Đề tài Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay

1. Lời mở đầu

2.Phần nội dung:Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay

I. Nguồn nhân lực-nhân tố hàng đầu để xây dựng phát triển kinh tế-xã hội

1.1. Con người và bản chất trong triết học Mác-Lênin

1.2. Vai trò của con người với sự phát triển kinh tế xã

II. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay

2.1 Vai trò con người trong lĩnh vực kinh tế

2.2 Vai trò con người trong lĩnh vực chính trị

2.3 Vai trò con người trong lĩnh vực xã hội

2.4Vai trò con người trong lĩnh vực văn hoá

III Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn lực con người nước ta hiện nay

3.1 Thực trạng

3.2 Thành tựu và hạn chế trong việc sử dụng nguồn lực nước ta hiện nay

3.3 Phương hướng và giải pháp phát huy nguồn nhân lực tại Việt Nam

3.Kết luận

4.Tài liệu tham khảo

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó là quá trình con người không ngừng tự hoàn thiện mình. 2.VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI: Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn vốn, nguồn lực con người. Song để các nguồn lực này kểt hợp với nhau, phát huy tác dụng mọi nguồn lực thì nguồn lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất tạo ra động lực cho sự phát triểni thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy.Vì sao trong thời đại tiến bộ khoa học như hiện nay, khi mà hướng phát triển theo công nghệ tự động hoá ngày càng được áp dụng thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người? Bởi lẽ: Vì chính bàn tay và khối óc của con người đã tạo ra những máy móc thiết bị đó, những sản phẩm đó là đại diện cho mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người. Ngay cả những thiết bị máy móc hiện đại như robot nếu thiếu lập trình, kiểm tra, điều khiển, bảo dưỡng thì nó chỉ đơn thuần là khối vật chất. Chỉ khi nào có sự tác động của con người thì chúng mới có thể phát huy ứng dụng và hoạt động được. Chúng ta biết rằng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, nguồn vốn có vai trò rất lớn trong sự phát triển của một quốc gia.Song những yếu tố đó ở dưới dạng tiềm năng, tự chúng là những khách thể bất động.Chúng chỉ trở thành nhân tố "khởi động", và phát huy tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người.Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng và phong phú và có khả năng nội sinh không bao giờ cạn. Ngược lại nguồn lực con người càng được sử dụng, lại càng được nâng cao chất lượng và hiệu quả. Các lĩnh vực khoa học khác nhau, có thể hiểu nguồn lực theo những cách khác nhau, nhưng chung nhất nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó. Từ cách hiểu như vậy, nguồn lực con người là những yếu tố ở trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người. Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người(thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó. Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng nguồn lực con người được xác định trên quy mô dân số, cơcấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dâncưgiữacác vùng, các miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chất lượng nguồn lực con người là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý, mức độ thành thạo trong công việc, phẩm chất đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, ý thức giai cấp, ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc, với gia đình và xã hội, giác ngộ và bản lĩnh chính trị, v.v. và sự kết hợp các yếu tố đó. Trong các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn là quan trọng nhất, nó nói lên mức trưởng thành của con người, quy định phương pháp tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi con người. Số lượng và chất lượng nguồn lực con người có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế. Chất lượng nguồn lực con người nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất, kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội. Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao. Muốn thực hiện được điều đó, cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo, trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội. Suy cho cùng, phát triển kinh tế-xã hội là nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích con người ngày một tốt hơn,xã hội ngày càng văn minh hơn. Trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng và thường xuyên tăng lên cả về số lượng chất lượng, đáp ứng được nhu cầu về tinh thần điều đó đã tác động đến phát triển kinh tế xã hội Lịch sử loài người hàng triệu năm qua đã chứng minh con người phát triển như ngày nay đã trải qua thời kỳ lao động sáng tạo không ngừng, qua từng giai đoạn phát triển con người lại tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm càng gia tăng sức mạnh của mình để chế ngự tự nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy” động lực mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển mà con người muốn đạt tới chính nằm trong chính bản thân con người”. Điều đó lý giải tại sao con người được coi là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế- xã hội. II. VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NHGIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM Chủ nghĩa xã hội có được xây dựng thành công hay không, tuỳ thuộc vào việc chúng ta có phát huy tốt nguồn lực con người hay không? Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”Để làm rõ hơn quan điểm trên của Người, chúng ta cần nghiên cứu vai trò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế, chính trị xã hội"Thế giới thay đổi rất nhanh, khó có một ngành sản xuất nào chiếm vị trí mũi nhọn lâu dài”. “Khi tất cả là khả biến thì phải có bất biến đối phó.Cái bất biến chính là nhân lực cấp cao Không có gì vĩnh viễn cả, chỉ có nguồn nhân lực cấp cao mãi mãi tồn tại”(đồng chí Trương Đình Tuyển đã nói) 1 Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế Trong bất cứ xã hội nào, người lao đồng cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Trong xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện rất thuận lợi đó là con người được làm chủ tư liệu sản xuất,nếu như con người được đào tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu các tiềm năng.Nhật Bản là một quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng là một nước phát triển nhất khu vực châu Á.Tại sao vậy? đó chính là nguồn nhân lực có học vấn, tay nghề cao cùng với bản chất lao động cần cù vì thế mà họ đã làm nên nước Nhật to đẹp ngày nay. “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.như V.I.Lênin đã từng nói.Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, người lao động đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. 2.Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự". Ở đây khái niệm dân chủ thực sự khi mà cả nhà nước và nhân dân cùng thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.Khi mà quyền lợi của mọi người trong xã hội được đảm bảo "thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ" Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ. Có thể khẳng định rằng nguồn lực con người là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân vì dân 3. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hoá Nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hoá xã hội. Quần chúng nhân dân lao động là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Một khi con người có tri thức, có hiểu biết và các hình thức nghệ thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới. Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại.Chúng ta cần thấy rõ vấn đề đó là chúng ta hoà nhập chứ không “hoà tan”. Chúng ta tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình cũng như làm giàu đời sống tinh thần Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. 4. Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, xoá đó giảm nghèo … muốn giải quyết được tốt những vấn đề trên chúng ta cần phát huy tốt vao trò của nguồn lực con người. Muốn giải quyểt tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực con người từ nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, nâng cao chất lượng quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động. Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội Như vậy con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của qúa trình sản xuất tinh thần của con người. Sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con ngưòi để nhận thức, cải tạo xã hội và tự nhiên. Nguồn lực con người luôn tồn tại tiềm tàng trong mỗi con người. Việc khai thác đó lại tuỳ thuộc từng quốc gia từng chế độ xã hội và chính sách xã hội. Nguồn lực con người có thể nói là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn, là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của con người. Nểu nguồn tài nguyên này không được sử dụng, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Nước ta là một nước nghèo, kinh tễ còn kém phát triển do đó việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu và cần được phát huy tối đa. III. THỰC TRẠNG,GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 1. THỰC TRẠNG Ở Việt Nam, phát triển con người cũng đã được biết từ lâu như là một khái niệm rất cơ bản trong “ tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” năm 1948 nổi tiếng.Ở đây trình bày thành tựu phát triển con người theo nội hàm và cách lượng hoá chung của thế giới: Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục đích là tạo ra một môi trường thuận lợi cho con người được hưởng cuộc sống trọn vẹn, khoẻ mạnh và sáng tạo. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20.Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã đưa ra khái niệm này làm chỉ tiêu phát triển của từng nước hay vùng lãnh thổ, và quan tròng hơn là đã xác đình cụ thể tiêu chí và đưa ra cách tính toán rất chính xác từng tiêu chí, để đánh giá và sếp hạng trình độ phát triển các nước trong LHQ theo tiêu chí phát triển con người gồm một tiêu chí theo thu nhập quốc dân(GDP)và hai tiêu chí về năng lực con người(giáo dục và sức khoẻ) nhấn mạnh ý tưởng coi con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu của sự phát triển, phê phán những quan điểm phiến diện, như chú trọng phát triển, nhưng vô tình hoặc cố ý bỏ quên con người, nhìn con người như công cụ, là phương tiện của sự phát triển,v.v. Từ năm 1990 đến nay, UNDP hằng năm công bố báo cáo phát triển con người.Báo cáo Việt Nam được xuất bản năm 2001, với chủ đề “đổi mới vì sự phát triển con người” đã được đánh giá rất cao Trong vòng 15 năm qua chỉ tiêu về phát triển con người Việt Nam đã ngày càng được cải thiện đạt được những thành tựu to lớn BẢNG SỐ LIỆU HDI VIỆT NAM Năm Chỉ số Thứ bậc so với chỉ số HDI với các các nước giáo dục 1990 0.608 74/130 1995 0.539 120/174 2000 0.671 108/174 2004 0.691 112/177 2005 0.705 108/177 2006 0.701 109/177 2007 0.733 105/177 Các số liệu trên đây cho thấy sự cố