Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương

Công tác quy hoạch, định hướng đầu tư: Bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hộ Đảng bộ Tỉnh đề ra qua các kỳ đại hội.Căn cứ vào quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt để định hướng chiến lược đầu tư cho toàn tỉnh nói chung và đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng. Trên cơ sở chiến lược đầu tư đã được kế hoạch hoá thành các chương trình dự án công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có bước tiến đáng kể và hoàn thiện. Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế : nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Bên cạnh đó cũng giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chăm sóc nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường, và các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện bền vững. Công tác lập dự án và khảo sát thiết kế công trình là một trong những khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Công cuộc đầu tư chỉ được tiến hành khi thực hiện qua công tác lập và khảo sát dự án đem lại tính khả thi cao thì dự án mới được tiến hành. Do đó công tác lập và khảo sát dự án có vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của dự án, và hiệu quả đầu tư. Trong 6 năm qua 2002-2007 tỉnh Hải Dương đã có 2562 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế lập dự toán và được cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về cơ bản là các dự án đầu tư đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước từ khâu thẩm định đến phê duyệt thiết kế để đánh giá tính khả thi dự án trước khi tiến hành thực hiện.

doc68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt đầu tăng trở lại. Như vậy các công trình đầu tư trong các năm 2004,2005 đã bắt đầu đi vào hoạt động và phát huy tác dụng, đồng vốn đầu tư đã đạt hiệu quả. Đây là dấu hiệu khả quan về tình hình đầu tư trong tỉnh, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng chung của cả nước. Do đó trong các năm tiếp theo phải tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước góp phần gia tăng GDP cho tỉnh.          c. Chỉ tiêu suất vốn đầu tư ICOR:                Chỉ tiêu này cho biết để tăng thêm 1 đơn vị sản lượng thì suất đầu tư cần thiết là bao nhiêu. Hệ số này tại Hải Dương có xu hướng giảm. Năm 2002 để tạo ra 1 đơn vị sản lượng thì 0,56 đồng nhưng đến năm 2005 để tạo ra 1 đơn vị sản lượng cần 0,44 đồng và đến năm 2007 giảm xuống còn 0,43 đồng. Như vậy suất vốn đầu tư cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản lượng đã giảm xuống. Hệ số ICOR phản ánh đúng hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên chỉ tiêu này còn nhiều hạn chế nhưng không tính độ trễ thời gian, chưa xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như lao động, công nghệ… Điều này có thể lý giải do hoạt động đầu tư là hoạt động đòi hỏi vốn lớn trong khi thời gian vừa qua giá nguyên vật liệu tăng cao nên không tránh khỏi việc gia tăng chi phí cho 1 suất vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động đầu tư  của tỉnh trong các năm 2006 là chưa hiệu quả năm 2006 tăng lên 0,48 so với năm 2005 là 0,44. Mức gia tăng của sản lượng thấp hơn mức gia tăng của vốn đầu tư NSNN đã thực hiện. Như vậy trong các năm tiếp tỉnh cần đầu tư hơn vào đào tạo nhân lực và trang thiết bị để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và giảm tỷ suất vốn đầu tư về mức hiệu quả.         d. Chỉ tiêu giá trị TSCĐ tăng thêm so với vốn đầu tư XDCB:       Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quản đầu tư phát triển bằng nguồn vốn NSNN. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư NSNN tạo ra bao nhiêu đồng TSCĐ.  Trị số này càng cao phản ánh thi công xây dựng dứt điểm xây dựng công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong từng ngành, vùng địa phương. Nhìn vào bảng trên, có thể thấy hiệu quả vốn đầu tư NSNN tại tỉnh Hải Dương qua các năm đều lớn hơn 1, năm 2002 hệ số này là 4,74 đến năm 2007 là 5,5. Điều này không hề vô lý khi hàng năm 1 đồng vốn đầu tư NSNN lại tạo ra nhiều hơn 1 đồng TSCĐ. Điều này được giải thích do đặc điểm của hoạt động đầu tư  là có độ trễ thời gian. Do đó vốn đầu tư trong năm nay nhưng TSCĐ tăng thêm lại ở những năm sau đó. Ta thấy ở Hải Dương qua các năm chỉ số hiệu quả đều lớn hơn 1 phản ánh lượng vốn đầu tư hàng năm ở tỉnh là rất lớn và không ngừng tăng qua các năm. Giá trị TSCĐ mới được tạo ra đều đặn và tương đối đúng tiến độ. Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho thấy hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh là tương đối tốt đầu tư dứt điểm. Tuy  nhiên, những năm gần đây lượng vốn đầu tư XDCB tiếp tục tăng đáng kể song TSCĐ không còn tăng mạnh, có thể do chi phí xây dựng tăng, tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB… dẫn đến tình trạng công trình bị kéo dài chậm tiến độ do đó gây thất thoát lãng phí. Thời gian tới, việc đề ra các biện pháp và chính sách quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư là một yêu cầu cấp thiết. 1.3.1.3 Nguyên nhân của các kết quả đã đạt được Ø     Về công tác quy hoạch, định hướng, kế hoạch hóa tập trung         Công tác quy hoạch, định hướng đầu tư: Bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hộ Đảng bộ Tỉnh đề ra qua các kỳ đại hội.Căn cứ vào quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt để định hướng chiến lược đầu tư cho toàn tỉnh nói chung và đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng. Trên cơ sở chiến lược đầu tư đã được kế hoạch hoá thành các chương trình dự án công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản  cũng có bước tiến đáng kể và hoàn thiện. Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế : nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Bên cạnh đó cũng giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chăm sóc nhân dân, giữ gìn vệ sinh môi trường, và các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng toàn diện bền vững. Công tác lập dự án và khảo sát thiết kế công trình là một trong những khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Công cuộc đầu tư chỉ được tiến hành khi thực hiện qua công tác lập và khảo sát dự án đem lại tính khả thi cao thì dự án mới được tiến hành. Do đó công tác lập và khảo sát dự án có vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của dự án, và hiệu quả đầu tư. Trong 6 năm qua 2002-2007 tỉnh Hải Dương đã có 2562 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế lập dự toán và được cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về cơ bản là các dự án đầu tư đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước từ khâu thẩm định đến phê duyệt thiết kế…để đánh giá tính khả thi dự án trước khi tiến hành thực hiện. Ø     Về công tác tổ chức thực hiện các chương trình dự án đầu tư sử dụng vốn  ngân sách nhà nước Về thiết kế kỹ thuật thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán: được các tổ chức tư vấn thiết kế dựa trên cơ sở số liệu khảo sát khoa học và các quy chuẩn xây dựng do nhà nước ban hành kết hợp công nghệ thông tin để đưa ra bộ hồ sơ hoàn chỉnh đầy đủ chính xác và phù hợp với thực tế. Về công tác thẩm định thiết kế dự toán: công tác thẩm định thiết kế dự toán của những dự án xây dựng từ ngân sách nhà nước có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành. Việc thẩm định thiết kế được dựa trên những tiêu chuẩn định mức xây dựng, chế độ quản lý xây dựng của nhà nước đã phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật và cắt giảm chi phí không cần thiết, tiết kiệm và chống thất thoát lãng phí cho ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Qua 6 năm 2002-2007 các cơ quan chuyên ngành của tỉnh đã thẩm định 2562 công trình, hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước với tổng dự toán 2.56.3 tỷ đồng và đã cắt giảm được 275,56 tỷ đồng. Về chất lượng thẩm định dự án: Thời gian thẩm định đã được rút ngắn hơn cùng với việc từ năm ngàng Xây dựng thực hiện cơ chế một cửa, đơn giản hoá hồ sơ quy trình thủ tục thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định. Về công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu chỉ định đấu thầu: tình trạng đấu thầu khép kín, chia gói thầu nhỏ để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng được nâng cao, theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và Luật Ngân sách nhà nước. Từ năm 2003 đến nay công tác thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu hồ sơ dự thầu, các đơn vị chức năng của Tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kết quả trúng thầu và chỉ định thầu từ ngân sách nhà nước tiết kiệm được 21.32 tỷ đồng. Nhìn chung công tác đấu thầu tư vấn mua sắm hàng hoá thi công xây lắp đã từng bước đi vào nề nếp; các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị tư vấn đã thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu cho các chủ đầu tư nên từng bước đã khắc phục được những hạn chế trong công tác đấu thầu đã từng bước được khắc phục. Về công tác tổ chức xây lắp: Thông qua