Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)

MỤC LỤC

 

ĐẶT VẤN ĐỀ 0

Chương I: 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1. Cơ sở lý luận 9

1.1. Lý thuyết áp dụng 9

1.1.1. Lý thuyết xung đột 9

1.1.2. Lý thuyết vai trò 10

1.2. Các khái niệm công cụ 11

2. Cơ sở thực tiễn 14

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14

2.2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 16

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 16

2.2.2. Đặc điểm về kinh tế 17

2.2.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục 18

Chương II: 19

THỰC TRẠNG MÂU THUẪN VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 19

Ở XÃ LỘC HÒA, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – NAM ĐỊNH HIỆN NAY 19

1. Nhận thức của các cặp vợ chồng ở đây về mâu thuẫn 19

2. Thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay 20

2.1. Mức độ xảy ra mâu thuẫn 20

2.2. Mức độ nghiêm trọng của các mâu thuẫn 27

2.3. Hình thức mâu thuẫn 29

2.4. Cách thức giải quyết mâu thuẫn 31

3. Ảnh hưởng của mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của những cặp vợ chồng tại địa phương 32

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 36

1. Kết luận 36

2. Khuyến nghị 37

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5802 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia đình và những yếu tố ảnh hưởng – NXB Khoa học xã hội- Hà Nôi—2003: Mâu thuẫn và sự căng thẳng trong quan hệ vợ và chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình xảy ra do sự không phù hợp giữa kỳ vọng và sự thực hiện các vai trò. Mặc dù có nhiều hành vi do những mâu thuẫn bên trong, ở đề tài này chúng ta chủ yếu xem xét những mâu thuẫn bên ngoài liên quan đến vấn đề hôn nhân. Mâu thuẫn thường là nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi. *Khái niệm xung đột Thuật ngữ xung đột ( từ gốc la tinh- conflictus) được hiểu như là sự va chạm, sự xung đột, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động liên nhân cách của cá thể hay của các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt. Trong bài viết “Bất bình đẳng giới- nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng của tác giả Cao Huyền Nga in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 1/2000 đã định nghĩa: Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng là sự biểu hiện tột cùng các mâu thuẫn gay gắt, do sự khác biệt các giá trị tinh thần và vật chất, sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen, tình cảm, hành vi ứng xử... giữa vợ và chồng trong gia đình dẫn đến người này thiếu tôn trọng, không chấp nhận nhân cách người kia, họ áp chế và phủ định lẫn nhau, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong quan hệ vợ chồng. Hậu quả của nó có thể là tình trạng căng thẳng, nặng nề kéo dài, sự ly thân, li hôn thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng xô xát, bạo lực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Qua phân tích ở trên cho thấy, nguyên nhân sâu xa, khởi nguồn của những xung đột trong hôn nhân xuất phát từ những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng . 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Gia đình luôn là đề tài vừa đa dạng, phong phú, vừa gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều điều mới lạ. Trên nhiều khía cạnh, mâu thuẫn vợ chồng còn tồn tại nhiều vần đề nan giải cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến đời sống và sự phát triển của nhân loại. Trong cuốn “Điều tra tâm lý xã hội học về vai trò vợ chồng và cơ cấu gia đình” do Hubert Touzard thực hiện là cuốn sách giới thiệu trọn vẹn một công trình nghiên cứu xã hội học về gia đình Pháp (Đặng Thanh Trúc,1989). Tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề mâu thuẫn trong nhóm vợ chồng. Ông chỉ ra rằng, có hai loại