV phụ trách Tuần thứ 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (từ tiết 1 đến tiết 12) Đ/c Đợi 4 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. ( Từ tiết 13 đến tiết 24) Đ/c Lợi 8 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.( Từ tiết 25 đến tiết 36) Đ/c Thắng 12 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.( Từ tiết 37 đến tiết 48) Một đ/c cán bộ Huyện đội 15 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. (Từ tiết 49 đến tiết 57) Đ/c Kình 19 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng. (Từ tiết 58 đến tiết 69) Đ/c Đợi 23 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp . (Từ tiết 70 đến tiết 81) Đ/c Tuấn 27 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. (Từ tiết 81 đến tiết 93 ) Đ/c Lợi 29 5 Thanh niên với Bác Hồ. (Từ tiết 94 đến tiết 140) Đ/c Lợi 33 6+7+8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đ/c Đợi 35 Dưới sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hiệu phó phụ trách và đồng chí Bí thư Đoàn trường. Dựa trên kế hoạch này, hàng tháng đồng chí nào được phân công phải chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, soạn bài và phối hợp với đồng chí Bí thư Đoàn trường tổ chức các hoạt động. Hồ sơ cho từng hoạt động hàng tháng gồm: Giáo án, sổ đầu bài, bài thu hoạch có đánh giá cho từng học sinh. Hàng tháng ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, ghi nhận kết quả của các tập thể lớp để cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ xét thi đua và khen thưởng; giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào từng cá nhân được đánh giá để bổ sung vào việc xét hạnh kiểm học sinh. * Đánh giá về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT A Hải Hậu- Nam Định. 2.1. Những kết quả bước đầu + Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội phụ huynh, các ban ngành liên quan xây dựng được bản kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết, khả thi, lôi cuốn được học sinh và giáo viên nhiệt tình tham gia, tạo hứng thú và phát huy được tính tích cực trong khi tổ chức các hoạt động. + Từ đầu năm học đến nay dựa trên kế hoạch đã vạch ra, triển khai các hoạt động đều đặn phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nhu cầu hiểu biết, rèn luyện của các em học sinh; hình thức tổ chức đa dạng, kích thích học sinh tham gia đầy đủ, học sinh đã đi vào nề nếp, tạo thói quen tốt trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể. Các hoạt động 15 phút đầu giờ , sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, tổ chức câu lạc bộ học tập, theo dõi thi đua giữa các khối lớp, tổ chức các hội thi, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng….được duy trì thường xuyên, có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời. + Tập thể giáo viên, nòng cốt là các đồng chí trong tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm tích cực tham gia theo dõi, soạn bài và tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả. Thực sự hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã đi vào ổn định, nề nếp, tạo sự tin tưởng đối với phụ huynh học sinh trong trường, lôi cuốn được các em học sinh tham gia góp phần phát triển nhân cách toàn diện như mục tiêu năm học đã đề ra. Đạt được các kết quả trên là do các nguyên nhân sau: - Sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ nhà trường; sự phối hợp nhịp nhàng của các đoàn thể trong trường; đặc biệt sự cộng tác đắc lực có hiệu quả của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, của ban chấp hành chi Đoàn các lớp và sự tham gia nhiệt tình của học sinh toàn trường. - Sự giúp đỡ tận tình của các cấp , các ngành, các tổ chức xã hội của địa phương trên địa bàn trường đóng, đặc biệt sự ủng hộ của hội Phụ huynh nhà trường…. 2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Về nhận thức: Một số ít cán bộ, giáo viên, nhân viên còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xem nó là hoạt động " ngoài giờ" theo đúng nghĩa đen mà chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó. Bởi vậy việc triển khai thực hiện và tham gia thực hiện chưa đồng bộ dẫn tới chất lượng một số hoạt động chưa cao. Nhận thức của một số bậc phụ huynh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, mặt khác do đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc để con em đi đến trường một buổi khác ngoài học chính khoá chưa được sự đồng tình cao. Điều này đã tác động không ít tới một bộ phận học sinh trong trường. Nhận thức của một số học sinh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn thấp, chỉ coi trọng đến các môn học để thi cử; ngại sinh hoạt tập thể, kỹ năng tham gia các phong trào chưa có… + Vấn đề Xã hội: Tác động xấu của cơ chế thị trường đến nhân cách học sinh, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. + Về chương trình - Kế hoạch Chương trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhìn chung vẫn còn rất " nặng" đối với học sinh lớp 10, 11 nên thời gian dành để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá eo hẹp. Kế hoạch đôi khi chưa được cụ thể, chi tiết làm cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn lúng túng, chồng chéo, ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạch vạch ra. + Về kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nặng về tính hình thức, đối phó, chưa có cách thức đánh giá khoa học, chính xác, thường xuyên và tổng hợp. Do thời gian triển khai còn ngắn nên việc tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được thực hiện; Có nhiều hạn chế nhưng chưa khắc phục được dẫn tới chất lượng và hiệu quả các hoạt động chưa được nâng cao. + Về đội ngũ thực hiện: Do đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện chủ yếu lấy từ các tổ bộ môn không có chuyên sâu phụ trách các hoạt động tập thể nên nhiều lúc còn khó khăn trong tổ chức. Mặt khác công tác bồi duỡng và tự bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên phụ trách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được làm thường xuyên và mở rộng quy mô nên khi triển khai chưa đạt được kết quả như mong muốn. 2.