Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1.1. KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT- TRUNG. 3

1.1.1. Giai đoạn sau khi hai nước giành được độc lập 4

1.1.2. Giai đoạn sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ 6

1.2. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG LÀ MỘT XU THẾ TẤT YẾU 8

1.2.1. Vài nét về tình hình quốc tế và khu vực 8

1.2.2. Tình hình riêng của hai nước đầu những năm 90 8

1.3. NHỮNG CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI GIỮA HAI NƯỚC. 11

1.3.1. Những Hiệp định và các cặp cửa khẩu biên giới được mở là cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển. 11

1.3.2. Chính sách về phát triển kinh tế đối ngoại của hai nước. 12

1.3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc 12

1.3.2.2 Chính sách phát triển kinh tế - thương mại của Trung Quốc đối với việt Nam 14

1.3.3. Chính sách mậu dịch biên giới ở Quảng Tây: 16

1.3.4. Chính sách về phát triển mậu dịch biên giới tỉnh Vân Nam. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 19

I. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc. 19

1. Về xuất nhập khẩu chính ngạch. 19

1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu. 21

1.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu. 21

1.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu. 23

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc 24

1. Kết quả và thuận lợi. 24

2. Những tồn tại và khó khăn. 25

III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG. 31

1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới. 31

2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. 33

2.1. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. 33

2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. 34

2.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. 35

2.4. Mở rộng hoạt động du lịch. 36

2.5. Góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và thúc đẩy sự ra đời một số trung tâm kinh tế quan trọng. 36