mâu thuẫn về vai trò: giữa các cá nhân và trong từng cá nhân. Mâu thuẫn trong một cá nhân sinh ra khi người chồng (vợ) phải thực hiện cùng một lúc những vai trò khác nhau, còn mâu thuẫn giữa các cá nhân nảy sinh khi người vợ hoặc người chồng thấy thất vọng trong sự chờ đợi vào việc thực hiện những vai trò không được lựa chọn của người kia. Xung khắc xuất hiện thì hoà giải cũng được đặt ra và chính sự bổ sung của vai trò hoà giải là biện pháp làm cân bằng tạm thời mâu thuẫn. Những mâu thuẫn về văn hóa cũng được Touzard bàn đến, chủ yếu là xung khắc trong văn hoá gia đình được biểu hiện ra trong các bữa ăn, cách cho con ngủ, những đêm dạ hội, ngày tết gia đình và trong những thói quen, trong cách sống chung, cách cảm thụ những giá trị. Trong luận án thạc sĩ khoa học: “Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lan Hương- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1995, cũng đã đề cập đến các dạng mâu thuẫn dẫn đến ly hôn như mâu thuẫn do không có con trai, do không chung thuỷ, do kinh tế, do quan điểm sống không hợp, do sức khỏe, do vô sinh... Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra những hậu quả của sự ly hôn ảnh hưởng đến bản thân họ và con cái của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa đưa ra được những giải pháp, những khuyến nghị để giảm thiểu các mâu thuẫn đó. Trong cuốn “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng” –TS.Vũ Tuấn Huy- NXB Khoa học xã hội- Hà Nội- 2003, tác giả đã phân tích dựa trên số liệu trong các nghiên cứu định tính và định lượng về gia đình trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tác giả đã nêu được mức độ mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mâu thuẫn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến mức độ ảnh hưởng của những mâu thuẫn đó và cách thức giải quyết mâu thuẫn đó. Hơn nữa, đề tài dựa trên các kết quả của nhiều nghiên cứu, ở nhiều địa phương khác nhau nên các hình thức mâu thuẫn không mang tính đặc trưng cho từng vùng miền, mà chỉ mang tính khái quát. Trong luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ly hôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới”- Vũ Thị Ngọc Liên- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1998, tác giả chỉ ra rằng, mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Trong bài viết: “Mâu thuẫn gia đình và tự tử trong thanh thiếu niên nông thôn- Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xuân Trường- Nam Định” của tác giả Hoàng Gia Trang, in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 3/2002, cũng cho thấy, nguyên nhân tự tử chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình. Trong đó bao gồm các loại mâu thuẫn: mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ-chồng, mâu thuẫn cha- con, mâu thuẫn mẹ- con, mâu thuẫn cha mẹ- con cái và mâu thuẫn con dâu- mẹ chồng. Trong cuốn: “Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng”- Cao Huyền Nga- Hà Nội, 2000, tác giả cho rằng: trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử xã hội) của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột, kéo theo những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Trên cơ sở những kết quả của các nghiên cứu trước đây, đề tài “ Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn hiện nay- Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) sẽ mô tả một cái nhìn chân thực, cụ thể về thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa mạnh như hiện nay.Phân tích mức độ mâu thuẫn vợ chồng đặt trong quan hệ với những đặc điểm về năm kết hôn, số con, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp. Những yếu tố này quyết định mô hình phân công vai trò giới giữa người vợ và người chồng trong gia đình, phản ánh những bất bình đẳng giới, cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Khác