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT A Hải Hậu- Nam Định. Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm ra những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế; chúng tôi rút ra những vấn đề sau: + Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch khả thi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh toàn trường về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kể cả về nội dung và hình thức. + Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Cần tăng cường về thời gian, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Có chương trình bồi dưỡng, tự bồi đưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng tổ chức cho đội ngũ giáo viên đảm nhận công việc. Để khắc phục những hạn chế, nâng cao việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT A Hải Hậu chúng tôi đề xuất một số giải pháp trong chương 3 - Phần nội dung. Chương 3 Một số giải pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT A hải hậu-nam định 1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên: tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, Hiệu trưởng quán triệt thông qua hội nghị công nhân viên chức xây dựng nghị quyết năm học, trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những quy chế về tổ chức hoạt động này trong nhà trường. - Đối với Hiệu trưởng nhà trường: Cần xác định rõ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình dạy học nhằm mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Mặt khác đối với chương trình mới, đây là một hoạt động bắt buộc có số tiết quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Từ đó Hiệu trưởng đưa ra những biện pháp thích hợp trong việc phân công nhiệm vụ, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Song song với nó là định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của nhà trường về hoạt động này. - Đối với học sinh và cha mẹ học sinh: + Học sinh đóng vai trò chủ thể của hoạt động, là người trực tiếp thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để đạt được hiệu quả, cần phải có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh như thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đoàn; Tổ chức các hoạt động thực sự hấp dẫn và có tác dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, từ đó tác động đến suy nghĩ của các em. + Vai trò của phụ huynh học sinh chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường. Cần tuyên truyền để lực lượng này nắm được về chương trình, kế hoạch hoạt động thông qua Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường, lớp, từ đó tác động đến từng phụ huynh học sinh. 2- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 2.1- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, chương trình kế hoạch năm học của từng khối lớp do Bộ giáo dục và Đào tạo quy đinh, tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong kế hoạch cần cân đối các hoạt động từ đầu năm đến cuối năm và trong hè; Có kế hoạch cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học theo từng chủ đề; Có phân công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể rõ ràng. Khi xây dựng kế hoạch cần chọn lọc những hoạt động cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, xác định chủ điểm và thời gian nhất định; có ý thức cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất; cần kết hợp khéo léo giữa các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để các hoạt động trở thành nề nếp; Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kịp thời, có tác dụng tích cực. 2.2- Xây dựng kế hoạch cụ thể: - Hàng ngày: . Đội thanh niên xung kích theo dõi việc thực hiện nội quy nề nếp, chuyên cần của các khối, lớp (có sự phân công theo dõi cụ thể). . Đoàn trường phối hợp với BCH Chi đoàn, Ban cán sự các lớp, tổ chức giờ truy bài, học hát và sinh hoạt tập thể. - Hàng tuần: +, Vào sáng thứ 2:  - Thông báo kết quả thi đua của từng lớp trong tuần trước. - Thông báo kế hoạch tuần. - Sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đọc những bài thơ, bài văn hay. +, Tổ chức thi đấu thể thao giữa các lớp. +, Tổ chức diễn đàn thanh niên vào các tiết sinh hoạt lớp (thứ 7) với các nội dung phong phú như giao tiếp ứng xử, lời hay ý đẹp… - Hàng tháng: . Tổ chức toàn trường theo chủ điểm hàng tháng. . Tổ chức câu lạc bộ; hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao. . Phát động và sơ kết thi đua. - Học kỳ: Tổng hợp các thành tích, sơ kết thi đua, khen thưởng, phê bình. - Kế hoạch cả năm: Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm năm học Tháng Chủ điểm Gợi ý Nội dung và hình thức hoạt động Địa điểm Ban chỉ đạo 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước - Vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. - Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của luật giáo dục. - Sân trường - Lớp học - BGH - Đoàn trường - Giáo viên CN 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình. - Hội thi "những người bạn gái đáng mến". - Thi xử lý trong giao tiếp, ứng xử. - Sân trường - Lớp học - BGH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPTA Hải Hậu-Nam Định.DOC
Tài liệu liên quan