Đề tài Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Lịch sử nghiên cứu

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tưọng nghiên cứu

4.2. Khách thể nghiên cứu

5. Giả thuyết khoa học

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm môi trường.

1.1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường.

1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường

1.2.1. Ô nhiễm môi trường đất:

1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước:

1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí:

1.2.4. Ô nhiễm phóng xạ:

1.2.5. Ô nhiễm tiếng ồn:

1.2.6. Ô nhiễm sóng:

2. Thực trạng về môi trường ở thành phố Hà Tĩnh.

3. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm

3.1. Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém

3.2. Từ hoạt động kinh tế hằng ngày

3.3. Ô nhiễm không khí do khí thải

3.4. Do ý thức của người dân còn hạn chế

4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường

4.1 Tác hại của ô nhiễm môi trường về mặt tự nhiên.

4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.

4.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái

4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế.

5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường.

5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường

5.2. Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

5.3. Các giải pháp phòng ngừa và ứng phó với tai biến thiên nhiên và môi trường

5.4. Hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu Trái đất.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận.

2. Đề nghị

2.1. Đối với cơ quan chức trách thành phố Hà Tĩnh

2.1.1. Cải thiện mảng xanh đô thị, tạo nét đẹp đặc trưng về cây xanh đô thị cho thành phố Hà Tĩnh

2.1.2. Trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng.

2.1.3. Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức:

2.1.4. Thành lập Quỹ Bảo vệ Môi trường của thành phố.

2.2. Đề nghị đối với trường ĐH Hà Tĩnh

2.3. Đề nghị đối với sinh viên

Tài liệu tham khảo

 

