Đề tài Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên

Lời cảm ơn

Lời mở đầu 1

Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn 2

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHLĐ 4

I. Một số khái niệm về Bảo hộ lao động 4

1. Bảo hộ lao động 4

2. Điều kiện lao động 4

3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại 4

4. Tai nạn lao động 5

5. Bệnh nghề nghiệp 6

6. An toàn lao động 6

7. Vệ sinh lao động 6

II. Một số vấn đề cơ bản của công tác Bảo hộ lao động 6

1.Mục đích, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động 6

2. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động 8

3. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động 9

III. Luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 10

1. Tính pháp lý của Bảo hộ lao động 10

2. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về Bảo hộ lao động 11

3. Một số chế độ chính sách cụ thể về Bảo hộ lao động 13

PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ BHLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 25

I. Giới thiệu chung về tình hình sản xuất kinh doanh và thiết bị, công nghệ của ngành Xây dựng Thanh Hóa 25

1. Đôi nét về ngành Xây dựng Thanh Hóa 25

2. Quy trình công nghệ một số ngành nghề của ngành Xây dựng Thanh Hóa 27

II. Thực trạng của việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ tại các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 34

1. Điều kiện lao động 34

2. Tổ chức bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 42

3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ 45

4. Công tác huấn luyện ATVSLĐ 47

5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 49

6. Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 51

7. Công tác đăng ký, kiểm định thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị 56

8. Chế độ lao động nữ 58

9. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 60

10. Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật 62

11. Chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ 64

12. Công tác tự kiểm tra 65

13. Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ 67

14. Công đoàn trong công tác BHLĐ tại doanh nghiệp 71

III. Đánh giá chung 75

1. Những mặt đạt được 75

2. Những tồn tại 76

3. Nguyên nhân 78

PHẦN III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA LUẬT PHÁP, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH XÂY DỰNG TỈNH THANH HÓA 80

Phụ lục số 1: Danh mục các chấn thương được coi là TNLĐ nặng

Phụ lục số 2: Danh mục 21 bệnh nghề nghiệp được bồi thường

Phụ lục số 3: Các văn bản pháp luật về ATVSLĐ hiện hành

 