với các đề tài trước, bằng kết quả thực nghiệm, thực tế đo được, đề tài cũng cho thấy sự ảnh hưởng của những mâu thuẫn vợ chồng đến con cái của họ và đời sống hôn nhân sau này của họ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra: không phải mâu thuẫn nào cũng tiêu cực, làm đổ vỡ hôn nhân, mà vẫn có những mâu thuẫn làm cho hôn nhân thêm bền vững. Và qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu. 2.2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư Xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nằm ở cửa ngõ của thành phố, cách trung tâm thành phố 3 km. Phía Bắc của xã giáp với xã Mỹ Phúc- huyện Mỹ Lộc. Phía Tây của xã giáp với hai xã: xã Mỹ Hưng, xã Mỹ Thành- huyện Mỹ Lộc. Phía Nam giáp với xã Mỹ xá thuộc thành phố. Phía Đông giáp với hai phường: phường Cửa Bắc và phường Lộc Vượng của thành phố. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 693 ha, trong đó đất nông nghiệp là 360 ha, đất công nghiệp là 50 ha, còn lại 283 ha là đất ở đô thị và đất ở nông thôn. Dân số gồm 8257 người. Tổng số hộ là 2216 hộ. Xã gồm có 3 thôn với 13 xóm. Trong đó, thôn Tân An có 3 xóm, thôn Phú Ốc có 5 xóm và thôn Lương xá có 5 xóm. Xã Lộc Hòa đang nằm trong khu quy hoạch đô thị mới của thành phố. Chạy dọc xã là tuyến đường quốc lộ 21A, tuyến đường sắt Bắc Nam, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của thành phố. Đặc biệt việc mở mới tuyến đường quốc lộ 10 có những tác động không nhỏ tới đời sống của người dân nơi đây. Sự phát triển của những tuyến đường giao thông chính đã góp phần tạo nên sự phân tầng xã hội của xã. Tuy nhiên, xã Tân Dương vẫn là một xã có đại bộ phận dân cư sinh sống bằng nông nghiệp. 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế Lộc Hoà trước đây vốn là một xã thuần nông và đang chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên cơ cấu ngành nghề đang có nhiều sự chuyển dịch. Với lợi thế tự nhiên và được sự đầu tư mạnh của thành phố, nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng mới, hiện đại như khu công nghiệp Hòa Xá, khu đô thị mới Hòa Vượng, công ty chế biến lâm sản... thu hút nhiều lực lượng lao động trong và ngoài xã, đặc biệt là các lực lượng lao động trẻ. - Sản xuất nông nghiệp: Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2006 của xã Lộc Hòa, thành phố Nam Đinh, tỉnh Nam Định, tổng diện tích gieo cấy cả năm là 324 ha. Năng suất lúa đạt 40.8 tạ/ha. Tổng sản lượng thóc thu được là 1280 tấn. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển có mức tăng trưởng cao tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng phong phú. Nhiều nhà nghỉ, nhà hàng, các quán Karaoke, internet có quy mô được xây mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. 2.2.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục Chất lượng các cấp học được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp chuyển cấp, chuyển lớp đạt hiệu quả cao hơn so với năm trước. Ở cả 3 trường: trung học cơ sở , trường tiểu học, trường mầm non đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao phát triển mạnh. Đội văn nghệ xung kích của xã, đoàn thanh niên thu hút nhều thành viên trong xã tham gia. Xã cũng thường xuyên tổ chức văn nghệ, mời những đoàn biểu diễn về phục vụ nhân dân. Nhiều sân chơi cho thanh thiếu niên và học sinh đã đáp ứng phần nào nhu cầu hoạt động thể thao, giải trí của lớp trẻ, thu hút đông đảo lớp trẻ tham gia, góp phần tạo không khí sôi động, lành mạnh, giảm thiểu những tiêu cực, tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng làng văn hóa cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.Các hủ tục ma chay, cưới xin được bãi bỏ, đời sống vật chất tình thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Chương II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ LỘC HÒA, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – NAM