công tác đấu thầu xây lắp, công tác thi công xây lắp các công trình dự án đầu tư bằng ngùôn vốn ngân sách nhà nước được giao cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm đảm nhận. Quá trình, quy trình quy phạm thi công xây lắp nghiệm thu công trình cũng như xử lý các vấn đề phát sinh cũng được đảm bảo tuân thủ thực hiện theo quy định của nhà nước. Đối với các công trình trọng điểm quan trọng có tầm quy mô quốc gia thì việc kiểm tra vật liệu trước khi thi công đã được chú trọng và tổ chức nghiệm thu theo từng giai đoạn. Trong quá trình xây lắp lắp đặt thiết bị thi công và thi công đảm bảo thực hiện yêu cầu về an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trình. Về quản lý chất lượng công trình: chất lượng công trình đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước luôn là vấn đề “nóng” và đòi hỏi được quan tâm chặt chẽ. Trong thời gian qua việc quản lý chất lượng công trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh cho đến huyện. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã thực sử vào cuộc và bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn theo dõi giám sát chất lượng công trình. Sở xây dựng đã thành lập phòng quản lý chất lượng và trung tâm quản lý chất lượng đồng thời tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách góp phần đưa công tác giám sát vào nề nếp và nâng cao chất lượng công trình. Đối với cấp huyện việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình đã được chú trọng và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm chịu trách nhiệm theo dõi lĩnh vực này. Về công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng các công trình: thông qua chức năng nhiệm vụ quản lý kiểm tra kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương kết hợp với Sở Tài chính tỉnh Hải Dương dã thực hiện loại trừ những nội dung chi chưa đúng với chính sách chế độ quy định của nhà nước, tiết kiệm cho vốn đầu tư ngân sách nhà nước 12,5 tỷ đồng. Cụ thể là: + Qua công tác thẩm định kiểm soát phiếu giá thanh toán các công trình Kho bạc Nhà nước đã thực hiện cắt giảm loại trừ khối lượng chưa đúng quy định về điều kiện thanh toán tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 6,8 tỷ đồng. + Qua công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành Sở Tài chính đã tham mưu cho với UBND tỉnh phê duyệt quyết toán 337 công trình hoàn thành tiết kiệm cho ngân sách nhà nước 5,7 tỷ đồng. Về công tác quản lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và giám sát công đồng: Nhìn chung chủ đầu tư và ban quản lý dự án đã cố gắng khắc phục những khó khăn hạn chế trong việc quản lý dự án chủ động phối hợp với các bên có liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến cơ chế chính sách và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp trong thực hiện hợp đồng kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót trong thiết kế xây lắp dự toán thi công xây lắp đảm bảo đúng thủ tục và trình tự xây dựng cơ bản. Công tác giám sát cộng đồng cũng được đẩy mạnh nhất là đối với các dự án có vốn góp của nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm như mạng lưới điện, đường giao thông, trạm xá, trường học…và đã thể hiện được tầm quan trọng của công tác này trong quản lý dự án hạn chế những tiêu cực liên quan đến tham nhũng lãng phí chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả đầu tư. Ø           Về công tác nghiệm thu bàn giao và vận hành kết quả đầu tư sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Về nghiệm thu bảo hành và bảo trì công trình xây dựng: thực hiện nghiệm thu theo từng giai đoạn, nghiệm thu theo từng hạng mục và nghiệm thu tổng thể sau khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó, vấn đề bảo hành bảo trì duy tu bảo dưỡng công trình hoàn thành và đi cùng với nó là việc đào tạo cho đối tượng thụ hưởng và cách thức sử dụng vận hành và quản lý công trình hoàn thành được bàn giao sử dụng cũng đã từng bước được quan tâm. Về vấn đề xử lý nợ đọng vốn đầu tư: nhìn chung số công trình thiếu vốn thanh toán phụ thuộc vào thu ngân sách nhà nước và kế hoạch vốn cuối năm. 1.