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hoá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh doanh của công ty có quy mô tương đối lớn, với 46 đơn vị trực thuộc rải rác trên toàn tỉnh. Cụ thể là: - Công ty đã thành lập hội đồng BHLĐ và hoạt động tương đối tốt xuyên suốt đến các đơn vị thành viên, đã thường xuyên kiểm tra các phân xưởng, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ BHLĐ để đảm bảo an toàn. - Đã có các văn bản qui định phân cấp trách nhiệm cho các phòng ban, các phân xưởng, các bộ phận về công tác BHLĐ. Các tiểu ban ATLĐ tại các đơn vị sản xuất đều do Đồng chí Giám đốc đơn vị, Đội trưởng làm Trưởng tiểu ban có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở ATLĐ trong sản xuất và cho từng công nhân đăng ký cam kết khi nhận việc với đơn vị. - Thành lập và công nhận các an toàn viên. - Bố trí đầy đủ cán bộ BHLĐ chuyên trách để đảm đương công tác BHLĐ của doanh nghiệp, cán bộ phụ trách y tế của đơn vị. Theo kết quả thanh tra của ban thanh tra LĐ thì hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập Hội đồng BHLĐ đều chưa phân định chế độ trách nhiệm cho từng thành viên, các phòng ban chức năng, phân xưởng, tổ sản xuất trong việc thực hiện công tác BHLĐ. Trong nhiều quyết định thành lập Hội đồng chưa xây dựng rõ quy chế hoạt động của Hội đồng trong công tác BHLĐ doanh nghiệp. Đặc biệt không xây dựng được chỉ tiêu cụ thể cho công tác quản lý, không đánh giá được thực trạng tình hình BHLĐ ở cơ sở để lập kế hoạch thực hiện và khắc phục. Cán bộ BHLĐ chuyên trách còn thiếu về số lượng và còn yếu về chuyên môn đa phần là cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm nên chuyên môn về BHLĐ không sâu, không được huấn luyện đầy đủ và có hệ thống về công tác này, mặt khác phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên không tập trung cho công tác BHLĐ, chưa tham mưu tốt cho người sử dụng lao động trong công tác BHLĐ. Ví dụ: Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng có 950 cán bộ công nhân viên theo qui định thì phải bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm công tác BHLĐ nhưng cho đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách BHLĐ. Với các doanh nghiệp tư nhân, quy mô sản xuất nhỏ, nhận thức của người sử dụng lao động còn hạn chế, lực lượng lao động thường không ổn định nên tổ chức bộ phận BHLĐ còn bị bỏ ngỏ. Số lượng cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ y tế có rất ít. Họ thường chỉ định cán bộ thực hiện công tác BHLĐ là các Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng hoặc quản đốc phân xưởng. Trong các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nhỏ thì hầu như không có. Những số liệu trên cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách BHLĐ còn quá thấp và mỏng, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế. Màng lưới an toàn, vệ sinh viên Màng lưới an toàn vệ sinh viên là một hình thức hoạt động về BHLĐ của người lao động được thành lập theo sự thoả thuận giữa người lao động và Ban chấp hành công đoàn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và lợi ích người sử dụng. Có khoảng 87% các doanh nghiệp Nhà nước có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động tương đối hiệu quả. Với tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các đơn vị sản xuất và trong từng đơn vị thi công, tại các công trình, người lao động luôn luôn được hướng dẫn, nhắc nhở chấp hành nghiêm chỉnh các qui định ATLĐ - VSLĐ trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ các nhân. Các an toàn, vệ sinh viên đã được các doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo từ các phân xưởng, tổ sản xuất và các an toàn, vệ sinh viên thường là các tổ trưởng công đoàn. Một số doanh nghiệp đã tổ chức màng lưới ATVSV hoạt động rất có hiệu quả do ý thức được tầm quan trọng của hình thức hoạt động này, và đã có chính sách bồi dưỡng cho họ. Tại công ty Xây dựng số 2, màng lưới ATVSV đã được Ban chấp hành công đoàn và Giám đốc công ty ra quyết định công nhận và được bồi dưỡng nghiệp vụ. Những ATVSV hoạt động tích cực được bồi dưỡng từ 20.000đ đến 30.000đ / tháng. 