ĐỊNH HIỆN NAY 1. Nhận thức của các cặp vợ chồng ở đây về mâu thuẫn Sự nhận thức về mâu thuẫn hôn nhân phụ thuộc vào tâm thế cũng như kiến thức của vợ và chồng về các lĩnh vực khác nhau của đời sống gia đình. Khi tâm thế định hướng đến các mâu thuẫn trong hôn nhân là tiêu cực, con người có xu hướng muốn che giấu mâu thuẫn đó, không thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn đó. Hoặc khi thiếu kiến thức về những vấn đề nào đó trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng dẫn đến không nhận thức được mâu thuẫn hôn nhân. Trong quá trình điều tra xã hội học, chúng tôi nhận thấy, khi hỏi về những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng cũng như những lĩnh vực nhạy cảm khác trong đời sống gia đình, người trả lời luôn có xu hướng tìm cách né tránh. Khi được hỏi: Vợ chồng ông (bà) có xảy ra mâu thuẫn không? Một số người trả lời rằng vợ chồng họ không bao giờ mâu thuẫn. Nhưng khi hỏi: Vợ chồng ông(bà) có khi nào tranh luận hoặc xích mích với nhau về một vấn đề gì đó như chuyện con cái, chuyện quan hệ ứng xử, chuyện công việc... trong gia đình không? Họ lại trả lời là: đôi lúc họ cũng không hài lòng với chồng trong cách dạy con hay cách chồng đối xử với gia đình nhà vợ, nhưng cho đó không phải là những mâu thuẫn, mà coi điều đó là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Và chính nhận thức khác nhau về mâu thuẫn này dẫn đến mỗi cá nhân sẽ có những nhận định, đánh giá khác nhau về mức độ cũng như tính chất của mâu thuẫn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” hoặc “ xấu chàng hổ ai” mà nhiều người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn rất ít khi nói về những mâu thuẫn của gia đình mình. Dù có vừa bị chồng đánh, nhưng khi ai đó hỏi, người vợ vẫn bảo không có gì. Những phụ nữ ở đây cho rằng, đã là vợ thì phải biết chấp nhận điều đó, phải biết chịu đựng, dù nó không tốt đẹp. Có mâu thuẫn gay gắt đến mấy cũng chỉ “hai vợ chồng đóng cửa bảo nhau”, kể ra cho làng xóm biết cũng chẳng hay ho gì. Vì thế mà không ít gia đình tưởng chừng rất hòa thuận, không bao giờ có mâu thuẫn, to tiếng với nhau, nhưng lại nhanh chóng chia tay.Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức đúng về mâu thuẫn. Không phải mâu thuẫn nào cũng xấu, có những mâu thuẫn mà nhờ đó, vợ chồng hiểu nhau hơn. Qua các phân tích ở trên cho thấy, nhận thức về mâu thuẫn của các đôi vợ chồng ở đây còn nhiều hạn chế. Trong suy nghĩ của họ, đó là vấn đề tiêu cực và có xu hướng không thừa nhận sự tồn tại của nó. Chính quan niệm đó đã ảnh hưởng đến những đánh giá của người trả lời về mức độ thường xuyên và tính chất nghiêm trọng của mâu thuẫn. 2. Thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay 2.1. Mức độ xảy ra mâu thuẫn Mâu thuẫn là điều không tránh khỏi và có cả hậu quả tiêu cực lẫn tích cực trong quan hệ vợ chồng, tuỳ thuộc vào nhận thức và cách giải quyết những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, mức độ và tính nghiêm trọng của mâu thuẫn hôn nhân giữa các gia đình cũng khác nhau. Mức độ mâu thuẫn trong hôn nhân phụ thuộc vào nhận thức của vợ chồng về những vấn đề đặt ra trong đời sống hôn nhân và gia đình, đặc điểm cấu trúc và chu kỳ sống của gia đình. Khi mâu thuẫn trong hôn nhân nảy sinh tức là khi quan hệ hôn nhân có vấn đề đòi hỏi sự điều chỉnh của người vợ và người chồng. Qua điều tra xã hội học về mức độ xảy ra mâu thuẫn của các gia đình ở đây qua 120 bảng hỏi, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: có 112 cặp vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn chiếm 93.3 % và 8 cặp vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn chiếm 6.7%. Điều đó cho thấy, mâu thuẫn ở đây rất phổ biến, xảy ra với đa số các gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, không có gia đình nào là không