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 1.3.2.1 Những hạn chế trong đầu tư sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Ø     Hạn chế trong phân cấp quản lý đầu tư     Những ban quản lý không chuyên ngành lãnh đạo ban quản lý thường là lãnh đạo cơ quan có công trình hoặc là lãnh đạo UBND huyện ngành hơn nữa một số ban nằm trong huyện, thành phố là nhân sự trong ban quản lý như vậy một cán bộ có thể đóng  nhiều  vai trò trong ban quản lý. Những cán bộ lãnh đạo kiêm nhiệm đó vừa đóng vai trò quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực vừa đóng vai trò quản lý dự án, vấn đề này hạn chế sẽ tác động đến quản lý nhà nước của cán bộ kiêm nhiệm đối với quản lý dự án sẽ làm cho hoạt động đầu tư và xây dựng đi chệch hướng về quản lý đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, phân cấp và uỷ quyền tại hệ thống Kho bạc Nhà nước chưa khoa học. Hiện tại có 3 cấp thanh toán vốn đầu tư trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Với cơ chế này vô hình chung đã tạo ra sự không ăn khớp giữa khả năng của từng cấp thanh toán vốn với số lượng các dự án được giao. Những bất cập này gây khó khăn trong vấn đề quyết toán vốn đầu tư. Ø     Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập Công tác quy hoạch chủ trương đầu tư chưa nhất quán dẫn đến tình trạng trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện điều chỉnh thậm chí có cả trường hợp phải thay đổi mục tiêu của dự án gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước và tác động tiêu cực đến kết quả hiệu quả công cuộc đầu tư có thể nêu ra ví dụ như tại 15/25 xã của huyện Gia Lộc có dự án giao thông nông thôn 2 bị phát hiện sai phạm: lập quyết toán, thẩm định hồ sơ xây dựng bị sai sót. Đó là việc quyết toán đường giao thông nông thôn không đúng loại đường được hỗ trợ với giá trị 287 triệu đồng. Chất lượng các tuyến đường giao thông do các thôn tự thi công về kỹ, mỹ thuật chưa đảm bảo.Tất nhiên đó còn là tình trạng quyết toán tăng khống khối lượng các tuyến đường không đúng chiều dài, chiều rộng, độ dày và kết cấu xây dựng với giá trị hơn 4 tỷ đồng.Việc đầu tư vẫn còn tình trạng dàn trải. bố trí vốn đầu tư thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm nay. Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kì tăng chậm trong khi đó số dự án có quyết định đầu tư mới trong kì vẫn tiếp tục tăng cao hơn do đó vốn trung bình bố trí cho một dự án mới qua các năm có xu hướng giảm dần. tình trạng này dẫn đến hậu quả là có nhiều  công trình xây dựng chậm hoàn thành hoặc bị bỏ hoang nhiều năm gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực là thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư đồng thời dẫn đến chất lượng một số công trình xây dựng không cao, nhiều tình trạng xuống cấp phải sửa chữa tu bổ còn nhiều nhất là những công trình phục vụ lợi ích công cộng như giao thông, đường sá, cầu cống, thủy lợi… Mặt khác còn thấy đó là chất lượng công tác quy hoạch kế hoạch chưa cao. Đây vẫn luôn là bài toán muôn thưở cho các cán bộ và lãnh đạo không chỉ của địa phương nói riêng mà của cả nước nói chung. Do hạn chế về kiến thức và tầm nhìn cũng như công tác chỉ đạo chưa sát sao nên mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tăng cường nguồn lực cho công tác lập quy hoạch song công tác quy hoạch, kế hoạch của tỉnh thời gian qua vẫn còn mang tính bị động, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển. Một là, chất lượng nhiều dự án quy hoạch, kế hoạch còn thấp và thiếu tầm nhìn dài hạn. không ít các quy hoạch, kế hoạch tuy đã được xác định, nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế-xã hội, nhất là phân tích và dự báo trung và dài hạn về thị trường trong nước, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp cũng như tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ,… Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường, chưa quan tâm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hai là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội chưa được cụ thể hóa bằng các quy hoạch chi tiết. quy hoạch phát triển đô thị, dân cư và xã hội của tỉnh, thành phố còn thiếu đồng bộ, triển khai còn chậm, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Một số quy hoạch đã được duyệt nhưng chậm được triển khai. Ba là việc lồng ghép các quy hoạch giữa các ngành với nhau chưa tốt. không ít dự án quy hoạch chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt. quy hoạch chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời, do đó một số quy hoạch bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu càu. Chính vì vậy mà nhiều khi công tác lập và thực hiện quy hoạch là hai việc nhiều khi không thực sự liên quan đến nhau. Sự chắp vá, manh mún trong công tác quy hoạch không những gây lãng phí to lớn mà còn để lại hậu quản nặng nề trong tương lai. Ø     Hạn chế quản lý vốn đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng bố trì dàn trải, chưa đạt yêu cầu trọng tâm trọng điểm quản lý trong hoạt động quản lý đầu tư chưa phù hợp thời gian đã ảnh hưởng tới hiệu quả chung vốn đầu tư ngân sách nhà nước làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư.  