3. Công tác xây dựng kế hoạch BHLĐ Thực tế, trong sản xuất, công cụ máy móc, phương thức sản xuất không ngừng thay đổi và cải tiến, lực lượng công nhân thay đổi, có nhiều công việc mới phát sinh cần giải quyết. Do vậy các biện pháp an toàn cũng cần bám sát thực tế cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới. Đa số các doanh nghiệp Nhà nước có tình hình sản xuất ổn định, phát triển luôn đảm bảo kịp thời việc lập kế hoạch BHLĐ hàng năm. Công ty Xây dựng Xây dựng số 5 thuộc tổng công ty Xây dựng là một điển hình. Theo kế hoạch BHLĐ quý I năm 2004 với đầy đủ 5 nội dung, công ty đã căn cứ vào: - Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình sản xuất năm 2003. - Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động năm 2003. - Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ thực tế lao động sản suất quýIV năm 2003. - Kiến nghị phản ánh của người lao động, của các tổ chức Công đoàn, Thanh tra và phòng tổ chức cán bộ- lao động. 1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phong chống cháy nổ. Dự trù kinh phí: 12.800.000đ 2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc, cải thiện điều kiện làm việc. Dự trù kinh phí: 9.600.000đ 3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Dự trù kinh phí: 23.977.000đ 4. Chăm sóc sức khoẻ người lao động. Dự trù kinh phí: 23.815.000đ 5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ. Dự trù kinh phí: 9.200.000đ Tổng cộng cho 5 nội dung là: 79.392.000đ Trong thuyết minh kế hoạch BHLĐ, công ty đã chi tiết các nội dung của kế hoạch BHLĐ với đầy đủ kinh phí vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện Các doanh nghiệp tư nhân đa phần dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh theo thời vụ, lực lượng sản xuất không ổn định nên hầu như không lập kế hoạch BHLĐ hàng năm mà chỉ thực hiện công tác BHLĐ khi có việc phát sinh hoặc khoán gọn vào lương cho công nhân hoặc có chăng chỉ là chi phí cho 1 số PTBVCN thiết yếu như giầy ủng, quần áo. Về nội dung của kế hoạch: đã được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đã lập kế hoạch nhưng chưa đầy đủ các nội dung theo qui định. Ví dụ như kế hoạch BHLĐ năm 2003 của Công ty Phương Đông thuộc Sở Xây dựng đã liệt kê chi tiết các công việc phải làm, có tổ chức phân công thực hiện nhưng chưa dự trù kinh phí, phân công bộ phận thực hiện và thời gian hoàn thành. Hay Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị có liệt kê đầy đủ đầu công việc nhưng chưa ghi đầy đủ và chi tiết nội dung các công việc. Trong rất nhiều kế hoạch, không có kế hoạch cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, kể cả nội dung khám, phát hiện BNN và khám sức khoẻ định kỳ. Điều này chứng tỏ công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Về việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, trên cơ sở của kế hoạch đã được lập, các bộ phận chức năng triển khai thực hiện theo các nội dung đã đề ra. Song như đã nói ở trên, nhiều kế hoạch không qui định rõ đơn vị thực hiện, thời gian hoàn thành nên khi thực hiện không đầy đủ, nên dẫn đến có những việc trong kế hoạch bị tồn đọng không được giải quyết trong năm. Cũng vì thế mà công tác kiểm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch BHLĐ rất khó khăn. Đối với các doanh nghiệp tư nhân không lập kế hoạch BHLĐ, công việc phát sinh đến đâu thực hiện đến đó nên thường không có hiệu quả cao và không giải quyết hết công việc phát sinh. Việc thực hiện chế độ lập kế hoạch BHLĐ hàng năm chưa đầy đủ về mặt số lượng và kém về chất lượng do một số nguyên nhân chính sau đây: - Nhận thức về ý nghĩa của việc lập kế hoạch của chủ doanh nghiệp chưa đầy đủ do vậy không đề cập đến công việc nay hoặc có nhưng mang tính hình thức. - Không có hoặc thiếu cán bộ có chuyên môn về BHLĐ để tìm hiểu thực tế hiện trạng về BHLĐ của doanh nghiệp và lên kế hoạch với đầy đủ các nội dung. - Lập kế hoạch nhưng không dựa trên các cơ sở như thực tiễn BHLĐ của đơn vị, kiến nghị của thanh tra, người lao động. Nhiều doanh nghiệp chưa lập Hội đồng BHLĐ nên việc lập kế hoạch BHLĐ chỉ giao cho cán bộ BHLĐ do đó kế hoạch BHLĐ chưa bao quát hết được những vấn đề cần giải quyết. 