2.6. Cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc. 37

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HAI NƯỚC 39

1. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc. 39

2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới. 40

3. Hoàn thiện hệ thống chính sách điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. 41

4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc. 44

5. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. 45

5.1. Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế. 45

5.2. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa. 46

5.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế. 47

5.4. Tăng cường công tác giáo dục, vận động quần chúng kết hợp với giải quyết các chính sách xã hội. 48

5.5. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu. 49

5.6. Đề cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp: 51

6. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc. 52

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 năm 2008 và 2009 ( Bảng 3 ), ta đã nhập một lượng lớn máy móc thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu USD chiếm tỷ trọng 18,6 ; nguyên vật liệu dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt hàng khác như phân bón là 120,011 triệu USD... Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình so với khu vực và thế giới, nhưng khá phù hợp với trình độ phát triển của nước ta trong thời kỳ qua. Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như Quốc tế. Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 2 năm (2008 - 2009) STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá ( USD) 1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 19.815 15.471.206 2 Clinker Tấn 19.690 383.484 3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 64.227.418 4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 567.277.230 5 NVL dệt may da USD 202.060.525 6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 96 742.160 7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 673 8.299.078 8 Phân bón các loại Tấn 810.109 120.011.236 9 Sắt thép các loại Tấn 548.668 123.801.744 10 Tân dược USD 12.524.006 11 Xăng dầu các loại USD 3.038.758 705.099.337 12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 632.204 121.890.246 Tổng 3.787.920.368 Nguồn: Bộ Công Thương – Vụ Châu Á-TBD II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc Kết quả và thuận lợi. Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới phía bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã đạt được ba mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ láng giềng. Điều đó là tất yếu của việc thúc đẩy tự do thương mại góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời nó còn thúc đẩy 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp. Ngày 27/4/2010 tại diễn đàn hợp tác thương mại Việt Nam Trung Quốc, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 30%/năm trong 10 năm qua và đạt 21 tỷ USD trong năm 2009. Tính đến cuối tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã có trên 700 dự án đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD, chưa kể đầu tư của Hongkong và Ma Cao. Những tồn tại và khó khăn. Mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, góp phần nhất định đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế vùng biên giới. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa giao lưu thương mại giữa hai nước đã xuất hiện một số những vấn đề phức tạp hạn chế làm ảnh hưởng chung đến ổn định và phát triển kinh tế. Nạn buôn lậu và gian lận thương mại. Sau một thời gian quan hệ hai nước bị gián đoạn, từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương cho phép nhân dân cư trú ở khu vực biên giới được qua lại thăm thân, trao đổi hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng(1991) tiến tới từng bước bình thường hoá quan hệ, đến nay quan hệ về chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa hai nước đã và đang phát triển tốt đẹp. Đặc biệt quan hệ kinh tế thương mại đạt được nhiều kết quả thiết thực. Kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các tổ chức doanh nghiệp hai nước ngày càng phát triển về quy mô và chiều sâu. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2002 đạt trên 3 tỷ USD và ngày càng gia tăng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển, dân trí được nâng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi với miền đồng bằng… Tuy nhiên cùng với sự phát triển quan hệ giao lưu, buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư giữa hai nước, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở tuyến biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Do đặc điểm địa lý vừa có đường biên giới đất liền kéo dài vừa có vùng lãnh hải tiếp giáp rộng lớn, ngoài các cửa khẩu quốc tế còn có hàng chục cửa khẩu tiểu ngạch và hàng trăm đường đi lối lại dọc tuyến biên giới, thuận tiện cho việc mang vác, vận chuyển