có mâu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng được xây dựng trên những điều không hoàn hảo và sự khác biệt. Khi hai người xa lạ gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng, rồi cùng ăn, cùng ở, sinh con và rất nhiều mối quan hệ mới hình thành…Cùng với nó là rất nhiều những vấn đề nảy sinh mà trước đây không ai trong họ nghĩ tới. Những sự khác biệt trong tính cách, trong nhu cầu, trong quan điểm đến những khó khăn trong cuộc sống là sự thử thách đối với mỗi vợ chồng. Tính phổ biến của mâu thuẫn vợ chồng không chỉ xảy ra với nhiều gia đình, mà còn ở nhiều vấn đề trong đời sống, từ những vấn đề kinh tế, vấn đề phân công công việc, nuôi dạy con cái…đến những quan hệ ứng xử giữa vợ, chồng và mọi người xung quanh. Những cặp vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn chiếm tỷ lệ thấp: 6.7%. Trong số đó, phần lớn là những vợ chồng mới cưới, sống xa nhau. Họ cho rằng, vì hoàn cảnh bắt buộc mà phải xa nhau vì thế mà thương nhau nhiều hơn. Do đó họ không có mâu thuẫn. Nhưng cũng phải kể đến, một số ít trong đó, do nhận thức còn hạn chế và do còn ảnh hưởng nặng nề của quan điểm truyền thống, mà họ quyết tâm cho rằng mâu thuẫn là không có. Trường hợp này xảy ra chủ yếu ở những người có trình độ học vấn thấp, đi giáo. Bảng 1: Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong các vấn đề được nêu. Các vấn đề Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Kinh tế 25 22.3 54 48.2 22 19.6 11 9.8 112 100 Phân công công việc 3 2.7 50 44.6 40 35.7 19 17.0 112 100 Nuôi dạy con cái 5 4.5 29 25.9 36 32.1 42 37.5 112 100 Quan hệ ứng xử 8 7.1 34 30.4 42 37.5 28 25.0 112 100 Sinh hoạt tình dục 0 0 3 2.7 2 1.8 107 95.5 112 100 Quyền ra quyết định 0 0 8 7.1 30 26.8 74 66.1 112 100 Khác 2 1.8 3 2.7 0 0 107 95.5 112 100 Qua bảng trên cho thấy, kinh tế là lĩnh vực thường xảy ra mâu thuẫn trong các gia đình ở đây. Mâu thuẫn do kinh tế xảy ra ở mức độ thường xuyên chiếm 22.3%, thỉnh thoảng chiếm 48.2%. Trong kinh tế, mâu thuẫn chủ yếu ở các vấn đề sau: quản lý chi tiêu và người tạo thu nhập chính cho gia đình. * Mâu thuẫn trong kinh tế. + Mâu thuẫn trong chi tiêu. Trong cuộc sống gia đình, có rất nhiều thứ cần phải chi tiêu như chi tiêu trong lĩnh vực sản xuất, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, chi tiêu cho học hành của con cái, chi tiêu cho việc cưới hỏi, đình đám….Trong khi đó, với mức sống của các gia đình ở đây để chi trả cho các nhu cầu trên không phải là dễ. Qua điều tra cho thấy, toàn xã chỉ có 1.7% gia đình giàu có, 22.5% gia đình khá giả, 60.8% gia đình đủ ăn, 12.5% gia đình khó khăn và 2.5% gia đình nghèo đói. Tỷ lệ phần trăm gia đình giàu có rất ít, phần lớn ở diện đủ ăn. Với mức sống trung bình như ở đây, làm thế nào để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày luôn là sức ép dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, mâu thuẫn vợ chồng trong vấn đề chi tiêu xảy ra khi người này kiểm soát người kia trong chi tiêu, làm cho người vợ hoặc chồng cảm thấy mình bị mất quyền, thậm chí còn cảm thấy không được tôn trọng, thiếu sự tin tưởng vào nhau. Đặc biệt, trong phần lớn các gia đình ở đây, người quản lý ngân sách là chồng (chiếm 57.5%), trong khi đó vợ (chiếm 26.7%), cả hai (chiếm 15.0%) và người khác là 0.8%. Nhưng người vợ mới là người thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày. Ngoài các khoản chi tiêu lớn, còn có rất nhiều những khoản chi phí không tên mà người chồng không thể kiểm soát được. Và khi người chồng quá quan tâm đến những việc chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày của vợ, thường xuyên tra khảo, làm cho mâu thuẫn vợ chồng sẽ tăng lên. Tần suất xuất hiện mâu thuẫn cũng thường xuyên hơn. Và mâu thuẫn trong chi tiêu còn xảy ra khi những gia đình có mức sống thấp kết hợp với việc chi tiêu không hợp lý