4. Công tác huấn luyện AT-VSLĐ Ngành Xây dựng là 1 ngành có số vụ TNLĐ cao nhất hiện nay, trong đó số vụ tai nạn nghiêm trọng chiếm tỷ lệ rất cao. Đó là một lý do để thấy rằng chất lượng của công tác BHLĐ hiện nay còn rất nhiều điều đáng bàn. Chất lượng của công tác BHLĐ trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của nó, trong đó có công tác huấn luyện AT-VSLĐ. Một trong những nguyên nhân hay gặp trong các vụ TNLĐ là người lao động chưa được huấn luyện hoặc vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn. Do đó chỉ khi nào công tác này được thực hiện tốt, người lao động nắm bắt đầy đủ các quy định về AT-VSLĐ thì những TNLĐ không đáng có mới không xảy ra. Đa số các doanh nghiệp quốc doanh có quan tâm đến công tác này, chiếm 85% số doanh nghiệp. Công tác này ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện kém hơn hẳn thể hiện ở con số chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp tổ chức thực hiện. Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh Hoá hiện nay không đơn thuần chỉ còn xây dựng mà hiện nay công ty đa dạng hoá ngành nghề trên nhiều lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nông sản... vì vậy công ty đòi hỏi khâu ATLĐ ngày càng chặt chẽ hơn. Hàng năm công ty đều có kế hoạch huấn luyện cụ thể cho công nhân từ lúc tuyển mới cho đến lúc làm việc tại công ty. Với tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 1416 người, năm 2003 Ban ATLĐ công ty đã tổ chức huấn luyện cho 550 công nhân học ATLĐ, cấp thẻ cho 380 công nhân. - Đối với các công trình xây lắp, trước khi thi công, công nhân đều được huấn luyện ATLĐ và cấp thẻ đối với công nhân biên chế. Bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với chuyên môn. - Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, công ty đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên chức huấn luyện ATLĐ theo đúng ngành nghề đang sản xuất và có cam kết sản xuất phải an toàn đối với từng người lao động. Công ty Xây dựng K2 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội cũng là một điển hình thực hiện tương đối tốt công tác này. Bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác này. Như Công ty công trình kiến trúc đô thị hiện tại công ty mới tổ chức huấn luyện cho 20 cán bộ quản lý về công tác BHLĐ, số còn lại chưa được huấn luyện. Công ty kinh doanh nhà thì số lao động tự do trên các công trường xây dựng, làm hợp đồng theo thời vụ chưa được huấn luyện và cấp thẻ an toàn. Công tác này đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì thực hiện kém hơn hẳn, hầu như không được quan tâm. Người lao động những không được huấn luyện định kỳ mà ngay cả huấn luyện ban đầu cũng rất ít cơ sở thực hiện. Công nhân chỉ được hướng dẫn sử dụng các loại máy móc bằng cách "truyền miệng" từ công nhân cũ đến công nhân mới. Chỉ có khoảng 14% doanh nghiệp có số công nhân đông thì người lao động được huấn luyện, như Công ty Xây dựng Thăng Long (Thị xã Sầm Sơn) với 380 lao động, Công ty Xây dựng Hợp Lực (Thành phố Thanh Hoá) 265 lao động... Về nội dung huấn luyện: Chất lượng của công tác huấn luyện thể hiện nhiều ở nội dung huấn luyện Tài liệu biên soạn để huấn luyện mang tính chắp vá, không đồng bộ và chưa được ban hành chính thức. Nội dung huấn luyện cho người lao động còn chưa sát, chưa đầy đủ các công việc của người lao động nhất là các qui trình, biện pháp làm việc an toàn, các biện pháp cấp cứu theo qui định. Đáng chú ý là công tác huấn luyện còn chưa chú trọng tới các vấn đề vệ sinh lao động, nhất là nội dung tập huấn về VSLĐ riêng cho các công nhân tại các vị trí lao động khác nhau để giúp người lao động hiểu rõ môi trường lao động của họ, hiểu rõ các yếu tố nguy cơ có tác hại đến sức khoẻ và các biện dự phòng như khi làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như làm việc trên cao, ở gần hoặc tiếp xúc với các chất dễ cháy nổ, chất độc... Mặt khác, thời gian huấn luyện chưa đủ với yêu cầu huấn luyện, thường mỗi đợt huấn luyện chỉ kéo dài 2-5 ngày với nhiều nội dung cho nhiều đối tượng. Với nhiều nội dung huấn luyện như vậy chỉ trong một thời gian ngắn thì chất lượng huấn luyện chắc chắn không đảm bảo. Hơn nữa với thời gian có hạn nên người lao động mới chỉ được huấn luyện về lý thuyết chứ chưa được thực hành. Như vậy khi gặp sự cố cụ thể, người lao động sẽ bị lúng túng không biết xử lý nên rất dễ gây tai nạn. 5. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn chưa loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm độc hại. PTBVCN có nhiều loại gắn với từng bộ phận cần bảo vệ của cơ thể như đầu, chân, tay. Do yêu cầu của từng công việc mỗi loại phương tiện lại bao gồm nhiều loại nhỏ khác nhau. Theo phân tích về ĐKLĐ của ngành Xây dựng, công nhân lao động trong ngành cần được trang bị các PTBVCN như sau: - Quần áo, mũ giầy, khẩu trang, găng tay chung cho công nhân. - Một số PTBVCN chuyên dụng cho một vài ngành nghề như dây đai an toàn khi công nhân làm việc trên cao; găng tay, ủng cách điện cho công nhân điện; kính hàn, kính chắn bảo vệ và chống chấn thương cơ học cho công nhân cơ khí, công nhân mộc... - Ngoài ra phải cung cấp xà phòng cho công nhân để vệ sinh sau mỗi ca làm việc. Ngành Xây dựng là một ngành có lực lượng lao động biến đổi liên tục nên việc trang bị PTBVCN cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều lúc chưa kịp thời và đầy đủ. So với những năm trước đây thì hiện nay việc trang bị PTBVCN đã có nhiều tiến bộ, các doanh nghiệp quốc doanh đã thực sự quan tâm nhiều đến việc thực hiện trang cấp phương tiện bảo hộ cho công nhân. Đối với các loại phương tiện đơn giản, rẻ tiền, thiết yếu như găng tay, mũ, khẩu trang, quần áo BHLĐ, mức độ đáp ứng của các doanh nghiệp quốc doanh đạt 97% và khoảng 86% cho các loại hình kinh tế. Khi làm các công việc có nguy cơ ngã cao thì 68% công nhân đã được trang bị dây an toàn, nhiều doanh nghiệp chưa thể cấp phát cho từng công nhân đã giải quyết bằng hình thức cho mượn. Bảng 6: Mức độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân % doanh nghiệp có trang cấp Khẩu trang Găng tay Quần áo BHLĐ Giày dép Kính hàn Mặt nạ phòng độc Dây an toàn 94,95 91.32 97.08 87.39 74.91 58.3 78.57 Tuy nhiên, ở nhiều doanh nghiệp tình trạng trang cấp cũng còn nhiều hạn chế và ngay cả trong các doanh nghiệp quốc doanh cũng có sự chênh lệch và một số doanh nghiệp vẫn vi phạm chế độ này. Thực tế là trong khi một số công ty như Công ty xây dựng số 3 và một số doanh nghiệp quốc doanh khác trang bị cho người lao động 1 năm 2 bộ quần áo, 2 đôi giầy, mũ cứng, găng tay, khẩu trang đảm bảo yêu cầu người lao động thì ở Công ty Phương Đông thuộc Sở Xây dựng việc trang bị PTBVCN, lại không được quan tâm, tình trạng trang cấp có rất nhiều hạn chế như cấp áo mà không cấp quần đồng phục, một số trang bị thiết yếu khác như khẩu trang, mũ thì cấp phát không đủ số lượng, còn chất lượng thì không đảm bảo. ở các doanh nghiệp tư nhân, phần lớn người lao động chỉ đươc trang bị các PTBVCN thông thường như quần áo găng tay, giầy nhưng vẫn không đủ và đúng kích thước. Tình trạng các doanh nghiệp khoán vào lương hoặc cấp tiền cho công nhân phải mua sắm PTBVCN là phổ biến. Một điều cần quan tâm nữa là ý thức của người lao động trong việc sử dụng PTBVCN. Phần lớn người lao động vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng cảu PTBVCN nên còn có hiện tượng được phát nhưng sử dụng không giữ gìn hoặc thậm chí không sử dụng do chưa được huấn luyện về ATVSLĐ và chưa quen với ý thức kỷ luật cao. Một số loại phương tiện với chức năng bảo vệ người lao động khỏi sự tác động của các yếu tố có hại, nhưng lai gây khó chịu cho người sử dụng hoặc gây mất thẩm mỹ nên nhiều người lao động chưa sử dụng. Qua khảo sát thực tế tại công trình khách sạn Sao Mai do Công ty Kinh doanh nhà đang thi công, người lao động không sử dụng PTBVCN: Ngay cả những phương tiện thiết yếu như găng tay, giầy, mũ nhựa cứng cũng không được họ sử dụng sử dụng. Còn về quần áo bảo hộ, theo ý kiến của công nhân sử dụng về mùa hè rất nóng, nên rất nhiều người không mặc. Để người lao động có ý thức trong việc sử dụng PTBVCN, mỗi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bước trang bị đủ mà còn cần phải tập huấn cho người lao động về ý thức sử dụng kèm theo đó là những hình phạt xử lý nghiêm khắc đối với mỗi vi phạm. Ngoài ra, còn một vấn đề rất đáng được quan tâm là chất lượng trang thiết bị bảo vệ cá nhân hiện nay còn chưa đáp ứng được các điều kiện làm việc. Chất lượng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân chưa tốt, chóng hỏng đã tăng thêm nguyên nhân người lao động thiếu trang bị bảo vệ các nhân khi làm việc và tăng thêm chi phí cho đơn vị trong việc mua sắm thêm. 6. Quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp Thực hiện theo thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996. 