doc32 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sóng điện thoại, truyền hình…. Tồn tại với mật độ lớn. 2. Thực trạng về môi trường ở thành phố Hà Tĩnh. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay. Vậy mà thành phố hầu như “bó tay” trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm. Từ lâu, vấn đề xử lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đã trở thành đề tài nóng bỏng không chỉ trên diễn đàn nhiều hội nghị mà còn tại hầu hết các phường xã ở trong thành phố. Vấn đề này đang ngày càng trở nên bức xúc hơn khi Hà Tĩnh đã có qui hoạch bãi chứa và xử lí rác thải ở các đô thị đến năm 2020 (Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 9/12/2008 của UBND tỉnh) nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện do chưa có kinh phí. Một góc chợ Tĩnh Hà Tĩnh Trong suốt một thời gian dài gần đây người dân Tp Hà Tĩnh phải chấp nhận sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ hàng trăm tấn rác ứ đọng trên các tuyến phố. Người dân kêu trời, chính quyền loay hoay nhưng vẫn chưa tìm được hướng xử lý dứt điểm… Rác ngập ngụa trên đường phố.  “Sống chung với rác” là thảm cảnh chung mà người dân Tp Hà Tĩnh đang phải gánh chịu. Dọc các tuyến phố lớn như phan Đình phùng, Trần phú, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Công trứ… nhiều đống rác cao, bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây cản trở cho các phương tiện tham gia giao thông, đã có nhiều va chạm giao thông xảy ra vì phải tránh các đống rác bất đắc dĩ trên đường. Không chỉ tấn công các tuyến đường, thời gian gần đây các khu dân cư trên địa bàn Tp Hà Tĩnh cũng bị rác thải hành hạ. Ở các khu tập trung đông người như chợ, trường học, bệnh viện, điểm chờ xe buýt… đều xuất hiện các đống rác lớn. Rác lâu ngày không được bốc đi, lại gặp thời tiết nắng nóng, mưa nên bốc mùi hôi bao trùm lên hầu hết các khu dân cư trong Tp. Để đối phó với rác người dân phải đóng kín cửa suốt ngày. Bên cạnh đó, các hộ dân phải tự xử lý các đống rác bằng cách gom lại đem đốt, khói bốc mù mịt nhưng đỡ hôi hơn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến thời gian gần đây Tp Hà Tĩnh ngập chìm trong rác là do người dân khối Văn phúc (p.Văn Yên) tập trung ra đường chặn không cho các xe chở rác của Cty Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh đưa rác vào bãi rác Đập Chùa trên địa bàn phường để xử lý. Có mặt tại phố Văn phúc, rất nhiều người dân từ trẻ con đến người già tập trung tại những chiếc lán nhỏ dựng tạm bên đường để chặn xe. “Bãi rác nằm ngay cạnh nhà, họ đổ rác rồi xử lý rất sơ sài gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống. Rác thải và xử lý rác thải là một đề tài quen thuộc của người dân và chính quyền các cấp tại tỉnh Hà Tĩnh nhiều năm nay. Người dân bức xúc vì hàng ngày phải chung sống với ô nhiễm, còn chính quyền thì loay hoay nhiều năm nay mà vẫn chưa tìm được vị trí để xây nhà máy xử lý rác. Dây chuyền nhà máy xử lý rác được nhập về lại phải chịu một nghịch lý là nằm “đắp chiếu” năm này qua năm khác do không có địa điểm lắp đặt. Còn bãi chôn lấp rác Đập Chùa tại p.Văn Yên chỉ là phương án “chữa cháy” mà chính quyền Tp Hà Tĩnh đưa ra trong quá trình chờ xây dựng nhà máy xử lý rác mới. Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoạt động, bãi chôn lấp này đã rơi vào tình trạng quá tải, gây ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của hàng ngàn hộ dân. Bởi vậy mới dẫn đến việc người dân chặn xe vào bãi chôn lấp rác làm Tp Hà Tĩnh trở bãi chứa rác thải trong thời gian qua. Rõ ràng những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên chính lại là do sự thiếu tầm nhìn trong quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại trên địa bàn 10 phường xã trong thành phố mới chỉ có rất ít bãi rác được xây dựng đúng tiêu chuẫn và một số bãi rác tam thời, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế, mỗi năm, lượng rác thải, chất thải rắn các loại mới chỉ thu gom được 70% để đưa về các bãi chứa và xử lí rác; 30% còn lại nằm ở khắp các hố ga và các bờ mương, gây ảnh hưởng đến môi trường. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh, ông Trần Thế Dũng cho biết, theo báo cáo của Công ty Quản lý công trình đô thị, mỗi ngày, toàn TP Hà Tĩnh thải ra 50 tấn rác. Sau 9 ngày dồn ứ đã có khoảng 450 tấn rác thải đang ách tắc lại ở các khu dân cư. Trước tình hình đó, công ty đã xuất ra hơn 500 thùng sắt để đựng tạm và dùng bạt bịt kín, đồng thời tiến hành phun thuốc khử mùi. Tuy nhiên những biện pháp đó chỉ mang tính chất tạm thời song mùi hôi thì vẫn không hề được cải thiện. Theo thống kê của Cty quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại TP Hà Tĩnh, các khu vực sản xuất CN, TTCN và các vùng lân cận năm 2006 có khoảng 79 tấn/ngày, nay tăng lên trên 120 tấn/ngày. TP Hà Tĩnh hiện có 170 ngàn người, lượng rác thải dự báo mỗi ngày 12 kg/người (theo dự tính lượng rác thải đối với các đô thị loại 3 trong chiến lược quản lý chất thải rắn thì đến năm 2010 lượng chất thải rắn của TP Hà Tĩnh vào khoảng 150 tấn/ngày, năm 2015 khoảng gần 200 tấn/ngày. Vì thế, khi chưa lên đô thị loại 3 Hà Tĩnh cũng đã có một tầm nhìn chiến lược xây dựng bãi rác để tập trung tất cả rác thải của TP, các huyện lân cận (Thạch Hà, Cẩm Xuyên) quy về một điểm bảo đảm môi trường sinh thái; bởi vấn đề này là tác nhân gân nên hậu hoạ đối với sự sống con người. Để ổn định tình hình và chấm dứt việc ngăn chặn xe vận chuyển rác vào bãi xử lý, UBND thành phố đã chỉ đạo phường Văn Yên tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân tạo điều kiện và chia sẻ khó khăn chung với thành phố trong việc giải quyết vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố; không tụ tập đông người, ngăn chặn, cản trở xe vận chuyển rác. Đối với những trường hợp cố tình vi phạm sẽ có biện pháp xử lý nghiêm. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm nhưng ô nhiễm môi trường mà nó để lại trên địa bàn Hà Tĩnh còn khá nặng nề và không biết bao năm nữa mới xử lí xong. Theo báo cáo từ ngành chức năng, xăng dầu bị vỡ đường ống do bom đạn trong chiến tranh đã ngấm sâu vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Thêm vào đó, các tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật độc hại trong thời kỳ chiến tranh với số lượng khoảng trên 10 tấn và 1000 lít dạng nước (DDT, 666) tại các vùng ven thành phố như: Thạch Lưu (Thạch Hà), Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), Vĩnh Lộc (Can Lộc)… đã gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nguồn nước, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt hàng ngày, hàng giờ của người dân. Một đoạn đường vắng nhà trở thành bãi rác Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cở sản xuất, các làng nghề, các dự án… trên địa bàn là sự đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, chưa thoả đáng hệ thống xử lí chất thải; nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ cũ kỹ, lạc hậu chưa được thay thế hay ngại tốn kém mà bỏ qua khâu xử lí đang gây bất bình tại nhiều khu dân cư cũng góp phần đáng kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong và ngoài tỉnh. Đồng hành với những khó khăn, thách thức trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do thiên tai, bão lũ… hằng năm, chất thải y tế chưa được xử lí đang thật sự làm đau đầu các ngành chức trách. "Ô nhiễm môi trường do chất thải y tế chưa được xử lí gây ra dù chưa có thống kê nào nhưng thật sự không thể xem thường" - một cán bộ ngành y tế cảnh báo. Toàn thành phố hiện có 2 bệnh viện lớn và một số bệnh viên tư nhân và rất nhiều trạm y tế nhưng chỉ Bệnh viện Đa khoa tỉnh có hệ thống xử lí chất thải đúng nghĩa. 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm 3.1. Do hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém Những chủ hộ kinh doanh buôn bán lớn nhỏ hầu hết ở các chợ hằng ngày đều phải đóng một khoản lệ phí vệ sinh. Đây là việc làm cần thiết tuy nhiên điều đáng nói là các hộ kinh doanh này cho rằng đóng lệ phí rồi nên không cần giữ gìn vệ sinh chung. Tại chợ Tĩnh Hà Tĩnh, mỗi ngày có hàng chục xe tải và các phương tiện khác vận chuyển rau, củ, quả và thịt các loại động vật từ các tỉnh khác và vùng lân cận đổ về để phân phối hàng đi các nơi khác trong tỉnh và các chợ ở vùng lân cận. Sau mỗi chuyến hàng như vậy, thì “tàn dư” của rau, củ, quả và đặc biệt là thịt động vật và các phụ trợ đóng gói hàng hóa vứt ra đầy chợ, và con kênh gần chợ, mặc cho công nhân vệ sinh môi trường phải vất vả thu gom, quét dọn. Điều đáng suy nghĩ ở đây nữa là phí vệ sinh môi trường ở đây có sử dụng đúng mục đích hay không, mà tại các chợ còn rất ít thùng đựng rác, sọt rác công cộng hay các khu gom rác tập trung, đường vào chợ cống rảnh lầy lội, xuống cấp trầm trọng, không thấy biển báo hay chỉ dẫn nơi thu gom rác tập trung. Như vậy, dù có muốn lịch sự hơn, tự giác hơn nhưng người dân cũng đành chịu vì không có chỗ bỏ rác. Theo HĐND tĩnh Hà Tĩnh, qua giám sát ngành y tế về công tác khám điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đầu tư cho cơ sỡ vật chất, trang thiết bị tại các bệnh viện thì tất cả các bệnh viện nằm trong địa bàn thành phố Hà Tĩnh không có hệ thống xử lý nước thải y tế. Theo đó, toàn bộ chất thải lỏng của các bệnh viện đều thải trực tiếp ra hệ thông cống của thành phố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân. 3.2. Từ hoạt động kinh tế hằng ngày Thành phố Hà Tĩnh hiện nay có trên 10 khu chợ lớn nhỏ bao gồm chợ nông sản thực phẩm, chợ phường tự phát….Hằng ngày, các chợ này thải ra hàng chục tấn rác thải các loại, làm ô nhiễm thành phố ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Thực trạng trên đã kéo dài từ hàng nhiều năm qua và đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhận thấy nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn hoặc làm hạn chế mức độ ô nhiễm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu trao đổi, mua bán tại các khu chợ diễn ra mạnh mẽ, lượng hàng ngày càng lớn và lượng rác thải cũng theo đó mà tăng lên. 3.3. Ô nhiễm không khí do khí thải Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở thành phố Hà Tĩnh tăng lên chóng mặt. Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 5 -10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí, gây ra tình trạng ô nhiễm khí thải giao thông càng trở nên trầm trọng. Theo kết quả quan trắc những năm gần đây lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các khí thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tác động tiêu cực tới con người và môi trường. Mặt khác thành phố Hà Tĩnh có quốc lộ 1A đi qua vì thế hằng ngày thành phố Hà Tĩnh phải đón nhận hàng nghìn xe ô tô và xe máy đi qua vì thế môi trường không khí ở đây đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm thêm trầm trọng. Đặc biệt là đoạn đường Hà Huy Tập và đường Trần Phú có hiện tượng xe chở đất đá không phủ bạt vì thế rơi vãi đầy đường làm cho không khí ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là loại xe đã lưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vì thế lượng xe này thải ra môi trường một lượng khí độc hại rất lớn. 3.4. Do ý thức của người dân còn hạn chế Với tốc độ phát triển dân số và quy mô dân số ở thành phố Hà Tĩnh như hiên nay đã tác động rất lớn đến môi trường và đặc biệt là ý thức của người dân còn hạn chế, tư tưởng ỷ lại cho lực lượng bảo vệ môi trường đang còn ăn sâu trong suy nghĩ của mỗi người dân. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 1 trường Đại Học và nhiều trường Cao Đẳng và trường dạy nghề khác tuy số lượng học sinh, sinh viên này có trí thức song việc bảo vệ môi trường vẫn không được sinh viên quan tâm. Hiện tượng sinh viên vứt rác bừa bãi vẫn đang còn tồn tại rất nhiều. Mặt khác, một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh hiện nay đó là thành phố ta đang còn hạn chế về hệ thống cây xanh trên thành phố. Vì thế đã ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm vì không có cây xanh quang hợp để bão hòa lượng oxy và cacbonic Ngoài ra, bụi, khói, tiếng ồn, cặn dầu, nhớt qua sữ dụng từ các khu vực sản xuất, sữa chữa phương tiện giao thông đường bộ và công trình xây dựng chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả. Các chỉ tiêu bụi, tiếng ồn luôn luôn ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Các cơ sỡ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm gần và xen lẫn trong khu dân cư nên gây bụi và mùi khó chịu, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe dân cư xung quanh. 4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường “Nếu chúng ta bắn vào thiên nhiên một phát đạn, thì thiên nhiên sẽ bắn trả lại ta bằng đại bác”. Thực tế cho thấy, đi kèm với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta gây ra. Trong vòng 10 năm trở lại đây, các thảm hoạ tự nhiên như bão xoáy, lụt lội, hạn hán…ngày càng tăng nhanh cả về tần suất lẫn cường độ như: Trận lũ lịch sử xẩy ra vào năm 2002 ở Hương Sơn đã cướp đi hơn 100 sinh mạng và thiệt hại về kinh tế hàng ngàn tỷ đồng, trận hạn hán lịch sữ ở miền Trung nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng vào tháng 6/2010 nhiệt độ trung bình > 370C nhiệt độ trong ngày có lúc lên tới gần 410C đã gây rất nhiều khó khăn cho cho người dân và thiệt hại về kinh tế là rất lớn, lũ lụt lịch sử ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào tháng 10/2010 đã cướp đi gần 100 con người và thiệt hại không dưới 10 ngàn tỷ đồng. Đó là những con số thống kê sơ bộ trong phạm vi hẹp. 4.1 Tác hại của ô nhiễm môi trường về mặt tự nhiên. Mỗi khi mùa mưa, nước từ các cống ven đường người dân lội phải nước ấy thì về nhà bị nhứa ngáy rất khó chịu, phải rửa ngay bằng xà phòng diệt khuẩn. Một số trẻ em ở đây bị bệnh về tai mũi họng về phổi và đường hô hấp. Người già không bao giờ ngủ ngon giấc vì cái mùi hôi và tiếng ồn của xe cộ. Ai cũng lo lắng cho sức khỏe của mình vì thế mỗi khi ra đường người dân phải luôn mang theo khẩu trang rất bất tiện. Nước giếng cho mùi hôi tanh, bỏ giếng này khoan giếng khác nhưng vẫn không thoát khỏi mùi hôi. Ví dụ như hộ bà Nguyễn Thị Hường ở số nhà 12 khối phố 5 phường Đại Nài đã khoan đến 3 cái giếng nhưng nước giếng vẫn không sử dụng được. Về lâu dài nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục thì không ai giám khẳng định là nhiều người dân ở cạnh khu vực ô nhiễm không bị mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo. Ô nhiễm môi trường không những gây tác hại đến nguồn nước ngầm, hơi nước từ kênh, sông, nơi gần khu vực bị ô nhiễm bốc lên tạo nên sức tàn phá các vật dụng bằng kim loại như: Cữa sắt, mái tôn. 4.2. Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày trên thế giới, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1,  tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. 4.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có. 4.4. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với kinh tế. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế của thành phố Hà Tĩnh. Nhiệt độ tăng nhanh làm ảnh hưởng đến khu hệ sinh VSV đất phân giải chất hữu cơ và nhiều trường hợp làm đất chai cứng, mất chất dinh dưỡng nhiệt độ tăng làm giảm lượng O2 và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiến hành theo kiểu ky khí tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây khó chịu và độc cho cây trồng, động vật thủy sinh như NH3, N2S, CH4, alđêhyt. 5. Một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiêm môi trường. 