của người chồng hoặc vợ. Khi người chồng quá phóng khoáng, hoang phí trong khi đó người vợ quá tiết kiệm cũng dẫn đến mâu thuẫn. Và đặc biệt, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra đối với người vợ hoặc chồng có các khoản chi tiêu cho thú vui riêng của mình như cờ bạc, rượu chè, ăn chơi, chạy theo mốt… Đối với gia đình mà cả hai cùng quản lý ngân sách, cùng có quyền quyết định hoặc có mức sống cao thì mâu thuẫn về kinh tế ít xảy ra hơn. Các gia đình có mức sống thấp hoặc những gia đình có chồng quản lý và kiểm soát về chi tiêu thì thường xảy ra mâu thuẫn. + Mâu thuẫn trong thu nhập Bảng 2: Người tạo thu nhập chính trong gia đình (%) Người tạo thu nhập chính trong gia đình Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chồng 13 10.8 Vợ 40 33.3 Cả hai 65 54.2 Người khác 2 1.7 Tổng 120 100 Qua bảng trên cho thấy, người tạo thu nhập chính trong gia đình là cả vợ và chồng chiếm 54.2%. Trong các gia đình mà cả vợ và chồng là người tạo thu nhập chính thì mâu thuẫn ít xảy ra hơn so với các gia đình chỉ có vợ hoặc chồng. Đặc biệt, do phần lớn người dân ở đây làm nghề nông nghiệp (chiếm 49.2%), nên cả nam giới và nữ giới đều có thể thực hiện làm và đều có đóng góp về kinh tế như nhau. Tuy nhiên, so sánh mức độ đóng góp giữa vợ và chồng trong bảng trên, chúng ta có thể thấy, người vợ đóng góp thu nhập vẫn nhiều hơn nam giới. Người vợ tạo thu nhập chính chiếm 33.3%, trong khi đó chồng là 10.8%. Nhờ sự phát triển của nhiều khu công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến… đã tạo việc làm cho rất nhiều người dân ở đây, đặc biệt là phụ nữ. Những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, mà ít người đàn ông làm được. Chính vì thế, ngoài việc đồng áng, người phụ nữ còn có các thu nhập khác nhờ việc làm thêm này. Và sự đóng góp chênh lệch trong kinh tế này là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Hơn nữa, do quan niệm truyền thống, người chồng bao giờ cũng phải làm chủ gia đình, là trụ cột về kinh tế, lo chuyện đại sự, còn người vợ chỉ phải lo những chuyện bếp núc trong nhà. Khi vai trò bị thay đổi, người đàn ông cảm thấy mình bị tước đoạt quyền làm chủ, cảm thấy mình kém cỏi, không bằng vợ. Chính những sự khác biệt về vai trò đó, khiến cho mâu thuẫn vợ chồng gia tăng. Qua bảng 1, chúng ta còn nhận thấy, mâu thuẫn không chỉ xảy ra trong vấn đề kinh tế, mà còn thỉnh thoảng xảy ra ở vấn đề phân công công việc và quan hệ ứng xử. *Mâu thuẫn trong việc phân công công việc Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong việc phân công công việc ở mức thường xuyên chiếm 2.7% và ở mức thỉnh thoảng chiếm 44.6%.Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu trong việc làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Bảng 3: Người thực hiện chính các công việc (%) Công việc Người thực hiện chính Chồng Vợ Cả hai Người khác Không trả lời Tổng Làm kinh tế 27 22.5 13 10.8 79 65.8 1 0.8 0 0 120 100 Nội trợ 4 3.3 108 90.0 6 5.0 2 1.7 0 0 120 100 Chăm sóc con cái 5 4.2 85 70.8 19 15.8 0 0 11 9.2 120 100 Dạy dỗ con cái 11 9.2 40 33.3 58 48.3 0 0 11 9.2 120 100 Chăm sóc bố mẹ chồng 0 0 15 12.5 43 35.8 52 43.3 10 8.3 120 100 Chăm sóc bố mẹ vợ 2 1.7 12 10.0 29 24.2 73 60.8 4 3.3 120 100 Sửa chữa đồ trong nhà 105 87.5 2 1.7 6 5.0 7 5.8 0 0 120 100 Tham gia dòng họ, làng xã 90 75.0 6 5.0 22 18.3 2 1.7 0 0 120 100 Mâu thuẫn vợ chồng về công việc nội trợ nảy sinh khi người chồng và kể cả người vợ vẫn quan niệm rằng công việc nội trợ là của phụ nữ. Lĩnh vực hoạt động của người chồng là bên ngoài gia đình, là làm kinh tế, ngoại giao, còn người vợ chủ yếu lo việc bên trong gia đình. Chính những đặc điểm này đã hạ thấp địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Qua bảng 3 cho thấy, người vợ làm công việc nội trợ chiếm 90%, chăm sóc con cái 70.8%. Tỷ lệ người chồng đảm nhiệm