6.1 Quản lý vệ sinh lao động Theo thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế qui định: "Các đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức đo đạc cá yếu tố môi trường lao động ít nhất 1 năm/ 1 lần." Công tác đo đạc các yếu tố môi trường lao động gồm yếu tố vi khí hậu, vật lý, hoá học và tâm sinh lý người lao động. Tuy nhiên công tác này còn nhiều hạn chế, thể hiện như sau: Việc quản lý vệ sinh lao động còn nhiều yếu kém, có khoảng 82% doanh nghiệp không thực hiện đo đạc thường xuyên 1 năm/1 lần. Trong kế hoạch BHLĐ cũng ít doanh nghiệp đề cập đến công tác này một cách cụ thể. Chỉ những doanh nghiệp lớn như Công ty xây dựng K2 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Công ty xây dựng số 3 thuộc Sở xây dựng Thanh Hoá... mới tổ chức đo đạc, lập hồ sơ và theo dõi kết quả theo qui định của Bộ Y tế, song cũng chưa thực hiện thường xuyên theo qui định. ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các Hợp tác xã, Tổ hợp tác thì công tác đo đạc, quản lý vệ sinh hầu như không quan tâm đến. Trình độ hiểu biết của người sử dụng lao động và người lao động về vấn đề này còn hạn chế, người sử dụng lao động không biết nhiệm vụ của mình còn người lao động cũng không đòi hỏi quyền lợi của mình. Theo luật định "Người sử dụng lao động phải có sự hiểu biết về các yếu tố tác hại của môi trường lao động, các nguy cơ gây TNLĐ, BNN và các biện pháp phòng chống trong quá trình lao động và tổ chức cho người lao động học tập các kién thức đó". Song trên thực tế, chỉ khi có các đoàn thanh tra, kiểm tra thì mới phát hiện ra nhiều yếu tố độc hại vượt TCCP. Ví dụ: Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng, theo kết quả đo giám sát môi trường do Trung tâm Y tế dự phòng kiểm tra năm 2002, có 3 yếu tố vượt quá TCCP: - Độ ồn tại điểm đập đá, phân xưởng tạo hình, nóc lò nung vượt. - Hơi khí CO tại nóc lò nung. - Nồng độ bụi chỉ có 1 điểm tại lò ra sản phẩm gạch là đạt tiêu chuẩn, các điểm còn lại đều vượt quá TCCP. Khi phát hiện môi trường lao động có yếu tố có hại vượt TCCP thì "Người sử dụng lao động phải có các giải pháp xử lý, phòng ngừa để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép tại nơi làm việc và môi trường xung quanh". Sự quan tâm này được thể hiện qua việc lắp đặt các thiết bị vệ sinh, cải tạo nhà xưởng, đầu tư thiết bị vừa nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nơi làm việc cho công nhân. Có thể nói khả năng tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định nhiều cho khả năng chi phí cho công tác ATVSLĐ nói chung và cải thiện ĐKLĐ nói riêng nên công tác này còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Thể hiện ở chỗ các thiết bị lắp đặt không đảm bảo chất lượng, công suất kém hoặc có lắp đặt nhưng không nghiên cứu để phát huy tác dụng của các thiết bị đó. 6.2 Quản lý sức khoẻ người lao động a. Tình hình sức khoẻ công nhân Trong ngành Xây dựng, thi công xây lắp và sản xuất VLXD là 2 ngành nghề có đặc thù hoàn toàn khác nhau về điều kiện lao động. Do đó sự tác động của các yếu tố đó đến sức khoẻ người lao động cũng khác nhau. Một thực tế là nếu trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng càng lạc hậu bao nhiêu thì điều kiện lao động và tình hình sức khoẻ người lao động càng đáng lo ngại bấy nhiêu. Sức khoẻ người lao động thuộc ngành Xây dựng được thể hiện qua biểu đồ sau: Tình hình sức khoẻ của công nhân Ngành Xây dựng rất đáng lo ngại, công nhân có sức khoẻ loại I rất thấp (4,9%), chiếm đa số là sức khoẻ loại III (56,7%), vẫn còn một số lượng lớn sức khoẻ loại IV và V (Loại yếu và rất yếu). Vì vậy việc khám sức khoẻ theo dõi sức khoẻ người lao động càng phải được quan tâm Bảng 7: Kết quả phân loại sức khoẻ tại một số doanh nghiệp % Lao động Tên doanh nghiệp Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Công ty Xây dựng số 3 5 27,5 56,56 8,75 2,68 Công ty Kinh doanh nhà 38,9 45,4 13,13 1,0 1,5 Công ty Xây dựng K2 46,5 36,79 11,57 3,7 2,49 Công ty VLXD Cẩm Trướng 18,64 28,8 52,5 1,69 — Công ty Ximăng Bỉm Sơn 5 41,5 46,5 4,8 2,2 Tuy nhiên kết quả phân loại sức khoẻ trên vẫn chưa đánh giá hết tình hình sức khoẻ của cán bộ công nhân viên. Ta có thể xem xét cơ cấu bệnh tật của công nhân Bảng 8: Cơ cấu bệnh tật của công