5.1. Các giải pháp bảo vệ môi trường Hai vấn đề quan trọng nhất đối với Hà Tĩnh ta hiện nay trong bảo vệ môi trường và tài nguyên đất là bảo vệ đất canh tác và chống thoái hóa đất. Để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô thị. Thành phố định hướng chuẩn từ đầu việc quy hoạch mở rộng các khu vực đô thị và khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất canh tác, trong một số trường hợp cần thiết, tiến hành lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ các vùng đất nông nghiệp. Quy hoạch xây dựng và củng cố hệ thống đê sông bảo vệ đất canh tác. Việc quản lý và đầu tư mở rộng diện tích rừng ngập các vùng lân cận ven biển, ven sông là giải pháp có hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất nói chung và có các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững. Về kinh tế - xã hội, cần điều hòa sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất; có những giải pháp hợp lý bảo đảm an ninh lương thực vùng núi, định canh định cư, bảo vệ và phát triển rừng, chống xói mòn đất... Về kỹ thuật, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu; trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông - lâm - súc kết hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi; tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất. Giải pháp ưu tiên bảo vệ môi trường nước: tiếp tục xây dựng các chính sách, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước; nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc quản lý, giám sát sử dụng nguồn nước; huy động sự tham gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch, vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nước; xây dựng cơ chế quản lý tổng thể các nguồn nước quốc gia nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nước, như tiêu thụ nước trong sinh hoạt của con người, tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch và giải trí để cân đối những nhu cầu này với tính lợi ích của nước tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. Đặc biệt, chú ý quy hoạch tổng thể nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn, trung bình và các khu công nghiệp; kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên nước; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm; mở rộng và nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước; xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước phải trả tiền" và "trả phí gây ô nhiễm"; tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lý nước thải, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải, tái sử dụng nước thải. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước. - Để bảo vệ môi trường không khí: cần thực hiện ưu tiên xây dựng chiến lược giảm nhẹ và thích ứng với gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu; thực hiện đánh giá tác động môi trường bắt buộc đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội để chủ động ngăn chặn những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt; buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải tiến hành xử lý triệt để và khắc phục tình trạng ô nhiễm; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả sử dụng điện của các thiết bị điện; tăng cường sử dụng thiết bị năng lượng sạch, đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng tại các đô thị lớn và trung bình, áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí; khuyến khích sử dụng nguyên liệu và công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất; nghiêm cấm nhập khẩu các công nghệ lạc hậu và nhanh chóng giảm dần quy mô vận hành các thiết bị đã cũ gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. - Bảo vệ rừng và thực hiện bảo đảm đa dạng sinh học gồm: củng cố hệ thống quản lý nhà nước để hướng dẫn sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng vùng ven thành phố Hà Tĩnh, tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng vung ven thành phố, tiếp tục điều chỉnh thực hiện các chính sách thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng. Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán, hỗ trợ dân vay vốn với lãi suất ưu đãi cho việc đầu tư thành lập trang trại. Quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng với việc khuyến khích sử dụng bền vững các sản phẩm rừng phi gỗ. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ. Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp; khuyến khích trồng các loài cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật phòng và chống cháy rừng và các thảm họa môi trường liên quan tới việc mất rừng... Thường xuyên xem xét, bổ sung và điều chỉnh lại kế hoạch hành động đa dạng sinh học quốc gia nhằm bảo đảm sự phù hợp của kế hoạch này với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xúc tiến xây dựng hệ thống bảo tàng thiên nhiên, từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở để phục vụ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức, tham quan, học tập, tuyên truyền, giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học; xuất bản phổ biến rộng rãi các “sách đỏ” Việt Nam về các giống, loài quý hiếm để có chính sách bảo tồn nghiêm ngặt; khuyến khích việc nghiên cứu và áp dụng các tri thức bản địa trong việc sử dụng và thực hiện những quy ước chung của cộng đồng, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để bảo vệ tốt nhất đa dạng sinh học vì lợi ích lâu dài. 5.2. Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trong giai đoạn biến đổi khí hậu, cần thực hiện những hoạt động ưu tiên như: xây dựng chiến lược quốc gia về thăm dò, khai thác và sử dụng tài n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và một số giải pháp khắc phục.doc
Tài liệu liên quan