Có khoảng 60% dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, giáo dục, y tế  kéo dài thời gian so với quy định vẫn còn khá phổ biến. Công tác giải phóng mặt bằng chưa thực sự được quan tâm đúng mức chưa thực hiện quyết liệt và chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng một cách có hiệu quả… đặc biệt là công tác tái định cư khu nhà nước thu hồi đất và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ đã khiến cho nhiều dự án không được triển khai hoặc triển khai chậm không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Những vướng mắc này chủ yếu là do cơ chế chính sách của nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất, minh bạch rõ ràng và phương thức triển khai thực hiện chưa phù hợp. Khảo sát và lập dự án đầu tư: Trong thời gian qua mặc dù công tác khảo sát và lập dự án này đã được chú trọng và chất lượng từng bước được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn nhiều dự án do khảo sát kỹ lưỡng đã phải thay đổi điều chỉnh thiết kế như công trình cụm công nghiệp tàu thuỷ Vinashin ở huyện Cẩm Giàng, công trình xây dựng cầu Phú Lương… Công tác thiết kế công trình: trên thực tế nhiều công trình do chạy theo quy mô đầu tư, thiết kế chỉ định sử dụng vật liệu vật tư đắt tiền.yêu cầu sử dụng hệ an toàn quá mức cần thiết…hoặc công trình không phù hợp về mặt mỹ quan sau khi hoàn thành phải tiếp tục chỉnh sửa thậm chí còn phải đập đi làm lại đã gây ra lãng phí không cần thiết ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, do công tác thiết kế chưa bám sát mục tiêu yêu cầu của dự án dẫn đến tình trạng khá phổ biến là tổng dự toán lớn hơn tổng mức đầu tư nên một số trường hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Chất lượng công tác lập, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật chưa cao còn nhiều sai sót về khối lượng đơn giá định mức trong xây dựng cơ bản chưa phát hiện được hết các lỗi về giải pháp kiến trúc kết cấu và dự toán. Do chất lượng công tác thẩm định bị buông lỏng nên trên thực tế dẫn đến tình trạng các quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi triển khai thực hiện phải liên tục điều chỉnh bổ sung tổng dự toán nhiều lần nhằm hợp thức hoá các chi phí phát sinh như công trình đầu tư xây dựng trụ sở huyện Nam Sách, đường 183, đường vành đai ngoài khu công nghiệp Đại An…  Công tác thực hiện xây lắp còn bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém nhất là khâu chuẩn bị và tổ chức thi công và cán bộ thi công và cán bộ kỹ thuật chất lượng chưa cao, nhà thầu thực hiện khoán trắng cho các tổ đội thi công phó mặc công tác giám sát cho chủ đầu tư, trong khi cán bộ giám sát của chủ đầu tư một lúc phải kiêm nhiệm nhiều công trình dự án nên chất lượng giám sát không cao. Công tác quản lý công trình, công trình bị buông lỏng gây ra tình trạng không nghiêm túc ghi chép nhật ký công trình, không cập nhật thường xuyên, mất mát nguyên vật liệu , tài sản.. Ø     Công tác thanh tra kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức các sai phạm gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phát hiện được xử lý chưa nghiêm cũng đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư XDCB là chưa cao, còn xảy ra hiện tượng thất thoát và lãng phí trong đầu tư XDCB, nợ đọng XDCB lớn. tính đến hết tháng 10, căn cứ hồ sơ quyết toán công trình XDCB , khối lượng nợ đọng của các công trình chỉ tính riêng năm 2007, 600 tỷ đồng vốn XDCB tập trung từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. Tuy vậy, lĩnh vực đầu tư XDCB còn nhiều bất cập như: Các dự án thường bị kéo dài tiến độ, nợ đọng lớn. Công tác quy hoạch chưa theo kịp với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho các đơn vị tư vấn khi lập các dự án đầu tư. Trình độ quản lý của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ trong quản lý đầu tư XDCB. Năng lực của một số cơ quan tư vấn thiết kế còn yếu, chưa đưa ra được phương án tối ưu trong việc lập dự án đầu tư, dẫn đến phải chỉnh sửa nhiều lần làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Phần lớn các dự án đầu tư mới thuộc kế hoạch năm 2007 đến cuối quý 3, đầu quý 4 mới khởi công được. Việc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) thường gặp khó khăn và bị kéo dài. Nhiều dự án được giao thầu, đấu thầu thi công khi giải phóng mặt bằng  chưa xong. Các dự án đầu tư mới thường chỉ được thông báo cấp 10-30% tổng mức đầu tư, khiến các nhà thầu gặp khó khăn, tiến độ thi công chậm, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư... Như gói thầu kè bờ sông Sặt (TP Hải Dương), đơn vị trúng thầu từ ngày 9-5-2006 với vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng, đến nay mới có kế hoạch cấp vốn được hơn 4 tỷ đồng, thi công dở dang, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót chưa được khắc phục. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ thiết kế công trình này tính toán sai về khối lượng, chủng loại vật tư; tài liệu khảo sát địa hình, địa chất không đúng với thực tế; tuyến kè được thiết kế không phù hợp với quy hoạch giao thông, thủy lợi. Khi có những bất cập cần phải điều chỉnh thì đơn vị tư vấn và thiết kế kiến trúc lảng tránh trách nhiệm, bởi họ đã được thành phố TP Hải Dương thanh toán tiền từ cuối năm 2005., có quyết định đơn vị trúng thầu từ ngày 11-5-2006 . Những ách tắc như giải phóng mặt bằng chậm, phải thay đổi thiết kế, phương án kỹ thuật... dẫn đến tiến độ thực hiện quá chậm so với kế hoạch. Trước thực trạng dự án bị kéo dài, giá vật liệu tăng cao dẫn đến gây thiệt hại không nhỏ cả về kinh tế và xã hội.     Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình: mặc dù quy trình nghiệm thu công trình đã được Bộ xây dựng ban hành tuy nhiên trên thực tế trong thời gian qua công tác thực hiện giám định đầu tư và nghiệm thu công trình chưa thực sự nghiêm túc có lúc còn qua loa đại khái, còn mang tính hình thức nên dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tượng lún nứt thấm dột, xuống cấp…Hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả hoạt động còn thấp đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhiều công trình chỉ khi qua công tác kiểm tra kiểm soát vốn mới phát hiện ra việc khối lượng nghiệm thu không khớp với khối lượng thực tế thi công tại hiện trường. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu một cách đầy đủ nghiêm túc kịp thời dẫn đến việc chậm thanh quyết toán vốn đầu tư khối lượng xây dựng dở dang khá lớn, gây nợ đọng vốn, lãng phí ngân sách nhà nước và làm giảm hiệu quả đầu tư. Công tác bảo hành bảo trì bảo dưỡng công trình đôi lúc còn xem nhẹ không bố trí đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng nên công tác này mang tính chất chắp vá, không đồng bộ( có kinh phí thì làm, không có kinh phí thì thôi) đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công trình đầu tư nhanh chóng bị xuống cấp hư hỏng giảm hiệu quả đầu tư…đặc biệt đối với các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi… Ø     Ban Quản lý dự án chưa phát huy hết vai trò     Tổ chức bộ máy quản lý của ban quản lý dự án còn nhiều bất cập chưa rõ ràng chưa phân cấp trách nhiệm cụ thể cho nên dẫn đến thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, cán bộ đầu tư chưa giỏi về chuyên môn nên trong quá trình thẩm định hay phê duyệt thiết kế kỹ thuật chỉ dựa vào ý kiến được nêu ra trong dự án để b”bốc thuốc” với mục đích sao cho phù hợp với tổng mức đầu tư mà những những có trách nhiệm cho ý kiến để phê duyệt. Đây là hiện tượng “ dùng giầy để gọt chân” đã khá là phổ biến hiện nay. Vì vậy dự án đầu tư thường không có tính khả thi cao. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp còn nhiều hạn chế bị tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Năng lực chủ đầu tư nhiều lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý dự án không có chuyên môn và kiến thức đầu tư xây dựng công trình nên không đủ trình độ để nghiệm thu công trình nhất là đối với các Ban quản lý dự án kiêm nhiệm          Việc đào tạo chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho các đối tượng được thụ hưởng và các đối tượng liên quan chưa thực sự quan tâm chú trọng nếu có thì cũng chỉ mang tính chất hình thức qua loa do đó mà tình trạng đối tượng thụ hưởng không biết cách sử dụng hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy được hiệu quả đầu tư có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí có dự án bị phá sản hoàn toàn gây thất thoát và lãng phí vốn ngân sách nhà nước không đạt được hiệu quả đầu tư. Ø     Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư: chưa được thực hiện một các nghiêm túc và triệt để chủ trương thanh toán trực tiếp cho đối tượng được thụ hưởng, nhiều dự án vẫn thực hiện thanh toán qua k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc
Tài liệu liên quan