gắng to lớn của nhà nước ta cũng như nỗ lực của cả nhân dân ta trong việc chămlo đời sống vật chất cũng như tinh thần, ngày càng quan tâm hơn tới lợi ích thiết thực của con người.Trước mắ cần có kế hoạch thật cụ thể thực hiện tốt mục tiêu thiên niên kỷ: Thành tích trên là đáng khích lệ nếu chúng ta lưu ý rằng, theo cách tính toán hiện nay để tăng 1 % của chỉ số HDI, một quốc gia phải tăng thu nhập bình quân đầu người lên 18%,hoặc nâng tuổi thọ trung bình thêm 1,8 năm, hoặc tăng tỷ lệ nhập học tổng hợp lên 3%, một mục tiêu không hề đơn giản cả về thời gian và công sức. Nhưng chúng ta cần phải lưu tâm đến tính bền vững Hơn thế nữa, mặc dù Việt Nam nằm trong số 100 nước luôn cải thiện được chỉ số HDI trong suốt thời gian từ 1990 đến nay, tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng HDI của ta có chiều hướng sụt giảm tương đối. Nếu trong thời kỳ 1990-1995 Việt Nam đứng hàng thứ 15 trong bảng xếp hạng các nước xét về tốc độ cải thiện chỉ số HDI thì trong giai đoạn 1995-2003, Việt Nam chỉ xếp thứ 37 theo tiêu thức này với mức tăng là 6.7%. Các nước như Lào, Trung quốc, Ấn độ đều có mức tăng trên 10%. Thực chất chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nước chung quanh, khoảng cách phát triển của nước ta không thu hẹp được bao nhiêu; nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách này có xu hướng đang rộng thêm. Trong các chỉ số HDI chúng ta còn rất nhiều hạn chế: mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mức sống nói chung còn chưa đạt yêu cầu, nhẩt là chẩt lượng sống chất lượng cuộc sống còn nhiều đòi hỏi chưa được thoả mãn, giáo dục còn rất nhiều điều cần được xem xét lại, mạng lưới y tế chưa đáp ứng đựơc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Trong nhiều mặt, nhân cách con người nói chung có một số biểu hiện ngày càng tiêu cực: xu thế chuyển từ con người xã hội sang con người cơ chế thị trường đang chiiếm ưu thế ở nhiều nơi,ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức từng người và đạo đức xã hội “ con người thực dụng” đang lấn át con người sống có lý tưởng, con người cá nhân chủ nghĩa trong nhiều trường hợp dễ đựoc chấp nhận. một số nơi tác phong nông nghiệp còn phổ biến Hiện trạng phát triển con người dưới giác độ giá trị tinh thần lẫn giá trị vật chất, giá trị nhân cách đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách là phải kế thừa, phát triển, làm sao xây dựng cho được hệ giá trị Vịêt Nam làm cơ sở cho chiến lược phát triển con người chung, phát triển nguồn nhân lực, cần có đủ chính sách dung người tài đầu tàu của nguồn nhân lực. Chỉ số IQ của chúng ta không thua kém gì các nước phát triển, bằng chứng bằng các cuộc thi trì tuệ trên đấu trường khu vực và quốc tế như các kỳ thi Olympic toán, lý, hoá, công nghệ thông tin, robocon … chúng ta đều đạt giải cao. Tuy nhiên điều đáng quan tâm cho nguồn nhân lực nước ta là “ trí tuệ Việt Nam chưa được giải phóng”, việc sử dụng nguồn lực còn nhiều bất cập 2. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHỀ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC NƯỚC TA 2.1. Thành tựu: Sau cách mạngThángTámnăm945,những người dân Việt Nam đã từ địa vị những người bị mất nước, người dân nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, trai gái, dân tộc, tôn giáo hễ là công dân đều có quyền bầu cử, lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng có tài, có đức để tham gia công việc Nhà nước.Ai muốn ra giúp nước đều có quyền ứng cử. Nhà nước của Việt Nam sau Cách mạng ThángTám là nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo điều kiện cho mọi người dân phát huy tài năng, trí tuệ đóng góp cho đất nước.Ngay sau ngày Độc lập, Hồ Chí Minh đã phát động nhân dân thực hiện xoá nạn mù chữ. Những năm qua, kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng cao, đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, giúp cho việc chăm sóc con người ngày một tốt hơn Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của nhân dân đã được cải thiện so với trước. Trong nhiều đơn vị kinh tế đã động viên mọi người dân đóng góp tài năng trí tuệ, thực hiện cải tiến kỹ thuật, thay đổi quy trình sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Việt Nam đã quan tâm tới giáo dục đào tạo, đã đưa tỉ lệ số người biết chữ từ 5% trước đây tới nay đã gần 90% dân số biết chữ. Trình độ dân trí đã có tiến bộ nhiều so với trước đây.Nhiều tỉnh đã thực hiện xoá nạn mù chữ, phổ cập tiểu học hay trung học phổ thông cơ sở.Hiện nay ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo năm sau cao hơn năm trước.Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa được quan tâm ngày một tốt hơn. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, tạo ra điều kiện thuận lợi để "cả nướctrở thành một xã hội học tập" Mấy chục năm qua chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo, hơn mười nghìn người có trình độ trên đại học, hơn một triệungười có trình độ đại học đang công tác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; họ đã có những đóng góp to lớn trong kháng chiến giải phóng dân tộc, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày nay đang tích cực đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục, đào tạo,và khoa học 22 năm qua phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước đã nêu trên. Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao hơn trước, thể hiện rõ nét nhất ở năng xuất lao động của toàn xã hội đã thay đổi hẳn cục diện phát triển kinh tế nước ta kể từ khi tiến hành đổi mới, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì thế giới trong những năm gần đây, trình độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng 10 năm 1993 -2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn 28%). Việc chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân đã được xã hội quan tâm.Những cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng tới tận các xã, kể cả vùng sâu, vùng xa.Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên nhiều so với trước đây.Thể lực củangười Việt Nam đã được cải thiện hơn trước. Trang thiết bị trong các bệnh viện, trong các cơ sở khám chữa bệnh ngày một đầy đủ, ngày một hiện đại.Do trình độ học vấn của người Việt Nam được nâng lên, quan hệ xã hội, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, cho nên, tính tích cực xã hội, tính tự chủ, sự năng động sáng tạo của con người Việt Nam đã được nâng lên so với trước đây. Nhìn chung, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc bồi dưỡng nguồn nhân lực của đất nước cả sức khoẻ, tri thức, năng lực, phẩm chất đạo đức; thực hiện cải cách bộ máy Nhànước về mọi mặt; tạo điều kiện cho mỗi người phát huy được khả năng của mình đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội 2.2 Hạn chế Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu đã nêu trên nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận những yếu kém và hạn chế trong việc sử dụng và phát triền nguồn lực hiện nay Những số liệu trên đây đời sống của nước ta đang được cải thiện nhưng đó là so sánh ta hôm nay với ta cách đây 22 năm.Trên thực tế chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nước chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp được bao nhiêu; nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu người làm thước đo chung nhất, khoảng cách này có xu hướng đang rộng thêm Trước yêu cầu phát triển, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước đều khát nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Để đào tạo một lao động đạt trình độ kỹ thuật, tay nghề cao ở trong nước, nhà nước và người lao động phải đầu tư một số tiền khá lớn.Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục cao nhất thế giới: trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở Mỹ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%..; nếu tính theo thu nhập của hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa 6. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5%, năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20%. Tuy nhiên việc đào tạo nguồn nhân lực được đào tạo tại Việt Nam”thừa” nhưng” thiếu”.Tức là chúng ta chỉ quan tâm đến việc đào tạo về số lượng, về chiều rộng mà quên đi chiều sâu. thực tại ở Việt Nam không có một trường đào tạo nạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.Hiện nay sinh viên Việt Nam sau khi ra trường không tìm được việc rất lớn họăc phải làm việc trái ngành nghề.Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học.Điều này đã tạo ra một lãng phí không nhỏ. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ của ta hàng năm nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi, vân vân… Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế..Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10; Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta Trong khi đó mỗi năm có hàng chục ngàn người lao động xuất khẩu trở về nước mang theo hành trang tay nghề,kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp, hiện đại lại không được tái sử dụng. Sự kết hợp các nguồn lực ở nước ta còn nhiều hạn chế, hiệu quả khai thác đất đai ở nứơc ta còn quá thấp trong khi đó sức lao động dôi dư còn khá nhiều. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và một bộ phận người lao động ở thành phố không có việc làm đang tạo sức ép lớn cho xã hội. Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức.Vấn đề nguồn nhân lực trong thời đại hội nhập là một vấn đề nổi cộm hiện nay.Sau 1,5 năm hội nhập chúng ta đã vấp phái một khó khăn lớn về nguồn nhân lực.Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập là vấn đề gây bức xúc hiện nay, thậm chí, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Tuyển còn gọi nguồn nhân lực chính là “nút thắt cổ chai lớn nhất”.Theo ông Tuyển, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, tất cả đều là khả biến, chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có giá trị bất biến, không gì thay thế được. Sự hụt hẫng về kỹ năng nguồn nhân lực đã cản trở sự chủ động hội nhập và tăng trưởng nhanh, chất lượng và bền vững của Việt Nam nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tiền lương hiện nay thì sẽ không có sự phân bổ lao động hợp lý, sẽ còn đình công, còn chảy máu chất xám.Tình trạng hàng loạt công chức Nhà nước bỏ việc ra ngoài làm trong thời gian gần đây chính là hồi chuông báo động cho điều này. Như vậy thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đang thực sự nằm trong mức báo động.Để thực hiện đựơc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra cũng như nếu chúng ta không muốc chết chìm trong luồng xoáy hội nhập thì Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải đầu tư vào phát triển con người nhiều hơn nữa. Phát triển toàn diện( đức, trí, thể, mỹ, nghề) theo định hướng giá trị đúng. 2.3 Nguyên nhân Không quan tâm và không kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37262.doc
Tài liệu liên quan