Đề tài Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, quan điểm có tính chỉ đạo và giải pháp thực hiện

Mục Lục

Lời nói đầu______________________________________________________1

Phần nội dung________________________________________________3

I. Một số vấn đề lý luận về hội nhập KTQT____________________3

1. Khái niệm____________________________________________3

2. Nội dung của hội nhập KTQT____________________________3

3. Vai trò của hội nhập KTQT với Việt Nam___________________4

4. Thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá

trình hội nhập KTQT___________________________________10

5. Điều kiện để Việt Nam hội nhập KTQT____________________17

II. Thực trạng hội nhập KTQT của Việt Nam___________________19

1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng về hội nhập KTQT____________19

2. Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm

thúc đẩy quá trình hội nhập KTQT_________________________21

3. Thực trạng hội nhập KTQT của Việt Nam____________________21

III. Quan điểm có tính chỉ đạo và giải pháp thực hiện

quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam____________________29

1. Tầm vĩ mô____________________________________________29

2. Tầm vi mô____________________________________________35

Kết luân______________________________________________________38

 

 

 

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, quan điểm có tính chỉ đạo và giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Hội nhập quốc tế giúp nước ta giải quyết những vấn đề xã hội: Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao. Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640 USD năm 2005. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD. eo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước được điều tra. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005. Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Những vấn đề nội tại hạn chế tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam: Thứ nhất, nhận thức tư tưởng và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa đầy đủ Chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định qua nhiều nghị quyết và văn kiện và đã được triển khai từng bước. Quá trình hội nhập ngày nay đã thực sự đi vào chiều sâu với việc Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO..., nhưng trên thực tế nhận thức về nội dung, lộ trình hội nhập của nhiều ngành, cấp và doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, chưa thực sự hiểu rõ những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập này để có kế hoạch chủ động nắm bắt thời cơ. Đối với các cơ quan quản lý các cấp, trên thực tế không ít chính sách, cơ chế còn chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập. Công tác hội nhập chủ yếu mới được triển khai ở các cơ quan trung ương và các thành phố lớn, sự tham gia của các ngành, các cấp và doanh nghiệp chưa đồng bộ, chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp cần thiết bảo đảm cho hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao. Đây chính là những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng và gây cản trở cho việc chủ động, tích cực triển khai hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý đang trong quá trình hoàn thiện Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế - thương mại còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và thông thoáng để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, cạnh tranh lành mạnh. Nhiều biện pháp, chính sách tạo thuận lợi và bảo hộ cho phát triển thương mại được quốc tế thừa nhận như chế độ hạn ngạch thuế quan, quy chế xuất xứ, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chính sách cạnh tranh ở nước ta chưa ban hành. Trong khi đó nước ta vẫn đang áp dụng nhiều biện pháp, chính sách không có trong thông lệ quốc tế, hoặc không phù hợp với các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế điều không tránh khỏi là sẽ phát sinh nhiều điểm xung đột giữa hệ thống luật hiện tại với hệ thống luật quốc tế mà ta sẽ tham gia. Đây là điều không dễ giải quyết trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình chuẩn bị, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, của các doanh nghiệp và tổng thể nền kinh tế còn yếu so với khu vực Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, gần 3/4 dân số và lao động sống bằng nông nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chưa được chú trọng đúng mức. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ, trang thiết bị lạc hậu từ 3 đến 4 thế hệ so với các nước khác trong khu vực, trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp. Kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất, kinh doanh như kho bãi, thông tin - liên lạc, điện, nước, vận tải... đều kém phát triển và có chi phí cao hơn so với các nước khác trong khu vực. Những yếu tố này làm giảm nghiêm trọng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. Thứ tư, năng lực xuất khẩu chưa đạt được yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế từ một nền kinh tế và thương mại có xuất phát điểm rất thấp và phát triển chậm không chỉ với nhiều nước trên thế giới mà ngay cả với các nước trong khu vực... Chưa kể tới các nước phát triển, so sánh các chỉ số kinh tế của Việt Nam với các nước đang phát triển ở khu vực Đông - Nam Á cũng thể hiện rõ điều này. Các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam hiện nay vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ. Trong thời gian tới, nếu không có định hướng đầu tư để tạo các ngành xuất khẩu mũi nhọn và không có những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hiệu quả thì có khả năng phát triển xuất khẩu sẽ chậm lại, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân cao và ổn định là khó đạt được. Thứ năm, đội ngũ cán bộ và nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Chúng ta tiến hành mở cửa và hội nhập với đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại còn thiếu và trình độ còn yếu cả về năng lực chuyên môn và về ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập đã được tăng cường nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Muốn hội nhập có hiệu quả, nhân tố quyết định chính là con người. Để có thể tham gia một cách bình đẳng vào các luật chơi chung của thế giới, ta cũng phải có một đội ngũ cán bộ am hiểu thể lệ của các định chế quốc tế, có trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ. Những tác động tiêu cực trong tiến trình HNKHQT của nước ta: Những ưu đãi về hàng rào thuế quan và xoá bỏ phí thuế quan gây ra những thách thức khá nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam: Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan và gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thì hàng hoá nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, chèn ép nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Nước ta do chi phí sản xuất cao hơn các nước trong khu vực đã làm cho năng lực cạnh tranh của nước ta thấp so vo các nước. Đánh giá mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của VN đã tụt xuống đến 17 hạng. Năng lực cạnh tranh của VN từ vị trí 60/102 nền kinh tế năm 2003 tụt xuống hàng 77/104 năm 2004. 1 Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới Chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu: Lý thuyết về hội nhập cho rằng trong môi trường thương mại toàn cầu, sự phồn vinh của một quốc gia sẽ tối đa hóa nhờ tối thiểu hóa sự bảo hộ đối với thị trường trong nước. Hội nhập phá bỏ hàng rào thuế quan. Song chính phủ các nước bảo vệ lợi ích các công ty tập đoàn của mình bằng cách dùng hàng rào phi thuế quan như các rào cản kỹ thuật, rào cản trách nhiệm xã hội SA 8000 (bảo vệ môi trường, cấm sử dụng lao động trẻ em…) chống bán phá giá, ngăn cản hàng hóa bên ngoài. Có thể thấy răng áp dụng rào cản phi thuế quan và những tranh cãi xung quanh nó sẽ là vấn đề xảy ra thường xuyên trong thương mại toàn cầu. WB cũng khuyến cáo về việc gia tăng các hàng rào thương mại phi thuế quan tại các nước công nghiệp khi VN trở thành đối thủ quan trọng. Phó tổng giám đốc WTO có nói cần thấy rằng cho dù WTO đã có những quy định chặt chẽ song vẫn có một số nước vi phạm. Như vậy có thể đi đến kết luận chính phủ đưa ra những bàn tay hữu hình cũng như vô hình để bảo hộ.  Trong thời đại ngày nay sản phẩm ở những nước đang phát triển tiêu thụ có nhiều khó khăn còn là do các nước phát triển tạo ra một sân chơi không công bằng nhất là trong nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn được bảo hộ chặt chẽ. Chương trình phát triển sản phẩm nông nghiệp và nông thôn luôn gặp phải sự cản trở lớn từ chính sách bảo hộ nông nghiệp, của chính phủ nước giàu . Các nước công nghiệp phát triển hiện dành 350 tỷ USD để trợ cấp cho nông dân nước mình, lớn gấp 7 lần số tiền dành cho viện trợ quốc tế. Tổng số tiền trợ cấp cho nông nghiệp chiếm gần ½ ngân sách hàng năm của EU. Ngoài ra các nước như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc.. đều có trợ giá bán với giá thấp phân bón và thuốc trừ sâu. Ở VN Mỹ kiện VN bán phá giá cá Basa và con tôm vào thị trường Mỹ là sự bảo hộ của chính phủ đối với ngành nông nghiệp Mỹ.  Việc bảo hộ nông sản của các nước tác động quan trọng đến xóa đói giảm nghèo ở VN, vì nông nghiệp có trách nhiệm nặng nề tạo việc làm và nguồn sống cho phần lớn người nghèo chủ yếu là nông dân cả nước.  Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ: Các nước công nghiệp phát triển sẽ tìm cách chuyển giao toàn bộ những công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển đó là việc mà Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Đức… đang làm với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thực tiễn trong khu vực thu hút đầu tư FDI của nhiều nước trên thế giới cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chuyển sang nước nhận đầu tư các máy móc thiết bị và công nghệ thế hệ thứ hai và thứ ba. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển, đang lo ngại bị biến thành bãi thải công nghệ cho các nước phát triển, đặc biệt là những thiết bị đã qua sử dụng.  Một nghiên cứu mới đây về chất lượng công nghệ chuyển giao vào VN cho thấy, trên 727 thiết bị và 3 dây chuyền sản xuất nhập khẩu trong 42 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 1950-1960, 50% là các máy móc đã qua sử dụng. Những con số đó cho thấy chất lượng thấp của công nghệ nhập khẩu. Mặt bằng chung về trình độ công nghệ và trang thiết bị của VN lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%.  Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng đến quyền độc lập tự chủ của một quốc gia: Trong quá trình mở cửa hội nhập, nước ta khó tránh khỏi sẽ bị lệ thuộc về kinh tế, và từ chỗ lệ thuộc về mặt kinh tế có thể đi đến không giữ vững được quyền độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về thực chất là mỗi nước cần có sự tự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của mình, tự quyết định các chủ trương, chính sách kinh tế – xã hội, tự đề ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch trong từng thời kì và các biện pháp thực hiện mục tiêu đó. Nhưng độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa với thế giới. Nếu đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển. Khi tình trạng chậm phát triển về kinh tế không được sớm khắc phục thì sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nan giải, tạo ra nguy cơ tư bên trong đối với trật tự an toàn xã hội. Trái lại, mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi, nước ta với các nước, các tổ chức quốc tế đan xen lợi ích với nhau, chúng ta sẽ có thêm thế lực để củng cố độc lập tự chủ của đất nước. “ Quốc gia nào muốn độc lập và giàu mạnh thì phải buôn bán với nhiều nước, còn quốc gia nào chỉ buôn bán với một nước thôi thì khó tránh khỏi bị phụ thuộc vào nước duy nhất ấy “ (Jose Marti) Hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng tới bản sắc văn hoá dân tộc: Xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập với quốc tế thông qua “ siêu lộ “ thông tin với mạng internet, một mặt tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, cộng đồng ở mọi nơi có thể nhanh chóng trao đổi với nhau về hàng hoá, dịch vụ, kiến thức...Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ, mở mang sự hiểu biết về văn hoá của nhau. Mặt khác, quá trình trên cũng làm nảy sinh mối nguy cơ ghê gớm về sự đồng hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ, làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của nhân loại.. Hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam: VN thiếu trầm trọng nguồn lao động chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ người có chuyên môn kỹ thuật trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 8,1% năm 2000 là rất thấp (ở các nước trong khu vực là 49-50%), 9,5% số người trong độ tuổi lao động và 11,7% LLLĐ. Năm 2001 lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 26,7% lao động. Đây là một tồn tại và thách thức lớn đối với nước ta.  Song chúng ta có một tiềm năng lớn nguồn chất xám. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật từ đại học trở lên của VN đến cuối năm 2002 là 1.300.000 người, trong đó tiến sĩ chiếm 10%, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội 19,2%, TP.HCM 14%. VN có khoảng 300.000 Việt kiều có trình độ đại học trở lên, trong đó có rất nhiều nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực là người gốc Việt đang làm việc trong những tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Hiện có khoảng 10.000 học sinh VN học ở nước ngoài, hàng năm chi tiêu cho sinh hoạt và học tập mất khoảng 200 triệu USD. VN dã không khai thác được nguồn chất xám đó do cơ chế chính sách còn nhiều điều bất cập (lương, điều kiện làm việc, đòi hỏi khoa học đáp ứng ngay yêu cầu của thực tiễn, nhà khoa học bị cơ chế hành chính trói buộc, thủ tục thanh quyết toán…). Các công ty nước ngoài tại VN đã đa dạng hóa phương thức thu hút nhân tài: trao học bổng hỗ trợ sinh viên năm cuối, đào tạo nghề miễn phí, tuyển chọn các sinh viên giỏi gửi đi đào tạo thêm ở nước ngoài. Cán bộ khoa học kỹ thuật chạy từ cơ quan nhà nước sang các cơ quan nước ngoài, các sinh viên tốt nghiệp giỏi là nguồn tuyển dụng của các công ty nước ngoài, trí thức Việt kiều không về nước làm việc, học sinh đi học nước ngoài học xong ở lại nước sở tại làm việc không về nước. Hiện tượng