hàng hoá nhập lậu qua biên giới làm cho tình hình quản lý an ninh khu vực biên giới, kiểm soát chống buôn lậu hết sức khó khăn, phức tạp. Hàng lậu từ Trung Quốc luồn lách qua các đường tiểu ngạch biên giới vào các tỉnh biên giới rồi được vận chuyển trên đủ loại phương tiện từ xe máy, ôtô, tầu hoả, tàu, thuyền trên sông, trên biển đổ về các tụ điểm chứa chấp tiêu thụ là trung tâm các tỉnh, thành phố. Cơ chế thị trường tự phân chia lợi ích theo từng cung đoạn, hình thành những đường dây buôn lậu có tổ chức, quy mô lớn, nhỏ theo chuyên ngành mặt hàng. Hàng lậu rất đa dạng từ ôtô, xe gắn máy, đồ điện tử, điện lạnh, xe đạp, linh kiện phụ tùng các loại đến vải vóc, quần áo may sẵn, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ uống các loại, vật liệu xây dựng đủ loại, đồ gia dụng…các loại văn hoá phẩm như băng đĩa hình, đồ chơi trẻ em ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách, thậm chí cả từ tăm tre, đũa mộc… những mặt hàng mà trong nước đủ sức sản xuất được với chất lượng tốt, giá rẻ. Hàng xuất lậu thường là đồng, niken, động vật hoang giã, quý hiếm, lâm sản, gạo… Hàng Trung Quốc nhập lậu có mặt khắp nơi từ thành phố đến thị xã, từ miền núi đến đồng bằng; khi tăng, khi giảm, giá rẻ; bị ngăn chặn nơi này thì xuất hiện ở nơi khác, với nhiều thủ đoạn mánh khoé tinh vi, lực lượng tham gia buôn lậu khá đông đảo, thậm chí nhiều nơi người lớn - trẻ em bỏ sản xuất, bỏ học hành để tham gia buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hoá qua biên giới, tiếp tay cho buôn lậu. Hàng lậu đi ngay qua cửa khẩu có ngành chức năng quản lý cũng khá nhiều. Bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để lừa dối, móc ngoặc thông đồng với những phần tử tiêu cực biến chất trong các lực lượng chống buôn lậu, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng sự yếu kém, thiếu hiểu biết về kiến thức thương phẩm, phân loại hàng hoá… của người thi hành công vụ, lợi dụng hàng hoá cồng kềnh che đậy, giấu diếm lẫn lộn với hàng nhập khẩu hợp pháp, lợi dụng thời tiết, thời điểm gây sự ùn tắc ở các cửa khẩu để dồn ép tâm lý hạn chế sự kiểm tra chặt chẽ ở cửa khẩu biên giới để thông quan nhanh chóng. đe Tình hình gian lận thương mại. Gian lận về chính sách thuế: Vẫn là thủ đoạn lập hợp đồng ngoại thương giả mạo hoặc thông đồng với doanh nghiệp nước ngoài ghi giá trên hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu thấp để trốn thuế, có mặt hàng giá nhập khẩu chỉ bằng 1/3 giá thực tế, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, mã số, mục đích sử dụng của hàng hoá; khai tăng định mức tiêu hao nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu để rút nguyên liệu ra tiêu thụ trốn thuế ngay tại thị trường nội địa... Gian lận về lợi dụng các chính sách quản lý khác: Đáng chú ý nhất hiện nay là từ khi Nhà nước ban hành Luật thuế giá trị gia tăng (năm 1999), lợi dụng kẽ hở trong chính sách hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu, sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp và chế độ kiểm tra thực tế hàng hoá của Luật Hải quan, nhiều doanh nghiệp khai khống số lượng, khai tăng trị giá hàng hoá xuất khẩu, thậm chí khai tăng đến 5 lần giá thực tế hoặc quay vòng hàng xuất khẩu, cụ thể hàng đã làm thục tục xuất khẩu qua biên giới sau đó thuê "cửu vạn" đưa hàng trở lại để làm thủ tục xuất tới hai ba lần để lấy xác nhận thực xuất với số lượng, trị giá nhiều để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhiều, rút ruột ngân sách nhà nước. Nếu năm 1999 cơ quan chức năng mới phát hiện 3 vụ thì năm 2000 đã phát hiện 17 vụ, năm 2001 phát hiện 64 vụ, từ đầu năm 2002 đến tháng 10/2002 phát hiện 147 vụ vi phạm với tổng số tiền lừa đảo chiếm đoạt 480 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Đây là loại tội phạm hoạt động có tính tổ chức cao, móc nối, cấu kết với nhau chặt chẽ, mua chuộc một số cán bộ cơ quan nhà nước như Hải quan, Thuế và doanh nghiệp nhà nước thoá hoá biến chất tiếp tay cho chúng. Vì vậy không chỉ doanh nghiệp tư nhân mà nhiều vụ doanh nghiệp nhà nước cũng trực tiếp tham gia trong lĩnh vực gian lận lừa đảo này. Đây thực sự là bọn "đạo chích" khoác áo doanh nghiệp. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua. Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Từ sau khi thực hiện cải cách mở cửa, một mặt Trung Quốc ra sức thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng“ Bốn hiện đại hoá“ mà Trung Quốc đang tiến hành, mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với số lượng và qui mô không lớn, trong đó có Việt Nam . So sánh với các nước khác trong khu vực thì Trung Quốc nhiều ưu thế hơn trong buôn bán và hợp tác kinh tế với Việt Nam vì những lý do sau: Thứ nhất, Việt Nam là nước là nước chậm phát triển, đang thực hiện cải cách mở cửa để phát triển kinh tế và Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác và phát triển kinh tế, thương mại. Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có khối lượng lớn hàng công nghiệp có chất lượng trung bình, giá rẻ, kỹ thuật lại phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Thứ ba, trong thời gian qua Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều hạng mục công nghiệp ở phí Bắc, bao gồm đường sắt, cầu cống, nhà máy gang thép, dệt, vật liệu xây dựng, phân hoá học mà hiện nay các nhà máy này đang cần thay thế và đổi mới trang thiết bị. Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc giúp để cải tạo các nhà máy đó. Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp khác lần lượt sang Việt Nam thực hiện nhiều dự án đầu tư trực tiếp sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng thống kê các dự án và kim ngạch đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 Bảng 4: Số liệu về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam các năm 2000- 2010 Đơn vị tính: USD Thời gian Tổng số dự án đầu tư Tổng kim ngạch đầu tư theo giấy phép 2000 1 200.000 2002 10 3.044.143 2004 22 24.000.000 2005 33 60.000.000 2006 61 120.000.000 2008 76 130.000.000 2009 92 148.000.000 2010 110 221.000.000 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2- 2010 Tính tới nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 22 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam . Các nhà đầu tư Trung Quốc có mặt tại 20 tỉnh và thành phố; 50,1 % vốn đăng ký tập trung tại bốn địa phương lớn là Thành phố Hồ Chí Minh 9 dự án, vốn đầu tư 39,9 triệu USD; Hà Nội 24 dự án, vốn đầu tư 33,5 triệu USD; Hải Phòng 8 dự án, vốn đầu tư 27,2 triệu USD; Nam Định 3 dự án, vốn đầu tư là 14,1 triệu USD. Các địa phương như Quảng Ninh, Thái Bình, Hoà Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn với số lượng và vốn đầu tư ở qui mô nhỏ. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường Việt Nam và dựa vào khả năng tiền vốn và ưu thế kỹ thuật sẵn có, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất khinh doanh như Khách sạn, nhà hàng, sản xuất lắp ráp đồ diện dân dụng, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, thuốc trừ sâu, gia công gương kính, da giầy, sản xuất máy đếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm và rau quả, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất đầu lọc thuốc lá, giấy vệ sinh, đồ chơi trẻ em, sản xuất gạch men, gốm sứ vệ sinh phục vụ dân sinh, đèn chiếu sáng, thuốc đông y, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Linh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng siêu thị tại chợ sắt Hải phòng ... Nhìn chung đây là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và cũng là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh tương đối nhất là về giá cả . Từ tình hình diễn biến về hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam như đã nêu trên, chúng ta có thể có một số nhận xét đánh giá như sau: Thứ nhất, Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình, năm 2005 tăng gấp 3,3 lần về số dự án đầu tư và gần 20 lần về kim ngạch đầu tư so với năm 2002;. Đến nay, Trung Quốc đứng hàng thứ 22 trên tổng số hơn 60 nước đầu tư vào Việt Nam( Theo báo đầu tư 11-9- 2010) . Thứ hai, Nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại việt Nam còn ít cả về số lượng dự án lẫn kim ngạch đầu tư là do: Trung Quốc là nước đang phát triển, thiếu vốn, lại đang tiến hành xây dựng“ Bốn hiện đại hoá “ trên qui mô lớn cần thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Một số những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì phía Trung Quốc cũng đang cần đầu tư và có nhiều triển vọng để phát triển nên phía Trung Quốc chưa có nhu cầu cấp bách đầu tư ra nước ngoài. Đối với đầu tư của Trung Quốc người Việt Nam cung không mặn mà lắm vì cho rằng kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Trung Quốc chưa tiên tiến hiện đại bằng các nước phát triển khác, do đó khi các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn trở ngại. Hơn nữa phía các doanh nghiệp Trung Quốc chưa thật sự tin tưởng và coi trọng thị trường đầu tư ở Việt Nam . Thứ ba, Qui mô các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam nói chung là nhỏ, tính trung bình khoảng 2 triệu USD cho một dự án đầu tư. Các nhà đầu tư của Trung Quốc đến đầu tư tại Việt Nam, tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiền vốn có hạn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất chưa tiên tiến, do đó sức cạnh tranh yếu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Thứ tư, Về hình thức đầu tư. Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua đều được triển khai dưới hai hình thức chủ yếu là dự án liên doanh với phía đối tác Việt Nam và dự án 100% vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc. Mấy năm gần đây, loại dự án đầu tư 100% vốn của phía Trung Quốc có chiều hướng tăng lên so với những năm đầu, Thứ năm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khá đa dạng, nhưng phần lớn đều thuộc vào ngành công nghiệp nhẹ, gia công chế biến sản phẩm nông lâm hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng, kỹ thuật công nghệ đòi hỏi không cao lắm, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, không cần tốn nhiều vốn đầu tư lại thu hồi vốn nhanh, thời gian hoạt động của các dự án tương đối ngắn khoảng từ 5 đến 15 năm. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua tuy chưa nhiều, song cũng đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Thông qua các dự án đầu tư trực tiếp mà phía Trung Quốc triển khai, Việt Nam có thêm một số xí nghiệp, nhà máy với những thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới và doanh thu mới, giải quyết được hàng chục nghìn việc làm cho người lao động trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam . Đây là những đóng góp có tác dụng tích cực trong mức độ nhất định của đầu tư trực tiếp Trung Quốc đối với công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành, cần được khẳng định. Về phía Việt Nam do năng lực còn hạn chế nên số lượng dự án đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc không nhiều và có qui mô nhỏ. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, trong hơn 10 năm từ sau khi bình thưòng hoá quan hệ Việt Nam mới chỉ đầu tư trị giá 240.000 USD tại Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. III. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG. 1. Phát triển thương mại làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biên giới. Giao lưu kinh tế, thương mại trên biên giới Việt - Trung đã có sự tác động sâu sắc đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của các tỉnh biên giới phía bắc, đặc biệt là ở các tỉnh có kinh tế cửa khẩu. Tại các địa phương này đã đạt được ba mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ láng giềng. Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn trước khi hai nước hai nước bình thường hoá quan hệ, kinh tế vùng biên giới còn nhỏ lẻ, phân tán, còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Hình thức hoạt động thương mại lúc này là trao đổi hàng hoá của cư dân trên các chợ đường biên. Hàng hoá trao đổi chủ yếu là sản phẩm phục vụ sản xuất trực tiếp và hàng tiêu dùng, giá trị trao đổi không lớn. Sau khi hai nước tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung tăng trưởng nhanh chóng, với nhịp độ ngày càng cao. Trong quan hệ mậu dịch biên giới, ta đã bán được một số hàng hoá cần bán với yêu cầu về phẩm chất không cao, chi phí vận tải thấp, được giá, trong đó có những mặt hàng lâu nay đồng bào miền núi phía bắc rất khó tiêu thụ. Về hàng nhập khẩu, ta mua được một số mặt hàng thiết yếu, thay thế những mặt hàng ta vẫn phải mua của nước khác bằng ngoại tệ mạnh. Nhờ mậu dịch biên giới, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, cácmiền, các tỉnh được mở rộng và phát triển, kinh tế hàng hoá được kích thích. Bảng 5: Số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân Năm Tỉnh thành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1. Quảng Ninh 7,4 10,4 10,3 11,6 15,0 22,5 15,8 15,7 17,5 2.Lạng Sơn 3,4 4,9 5,5 5,6 5,5 9,5 8,1 10,8 8,3 3.Cao Bằng 2,0 3,1 3,6 4,1 4,5 4,4 4,6 4,4 4,5 4. Hà Giang 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,9 3,0 3,0 3,3 5.Lào Cai 1,6 2,4 3,0 3,2 3,6 5,5 5,1 5,2 5,4 6.Lai Châu 1,1 1,8 2,2 2,6 2,7 3,5 2,6 3,5 3,6 Tổng công vùng 16,5 23,9 26,2 28,9 33,1 48,3 39,2 42,6 42,6 Cả nước 836,5 909,6 951,8 1038,2 1115,7 1656 1531,2 1389 1455,4 Vùng so với cả nước 1,98 2,64 2,75 2,78 2,96 2,92 2,56 3,07 2,93 Nguồn: Tổng Cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm. Số liệu trên bảng 4 cho thấy số người tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân ở khu vực 6 tỉnh biên giới phía bắc năm 2008 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2000, tương đương 258,6%, trong khi đó tính cho cả nước chỉ tăng hơn 1,7 lần , tương đương với 174,1 %, như vậy nhịp độ tăng bình quân hàng năm của vùng này cao gấp rưỡi so với cả nước. Do đó, tỷ trọng số người kinh doanh thương mại, dịch vụ công cộng và dịch vụ tư nhân của vùng biên giới 6 tỉnh phía Bắc so với cả nước đã tăng từ 1,89% năm 2000 lên đến 2,93 năm 2008. Đối với khu vực vùng núi cao ở biên giới phía Bắc, phần đông là dân tộc thiểu số thì đây là một kết quả đáng khích lệ mà chỉ có mở cửa biên giới mới có thể đạt được. Cùng với sự phát triển thương mại với Trung Quốc, hệ thống các chợ cửa khẩu và chợ biên giới đã được khôi phục và phát triển, hiện nay có 13 chợ đường biên và 3 chợ cửa khẩu. Đối tượng tham gia mua bán ở các chợ ngày càng đông, hàng hoá ngày càng nhiều và phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân vùng biên giới, đồng thời các chợ biên giới cũng là nơi trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đã và đang đầu tư nâng cấp xây dựng chợ Ka Long, Đồng Đăng, Cốc Lếu. Tại thị xã Lào Cai hiện đang thi công xây dựng trung tâm thương mại Kim Thành, chắc chắn hoạt động của các chợ và Trung tâm thương mại sẽ thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia buôn bán và phần lớn khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được thông qua các chợ này. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vùng biên, ngoài ý nghĩa tích cực là cầu nối giao lưu kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc trong quan hệ tình cảm và giao lưu buôn bán giữa nhân dân hai nước Viêt - Trung, nhất là đối với cư dân các dân tộc thiểu số ở hai bên biên giới, đã tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động không chỉ ở các tỉnh biên giới phía bắc mà nhiều tỉnh lân cận. Ngoài kinh doanh thương mại và dịch vụ, trên khu vực biên giới đã hình thành đội ngũ đông những người làm nghề vận tải hành khách, hàng hoá bằng ôtô, xe máy và mang vác(cửu vạn). Mặc dù thông qua hoạt động thương mại Việt - Trung đã và đang tiếp tục nảy sinh tiêu cực, phức tạp ở vùng biên, nhưng điều có ý nghĩa nhất cần phải thấy đó là sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, đang từ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, thiếu đói lương thực nhiều năm, nay đã chuyển hướng mạnh sang sản xuất hàng hoá, phát triển mạnh các hoạt động thương mại và dịch vụ. Thị trường vùng biên đã thực sự trở thành nhân tố tạo vùng, hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn về trao đổi hàng hoá với Trung Quốc, thu hút nhiều tỉnh và thành phố cùng tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu. 2. Quan hệ thương mại Việt - Trung có tác động tương hỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. . Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp Trung Quốc có vai trò quan trọng, được coi là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã có bước đi dài và đạt được một số thành tựu trong nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn như gây được giống lúa lai đạt năng suất cao, trồng mía trên đồi, sản xuất đường ăn, có nhiều kinh nghiệm chống bão lũ, khôi phục rừng, có kinh nghiệm khoán quản trong nông nghiệp; thúc đẩy nông dân làm giầu, làm xí nghiệp hương trấn ở nông thôn... Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển nông thôn Trung Quốc đã giúp ích nhiều cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta, nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc. Trao đổi hàng hoá nông lâm sản với Trung Quốc, ta đã khai thác được thị trường gần để tiêu thụ nhiều sản phẩm nông lâm hải sản. Giá cả trên thị trường này tuy không ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường khu vực khác, chẳng hạn như cao su nguyên liệu. Đây lại là thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồngvật nuôi cần thiết cho nông nghiệp như công nghệ sản xuất mía đường, máy kéo công suất vừa và nhỏ, máy bơm nước, thuỷ điện nhỏ; máy cày đa chức năng, máy cày cầm tay; vật tư, thuốc thú y, phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa lai cao sản, giống cây ăn quả, giống gia cầm... Một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Phần lớn các hợp đồng nhập khẩu này không phải chi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng. Về trao đổi khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Trung Quốc vào nước ta đã có tác dụng và triển vọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng học tập kinh nghiệp từ nước bạn đã được áp dụng và thu được nhiều kết quả ở các tỉnh phía Bắc. Để phát huy hơn nữa tính tích cực của quan hệ thương mại Việt - Trung đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phải có một chiến lược hợp tác dài hạn trong nông nghiệp, nhất là chuyển giao công nghệ sinh học. Ngoài ra phải tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động thực vật chặt chẽ hơn nữa tránh sau bệnh dịch hại xâm nhập gây ảnh hưởng tới vật nuôi, cây trồng, bảo vệ được sản xuất nông nghiệp nước ta. 2.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung cho thấy hàng hoá máy móc, thiết bị, hoá chất, các phương tiện vận tải công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu chiếm 30 % giá trị hàng hoá nhập khẩu. Nhóm hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu khá phong phú, đa dạng, có qui mô khác nhau, từ một vài bộ đến các lô với hàng loạt máy móc, thiết bị; từ thiết bị lẻ đến thiết bị toàn bộ. Những nhóm hàng có qui mô lớn trong thời gian qua là máy móc nông nghiệp và chế biến lâm sản, nông sản; thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt; thiết bị máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ, có trình độ công nghệ chưa phải là tiên tiến và có ý nghĩa lâu dài, việc sử dụng chỉ mang tính chất tình thế. Tuy nhiên công nghệ nào cũng có một thời kỳ phục vụ tích cực nhất định, phù hợp với trình và hoàn cảnh trong một giai đoạn phát triển nhất định. Những thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc kể trên đã có một khoảng thời gian 5 - 10 năm phục vụ tích cực cho sản xuất công nghiệp, phù hợp với ngành chế biến công nghiệp mới xây dựng ở nước ta. 2.3. Thúc đẩy ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112685.doc
Tài liệu liên quan