nhân ngành Xây dựng Thanh Hóa STT Loại bệnh % Lao động bị mắc bệnh Bệnh mắt (sạn vôi, viêm mắt hột...) 7,5 Tai, mũi, họng 24,2 Răng, hàm, mặt 12,6 Bệnh tim mạch 5,5 Hô hấp 1,5 Tiêu hoá 28,78 Thần kinh 6,06 Cơ xương khớp 9,59 Da liễu (sạm da, nấm chàm...) 1,5 Sản khoa 2,5 Người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ. Việc khám sức khoẻ tổng thể, phân loại sức khoẻ là để đanh giá mức độ tác hại của điều kiện lao động đối với tình trạng sức khoẻ nói chung của người lao động và quan trọng là tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. b. Công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động Theo thông tư số 13/BYT- TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế: "Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Đối với các đối tượng làm công việc nặng nhọc, độc hại phải tổ chức khám sức khoẻ 6 tháng 1 lần..." Việc thực hiện khám sức khoẻ định kỳ chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ khoảng 62% doanh nghiệp khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Công ty VLXD Cẩm Trướng đã duy trì rất tốt công tác này, bộ phận y tế của công ty đã lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho người lao động. Công ty đã có biện pháp giải quyết, bố trí hợp lý cho số lao động sức khoẻ loại IV. Tuy nhiên, công tác chăm sóc sức khoẻ vẫn chưa được quan tâm nhiều ở các doanh nghiệp tư nhân do người sử dụng lao động thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ người lao động. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này thường ký kết những hợp đồng ngắn hạn với người lao động, và còn có những hợp đồng không theo đúng qui định, không có sự thoả thuận về việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Người lao động không có trình độ, hiểu biết hơn nữa lại sợ mất việc nên thường không đòi hỏi. * Quản lý bệnh nghề nghiệp: Bộ Y tế qui định: "Người làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN phải được khám BNN và người bị BNN phải được điều trị chuyên khoa, được điều dưỡng và kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 1 lần có hồ sơ quản lý riêng và được lưu giữ suốt đời. Việc khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và theo dõi điều trị cho những người mắc bệnh nghề nghiệp làm chưa được nhiều như việc khám phát hiện bệnh bụi phổi do gặp phải nhiều khó khăn: + Để triển khai khám bệnh bụi phổi phải trải qua rất nhiều khâu: - Lập hồ sơ bệnh án nghề nghiệp để theo dõi; - Kiểm tra môi trường lao động trong đó phải xác định được hàm lượng bụi trong không khí, tỷ lệ SiO2 tự do, nồng độ bụi hô hấp; - Đo chức năng hô hấp; - Chụp X - Quang với cỡ phim 30x40 hoặc 35x35cm với yêu cầu cụ thể về chất lượng máy, kỹ thuật chụp mà không phải cơ sở nào cũng làm được; - Hội chẩn phim; - Lập hồ sơ đưa ra giám định; - Hội đồng giám định duyệt; - Làm việc với sở LĐTBXH để giải quyết các thủ tục. + Kinh phí đê triển khai thực hiện công tác này rất tốn kém. Tính ra nếu mỗi công nhân thực hiện đầy đủ các khâu trên thì phải tốn từ 150 - 200nghìn đồng. Số tiền này không phải là nhỏ ở đối với nhiều đơn vị. + Thời gian để thực hiện đầy đủ các khâu phải mất từ 5-7 ngày công lao động. Chính vì những lý do trên mà số công nhân được khám bệnh và cấp sổ BNN thấp hơn nhiều so với thực tế. Đối với những người sau khi đã nhận sổ mà chuyển công tác khác ở ngay trong đơn vị thì có điều kiện theo dõi, còn với những người chuyển đơn vị khác hoặc về hưu thì không có điều kiện để theo dõi tiếp. 7. Công tác đăng ký, khai báo thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và đảm bảo an toàn máy móc thiết bị. Chế độ này đã được qui định rõ tại Điều 96 chương IX Bộ luật Lao động "Các loại máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ phải được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ ". Ngoài ra thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác này. Theo kết quả điều tra, mới chỉ có khoảng hơn 70% các máy móc thiết bị đã được đăng ký, kiểm định theo quy định. Trong số các thiết bị được đăng ký, kiểm định thì tình trạng kỹ thuật an toàn vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, hầu hết máy móc thuộc danh mục đều được khai báo, kiểm định và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0045.doc
Tài liệu liên quan