chính các công việc nội trợ là 3.3% và chăm sóc con cái là 4.2%.Trong khi đó người chồng chủ yếu thực hiện các công việc như làm kinh tế chiếm 22.5%, sửa chữa đồ dùng trong nhà chiếm 87.5% và đại diện gia đình tham gia dòng họ, làng xã chiếm 75%. Chính những đặc điểm này đã cho thấy sự bất hợp lý trong phân chia công việc gia đình, đồng thời hạ thấp địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ ở đây cũng là người đóng góp kinh tế chính. Họ cũng tham gia vào lao động sản xuất, làm kinh tế cùng với chồng. Ban ngày họ tham gia các công việc đồng áng, tối về lại lo công việc bếp núc, chăm sóc chồng con. Trong khi, những người chồng của họ đang ung dung đọc báo, xem ti vi. Gánh nặng ba vai đã tạo sức ép lớn, đè nặng lên họ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng nhưng lại có vị thế rất thấp. Chính sự bất bình đẳng trong phân công công việc đã khiến những người phụ nữ ở đây ít có cơ hội để khẳng định mình, bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn xã hội. Phụ nữ nông thôn không chỉ là người đảm nhiệm chính các công việc sản xuất nông nghiệp, mà cón là những người làm chính trong hầu hết các công việc tái sản xuất. Trong lao động gia đình, tính chất của phân công lao động truyền thống theo giới còn được thể hiện khá đậm nét. Mối quan hệ giới trong gia đình được thể hiện trong đề tài này vẫn còn không ít dáng dấp của chế độ phụ quyền. Nó được biểu hiện ở vị thế yếu kém của phụ nữ, họ chưa được bình đẳng so với nam giới trong nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Sức ép của công việc quá lớn, mà sức người lại có hạn, người phụ nữ cần đến sự sẻ chia của chồng nhưng lại bị khước từ.Và mâu thuẫn trong gia đình là điều không tránh khỏi. *Mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử Giao tiếp hay ứng xử là một trong những yếu tố quyết định đến việc duy trì quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình. Thông qua giao tiếp, vợ chồng có thể hiểu nhau hơn, hiểu được bản thân mình và nhu cầu của người khác. Cách ứng xử giữa vợ và chồng có thể làm cho quan hệ hôn nhân phát triển và trở nên bền vững, nhưng cũng có thể làm cho nó xấu đi, nếu không có ứng xử phù hợp. Đặc biệt trong hôn nhân, giữa vợ và chồng đòi hỏi phải có sự ứng xử tinh tế hơn các quan hệ khác. Điều đó được thể hiện qua mức độ quan tâm, chăm sóc, biểu lộ tình cảm, sự chung thuỷ, qua cách ứng xử của chồng hoặc vợ với bố mẹ hai bên, với bạn bè…Trong cuộc sống, không phải những điều đó lúc nào cũng trọn vẹn. Chỉ một sự thờ ơ, thiếu quan tâm hay việc đối xử không công bằng cũng làm cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng, mâu thuẫn phát triển. Bảng 1 chỉ ra rằng, mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử ở mức thường xuyên chiếm 7.1% và ở mức thỉnh thoảng là 30.4%. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu ở ứng xử giữa chồng và vợ, ứng xử giữa chồng hoặc vợ với gia đình hai bên. Mâu thuẫn trong ứng xử giữa vợ và chồng xảy ra khi một trong hai người thiếu sự quan tâm đến nhau. Mức độ quan tâm ở thời kỳ trước và sau khi kết hôn là khác nhau. Trước khi kết hôn, mức độ quan tâm gần như mọi thứ, họ chỉ chia sẻ sự quan tâm đó cho một người. Sau khi kết hôn, sự xuất hiện của thành viên mới làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của họ. Sự quan tâm bị chia sẻ. Các cặp vợ chồng dành hết tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc cho đứa con của mình mà ít quan tâm đến nhau. Chính sự thay đổi đó khiến cho họ cảm thấy mất mát và gây ra mâu thuẫn. Ngoài ra, mâu thuẫn còn do người chồng hoặc vợ thiếu tế nhị trong cách cư xử, có những lời nói thiếu tôn trọng nhau. Nó không làm họ đau đớn về thể xác nhưng lại bị khủng bố về tinh thần và để lại vết thương lòng sâu sắc. Quan hệ hôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2366.doc