chảy máu chất xám là rõ ràng. Môi trường ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt: Môi trường đang ngày càng xấu đi như thoái hóa môi trường đất, do lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, phát triển giống lúa cao sản làm cho đất bạc mầu nhanh, xói mòn tài nguyên đất, làm giảm độ phì đất, môi trường nước bị ô nhiễm do công nghiệp và sử dụng phân bón hóa chất trong nông nghiệp gây ra, sự tàn phá rừng tự nhiên, xuống cấp chất lượng rừng, trong đó do sử dụng phát triển thủy sản, bão, lụt, lũ, hạn hán, cháy rừng xẩy ra nghiêm trọng. Vì mưu sinh người ta phải khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra một số doanh nghiệp VN lấy danh nghĩa nhập phế liệu để về tận dụng tái chế, thực chất nhập rác do phế liệu có lẫn tạp chất khó có thể loại bỏ trong quá trình xử lý từ các nước phát triển, chủ yếu từ Mỹ với giá rẻ. Điều đó biến môi trường sống VN thành bãi rác của các nước phát triển. Những công tác chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Nhiệm vụ cần phải thực hiện khi tham gia hội nhập: Trong nghị quyết, bộ Chính Trị đã nêu 9 nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Tuyên truyền, giải thích rộng rãi để đạt được nhận thức và hành động thông nhất trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân. Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể. Chủ động và khẩn trương sử dụng cơ cấu kinh tế. Tích cực tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nên kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ. Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh. Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kiện toàn uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện những mục tiêu theo những quan điểm trên, chính phủ đã ban hành những chính sách nhằmm thúc đẩy tiến trình hội nhập. Nhà nước ban hành hệ thống luật đồng bộ bao gồm: luật đầu tư, luật lao động, luật thương mại, luật ngân hàng, luật hải quan, luật bưu chính viễn thông, luật xây dựng, luật khoa học công nghệ, luật tài nguyên...Sửa đổi và bổ sung pháp luật và pháp lệnh hiện hành về thuế, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...Cải tiến việc ban hành văn bản pháp luật... Nhà nước ban hành chính sách thương mại, tài chính, tiền tệ, đầu tư...để kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...tạo điều kiện cho nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Những bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Theo quan điểm của đảng, Việt Nam tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường với lộ trình hợp lý. Tháng 12/1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã mở các cuộc đàm phán để nối lại các quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng tài chính thế giới, đến tháng 10/1993 đã bình thường hoá quan hệ tín dụng với hai tổ chức tài chính tiền tệ lớn nhất thế giới. Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ ngày 1/1/1996 bắt đầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tức AFTA. Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 2/1990, quan hệ buôn bán hai chiều Việt Nam – EU có bước phát triển khả quan, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng. Năm 1993, EU tăng gấp 10 lần QUOTA nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam so với năm 1992. Trị giá kim ngạch 2 chiều giữa Việt Nam – EU đã đạt 1 tỉ USD. Ngày 15/12/1992 hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU đến 1/1/1993 bắt đầu có hiệu lực. Theo hiệp định này, Việt Nam được xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng, tổng số hạn ngạch theo hiệp định là 21298 tấn với kim ngạch khoảng 450 triệu USD. Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU đã tạo cho Việt Nam nhiều khả năng xuất khẩu sang EU hơn. Trong 3 năm qua, kim ngạch hàng dệt may xuất vào EU đã tăng từ 130 triệu USD năm 1992 lên 249 triệu USD năm 1993, 285 triệu USD năm 1994 và từ 340 – 350 triệu USD năm 1995 Ngày 31/5/1995 Việt Nam và EU đã kí hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU. Ngày 17/7/1995, hiệp định khung hợp tác Việt Nam – EU đã được kí chính thức ở Brucxen. Ngày 1/8/1995 Việt Nam và EU đã kí rtao đổi thư điều chỉnh hiệp định, tăng hạn ngạch và biên bản thoả thuận về mở rộng thị trường hàng dệt may. Hiện nay, trong chiến lược phát triển của mình, VIệt Nam tiếp tục xem EU là đối tác chiến lược quan trọng trong thế kỷ XXI. Trên thực tế quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa Viêt Nam và EU không ngừng tăng. Về thương mại, kim ngạch thương mại Việt Nam và EU năm 1900 đạt gần 300 triệu USD, đến năm 1995 vượt trên 2 triệu USD, năm 2002 5 tỷ USD tăng gần 17 lần so với năm 1900. Nhập khẩu 2002 trên 1,8 tỷ USD tăng 15 lần so với 1900. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-EU15 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu 1998 2125,8 32,2 1307,6 -1,3 3433,4 17,1 1999 2506,3 17,9 1052,8 -19,5 3559,1 3,7 2000 2824,4 12,7 1302,6 -23,7 4127,0 15,9 2001 3002,9 6,3 1527,4 17,2 4530,3 9,7 2002 3149,9 4,9 1842,1 20,5 4991,1 10,2 Đồng thời bình thường hoá quan hệ với Mĩ. Khoảng tháng 3/1996, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác kinh tế Á Âu (ASEAM). Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7/2000, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được kí kết. Trước đó từ cuối năm 1994, nhà nước ta đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện đang trong quá trình đàm phán để được kết nạp vào tổ chức này. Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), tiền thân của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 1995 Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế là một điểm sánh trong công tác nổ lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đồng thời mở ra cho nước ta một thời cơ trong việc xây dựng nền kinh tế phát triển trong những năm tiếp theo. Một số kết quả đã đạt được: Về quan hệ kinh tế đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong trong lĩnh vực kinh tế như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định an ninh dầu khí, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia và New Zealand, Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc…, tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Quan điểm có tính chỉ đạo và giải pháp thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Tầm vĩ mô: Hệ thống pháp luật phải đồng bộ: Tham gia vào hội nhập kinh tế với những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế, chúng ta phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ để đảm bảo thực hiện những nguyên tắc đó. Nhà nước phải đề ra những bộ luật rõ ràng, cụ thể về đầu tư, thuế xuất nhập khẩu, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước...Có như vậy mới tạo ra được một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Điều chỉnh một số chính sách: Một nền kinh tế muốn phát triển được không chỉ dựa vào những điều kiện tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà còn cần phải có những quan điểm chỉ đạo, chính sách cải cách kinh tế hợp lý. Những chính sách đó bao gồm trên tất cả các lĩnh vực: thương mại – dịch vụ, đầu tư, tài chính – tiền tệ... Chính sách thương mại Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những phương hướng để tiếp tục phát triển kinh tế trong chiến lược 10 năm 2001 – 2010 của nước ta. Một nội dung quan trọng của hội nhập là mở của thị trường trong nước hướng ra thị trường quốc tế. Tức là các vấn để thương mại giữa các bên cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Các cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế đặt ra những yêu cầu phải điều chỉnh quy chế thương mại của Việt Nam. Cải cách thương mại theo hướng mở cửa và tự do hoá luôn là một nội dung quan trọng hàng đầu của mọi chương trình cải cách cơ cấu. Các quốc gia thực hiện cải cách thương mại thường nhằm 1 trong hai mục đích: khắc phục khủng hoảng cán cân thanh toán hoặc tạo lập môi trường thuận lợi cho tăng trưởng nhanh chón và bền vững. Với Việt Nam trong những năm qua đã thực hiện 3 cuộc cải cách thương mại. Cuộc cải cách lần thứ nhất từ 1988 – 1992 do tình thế cấp bách với mục tiêu chính là khắc phục khủng hoảng kinh tế. Lần cải cách thứ hai được thực hiện một cách bài bản hơn trong chương trình ESAF và SAC, có sự hỗ trợ của IMF và WB trong thời gian từ 1994 đến 1997, dựa trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên sau cuộc cải cách này, chế độ thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và đặt Việt Nam ở tư thế bất lợi vì phải mở cửa và cạnh tranh với bên ngoài. Đến cuộc cải cách lần thứ 3, theo chương trình PRVS và PRSC cuối thập kỉ 90 và đầu những năm 2000 đã thực sự đem lại cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi để hội nhập: Trong năm 1999, thống nhất với Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình Miyazaza về một lịch trình xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan từ nay cho đến năm 2010 đối với 20 nhóm mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Trong năm 2000 đã đưa 9 nhóm mặt hàng ra khỏi danh mục cần giấy phép nhập khẩu như xút lỏng, hàng tiêu dùng bằng sành, thuỷ tinh...mở rộng sự tham gia của tư nhân vào xuất khẩu gạo khi cho phép 5 công ty tư nhân và 4 liên doanh được phép xuất khẩu gạo. Tháng 7, chính phủ đã kí hiệp định thương mại với Hoa kỳ, trong đó cam kết theo một lịch trình nhất định về việc tự do hoá thương quyền, xoá bỏ các hạn chế định lượng đối với hầu hết các sản phẩm, giảm thuế suất đối với một số hàng công nghiệp và nông sản... Ngoài ra, Việt N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH057.doc
Tài liệu liên quan